Hạch toán kinh doanh
Mục lục Trang Phần một: Mở đầu1 Phần II: Nội dung2 I. Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh.2 1. Hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường.2 2. Tác dụng của hạch toán kinh doanh.3 3. Đặc điểm hạch toán kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.4 II. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh.6 1. Bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh.6 2. Doanh nghiệp tự bù đắp chi phí và có doanh lợi.7 3. Khuyến khích lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất.8 4. Thực hiện sự giảm dốc bằng đồng tiền các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp9 5. Liên hệ thực tế.9 III. Mô hình hạch toán kinh doanh.10 1. Mô hình hạch toán theo chi phí.10 2. Mô hình hạch toán kinh doanh theo thu nhập.10 3. Mô hình hạch toán theo khoán thầy.11 Kết luận12 I. Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh. 1. Hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường. Hạch toán kinh doanh là phạm trù kinh tế thể hiện phương pháp quản lý và cáchtính toán kết quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp . Nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất được tạo nên từ các doanh nghiệp độc lập. Các doanh nghiệp ấy gắn với nhau trước hết về lợi ích kinh tế và cạnh tranh với nhau cũng về lợi ích kinh tế. Tính toán kết quả kinh doanh và các chi phí bỏ ra là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Mặt khác ngay trong nội bộ các doanh nghiệp cũng tồn tại những quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bộ phận, giữa ông chủ và công nhân. ở đây phải xác định lợi ích vật chất và trách nhiệm vật chất rõ ràng. Đó là yếu tố quan trọng liên kết được các bộ phận khác nhau, giữa những người khác nhau vào một mục đích chung và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Như vậy, cả phương diện x• hội và nội bộ đều đặt ra yêu cầu khách quan cho các doanh nghiệp phải thực hiện sự tính toán kết quả sản xuất kinh doanh. Song, phương thức tính toán đó không giống nhau ở các loại doanh nghiệp, dựa trên các chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Hạch toán kinh doanh trước hết là xuất phát từ lợi ích xủa doanh nghiệp. Song, không phải chỉ có như vậy, nó phải tuân thủ cả yêu cầu đảm bảo lợi ích chung của x• hội. Trong một số trường hợp doanh nghiệp có nghĩa vụ một phần lợi ích của mình để đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Hạch toán kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước phản ánh những quan hệ phức tạp đan xen vào nhau: Thứ nhất, quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn, tài sản và tập thể lao động có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Đó cũng là mối quan hệ giữa người đại diện cho lợi ích x• hội với lợi ích của một bộ phận lao động x• hội. Thứ hai, quanh hệ trong nội bộ doanh nghiệp không chỉ là quan hệ giữa ông chủ với người làm thuê. Đây là mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Doanh nghiệp Nhà nước cũng chịu sự tác động của cơ chế thị trường như các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác. .