Hàng tồn kho và những đắn đo thẩm định

Khi nói tới lượng hàng tồn kho trên thị trường Bất Động Sản, nhiều người vẫn nghĩ phần lớn lượng hàng là đất nền dự án không bán được. Tuy nhiên trong một báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, tồn kho phần lớn lại nằm ở phân khúc căn hộ chung cư. Vậy lượng căn hộ chung cư đó sẽ được định giá như thế nào vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra ở thời điểm hiện tại? Tuy nhiên thì hiện tại vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi trên. Nắm bắt được tình hình trên nhóm đã chọn đề tài mang tên: “Hàng tồn kho và những đắn đo thẩm định – căn hộ chung cư” để thực hiện nghiên cứu cũng như là giúp tìm ra phương pháp thích hợp để thẩm định những căn hộ chung cư tồn kho trên.

doc13 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàng tồn kho và những đắn đo thẩm định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG &œ HÀNG TỒN KHO VÀ NHỮNG ĐẮN ĐO THẨM ĐỊNH GVHD: Th.S Dương Tấn Khoa NHÓM SVTH: Trần Đức Thiện Trương Thị Tố Như Nguyễn Thị Dung Trần Thị Minh Châu Phạm Văn Phú Nguyễn Quang Minh TP HCM., 30 tháng 08 năm 2013 HÀNG TỒN KHO VÀ NHỮNG ĐẮN ĐO THẨM ĐỊNH (CĂN HỘ CHUNG CƯ)           A. Phần mở đầu:   1. Lí do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu). Khi nói tới lượng hàng tồn kho trên thị trường Bất Động Sản, nhiều người vẫn nghĩ phần lớn lượng hàng là đất nền dự án không bán được. Tuy nhiên trong một báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, tồn kho phần lớn lại nằm ở phân khúc căn hộ chung cư. Vậy lượng căn hộ chung cư đó sẽ được định giá như thế nào vẫn là câu hỏi mà nhiều người đặt ra ở thời điểm hiện tại? Tuy nhiên thì hiện tại vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi trên. Nắm bắt được tình hình trên nhóm đã chọn đề tài mang tên: “Hàng tồn kho và những đắn đo thẩm định – căn hộ chung cư” để thực hiện nghiên cứu cũng như là giúp tìm ra phương pháp thích hợp để thẩm định những căn hộ chung cư tồn kho trên. 2. Mục đích nghiên cứu:      Mục đích: Nhóm thực hiện bài nghiên cứu này nhằm giúp tìm ra phương pháp thích hợp nhất để thẩm định những căn hộ chung cư tồn kho trên thị trường Việt Nam nói chung và ở TP HCM nói riêng. Giúp cho những nhà đầu tư biết được chính xác giá trị một căn hộ chung cư từ đó lựa chọn phương án đầu tư cho thích hợp.    Mục tiêu: Tìm ra được phương pháp thẩm định tối ưu nhất để ứng dụng thực tế thẩm định hàng tồn kho căn hộ chung cư. 3. Đối tượng nghiên cứu Những căn hộ chung cư tồn kho trên thị trường bất động sản hiện nay cụ thể là ở TP HCM. 4. Giả thuyết khoa học Phương pháp so sánh sẽ giúp xác định chính xác nhất những lô căn hộ chung cư tồn kho. Phương pháp thu nhập giúp chúng ta xác định được một giá trị khác nhằm kiểm chứng mức độ chính xác của phương pháp so sánh. Phương pháp chi phí giúp chúng ta xác định được một giá trị khác nhằm kiểm chứng mức độ chính xác của phương pháp so sánh. 5. Phạm vi nghiên cứu Thị trường bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện tại.   6. Nội dung nghiên cứu: - Cơ sở lý luận liên quan tới những phương pháp thẩm định giá trị bất động sản.           - Thực trạng thị trường căn hộ chung cư tồn kho ở TP HCM.           - Một số biện pháp, giải pháp nhằm xác định đúng giá trị         - Kết luận – đề xuất - kiến nghị.   7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu quyết định.           Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta sử dụng. Gồm có một số phương pháp như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp quan sát. Phương pháp thống kê toán học. Phương pháp chuyên gia.          Trong các phương pháp nêu trên nhóm nghiên cứu nhận thấy: Phương pháp chủ đạo: Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp bổ trợ: những phương pháp còn lại.     B. Phần nội dung nghiên cứu     1. Cơ sở lí luận: Các phương pháp trong thẩm định giá bất động sản: Phương pháp so sánh: Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của tài sản. Các nguyên tắc và trường hợp áp dụng trong phương pháp so sánh: Các nguyên tắc áp dụng: Nguyên tắc thay thế: Khi hai tài sản có tính hữu ích tương đương, giá chào bán của tài sản nào ở mức thấp hơn thì sẽ được bán trước. Giá trị bất động sản được giới hạn bởi chi phí mua một bất động sản thay thế tương đương, nhưng phải không có sự chậm trể quá mức làm ảnh hướng đến việc thay thế. Khi đó, người mua khôn ngoan sẽ không trả nhiều hơn để mua một tài sản như vậy trong thị trường mở. Nguyên tắc đóng góp: Lượng giá trị của một yếu tố hay bộ phận cấu thành bất động sản thì phụ thuộc vào sự thiếu vắng của nó sẽ làm giảm đi bao nhiêu trong giá trị toàn bộ tài sản. Hay được hiểu mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó. Tổng giá trị của yếu tố cấu thành có thể không bằng tổng giá trị tài sản. Các trường hợp áp dụng: Các tài sản có tính đồng nhất như: các căn hộ, các chung cư, các dãy nhà có cùng thiết kế, các nhà phố riêng biệt, các nhóm văn phòng. Đất trống Các bước tiến hành phương pháp so sánh: Bước 1: Nghiên cứu thị trường để tìm các thông tin về giao dịch, giá niêm yết hoặc giá chào bán và các yếu tố so sánh của những tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường. Bước 2: Thu thập, kiểm tra thông tin, số liệu về các yếu tố so sánh từ các tài sản cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá. Bước 3: Lựa chọn một số tài sản thích hợp có thể so sánh với tài sản thẩm định (thông thường từ 3 đến 5 tài sản so sánh). Bước 4: Phân tích, xác định các yếu tố khác biệt giữa tài sản so sánh và tài sản cần thẩm định, từ đó, thực hiện việc điều chỉnh giá của các tài sản so sánh theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh với tài sản cần thẩm định giá, tìm ra mức giá chỉ dẫn cho mỗi tài sản so sánh. Bước 5: Phân tích, tổng hợp các mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh, rút ra mức giá chỉ dẫn đại diện để ước tính và xác định mức giá của tài sản cần thẩm định. Qua 5 bước này ta thấy rằng khi tiến hành sử dụng phương pháp so sánh nên chọn các tài sản tương tự cùng khu vực lân cận với tài sản đang giao dịch thì kết quả cho ra chính xác hơn. Còn nếu trường hợp ít tài sản so sánh không đủ đáp ứng yêu cầu trên thì sẽ có kết quả có độ chính xác kém hơn khi thẩm định Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp so sánh Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trực tiếp phản ánh giá trị thị trường của tài sản. Nhược điểm: Bắt buộc phải có thông tin thị trường với độ tin cậy và chính xác cao, thị trường phải ổn định. Phương pháp chi phí: Khái niệm phương pháp chi phí: Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để xác định giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá. Có hai cách xác định chi phí xây dựng: chi phí xây dựng mới và chi phí thay thế Chi phí xây dựng mới: là chi phí xây dựng một căn nhà y hệt như vậy theo thời giá hiện tại. Chi phí này bao gồm tất cả các chức năng lỗi thời của ngôi nhà, bao gồm các chi phí của bất kỳ các vật liệu lỗi thời đã sử dụng. Chi phí thay thế: là số tiền cần thiết để xây dựng một ngôi nhà có tính khả dụng tương đương. Chi phí này bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật xây dựng hiện đại, vật liệu, thiết kế và thể hiện một vài khía cạnh lỗi thời bị loại ra. Tuy nhiên, chi phí xây dựng mới có giới hạn khi ước tính vì có thể nhiều loại vật liệu không còn được sử dụng và bán trên thị trường hoặc không còn phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành nữa. Vì vậy, phương pháp chi phí thay thế thường được sử dụng hơn vì có thể tìm được dữ liệu. Các nguyên tắc áp dụng: Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất: Sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất là sử dụng tốt nhất về mặt vật chất, được phép về pháp luật, có khả năng thực thi về tài chính để mang lại giá trị cao nhất cho tài sản thẩm định. Trong thẩm định giá bất động sản, nguyên tắc này được coi trọng vì tính khan hiếm của đất và yêu cầu phát triển của không gian đô thị có xu hướng được đặt ở mức tốt nhất, hiệu quả nhất. Giá trị thị trường của đất dựa trên nguyên tắc này phản ánh tính hữu dụng lâu dài của đất cộng với giá trị của công trình xây dựng trên đất. Trong trường hợp thị trường biến động cực độ và mất cân bằng lớn giữa cung và cầu thì sự sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản sẽ là sự sử dụng trong tương lai. Khi tài sản có nhiều khả năng sử dụng thì công dụng tối ưu nhất sẽ được xác định căn cứ vào khả năng thực thi về mặt tài chính. Khái niệm “sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất” là khái niệm cơ bản và một phần hoàn chỉnh trong việc xác định giá trị thị trường. Nguyên tắc sử dụng phù hợp: Vị trí xây dựng và công trình xây dựng phải được thẩm định phù hợp với vị trí và công trình trong các vùng lân cận Phù hợp giữa lô đất và công trình trên đất Phù hợp giữa bất động sản và môi trường xung quanh Phù hợp với quy hoạch của khu vực Phù hợp với mục đích sử dụng Nguyên tắc thay thế: Khi hai tài sản có tính hữu ích tương đương, giá chào bán của tài sản nào ở mức thấp hơn thì sẽ được bán trước. Giá trị bất động sản được giới hạn bởi chi phí mua một bất động sản thay thế tương đương, nhưng phải không có sự chậm trể quá mức làm ảnh hướng đến việc thay thế. Khi đó, người mua khôn ngoan sẽ không trả nhiều hơn để mua một tài sản như vậy trong thị trường mở. Nguyên tắc đóng góp: Lượng giá trị của một yếu tố hay bộ phận cấu thành bất động sản thì phụ thuộc vào sự thiếu vắng của nó sẽ làm giảm đi bao nhiêu trong giá trị toàn bộ tài sản. Hay được hiểu mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó. Tổng giá trị của yếu tố cấu thành có thể không bằng tổng giá trị tài sản. Các bước tiến hành phương pháp chi phí: Bước 1: Ước tính giá trị mục tiêu thẩm định, coi như lô đất đó là đất trống. Giả sử rằng việc sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và hiệu quả nhất. Bước 2: Ước tính các chi phí hiện tại để xây dựng lại hoặc thay thế những công trình hiện có trên lô đất. Bước 3: Ước tính tổng số tiền giảm giá tích lũy của các công trình xây dựng trên đất, xét trên tất cả mọi yếu tố. Sự giảm giá đó được chia làm ba loại: giảm giá tự nhiên, giảm giá do lỗi thời chức năng, và giảm giá do lỗi thời bên ngoài. Bước 4: Cuối cùng ta tính được giá trị của bất động sản cần thẩm định giá qua công thức như sau: Giá trị thị trường của tài sản = Giá thị trường của lô đất trống + chi phí hiện tại của xây dựng Trong đó: Chi phí hiện tại của xây dựng = Tổng giá trị của xây dựng mới – Khấu hao tích tụ đối với những xây dựng hiện có Các phương pháp xác định chi phí : Phương pháp thống kê chi tiết của người xây dựng. Phương pháp khảo sát số lượng. Phương pháp so sánh trực tiếp. Hạn chế của phương pháp chi phí: Giống như phương pháp so sánh trực tiếp do dựa vào các số liệu trên thị trường nên cần có thông tin về giá thành xây dựng chính xác và phù hợp với thị trường. Chi phí không phải lúc nào cũng bằng giá trị và chi phí không tạo ra giá trị. Thẩm định viên phải có kiến thức nhất định về xây dựng, về giá thành xây dựng và phải có kinh nghiệm để có thể áp dụng được phương pháp này và đặc biệt là phải am tường về thị trường. Khó khăn trong việc ước tính giá trị khấu hao. Phương pháp thu nhập: Khái niệm phương pháp thu nhập: Cơ sở lý luận của phương pháp này là giá trị thị trường của một tài sản bao gồm giá trị hiện tại của tất cả các khoản lợi nhuận tương lai có thể nhận được từ tài sản. Phương pháp thu nhập dựa trên cơ sở chuyển đổi dòng thu nhập hàng năm thành một tổng số vốn. Giá trị thị trường bằng giá trị hiện tại của tất cả các khoản lợi nhuận tương lai có thể nhận được từ bất động sản đó. Phương pháp thu nhập được chia thành 2 cách là phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp ước tính giá trị của tài sản bằng cách chiết khấu tất cả các khoản thu, chi của dòng tiền dự kiến phát sinh trong tương lai về thời điểm hiện tại, có tính đến yếu tố lạm phát và không ổn định của thu nhập. Các nguyên tắc và trường hợp áp dụng: Nguyên tắc áp dụng: Sử dụng cao nhất và tốt nhất: là việc sử dụng tài sản tốt nhất ở mức có thể được trong điều kiện cho phép về pháp lý, điều kiện khả thi về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản ( theo IVSC – 2000) Nguyên tắc lợi ích tương lai: ước tính giá trị của bất động sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, dự kiến lợi ích nhận được từ quyền sử dụng gắn liền với dự tính của người mua. Nguyên tắc cung cầu: giá trị thị trường bởi sự tác động qua lại của các lực lượng cung và cầu trên thị trường phù hợp vào ngày thẩm định giá. Trên thị trường, giá cả có xu hướng thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung. Trường hợp áp dụng: Phương pháp thu nhập dựa trên cơ sở chuyển đổi một dòng thu nhập hằng năm thành một tổng số vốn. Do đó, thường thẩm định đối với tài sản có khả năng tạo ra sự thặng dư tài chính vượt quá chi phí trực tiếp của việc sử dụng hiện tại đó. Những tài sản được tiếp tục thuê mang lại thu nhập cho người sử dụng. Một sự đầu tư có mang lại lợi nhuận. Các bước tiến hành phương pháp thu nhập: Bước 1: Ước tính thu nhập trung bình hàng năm cho một tài sản có tính đến tất cả các yếu tố liên quan có tác động đến thu nhập. Bước 2: Ước tính tất cả các chi phí để trừ khỏi thu nhập hàng năm như sửa chữa bảo quản điều hành, Bước 3: Tính thu nhập ròng Bước 4: Ước tính giá trị thu hồi của tài sản vào cuối kì Bước 5: Ước tính tỉ lệ chiết khấu phù hợp Đây là bước phức tạp và khó khăn nhất trong việc thẩm định giá trị của tài sản bằng phương pháp thu nhập. Tùy vào nguồn vốn được hình thành như thế nào mà có tỉ lệ chiết khấu tương ứng với mỗi trường hợp Nếu nguồn vốn từ việc hình thành tài sản hoàn toàn là nguồn vốn chủ sỡ hữu tài sản, thì tỉ lệ chiết khấu ở đây sẽ là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu ( re) Nếu nguồn vốn từ việc hình thành tài sản được tài trợ hoàn toàn bởi nợ vay thì tỉ lệ chiết khấu ở đây sẽ là chi phí sử dụng nợ vay ( rd) Nếu nguồn hình thành tài sản được tài trợ bởi cả 2 nguồn từ vốn chủ sở hữu và từ việc đi vay nợ thì tỉ lệ chiết khấu sẽ là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) WAAC=re*EE+D+ rd*DE+D*1-tc Trong đó: E là vốn chủ sỡ hữu D là vốn vay nợ tc là thuế thu nhập doanh nghiệp. Ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% Re có thể được ước tính từ mô hình CAPM thông qua công thức: Re = Rf + βi* ( Rm – Rf) Trong đó: Re là chi phí sử dụng của vốn chủ sở hữu đối với cổ phiếu i βi là hệ số beta của cổ phiếu i Rf là suất lợi phi rủi ro (là suất sinh lợi của trái phiếu chính phủ có kì hạn 2 năm) Rm là suất sinh lợi của danh mục thị trường được xác định bằng lấy trung bình cộng suất sinh lợi ịch sử trên thị trường, ở Việt Nam dùng chỉ số VN Index. Có hai cách tính tỉ suất sinh lợi từ mô hình CAPM: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp, trong cả hai phương pháp đều cần đến ba thông số tỉ suất sinh lợi phi rủi ro, mức bù rủi ro của thị trường và hệ số beta của ngành kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, việc tính hệ số beta cho các công ty ở Việt Nam có thể bị thiếu chính xác do các yếu tố sau: Chỉ số VN-Index thiếu tính đại diện cho danh mục thị trường. Không có số liệu về giá cổ phiếu của một công ty cổ phần nếu công ty đó không niêm yết trên sàn giao dịch chính thức hay giá giao dịch trên thị trường OTC không được công bố. Một số công ty niêm yết nhưng thời gian niêm yết không đủ lớn thì số liệu chuỗi thời gian cũng không đủ để ước lượng hệ số beta. Giao dịch cổ phiếu diễn ra không liên tục và biến động giá bị giới hạn bởi quy định về biên độ cũng làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của số liệu. Do đó, để ước lượng hệ số beta của ngành kinh doanh bất động sản chính xác hơn, có một phương pháp thay thế là ước tính một cách gián tiếp dựa vào một thị trường chứng khoán phát triển như ở Mỹ. Theo phương pháp gián tiếp, tỉ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (Re ) được ước tính như sau: E[R]VN = E[Rcùng ngành]USA + RPc + RPe Trong đó: E[R]VN là chi phí sử dụng vốn của ngành đang xét tại Việt Nam E[Rcùng ngành]USA là chi phí sử dụng vốn của ngành hoạt động tương tự tại Mỹ RPc là mức bù rủi ro quốc gia RPe là mức bù rủi ro ngoại hối βUUSA là hệ số beta của một ngành kinh doanh ở Mỹ. Đây là hệ số beta không vay nợ. βUUSA=βLUSA 1+1-tcUSA*DEUSA Sau đó tính E[Rcùng ngành]USA theo mô hình CAPM: Re = Rf + βi* ( Rm – Rf) Bước 6: Xác định giá trị tài sản theo công thức: V=1nCFn(1+WACC)n Hạn chế của phương pháp Cần phải có tài liệu chính xác và đòi hỏi thẩm định viên phải có kiến thức về đầu tư tài chính. Khó khăn trong việc xác định dòng tiền chiết khấu Khi có nhiều dạng đầu tư thì cần phải biết sắp xếp các dạng đầu tư. .    2. Thực trạng: Ở TP.HCM hiện nay thì thị trường chung cư phát triển nóng, nên khi thị trường BĐS đi xuống, lượng hàng tồn kho căn hộ chung cư chiếm tới 84% trong tổng giá trị tồn kho, trong đó tồn đất nền chỉ khoảng 16%.    3. Đề ra giải pháp: Cần phải hoàn thiện những phương pháp thẩm định giá trị bất động sản. C. Kết luận và kiến nghị     1.  Kết luận   Khẳng định được phương pháp thẩm định nào thích hợp nhất để xác định giá trị các căn hộ chung cư tồn kho.     2. Đề nghị (khuyến nghị) nhằm nêu được: Có những biện pháp khắc phục những nhược điểm của từng phương pháp thẩm định trong lĩnh vực thẩm định các căn hộ chung cư tồn kho. D. Tài liệu tham khảo Hay Sinh, Trần Bích Vân (2009), Nguyên lý Thẩm định giá, NXB Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Vinh & Nguyễn Quỳnh Hoa (2011), Thẩm định giá bất động sản, NXB Lao động - Xã hội, TP.Hồ Chí Minh. Luận văn Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến giá đất và thực trạng sử dụng đất làm cơ sở cho việc định giá đất ở quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ. Thông tư liên bộ số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng Cục quản lý ruộng đất ngày 30-9-1991 hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá tính thuế nhà, đất. Luật đất đai 2003 Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, Bộ Tài Chính 2008. Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế 2005, trường ĐH Marketing khoa thẩm định giá. Các chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Thẩm định giá các khóa K35. Các website internet: MỤC LỤC
Luận văn liên quan