- Tiền mặt bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý tại két, tại quỹ Doanh nghiệp bao gồm kể cả Ngân hàng
- Tiền gởi Ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý gởi tại Ngân hàng, kho bạc, Công ty tài chính.
- Tiền đang chuyển: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ gởi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo hoặc rút tiền từ Ngân hàng chuyển qua bưu điện để trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty công trình đô thị Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ
ĐÀ NẴNG
I. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1. Các loại tiền
a. Về hình thức: 3 loại
+ Tiền Việt Nam: ký hiệu VNĐ
+ Ngoại tệ: Quy đổi ra VNĐ
+ Vàng bạc, đá quý, kim khí quý
b. Về mặt quản lý: 3 loại
- Tiền mặt bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý tại két, tại quỹ Doanh nghiệp bao gồm kể cả Ngân hàng
- Tiền gởi Ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý gởi tại Ngân hàng, kho bạc, Công ty tài chính.
- Tiền đang chuyển: Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ gởi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo hoặc rút tiền từ Ngân hàng chuyển qua bưu điện để trả nợ nhưng chưa nhận được giấy báo
2. Một số quy định
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền thì phải ghi hàng ngày
+ Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đều phải quy định đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng công bố
+ Các nghiệp vụ liên quan đến vàng bạc, đá quý, kim khí quý thì phải theo dõi như vật tư hàng hóa (số lượng, chất lượng, giá trị).
3. Kế toán tiền mặt
a. Chứng từ - sổ sách
Chứng từ: phiếu thu, phiếu chi
Sổ sách:
+ Mở sổ quỹ (do thủ quỹ ghi), sổ quỹ kim báo cáo quỹ.
+ Sổ chi tiết: hay còn gọi là sổ thu chi tiền mặt do kế toán ghi.
+ Sổ kế toán tổng hợp: Tùy theo hình thức kế toán áp dụng
b. Tài khoản sử dụng
TK 111: "Tiền mặt"
Dùng để phản ánh sự biến động và tồn quỹ tiền mặt
TK 111
Tài khoản cấp 2:
TK 1111: "Tiền VN"
TK 1112: "Ngoại tệ"
Quy đổi VNĐ
TK 1113: "Vàng bạc, đá quý, kim khí quý"
c. Phương pháp hạch toán Thu - Chi tiền mặt (VNĐ)
* Doanh nghiệp dùng tỷ giá hạch toán để quy đổi ngoại tệ (được áp dụng trong trường hợp có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì Doanh nghiệp dùng tỷ giá cố định để ghi sổ và đến cuối kỳ kế toán tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế ngày cuối kỳ)
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THU CHI TIỀN MẶT
TK 511, 711,712 111 152, 153, 211
131, 136, 138 152, 153, 211
121, 222 121,222
3381 1381
d. Phương pháp hạch toán thu chi ngọai tệ
(1) Thu tiền bán hàng trực tiếp bằng ngoại tệ
Nợ TK 112 : Số ngoại tệ x % hạch toán
Có TK 511: Số ngoại tệ x % thực tế tại ngày có doanh thu
Phần chênh lệch ( TK 413
(2) Thu nợ khách hàng ngoại tệ
Nợ TK 1112: Số ngoại tệ x % hạch toán
Có TK 131, 138 : Số ngoại tệ x % hạch toán
(3) Xuất ngoại tệ đã trả nợ
Nợ TK 331, 333 : Số ngoại tệ x % hạch toán
Có TK 1112 : Số ngoại tệ x % hạch toán
(4) Xuất ngoại tệ để mua vật tư hàng hóa, tài sản.
Nợ TK 152, 153, 211 số ngoại tệ x % thực tế tại ngày mua hàng
Có TK 112: Số ngoại tệ x % hạch toán xuất
Chênh lệch ( TK 413
* Doanh nghiệp dùng tỷ giá quy đổi ngoại tệ (được áp dụng trong trường hợp, trong kỳ có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ)
(1) Thu tiền bán hàng trực tiếp bằng ngoại tệ
Nợ TK 112 : Giá ngoại tệ x % thực tế
Có TK 511 : Giá ngoại tệ x % thực tế
(2) Thu các khoản nợ bằng ngoại tệ
Nợ TK 112 : Số ngoại tệ x % thực tế tại ngày thu tiền
Có TK 131, 138 : Số ngoại tệ x % thực tế lúc khách nợ
Chênh lệch ( TK 413
(3) Xuất ngoại tệ để trả nợ
Nợ TK 331, 341 : Số ngoại tệ x % lúc nhận nợ
Có TK 1112 : Số ngoại tệ x % thực tế
Chênh lệch ( TK 413
(4) Xuất ngoại tệ để mua vật tư, tài sản
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : Số ngoại tệ x % thực tế tại ngày mua
Có TK 1112 : Số ngoại tệ x % xuất
Chênh lệch ( TK 413
* Lưu ý: Việc thu chi ngoại tệ được phản ánh đồng thời vào
TK 007 "Ngoại tệ các loại" phản ánh theo nguyên tệ
+ Thu ngoại tệ: Nợ TK 007
+ Chi ngoại tệ : Có TK 007
4. Kế toán tiền gởi Ngân hàng
a. Chứng từ - sổ sách
+ Chứng từ: - Giấy báo có
- Giấy báo nợ
- Bản sao kê nộp séc
Ngoài ra: Giấy ủy nhiệm thu - chi
+ Sổ sách: - Sổ chi tiết tiền gởi (mở cho từng loại tiền)
- Sổ tổng hợp kế toán: phù hợp với từng kế toán của Doanh nghiệp
b. Tài khoản sử dụng: TK 112
* TK 112 "Tiền gởi Ngân hàng"
Phản ánh các khoản tiền gởi vào và rút ra từ Ngân hàng và số tiền hiện còn gởi lại Ngân hàng
TK 112
* TK cấp 2:
TK 1121 : Tiền Việt Nam
TK 1122 : Ngoại tệ (quy đổi VNĐ)
TL 1123 : Vàng bạc, đá quý, kim khí quý
c. Phương pháp hạch toán: (tương tự như TK 111)
Chứng từ do Ngân hàng quản lý, do đó khi nhận được các chứng từ do Ngân hàng gởi đến kế toán đối chiếu với số liệu của đơn vị nếu có sự sai lệch thì kế toán ghi theo số liệu của Ngân hàng và sau đó tìm nguyên nhân để điều chỉnh sổ sách.
+ Nếu số liệu kế toán > số liệu của Ngân hàng
Nợ TK 1381 “chênh lệch”
Có TK 112 “chênh lệch”
+ Nếu số liệu kế toán < số liệu Ngân hàng
Nợ TK 112 “chênh lệch”
Có TK 3381 “chênh lệch”
5. Kế toán tiền đang chuyển
a. Tài khoản sử dụng :
TK 113 "Tiền đang chuyển"
* Tác dụng: Phản ánh các khoản tiền đang chuyển (Bao gồm tiền VN và ngoại tệ)
TK 113
b. Phương pháp hạch toán
(1) Thu tiền bán hàng trực tiếp nộp ngay vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo
Nợ TK 113
Có TK 511 “thu tiền mặt”
Có TK 131 “thu bằng séc”
(2) Thu nợ của khách hàng nộp vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo
Nợ TK 113
Có TK 131
(3) Làm thủ tục chuyển tiền từ Ngân hàng để chuyển trả cho người nhận (người bán, cơ quan thuế...) chưa nhận được giấy báo
Nợ TK 113
Có TK 112
(4) Nhận được giấy báo của Ngân hàng các khoản tiền đang chuyển đã vào TK của đơn vị
Nợ TK 112
Có TK 113
(5) Nhận được giấy báo các khoản tiền đang chuyển đã đến người nhận
Nợ TK 331, 133, 341
Có TK 113
511,131 133 112
131 331, 133, 341
112
II. CÁC LOẠI NGUỒN VỐN - NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
1. Các loại nguồn vốn : Bao gồm
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Các khoản nợ phải trả
a. Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán cho các chủ nợ
- Nguồn hình thành: Do doanh nghiệp tự bỏ ra hoặc ngân sách cấp, nhận vốn góp...
- Bao gồm: Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn có thường xuyên để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh gồm có: nguồn vốn lưu động, cố định.
- Nguồn vốn xây dựng cơ bản: Chủ yếu đầu tư xây dựng cơ bản
Các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng
Trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi
Ngoài ra còn có các quỹ thu được từ các nguồn chênh lệch giá
b. Các khoản nợ phải trả
Là các khoản nợ mà Doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ và được phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Bao gồm: +Tiền vay (nguồn vốn, tín dụng)
+ Nguồn vốn trong thanh toán (thuế, lương phải trả cho công nhân, các khoản phải trả, phải nộp khác). Ngoài ra để quản lý và theo dõi các khoản nợ phải trả thì người ta chia ra nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
2. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền
- Theo dõi và phản ánh 1 cách chính xác kịp thời tình hình biến động và hiện có từng loại nguồn vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu và hiệu quả.
- Tham gia nhập báo cáo tài chính, phân tích tình hình sử dụng vốn. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp
III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
1. Các khoản phải thu : Bao gồm
- Phải thu khách hàng:
- Phải thu nội bộ: Là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp dưới hoặc giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
- Phải thu khác: là những khoản phải thu về bồi thường vật chất do các cá nhân hoặc tổ chức gây nên
- Các khoản phải thu về vay mượn có tính chất tạm thời
- Phải thu ký quỹ, ký cược ngắn hạn:
Ký quỹ: là số tiền mà doanh nghiệp đặt trước cho các tổ chức các nhân
trong quan hệ hợp đồng kinh tế hoặc là đi vay vốn
Ký cược: là khoản tiền mà doanh nghiệp giao cho các tổ chức các nhân
trong quan hệ thuê mượn tài sản, quan hệ nhận bán hàng đại lý hoặc quan hệ đấu thầu
- Phải trả tạm ứng:
+ Tạm ứng là số tiền giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện vào mục đích sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
+ Người nhận tạm ứng là cán bộ công nhân viên ở trong doanh nghiệp và khi nhận tạm ứng phải làm giấy đề nghị nhận tạm ứng và có chữ ký của người có liên quan. Sau khi tạm ứng xong phải thực hiện công việc của mình và số tiền nhận tạm ứng sử dụng đúng mực và thanh toán số tiền tạm ứng khi công việc đã hoàn thành. Muốn tạm ứng lần tiếp theo phải làm đơn hoặc giấy đề nghị tiếp theo và kế toán phải theo dõi từng người và từng lần nhận tạm ứng.
2. Kế toán phải thu nội bộ
a. TK sử dụng
TK 136 "phải thu nội bộ"
Tác dụng: Phản ánh các khoản phải thu giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty hoặc tổng Công ty hạch toán toàn ngành.
* Các tài khoản cấp 2
+ TK 1361 "Vốn kinh doanh ở đơn vị cấp dưới" ( chỉ dùng để mở cho đơn vị cấp trên
* Kết cấu:
TK 1361
* TK 1368: "Phải thu khác ở nội bộ" ( mở cho các cấp
TK 1368
b.Phương pháp hạch toán
* TK 1361 : "vốn kinh doanh ở đơn vị cấp dưới"
(1) Khi đơn vị cấp trên cấp vốn cho đơn vị cấp dưới
Nợ TK 1361
Có TK 111, 112, 211...
(2) Khi thu hồi vốn ở đơn vị cấp dưới
Nợ TK 111, 112
Có TK 1361
Ở cấp dưới
( Khi nhận vốn ở đơn vị cấp trên cấp
Nợ TK 111, 112, 211...
Có TK 411
( Khi trả lại vốn cho đơn vị cấp trên
Nợ TK 411
Có TK 111, 112
* TK 1386: "Phải thu khác ở nội bộ"
( Khi phát sinh các khoản phải thu nội bộ
Nợ TK 1368
Có TK 111, 112
Có TK 512...
( Khi thu các khoản phải thu nội bộ
Nợ TK 111, 112
Có TK 1368
3. Kế toán các khoản phải thu khác
a. Tài khoản sử dụng
TK 138 : "Phải thu khác"
Tác dụng: Dùng để phản ánh các khoản phải thu khác và tình hình thu hồi các khoản đó
Kết cấu:
TK 138
* TK cấp 2: - TK 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý"
- TK 1388 "Phải thu khác"
b. Phương pháp hạch toán
(1) Khi kiểm kê phát hiện vật tư, hàng hóa, tài sản, tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 1381
Có TK 111, 112, 152, 153...
(2) Khi tìm được nguyên nhân tiến hành xử lý tài sản thiếu
Nợ TK 1388 "Bắt bồi thường phải thu"
Nợ TK 334 "Khấu trừ vào lương"
Nợ TK 821, 411: “Nguyên nhân khách quan”
Có TK 1381
(3) Các khoản chi vay mượn có tính chất tạm thời
Nợ TK 1388
Có TK 111, 152, 153...
(4) Những cá nhân làm mất mát tài sản, vật tư bắt bồi thường nhưng chưa thu được
Nợ TK 1388
Có TK 111, 152, 153, 211
(5) Khi thu hồi các khoản bắt bồi thường vật chất
Nợ TK 11, 152, 153
Có TK 1388
111, 152, 153 1381 334, 411, 811
1388 111, 152
4. Kế toán các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
a. Tài khoản sử dụng
TK 144 "Thế chấp ký quỹ, ký cược ngắn hạn"
Tác dụng: Phản ánh các khoản tiền vốn vật tư hàng hóa, tài sản mà Doanh nghiệp mang thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
TK144
+ Mở chi tiết để theo dõi cho từng đối tượng
b. Phương pháp hạch toán
(1) Dùng tiền, tài sản, vật tư, hàng hóa để thế chấp ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 144
Có TK 111, 112, 152, 153...
(2) Nếu đơn vị vi phạm hợp đồng hoặc phạm cam kết thì Doanh nghiệp dùng tài sản vật tư, hàng hóa ký quỹ, ký cược để xử lý
Nợ TK 821
Có TK 144
(3) Doanh nghiệp không chịu thanh toán tiền hàng khi nhận báo hàng đại lý thì bên giao hàng đại lý trừ vào sổ tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 331
Có TK 144
(4) Khi nhận lại tài sản, vật tư, hàng hóa, tiền mang đi thế chấp, ký quỹ, ký cược
Nợ TK 111, 112, 152
Có TK 144
111, 112, 152 144 821
331
5. Kế toán các khoản tạm ứng
a. TK sử dụng
TK 141 "Tạm ứng"
Tác dụng: Phản ánh các khoản tạm ứng giao cho cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp và tình hình thu hồi các khoản đó
* Kết cấu:
TK 141
b. Phương pháp hạch toán
(1) Khi giao tiền tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp
Nợ TK 141
Có TK 111 “ứng bằng tiền mặt, ngân phiếu”
Có TK 112 “ứng bằng Séc”
(2) Khi thanh toán tiền tạm ứng
Nợ TK 152, 153, 156, 211...
Có TK 141
(3) Khi thanh toán số tiền tạm ứng sử dụng không hết nhập lại quỹ hoặc khấu trừ vào lương
Nợ TK 111 : Nhập lại quỹ
Nợ TK 334 : Khấu trừ vào lương
Có TK 141: Số tiền tạm ứng sử dụng không hết
(4) Số tiền tạm ứng < Số tiền thực tế đã chi thì kế toán tiến hành chi thêm
Nợ TK 141
Có TK 111, 112
111, 112 141 152, 153, 156, 211
(1,4) (2)
111, 334
(3)
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG
I. Tình hình đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng:
1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của công ty:
Công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập, được Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định thành lập năm 1992 với một đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác điều hành thi công công trình và quản lý tài chính, cùng với lực lượng công nhân lành nghề, nhiệt tình trong công việc. Trong những năm qua công ty đã thắng thầu nhận thầu thi công nhiều công trình, có những công trình hàng chục tỷ đồng. Công ty luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công, gây uy tín lớn không những trong thành phố Đà Nẵng mà cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Công ty không những bảo đảm được vốn mà còn không ngừng phát triển vốn. Trong mối quan hệ vay vốn công ty đã tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng, cân đối tính toán tốt yêu cầu vay vốn và trả nợ đúng hạn. Doanh thu và nghĩa vụ nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước với tỷ lệ bình quân tăng 20% cho mỗi năm. Tất cả các yếu tố trên kết hợp tạo cho công ty một sức mạnh rất lớn, xứng đáng với vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố Đà Nẵng.
Tiền thân của công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng ngày nay là Đội duy tu bão dưỡng thành phố Đà Nẵng. Đội được thành lập sau ngày giải phóng và trực thuộc Sở Giao Thông Vận Tải QNĐN. Đội thực hiện các nhiệm vụ:
- Duy tu bão dưỡng cầu đường thành phố Đà Nẵng.
- Thi công các công trình: cầu cống, đường, mương thoát nước, vỉa hè trong thành phố Đà Nẵng.
Cùng với thời gian tính chất hoạt động của Đội ngày càng phát triển vững mạnh. Đội đã luôn hoàn thành xuất sắc và đúng thời gian quy định các công trình được phân bổ theo kế hoạch thành phố giao với chất lượng công trình đảm bảo. Do đó vào ngày 09/4/1980 theo quyết định số 860 của UBND tỉnh Quảng Nam Xí nghiệp Công trình Giao thông trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng được thành lập thực hiện các nhiệm vụ chức năng trên. Xí nghiệp có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và hạch toán kế toán độc lập với số lượng công nhân viên chức là 120 người.
Để đáp ứng được nhu cầu và tình hình phát triển thành phố Đà Nẵng, đồng thời để tăng quy mô tính chất hoạt động của xí nghiệp, ngày 01/10/1986 theo quyết định số 1768 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh QNĐN đã hợp nhất hai xí nghiệp là Xí Nghiệp Công Trình Giao Thông và Xí Nghiệp Công Trình Thi Công Kỹ Thuật Đô Thị Thành Phố Đà Nẵng với tên mới là Xí Nghiệp Công Trình Đô Thị và Giao thông. Lúc này quy mô của xí nghiệp lớn hơn và địa bàn hoạt động của Xí nghiệp được mở rộng hơn.
Trong quá trình hình thành và phát triển, quy mô hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, tạo được uy tín. Bên cạnh đó nhà nước ta đang chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển trên toàn quốc. Với khả năng và tài chính hiện có của xí nghiệp, ngày 09/10/1992 theo Quyết định số 2898/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chính thức thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng, đặt trụ sở công ty tại số 26 Trần Bình Trọng thành phố Đà Nẵng với số cán bộ công nhân viên chức là 200 người.
Trong thời kỳ còn là Đội duy tu bảo dưỡng, với nhiệm vụ chủ yếu là bảo dưỡng cầu đường thành phố, cải tạo sửa chữa hệ thống giao thông do thiên tai bão lụt gây ra và đặc biệt là do chiến tranh tàn phá. Trong thời kỳ này Đội gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, các trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu, không được chú ý đầu tư mới, thi công chủ yếu là thủ công. Các công trình mà công ty thi công chủ yếu là sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông với nguồn kinh phí theo kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cấp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường để tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh và để thích ứng với nền kinh tế thị trường, công ty luôn đầu tư trang thiết bị mới cũng như tuyển công nhân kỹ thuật bậc cao kết hợp với việc đào tạo, cho học thêm nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các công nhân viên cũ. Đồng thời mở rộng thị trường ra các tỉnh miền trung và Tây Nguyên. Với nguồn vốn sẵn có kết hợp với trang thiết bị tiên tiến cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư có nhiều kinh nghiệm và công nhân lành nghề công ty đã thắng thầu nhiều công trình vượt mức kế hoạch hàng năm đảm bảo có lợi nhuận. Sản phẩm tạo ra luôn đạt chất lượng cao, tạo uy tín và thu hút sự tín nhiệm của khách hàng.
Như vậy cùng với thời gian, vượt qua nhiều khó khăn thăng trầm, từ một Đội duy tu bão dưỡng với trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng nay đã vươn lên, khẳng định vị trí của mình không chỉ trong thành phố mà cả ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Đến nay, công ty đã có 9 đội thi công, một trạm bêtông nhựa, một trạm bêtông li tâm, 2 mỏ đá. Qua đó doanh thu của công ty năm sau cao hơn năm trước, làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho 300 cán bộ công nhân và 300 lao động ngoài xã hội, góp phần cùng Đà Nẵng xây dựng và phát triển. Hiện nay, công ty hoạt động với các ngành nghề chính sau:
- Xây dựng giao thông.
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- San lấp mặt bằng.
- Xây dựng thủy lợi.
- Sản xuất khai thác đá xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư và khai thác quỹ đất.
- Trồng cây xanh, cây cảnh...
Để thi công sản xuất được với ngành nghề kinh doanh, công ty đã được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ: 1.139.328.000 đồng. Trong đó:
- Vốn cố định : 1.057.137.000 đồng.
- Vốn lưu động : 82.191.000 đồng.
Năm 1997 khi thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, kế hoạch của công ty là duy trì được việc làm cho hơn 150 cán bộ công nhân viên của công ty và tạo thêm việc làm cho gần 300 lao động ngoài xã hội đã được thực hiện. Công ty tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn, trọng điểm của thành phố như: đường Hoàng Diệu, đường Đống Đa...
Như vậy, từ một Đội duy tu bảo dưỡng, ngày nay công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, quy mô hoạt động được mở rộng hơn, tạo được nhiều uy tín hơn.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
NĂM
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
( DT
7,02
10,475
11,489
17,000
21,113
32,440
40,050
41,977
45,550
SƠ ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bằng sự nỗ lực và cố gắng, công ty luôn đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị mới, sẳn sàng tham gia thi công mọi công trình ở mọi nơi. Chính vì thế mà doanh thu của công ty ở năm sau luôn cao hơn năm trước, làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Như vậy, từ một Đội duy tu bảo dưỡng, ngày nay công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, quy mô hoạt động được mở rộng hơn, tạo được nhiều uy tín hơn.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công Trình Đô Thị Đà Nẵng:
a. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty:
. Hoạt động kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng do các đơn vị xây lắp đấu thầu, nhận thầu tiến hành thi công do đó việc kinh doanh xây lắp có đặc thù riêng so với các ngành kinh doanh khác. Nó đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, chu kỳ kinh doanh dài, kết cấu phức tạp và mang tính đơn chiếc, việc t