Hải Phòng có 223 xã, phường, thịtrấn. Sau 5 năm thực hiện Nghịquyết Trung ương 5
(khoá IX) và Nghịquyết 13 của Thành uỷHải Phòng (khoá VII) vềnâng cao chất lượng
hệthống chính trị ởcơsởxã, phường, thịtrấn, đội ngũcán bộcơsở đã có chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn nhiều bất cập, chưa xứng tầm đội ngũcán bộcủa
đô thịloại một cấp quốc gia thời kỳCNH, HĐH đất nước. Trình độhọc vấn tốt nghiệp
THPT đạt 86,52%; cao đẳng, đại học 23%; trung cấp 30,3%; chưa qua đào tạo 35,8%.
Trình độlý luận chính trịcao cấp 0,64%; trung cấp 60,09%; sơcấp 34%; chưa qua đào
tạo 5,46%. Sốcán bộchưa qua đào tạo quản lý hành chính nhà nước chiếm tới 51,39%.
Do đó có nhiều hạn chếtrong thực hiện Đềán số30 của Chính phủvềcải cách hành
chính nhà nước. Cán bộtuổi dưới 30 chỉchiếm 4,31%, tuổi từ30-45 là 35,77%, tuổi 46-60 chiếm 53,23%. Thậm chí, tuổi trên 60 còn chiếm tỷlệ6,7%. ít cán bộtrẻnên khó dự
nguồn quy hoạch cán bộhuyện, quận, thành phố. Đội ngũcán bộcơsởhình thành, phát
triển từnhiều nguồn, nhiều cán bộcao tuổi chịu ảnh hưởng của cơchếbao cấp, tuy nhiệt
tình với phong trào, có kinh nghiệm, nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ,
nên kết quảcông việc không cao. Đặc biệt, ởvùng biển, hải đảo, ngoại thành, cán bộchủ
chốt tuổi cao có nhiều hạn chếtrong chỉ đạo thực tiễn, nhất là khi xảy ra thiên tai, bão,
lụt.
Do trình độhạn chế, chưa được đào tạo toàn diện, thiếu kiến thức pháp luật, quản lý nhà
nước nên cán bộcơsởbộc lộnhững yếu kém trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
nhất là vềquản lý kinh tế, đất đai, đô thị, tài chính, chính sách xã hội. Một bộphận cán
bộthiếu tu dưỡng, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷluật, làm công tác dân vận
kém, làm suy giảm niềm tin của dân với tổchức đảng. Mặt khác, tính cục bộvềdòng họ,
thôn, khu dân cưcòn khá phổbiến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự đoàn kết, thực hiện
nhiệm vụchính trị ở địa phương. Nguồn cán bộcơsởvừa yếu, vừa thiếu, cán bộchưa
qua đào tạo còn cao nên chưa bảo đảm chất lượng trong quy hoạch cán bộlãnh đạo, quản
lý cấp cơsở. Giải pháp nâng cao chất lượng hệthống chính trịcấp cơsở được đềra
nhưng chất lượng cán bộhạn chếnên kết quảthực hiện thấp.
Đểkhắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộcơsở đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụtrong tình hình mới, ngay từNghịquyết 13 của Thành uỷHải Phòng (khoá XII)
nêu rõ: Xây dựng đội ngũcán bộcơsởcó đủphẩm chất và năng lực đểtổchức và vận
động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ
cơsởnhất thiết phải công tâm, thạo việc, tận tuỵvới nhân dân, không tham nhũng. Các
cấp uỷchăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộcơsở, dần trẻhoá đội ngũ. Đặc biệt,
cần nghiên cứu, ban hành cơchế, chính sách hợp lý, đồng bộ đối với cán bộtrong hệ
thống chính trị ởcơsở. Gần đây trong thông báo Kết luận số73-TB/TU của Thành uỷ
Hải Phòng (khoá XIII) tiếp tục chỉrõ: “Triển khai tuyển dụng công chức cấp xã, phường
theo quy chếcủa UBND thành phố. Trước mắt thí điểm việc lựa chọn tuyển dụng các
sinh viên đã tốt nghiệp đại học ởcác trường cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn để
làm nhiệm vụtại xã, phường, thịtrấn”. Cụthểhơn, Thành uỷHải Phòng đã xây dựng đề
án “Tạo nguồn cán bộcác chức danh chủchốt cấp uỷ, chính quyền xã, phường, thịtrấn”.
Mục tiêu của đềán là đào tạo 150 người trẻ, có trình độ đại học, đảm bảo tiêu chuẩn để
tạo nguồn quy hoạch cán bộcho chức danh bí thư đảng uỷ, chủtịch UBND xã, phường,
thịtrấn hoặc bí thưcấp uỷ đồng thời là chủtịch UBND. Phấn đấu nhiệm kỳ2015-2020
hầu hết sốhọc viên tham gia đềán được bổnhiệm, giới thiệu ứng cửchức vụbí thư đảng
uỷ, chủtịch UBND xã, phường, thịtrấn. Đây là chương trình đào tạo nguồn cán bộlãnh
đạo chủchốt xã, phường, thịtrấn nhằm chuyên nghiệp hoá và nâng cao chất lượng đội
ngũcán bộchủchốt ởcơsở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụdo thực tếcuộc sống đềra.
Tiêu chuẩn học viên tham gia đềán:
- Tốt nghiệp đại học hệchính quy từloại trung bình khá trởlên (nếu là công chức yêu cầu
tốt nghiệp đại học chính quy và hằng năm được cơquan đánh giá hoàn thành tốt nhiệm
vụ). Ưu tiên ứng cửviên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, là đảng viên.
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Là đoàn viên Đoàn TNCS HồChí Minh.
- Tuổi đời dưới 30
3 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hải Phòng - Tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải Phòng
Tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn
Trần Quang Kiểm
Hải Phòng có 223 xã, phường, thị trấn. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
(khoá IX) và Nghị quyết 13 của Thành uỷ Hải Phòng (khoá VII) về nâng cao chất lượng
hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn, đội ngũ cán bộ cơ sở đã có chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, so với yêu cầu còn nhiều bất cập, chưa xứng tầm đội ngũ cán bộ của
đô thị loại một cấp quốc gia thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trình độ học vấn tốt nghiệp
THPT đạt 86,52%; cao đẳng, đại học 23%; trung cấp 30,3%; chưa qua đào tạo 35,8%.
Trình độ lý luận chính trị cao cấp 0,64%; trung cấp 60,09%; sơ cấp 34%; chưa qua đào
tạo 5,46%. Số cán bộ chưa qua đào tạo quản lý hành chính nhà nước chiếm tới 51,39%.
Do đó có nhiều hạn chế trong thực hiện Đề án số 30 của Chính phủ về cải cách hành
chính nhà nước. Cán bộ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 4,31%, tuổi từ 30-45 là 35,77%, tuổi 46-
60 chiếm 53,23%. Thậm chí, tuổi trên 60 còn chiếm tỷ lệ 6,7%. ít cán bộ trẻ nên khó dự
nguồn quy hoạch cán bộ huyện, quận, thành phố. Đội ngũ cán bộ cơ sở hình thành, phát
triển từ nhiều nguồn, nhiều cán bộ cao tuổi chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, tuy nhiệt
tình với phong trào, có kinh nghiệm, nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ,
nên kết quả công việc không cao. Đặc biệt, ở vùng biển, hải đảo, ngoại thành, cán bộ chủ
chốt tuổi cao có nhiều hạn chế trong chỉ đạo thực tiễn, nhất là khi xảy ra thiên tai, bão,
lụt.
Do trình độ hạn chế, chưa được đào tạo toàn diện, thiếu kiến thức pháp luật, quản lý nhà
nước nên cán bộ cơ sở bộc lộ những yếu kém trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
nhất là về quản lý kinh tế, đất đai, đô thị, tài chính, chính sách xã hội. Một bộ phận cán
bộ thiếu tu dưỡng, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm kỷ luật, làm công tác dân vận
kém, làm suy giảm niềm tin của dân với tổ chức đảng. Mặt khác, tính cục bộ về dòng họ,
thôn, khu dân cư còn khá phổ biến, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự đoàn kết, thực hiện
nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Nguồn cán bộ cơ sở vừa yếu, vừa thiếu, cán bộ chưa
qua đào tạo còn cao nên chưa bảo đảm chất lượng trong quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản
lý cấp cơ sở. Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở được đề ra
nhưng chất lượng cán bộ hạn chế nên kết quả thực hiện thấp.
Để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới, ngay từ Nghị quyết 13 của Thành uỷ Hải Phòng (khoá XII)
nêu rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ phẩm chất và năng lực để tổ chức và vận
động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ
cơ sở nhất thiết phải công tâm, thạo việc, tận tuỵ với nhân dân, không tham nhũng. Các
cấp uỷ chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, dần trẻ hoá đội ngũ. Đặc biệt,
cần nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ đối với cán bộ trong hệ
thống chính trị ở cơ sở. Gần đây trong thông báo Kết luận số 73-TB/TU của Thành uỷ
Hải Phòng (khoá XIII) tiếp tục chỉ rõ: “Triển khai tuyển dụng công chức cấp xã, phường
theo quy chế của UBND thành phố. Trước mắt thí điểm việc lựa chọn tuyển dụng các
sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở các trường cho đi bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn để
làm nhiệm vụ tại xã, phường, thị trấn”. Cụ thể hơn, Thành uỷ Hải Phòng đã xây dựng đề
án “Tạo nguồn cán bộ các chức danh chủ chốt cấp uỷ, chính quyền xã, phường, thị trấn”.
Mục tiêu của đề án là đào tạo 150 người trẻ, có trình độ đại học, đảm bảo tiêu chuẩn để
tạo nguồn quy hoạch cán bộ cho chức danh bí thư đảng uỷ, chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn hoặc bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND. Phấn đấu nhiệm kỳ 2015-2020
hầu hết số học viên tham gia đề án được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức vụ bí thư đảng
uỷ, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn... Đây là chương trình đào tạo nguồn cán bộ lãnh
đạo chủ chốt xã, phường, thị trấn nhằm chuyên nghiệp hoá và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do thực tế cuộc sống đề ra.
Tiêu chuẩn học viên tham gia đề án:
- Tốt nghiệp đại học hệ chính quy từ loại trung bình khá trở lên (nếu là công chức yêu cầu
tốt nghiệp đại học chính quy và hằng năm được cơ quan đánh giá hoàn thành tốt nhiệm
vụ). Ưu tiên ứng cử viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, là đảng viên.
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Tuổi đời dưới 30.
- Học viên phải có hộ khẩu tại Hải Phòng, cam kết phục tùng sự phân công công tác của
Ban chỉ đạo đề án, tự nguyện làm việc tại xã, phường, thị trấn ít nhất 5 năm.
Các học viên được đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và bồi dưỡng kỹ năng,
kinh nghiệm lãnh đạo, hoạt động thực tiễn tại Trường Chính trị Tô Hiệu (Hải Phòng) liên
tục trong thời gian 15 tháng, tính cả thời gian thực tập ở cơ sở và viết thu hoạch, kiểm tra
cuối khoá. Nội dung khoá học phù hợp với đối tượng, phục vụ yêu cầu công tác tại cơ sở,
đặc biệt là nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác và kinh nghiệm thực tiễn ở cơ sở.
Ban Tổ chức Thành uỷ, Sở Nội vụ, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Uỷ ban Kiểm tra
Thành uỷ và các đoàn thể chính trị-xã hội thành phố phối hợp với Trường Chính trị Tô
Hiệu chuẩn bị chương trình, nội dung và trực tiếp giảng dạy các nội dung liên quan đến
lĩnh vực phụ trách. Đồng thời hợp đồng với cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm ở Trung
ương về truyền đạt kiến thức. Thành lập tổ chức đoàn, phân công đảng viên giúp học viên
phấn đấu vào Đảng trong thời gian học tại Trường Tô Hiệu.
Học viên thuộc diện đang công tác (cả hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn) được hưởng
nguyên lương cùng các khoản phụ cấp như trước khi nhập học và hưởng trợ cấp dành cho
cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn theo quy định hiện hành. Sinh viên mới ra trường
hưởng lương bằng 85% của hệ số 2,34, thời gian học tập được tính vào thời gian công tác
liên tục và thời gian nâng lương. Các học viên được hỗ trợ tiền sinh hoạt hằng tháng bằng
25-30% lương cơ bản từ ngân sách thành phố. Cấp học bổng 500.000đ/người/tháng cho
10 học viên có kết quả học tập, rèn luyện tốt nhất trong tháng của mỗi khoá.
Học viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị-hành
chính, giấy chứng nhận hoàn thành khoá học, dự xét tuyển để trở thành công chức, phân
công về làm công chức ở các phường, xã, thị trấn trong thành phố, đưa vào quy hoạch các
chức danh bí thư đảng uỷ, phó bí thư thường trực đảng uỷ, chủ tịch UBND, phó chủ tịch
UBND xã, phường, thị trấn. Nếu học viên phấn đấu tốt, có thể được bố trí ngay chức
danh phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, tỉ lệ tối đa 5-10%. Được ưu tiên chọn địa
phương công tác theo thứ hạng tốt nghiệp. Xếp lương theo ngạch chuyên viên bậc 1, hệ
số 2,34 đối với đối tượng là sinh viên mới ra trường.
Thực hiện đề án gắn với chuẩn bị đại hội đảng bộ cơ sở, tạo nguồn cho các chức danh
chủ chốt ở cơ sở xã, phường, thị trấn, góp phần quan trọng nâng cao năng lực, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh toàn diện, từng
bước trẻ hoá, chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở, tránh cục bộ khép kín ở từng địa
phương. Đồng thời tạo nguồn cán bộ quy hoạch cấp huyện, quận, thành phố.