Hải quan điện tử và khai hải quan điện tử qua Website ở Việt Nam

Trên cơ sở lộ trình cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và dựa trên Luật Hải quan sửa đổi vừa được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua tháng 5-2005, đồng thời từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử, để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành hải quan, giúp cho ngành Hải quan nước ta tương thích với Hải quan các nước trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị gia nhập WTO, ngày 20 tháng 6 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, ngày 19 tháng 7 năm 2005 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

doc53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hải quan điện tử và khai hải quan điện tử qua Website ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tìm hiểu về hải quan điện tử 1. Giới thiệu về Hải quan điện tử. 1.1. Bối cảnh ra đời Trên cơ sở lộ trình cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan và dựa trên Luật Hải quan sửa đổi vừa được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua tháng 5-2005, đồng thời từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chuẩn mực của hải quan hiện đại trong khu vực và thế giới; chuyển đổi từ thủ tục hải quan thủ công sang thủ tục hải quan điện tử, để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành hải quan, giúp cho ngành Hải quan nước ta tương thích với Hải quan các nước trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị gia nhập WTO, ngày 20 tháng 6 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, ngày 19 tháng 7 năm 2005 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2. Nội dung của việc thực hiện thí điểm thủ tục Hải quan điện tử Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm sự toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy. Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác. Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do doanh nghiệp gửi tới; quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai; quyết định việc kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác. Máy tính sẽ tự phân luồng (xanh, vàng, đỏ), sau đó cơ quan hải quan duyệt phân luồng, thông báo số tờ khai để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa. - Luồng xanh (chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử và thông quan) thì Hải quan sẽ cấp cho doanh nghiệp số đăng ký dữ liệu của hệ thống. Sau đó doanh nghiệp in tờ khai điện tử ra làm 2 bản trình lại cho giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu, rồi mang tờ khai điện tử đến văn phòng hải quan điện tử đặt tại cảng, cửa khẩu. Nhân viên văn phòng sẽ kiểm tra lại nội dung tờ khai có phù hợp với thông tin lưu trên mạng đường truyền hay không. - Luồng vàng (hàng hóa cần kiểm tra hồ sơ giấy) thì doanh nghiệp mang hồ sơ đến Chi cục Hải quan điện tử để kiểm tra theo 2 nội dung: nếu thuộc luồng xanh thì doanh nghiệp mang tờ khai đi lấy hàng bình thường, còn thuộc Luồng đỏ (cần phải kiểm tra thực tế) thì phải có sự kết hợp giữa Hải quan điện tử và Hải quan cửa khẩu để kiểm tra thực tế. Nếu kiểm tra thực tế đúng hết thì thông quan ngay. Thông quan điện tử không phải là một ưu đãi về thuế hay về thủ tục mà là thay đổi phương pháp quản lý. Từ việc quản lý thủ công từng lô hàng xuất nhập khẩu chuyển sang quản lý bằng trang thiết bị hiện đại. Và điều đó sẽ thuận tiện cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Cách làm này giúp cơ quan hải quan chuyển từ kiểm tra, kiểm soát từng lô hàng sang quản lý toàn bộ thông tin về quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hạn chế thất thu thuế. Giảm sự ách tắc trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa khiến cho hàng hóa phải bị lưu kho tại cảng hoặc cửa khẩu, tốn thêm chi phí, thời gian, còn cơ quan Hải quan cũng phải vất vả khi phải tiến hành thông quan thủ công một khối lượng hàng hóa khổng lồ như hiện nay. Thay vì phải đến từng chi cục hải quan cửa khẩu để khai báo lô hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ khai báo qua hệ thống mạng điện tử. Trung tâm dữ liệu thông tin hải quan tỉnh, thành phố sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu. Các khâu kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu được trợ giúp bằng máy móc, hạn chế việc kiểm hóa tràn lan. 2. Lộ trình ứng dụng HQĐT Hải quan điện tử được thực hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn I (năm 2005) bước đầu được thực hiện thí điểm tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải phòng. Giai đoạn II (từ ngày 01/01/2006 đến ngày 30/8/2006) - Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm giai đoạn I. - Lựa chọn thêm một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố có đủ điều kiện để thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Giai đoạn III (từ tháng 9/2006 đến tháng 02/2007) Tổng kết, đánh giá báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện thí điểm. Giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 10/2007 Theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 và Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/07/2005 về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử giai đoạn đầu, đối tượng áp dụng là các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tự nguyện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử và cần đáp ứng các điều kiện sau: Minh bạch trong tài chính: có xác nhận của Cơ quan Thuế nội địa trong việc chấp hành tốt kê khai và nộp thuế theo quy định Không vi phạm pháp luật hải quan quá 01 lần thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên trong thời gian 01 năm, tính đến ngày đăng ký tham gia làm thủ tục hải quan điện tử. Có kim ngạch XNK và/hoặc có lưu lượng tờ khai đạt mức do tổng cục trưởng tổng cục hải quan quyết định cụ thể theo từng giai đoạn thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Sẵn sàng nối mạng máy tính với chi cục hải quan điện tử hoặc sử dụng dịch vụ của đại lý làm thủ tục hải quan để làm thủ tục hải quan điện tử. Giai đoạn từ ngày 1/10/2007 đến nay Theo Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10/2007) đối tượng áp dụng của thủ tục hải quan điện tử giai đoạn 2 là: Các DN tự nguyện đăng ký và được cơ quan hải quan chấp nhận tham gia thủ tục hải quan điện tử Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan thuộc phạm vi áp dụng của thủ tục hải quan điện tử. Quyết định 52 nêu trên có những điểm mới căn bản, giải quyết được những vướng mắc khi thực hiện Quyết định 50/2005/QĐ-BTC, cụ thể: Thứ nhất, Quyết định này quy định thủ tục hải quan đối với nhiều loại hình khác ngoài loại hình kinh doanh như gia công, sản xuất XK, chế xuất, XNK tại chỗ, đầu tư, chuyển cửa khẩu, thủ tục đối với phương tiện vận tải. Thứ hai, quy định đại lý hải quan được thực hiện thủ tục hải quan điện tử; quyền và nghĩa vụ cụ thể của đại lý thủ tục hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế; đại lý hải quan được sử dụng một khoản đảm bảo chung khi làm thủ tục hải quan điện tử. Thứ ba, quy định cụ thể quản lý rủi ro trong từng khâu nghiệp vụ thủ tục hải quan điện tử. Thứ tư, quyền quyết định, cách thức thực hiện các bước nghiệp vụ trong thủ tục hải quan điện tử được quy định rõ (quyết định thay đổi hình thức và mức độ kiểm tra; quyết định cho phép đưa hàng về bảo quản; xác nhận giấy phép trích; xác nhận giải phóng hàng, thông quan; kiểm tra sau thông quan, quyết định quản lý rủi ro trong phạm vi được phân cấp…) Ngoài ra, Quyết định này còn có quy định thêm về việc xác nhận thực xuất, thời hạn thu hộ phí cho các hiệp hội, quy định việc xác nhận đã làm thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hoá do chi cục hải quan điện tử thực hiện.    3. Lợi ích HQĐT mang lại 3.1. Rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm được chi phí Trước đây để làm thủ tục hải quan cho một lô hàng, DN cần ít nhất là 7 - 8 tiếng, thế nhưng với thủ tục hải quan điện tử thì có thể chỉ mất 2 - 3 phút cho một lô hàng. Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng với cơ quan hải quan, DN kê khai các thông tin theo yêu cầu chuẩn xác là đã có thể được cơ quan hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục trên hệ thống. Việc rút ngắn thời gian thông quan không những giúp DN giải phóng hàng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi… mà còn tránh cho DN phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm được thời gian và chi phí, chưa kể việc mỗi nơi lại vận dụng văn bản chính sách chưa thống nhất. Chính vì vậy, chỉ sau khi đi vào thực hiện thí điểm, số lượng tờ khai được mở qua các chi cục hải quan điện tử đã được tăng lên nhanh chóng. 3.2. Giảm bớt các thủ tục hành chính Thủ tục hải quan điện tử bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại; từ quản lý giao dịch sang quản lý DN; từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính đồng thời áp dụng quản lý rủi ro nên tham gia thủ tục này giúp DN giảm bớt rất nhiều giấy tờ phải nộp cho cơ quan hải quan. Việc tham gia thủ tục hải quan điện tử giúp cho DN làm quen với loại hình thủ tục mới (tất cả thông tin khai báo về lô hàng đều được quản lý trên máy tính nên DN chỉ việc in tờ khai, ký đóng dấu và đến chi cục hải quan cửa khẩu để lấy hàng thay vì phải luân chuyển bộ hồ sơ qua các bộ phận tiếp nhận, kiểm hoá, tính thuế). Đây cũng là bước chuẩn bị, là cơ hội để các DN tự khẳng định mình trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc tham gia trước của các DN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình cạnh tranh đối với các đối thủ khác khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. 3.3. Tăng trách nhiệm của DN Đối với thủ tục hải quan điện tử, DN tham gia sẽ phải tự tính thuế, tự lưu giữ các chứng từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan hải quan còn có nhiều cơ chế giám sát khác như: kiểm tra sau thông quan, DN đã từng vi phạm, khai báo sai… Nếu qua quá trình làm việc cơ quan Hải quan phát hiện DN vi phạm thì những thông tin này sẽ được cập nhật, lưu giữ và cảnh báo bởi cơ sở dữ liệu của hải quan. Điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân loại DN cũng như phân luồng hàng hoá XNK khi DN làm thủ tục hải quan. Do đó, việc này sẽ làm các DN nâng cao vai trò trách nhiệm trong hoạt động XNK. 3.4. Giảm khối lượng công việc cho cơ quan hải quan Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp cho cơ quan Hải quan giảm được khối lượng lớn công việc so với thủ tục hải quan truyền thống. Nếu như theo thủ tục hải quan truyền thống, khi DN đăng ký tờ khai cơ quan hải quan phải kiểm tra thông tin về DN và thông tin hàng hoá bằng cách nhập lại toàn bộ các thông tin trên tờ khai vào hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan thì với thủ tục hải quan điện tử cơ quan hải quan đã có sẵn các dữ liệu theo khai báo của DN và hệ thống sẽ tự động liên kết các cơ sở dữ liệu với nhau để kiểm tra, đối chiếu và báo cáo kết quả. Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, quy trình thủ tục đơn giản, ít sử dụng hồ sơ giấy, một công chức hải quan có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Thông qua hệ thống, các khâu nghiệp vụ được tuần tự tiến hành, tiết kiệm thời gian luân chuyển và trình ký hồ sơ. Do đó, thời gian thông quan hàng hoá nhanh hơn nhiều lần so với quy trình thủ công truyền thống. Không những vậy, hải quan điện tử còn cho phép thực hiện việc quản lý thông tin theo cả một quá trình hoạt động của DN, chứ không chỉ riêng theo từng lô hàng. Từ đó, khối lượng công việc giảm, hiệu quả công việc nhanh, đáp ứng được kịp thời yêu cầu về thời gian cho DN, đồng thời tiết kiệm được nhân lực, tiết kiệm được chi phí cho quốc gia. II. Ứng dụng CNTT trong khai báo Hải quan 1. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác Hải quan: Chìa khoá của cải cách và thành công. CNTT đã và đang làm thay đổi toàn diện bộ mặt của ngành Hải quan, giúp nâng cao năng lực và năng suất lao động của các cán bộ, nhân viên, và đơn giản hoá các thủ tục đối với doanh nghiệp. Chỉ sau 10 năm ứng dụng CNTT, đến nay, hầu hết các nghiệp vụ Hải quan đã được tin học hoá, và với nhiều nhân viên trong ngành, chiếc máy tính đã trở thành công cụ hỗ trợ thiết yếu. Chỉ cần "bấm máy" là ra kết quả!      Vai trò đắc lực của CNTT với ngành Hải quan: Quản lý thông tin xuất nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm gia công - Hình thức doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu của nước ngoài, sản xuất theo yêu cầu đối tác, sau đó lại xuất khẩu ngược trở lại sản phẩm hoàn thiện. Đây là hình thức xuất khẩu đang được Nhà nước khuyến khích, song việc quản lý các hợp đồng gia công này lại rất phức tạp. Bạn có thể hình dung ra công việc của các nhân viên Hải quan khi theo dõi một hoạt động xuất khẩu này như sau: Nhân viên Hải quan phải theo dõi hợp đồng kể từ ngày ký, đến khi nhập nguyên liệu. Sau khi doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thành phẩm từ các nguyên liệu đó hay còn gọi là thanh khoản hợp đồng. Hải quan phải đảm bảo hàm lượng nguyên liệu trong sản phẩm xuất khẩu phải tương đương lượng nguyên liệu nhập về. Thời gian nhập nguyên liệu đến khi thanh khoản có khi cách nhau 6 tháng, thậm chí 1 năm, nên rất dễ xảy ra các sai số. Việc theo dõi cũng rất khó khăn và tốn nhiều công sức của các nhân viên Hải quan. Bà Trần Thị Kim Hoa - Cán bộ Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Gia công cho biết: "Sau khi áp dụng CNTT, thời gian thông quan thủ tục hàng hoá đã được rút ngắn rất nhiều so với cách làm thủ công trước đây. Tại thời điểm bất kỳ, Hải quan có thể biết được lượng nhập, lượng xuất của doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng có thể nắm được lượng nhập, lượng xuất của mình để tránh những sơ suất trong thực hiệp hợp đồng gia công". Từ khi hệ thống quản lý hàng gia công được đưa vào sử dụng ở một số chi cục trọng điểm như Hải Phòng, Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai...công việc của các nhân viên Hải quan đã thay đổi. Họ chỉ cần tiếp nhận tờ khai, nhập dữ liệu vào máy tính rồi đến khi thanh khoản hợp đồng, lại nhập dữ liệu doanh nghiệp cung cấp vào máy tính, và phần mềm sẽ giúp họ kiểm tra một cách chính xác và nhanh chóng. Trước đây, việc theo dõi thanh khoản hợp đồng gia công từ khâu tiếp nhận đến thanh khoản,  phải cần một đội ngũ nhân viên hải quan rất lớn và phải mất hàng tuần để cán bộ hải quan và doanh nghiệp cùng ngồi với nhau lật lại từng trang hồ sơ. "Còn bây giờ chỉ cần bấm máy là ra kết quả!" - Phó Giám đốc TT CNTT - Cục Hải quan Hải Phòng Trần Quốc Chính vui vẻ nói. CNTT thừa thế thắng! Trước đây, nếu làm thủ công, toàn bộ cán bộ chỉ có thể tiếp nhận và giải quyết được 100 bộ hồ sơ của doanh nghiệp/ngày. Sau khi áp dụng CNTT, Hải quan có thể tiếp nhận khoảng 200 bộ hồ sơ/ngày mà vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiết kiệm thời gian cho chủ hàng, còn cán bộ Hải quan thì đỡ vất vả ghi chép, theo dõi sổ sách. “Chỉ cần tra cứu thông tin về một doanh nghiệp thôi, bằng sổ sách chắc phải mất một ngày. Với CNTT, việc tra cứu lại chỉ cần bấm máy một cái là ra.” Công tác thống kê và quản lý hàng gia công chỉ là 2 mảng nghiệp vụ rất nhỏ trong ngành Hải quan có ứng dụng công nghệ thông tin. Trong vòng 10 năm, cùng với việc tạo lập một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối mạnh, ngành Hải quan còn xây dựng được một hệ thống các ứng dụng tương đối đầy đủ, bao gồm hệ thống quản lý giá tính thuế, hệ thông quản lý loại hình sản xuất xuất khẩu, hệ thống website Hải quan điện tử. Những hệ thống ứng dụng này đã góp phần thay đổi một cách toàn diện bộ mặt của ngành Hải quan Việt Nam, chúng không những giúp nhân viên trong ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ, mà còn đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp là đối tượng được lợi trực tiếp! Trên thực tế, việc ứng dụng tin học trong các hoạt động Hải quan không chỉ giúp ngành quản lý hiệu quả hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà còn giúp các doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế. Doanh nghiệp có thể nắm được các thông tin cụ thể về thuế, hạn ngạch, các chính sách mới trên trang web của ngành Hải quan, tại địa chỉ Họ cũng có thể rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục khai báo xuất nhập khẩu bằng cách khai báo điện tử. Đối với các doanh nghiệp gia công, họ cũng được lợi từ ứng dụng quản lý hàng gia công, bởi khi các hợp đồng được thanh khoản nhanh chóng, hàng sản xuất ra giảm được thời gian tồn đọng, vốn nhờ thế mà quay vòng nhanh hơn. Không chỉ có vậy, ngành Hải quan cũng đã xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin mã số đối tượng nộp thuế, cho phép động bộ dữ liệu với các cơ quan thuế. Nhờ đó, doanh nghiệp không cần xin mã số Hải quan và mã số thuế nội địa như trước đây, mà chỉ cần xin mã số thuế và đăng ký xuất nhập khẩu. Ông Trương Quốc Định - Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan cho biết: "Hệ thống CNTT kết nối giữa cơ quan thuế với cơ quan Hải quan đã được xây dựng. Theo đó, thông tin từ Tổng cục Hải quan sẽ truyền đến các Cục Hải quan. Căn cứ trên những tờ khai mà nhân viên Hải quan đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp đó xuất nhập khẩu đều dựa trên một hệ thống thông tin chung". Tin học hoá hoạt động Hải quan: Vẫn còn khó khăn    Theo như lời ông Chính thì hiện tại Hải quan Hải phòng quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu bằng máy, nên khi mà chính sách thay đổi thì là một cái khó khăn, phần mềm không thể thay đỏi ngay được. Khi mà triển khai ứng dụng CNTT thì phải có cơ sở pháp lý để buộc các bên phải tuân thủ, chứ như hiện nay, việc triển khai đến các doanh nghiệp chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc họ tham gia vào quy trình mới, chỉ có một số doanh nghiệp tự nguyện. 2. Hướng dẫn sử dụng website khai hải quan điện tử KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH Chạy trình duyệt Internet Explorer - Tại ô Address nhập vào địa chỉ của Website khai do Cục Hải quan cung cấp: Ví dụ: ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG  Hình 1: Màn hình đăng nhập hệ thống - Các thông tin đưa vào: + Mã số XNK + Mật khẩu: lần đầu tiên truy nhập vào hệ thống mật khẩu do đơn vị hải quan cung cấp là mã số XNK. Doanh nghiệp có thể thay đổi mật khẩu của mình. - Sau khi đăng nhập hệ thống màn hình trang chủ xuất hiện:  Hình 2: Trang chủ của Website khai hải quan điện tử - Phía bên trái màn hình là Menu chính bao gồm các chức năng chính của Website khai điện tử - Phía trên bên phải là các nút: + : để trở về trang chủ khi bạn đang ở bất kỳ một trang nào trong Website + : để tắt bật Menu phía bên trái. Chức năng này nhằm mục đích mở rộng màn hình nhập liệu + : thoát ra khỏi hệ thống - Phía trong sẽ là màn hình để hiển thị các cửa sổ nhập dữ liệu, tra cứu THOÁT KHỎI HỆ THỐNG - Sau khi kết thúc phiên làm việc, để bảo mật các dữ liệu khai báo cũng như các thông tin khác bạn cần phải kết thúc khỏi hệ thống. - Để thoát khỏi hệ thống nhấn vào nút phía bên trên bên phải màn hình KHAI BÁO DỮ LIỆU TỜ KHAI Một số lưu ý - Căn cứ trên loại hình XNK có thể chọn các chức năng trên menu phía bên trái màn hình như loại hình gia công, loại hình SXXK, loại hình kinh doanh, loại hình đầu tư… - Khai báo tờ khai nhập khẩu chọn mục Tờ khai nhập khẩu, khai báo tờ khai xuất khẩu chọn mục Tờ khai xuất khẩu. - DN làm thủ tục Hải quan tại Chi Cục Hải quan nào thì chọn đúng Chi cục Hải quan đó trong hộp thoại kéo thả ( mặc định trong CT là Chi Cục Hải quan Biên Hòa) - Để tắt bật menu phía bên trái màn hình giúp cho việc nhập dữ liệu được thuận tiện nhấn vào nút Khai báo dữ liệu tờ khai mới Các dạng thông tin đưa vào có 2 dạng: - Thông tin người sử dụng tự nhập - Thông tin lựa chọn trên danh mục hệ thống cung cấp như phương tiện vận tải, cảng địa điểm bốc dỡ hàng, điều kiện giao hàng, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, xuất xứ hàng hoá, đơn vị tính Lưu ý: - Nhập đầy đủ các thông tin trên màn hình nhập liệu. - Các chỉ tiêu thông tin có màu đỏ là các chỉ tiêu thông tin bắt buộc phải đưa vào - Một số thông tin cho phép nhập mã: mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mã số doanh nghiệp uỷ thác, mã số đơn vị làm thủ tục hải quan, mã số nước xuất nhập khẩu - Một số thông tin lựa chọn trên danh mục để nhập nhanh bạn có thể nhập ký tự đầu tiên, hệ thống sẽ tự động chuyển đến các giá trị gần nhất. Ví dụ tại ô thông tin Xuất xứ hàng hoá nếu muốn nhập Japan bạn nhấn phím J - Các thông tin khi nhập dưới dạng tiếng Việt đều phải sử dụng chuẩn Unicode dựng sẵn Cách nhập thêm hàng mới  Hình 3: Màn hình Thêm hàng mới - Để thêm một hàng mới nhấn vào nút . - Nhập các thông tin hàng hoá: + Tên hàng quy cách phẩm chất + Mã số hàng hoá + Xuất xứ + Lượng + Đơn vị tính + Đơn giá nguyên tệ + Trị giá - Để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4 - tieu luan.doc
  • doc1 - trang bia.doc
  • doc2 - trang dau.doc
  • doc3 - muc luc.doc
Luận văn liên quan