Hành động cầu khiến trong Tiếng Việt

Hành động cầu khiến nói riêng và hành động ngôn từ (speech acts) nói chung là những vấn đề thuộc về ngữ dụng học, một phân ngành của ngôn ngữ học phát triển khá mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây. Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu cầu khiến nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề “phân loại câu theo mục đích phát ngôn”. Về vấn đề này, trong hơn ba thập niên qua, lý thuyết về hành động ngôn từ của J.L. Austin, H.P. Grice, J.R.Searle đã xác định những cách tiếp cận mới sâu sắc và toàn diện hơn. Lý thuyết này cho rằng ngôn ngữ có chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp cơ bản không phải là câu hay một hình thức ngôn ngữ nào đó mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định. Cầu khiến là một trong những hành động ngôn từ được người nói thực hiện để yêu cầu điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Đây là một vấn đề thuộc về dụng pháp nên nó thể hiện đặc trưng văn hoá của từng địa phương, có mối liên hệ mật thiết với tính lịch sự trong giao tiếp. Tùy theo hoàn cảnh phát ngôn, đối tượng tiếp nhận mà người nói thực hiện những phương thức khác nhau: trực tiếp hay gián tiếp. Do vậy, chúng tôi nhận thấy hành động cầu khiến trong tiếng Việt là một vấn đề lý thú và bổ ích.

pdf118 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6676 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hành động cầu khiến trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT BÙI THỊ KIM TUYẾN Trang 1 MỤC LỤC ] U ^ DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ...............................................2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................3 3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 10 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ............................................10 5. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................11 Chương Một: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN 1. Hành động ngôn từ...................................................................................12 1.1 Khái niệm về hành động ngôn từ ........................................................ 12 1.2 Các hành động ngôn từ....................................................................... 13 1.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ ................................................ 16 1.4 Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn....................................................... 20 1.5 Phương thức thể hiện hiệu lực tại lời.................................................. 22 2 Hành động cầu khiến 2.1. Khái niệm cầu khiến ........................................................................... 31 2.2. Các loại hành động cầu khiến chủ yếu............................................... 34 2.3. Cầu khiến lịch sự ................................................................................ 37 Chương Hai: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT 1. Phương thức thể hiện trực tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt 1.1 Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ hai.................................... 46 1.2 Phương thức dùng tiểu từ tình thái .................................................... 53 1.3 Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái ............................................ 65 1.4 Phương thức dùng vị từ ngôn hành ..................................................... 88 2. Phương thức thể hiện gián tiếp hành động cầu khiến trong tiếng Việt 2.1 Dùng hình thức câu khăûng định.......................................................... 95 2.2 Dùng hình thức câu nghi vấn............................................................... 98 KẾT LUẬN .....................................................................................................107 Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 2 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Hành động cầu khiến nói riêng và hành động ngôn từ (speech acts) nói chung là những vấn đề thuộc về ngữ dụng học, một phân ngành của ngôn ngữ học phát triển khá mạnh mẽ từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây. Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu cầu khiến nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề “phân loại câu theo mục đích phát ngôn”. Về vấn đề này, trong hơn ba thập niên qua, lý thuyết về hành động ngôn từ của J.L. Austin, H.P. Grice, J.R.Searle đã xác định những cách tiếp cận mới sâu sắc và toàn diện hơn. Lý thuyết này cho rằng ngôn ngữ có chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp cơ bản không phải là câu hay một hình thức ngôn ngữ nào đó mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định. Cầu khiến là một trong những hành động ngôn từ được người nói thực hiện để yêu cầu điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Đây là một vấn đề thuộc về dụng pháp nên nó thể hiện đặc trưng văn hoá của từng địa phương, có mối liên hệ mật thiết với tính lịch sự trong giao tiếp. Tùy theo hoàn cảnh phát ngôn, đối tượng tiếp nhận mà người nói thực hiện những phương thức khác nhau: trực tiếp hay gián tiếp. Do vậy, chúng tôi nhận thấy hành động cầu khiến trong tiếng Việt là một vấn đề lý thú và bổ ích. Để tiện cho việc miêu tả, phân loại, chúng tôi tiếp thu quan điểm của những người đi trước. Cụ thể là, chúng tôi dựa theo quan điểm của ngữ pháp học truyền thống về việc phân loại câu theo mục đích phát ngôn. Đó là việc xác định được mục đích giao tiếp của từng kiểu câu và những dấu hiệu hình Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 3 thức điển hình tương ứng để khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng (các hành động tại lời) của các phát ngôn. Từ đó, chúng tôi xác định phương thức thể hiện phù hợp với hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Hướng đi của chúng tôi là tập hợp các phát ngôn có hiệu lực tại lời cầu khiến xuất hiện chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách văn chương nghệ thuật, phong cách chính luận để khảo sát, khái quát hoá đặc trưng về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa của từng phương thức. Về mặt lý luận, luận văn hy vọng góp phần làm rõ thêm về khái niệm hành động cầu khiến, phân loại các hành động cầu khiến, miêu tả một số tình thái cầu khiến lịch sự, những vấn đề mà xưa nay đã đề cập đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được lý giải đầy đủ. Về mặt thực tiễn, việc miêu tả các phương thức thể hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt có thể đóng góp thêm cho việc miêu tả, phân tích và lý giải cụ thể, thiết thực cho vấn đề dạy và học tiếng Việt. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong ngữ pháp truyền thống ở châu Âu, vấn đề nghĩa cầu khiến hay mệnh lệnh thường gắn với phạm trù ngữ pháp thức (mood), một phạm trù đặc trưng của động từ trong các ngôn ngữ biến hình: Khái niệm thức được các nhà nghiên cứu ngữ pháp giải thích bằng phạm trù biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói. Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện. Trong đó thức mệnh lệnh (imperative mood) biểu thị nguyện vọng, yêu cầu của người nói đối với việc thực hiện hành động được nêu lên trong câu. Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, vấn đề câu cầu khiến đã được bàn luận khá nhiều. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn sự thiếu thống nhất trong quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học thuộc các khuynh hướng khác nhau. Đó là quan điểm của ngữ pháp học truyền thống và quan điểm của ngữ dụng học. * Quan điểm của ngữ pháp học truyền thống Tiếng Việt là loại ngôn ngữ không biến hình từ cho nên trong hầu hết các công trình nghiên cứu tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học thường không tuyệt đối hóa về mặt hình thức mà chú ý đến cả hai mặt hình thức lẫn nội dung, thậm chí một số nhà nghiên cứu còn coi mặt nội dung (ý nghĩa của câu) quan trọng hơn mặt hình thức. Mối quan hệ giữa hình thức và nội dung không phải trong trường hợp nào cũng đồng nhất. Tuy nhiên, trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng có hiện Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 4 tượng từ một hình thức câu nào đó có giá trị biểu đạt tương ứng với một mục đích phát ngôn. Và ngược lại một mục đích phát ngôn có thể được thực hiện thông qua những hình thức câu khác nhau. Có khi dùng hình thức câu này để biểu hiện mục đích phát ngôn thường được biểu hiện của hình thức câu khác. Thế nhưng, khi phân loại các kiểu câu “theo mục đích phát ngôn”, ngữ pháp nhà trường chỉ phân thành bốn kiểu câu câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu nghi vấn và giải thích khái niệm của các loại câu này bằng cách nêu “mục đích phát ngôn” của câu gắn với những phương tiện ngôn ngữ điển hình cấu tạo nên. Tuy việc sử dụng thuật ngữ có khác nhau như “Câu phân loại theo mục đích phát ngôn”, “Câu phân loại theo mục đích nói năng”, “Phân loại câu theo mục đích”, “Phân loại câu theo mục đích nói”,hay cũng có tác giả không sử dụng những thuật ngữ này như Lê Văn Lý (1977), Bùi Đức Tịnh (1995)nhưng quan điểm của hai ông thì phù hợp với khuynh hướng vừa nêu trên. Trước hết là quan điểm của Trần Trọng Kim (1940) trong Việt Nam văn phạm. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có bốn loại câu: câu xác định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu hoài nghi. Nhưng sự tách bạch hai loại câu nghi vấn với câu hoài nghi có phần chưa thoả đáng (có thể coi câu hoài nghi thể hiện ý nghĩa tình thái của câu nghi vấn - hỏi nhưng dường như đã biết ít/ nhiều chỉ “hoài nghi” chứ chưa hẳn không biết hoàn toàn). Mặt khác trong định nghĩa về câu phủ định tác giả nêu: câu phủ định là câu có dùng tới phủ định trạng từ (trạng từ là tiếng dùng phụ thêm nghĩa cho một tiếng động từ; một tiếng tính từ, một tiếng trạng từ khác hay cả một mệnh đề) như không, chưa, chẳng, chớ,Các từ này thường đặt trước động từ. Và tác giả đưa ra thí dụ minh hoạ: Anh đừng đùa cợt. Tác giả cho rằng đừng là phủ định trạng từ, đặt trước động từ, có tác dụng nhận diện loại câu. Nguyễn Kim Thản (1977) trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng chú ý phân biệt loại câu nghi vấn chân chính với các loại câu nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định, câu nghi vấn phủ định, câu nghi vấn cầu khiến. Đồng thời tác giả còn nhận diện động từ khi mang ý nghĩa ngữ pháp mệnh lệnh thì biểu thị ý chí, tức lời yêu cầu đề nghị hay mệnh lệnh của người nói (người viết) đối với người nghe (người đọc), đòi hỏi người này phải thực hiện quá trình do động từ biểu thị. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 5 Lê Văn Lý (1968) trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam khảo sát câu tiếng Việt và phân làm 13 loại câu: câu danh từ, câu động từ, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lịnh, câu biểu cảm, câu tự loại, câu đơn giản, câu đặt cạnh nhau, câu liên kết, câu phụ thuộc, câu phức tạp. Trong đó, câu khuyến lịnh được tác giả quan niệm rằng người nói dùng câu câu khuyến lịnh để bộc lộ ý muốn của mình. Việt ngữ có nhiều phương tiện để làm thành khuyến lịnh, ta có thể xếp các phương tiện đó vào ba mục sau đây: giọng điệu, thành tự và trạng tự (thành tự và trạng tự được tác giả gọi là ngữ vị). Đó là các tiếng như đi, hãy, hẵng, đừng, chớ, Hoàng Trọng Phiến (1980) trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt đã khẳng định: – Phân chia câu theo mục đích phát ngôn giúp cho người đọc nhận diện được ý nghĩa của câu và một mặt khác nữa là để xác nhận giá trị của các mô hình cấu trúc câu. – Phân chia câu theo mục đích phát ngôn cho phép lý giải thoả đáng các mô hình cấu trúc các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến – Phân chia theo mục đích phát ngôn là mô tả ngữ nghĩa, cú pháp của câu. – Phân chia câu theo mục đích phát ngôn có liên quan đến việc phân chia theo thực tại hoá(có quy định bởi bối cảnh và văn cảnh).Đây là một lý thuyết mới do nhà trường Tiệp Khắc Mathesius đề xướng. Sự phân chia này gắn liền với trật tự phân bố các yếu tố của câu. -Phân chia theo mục đích phát ngôn là phân chia theo ngữ pháp-thông báo. Ngữ điệu, ý chí, nguyện vọng cùng với sự kích thích của chủ thể làm thành những thông số cần yếu cho việc chia câu. Tác giả xác định các loại câu: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Tác giả cho rằng câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì, ngoài một số phương tiện như hư từ và ngữ điệu. Câu cầu khiến có nhu cầu của ý chí làm thành yếu tố thường trực của câu. Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Câu cầu khiến gắn liền với ý nghĩa hành động. Nội hàm của khái niệm cầu khiến bao gồm sự mời mọc, yêu cầu, mệnh lệnh, cấm đoán và chúc tụng. Câu cầu khiến cũng có khẳng định và phủ định.Hai dạng câu này có một số từ chuyên dùng để thể hiện. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 6 Tác giả Diệp Quang Ban (2002) trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Câu phân loại theo mục đích nói đã phân thành câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán. Quan niệm của tác giả về câu mệnh lệnh (còn gọi là câu cầu khiến) là dùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định. Tác giả lưu ý khi khảo sát câu mệnh lệnh thì ta cần xét xem đó là câu mệnh lệnh đích thực hay câu mệnh lệnh lâm thời. Câu mệnh lệnh đích thực của tiếng Việt có cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, ngữ điệu mệnh lệnh hoặc đảm bảo điều kiện là chỉ chứa những từ (phụ từ, vị từ) liên quan đến nội dung của lệnh. Câu mệnh lệnh lâm thời là những câu không phải là câu mệnh lệnh đích thực nhưng mang nội dung mệnh lệnh. Muốn xác định được nội dung này, ta cần lưu ý đến những dấu hiệu hình thức như ngữ điệu, phụ từ (dùng đi kèm), hoặc một tình huống nói năng. Như vậy vấn đề về “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” đã gặp một số rắc rối giữa lý thuyết và thực tiễn bởi những lý do sau đây: Theo lý thuyết về hành động ngôn từ của J. L. Austin (1962) có tới hàng trăm mục đích phát ngôn; không phải trong trường hợp nào kiểu câu cũng phù hợp với mục đích phát ngôn; và muốn xác định được nhiều mục đích phát ngôn trong nhiều trường hợp đó thì phải dựa vào ngữ cảnh; cần thiên về việc tìm ra các dấu hiệu hình thức để phân loại câu. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học truyền thống như tác giả Diệp Quang Ban khi “phân loại câu theo mục đích phát ngôn” cũng nhận thấy rằng chưa đặt câu vào đời sống hiện thực của nó đối với những câu lân cận hay tình huống nói. Sự phân loại câu có liên quan đến vấn đề dấu hiệu hình thức. Và theo tác giả, phân loại câu theo mục đích nói là cách phân loại theo công dụng, ngữ pháp. Khi xem xét câu theo mục đích nói, ta nhận diện được câu đó là câu đích thực, câu giả hay câu lâm thời. Cuối cùng tác giả đưa ra kết luận: Quan điểm vấn đề về phân loại câu dựa theo công dụng và ngữ pháp mới chỉ thể hiện là những nhận định mang tính chất khái quát, không áp dụng được trên thực tế, vì không thể vận dụng nhất quán để phân loại một cách hệ thống các kiểu câu khi gặp những câu mà giữa hình thức và công dụng của nó không có sự thống nhất. * Quan điểm ngữ dụng học Ở Việt Nam, ngược lại với quan điểm của ngữ pháp học truyền thống, một số nhà ngôn ngữ học tiêu biểu là Nguyễn Thiện Giáp (1999), (2000), Đỗ Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 7 Hữu Châu (1993), Nguyễn Đức Dân (2000), Hồ Lê (1989), Cao Xuân Hạo (1991) tuyệt nhiên không nói đến phân loại câu theo mục đích phát ngôn mà chỉ khảo sát các hành động tại lời (hành động ngôn trung) trong các phát ngôn. Một số tác giả chẳng hạn như Cao Xuân Hạo (1991)tiến hành phân loại cấu trúc theo hành động ngôn trung và nhấn mạnh quan điểm cho rằng căn cứ vào hình thức của câu để phân loại câu còn mục đích của phát ngôn (công dụng) thì chỉ được xét đến sau khi các kiểu câu đã được xác định. Trong Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (1963), hai tác giả Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê có khuynh hướng dung hòa hai khuynh hướng cổ truyền và miêu tả tác dụng. Hai tác giả phân loại câu và phân cú theo hai phương diện: theo cách cấu tạo thì phân thành câu đơn, câu phức, theo ngữ điệu thì phân biệt câu nói theo giọng thường, giọng hỏi và giọng biểu cảm. Hai tác giả cho rằng ngữ điệu theo giọng mình nói có thể phân biệt ra giọng thường hỏi và giọng biểu cảm. Hai tác giả đưa ra ví dụ để minh chứng cho điều này như Làm việc này cho tôi ngay. Câu này có thể nhã nhặn nói theo giọng thường hay cất cao giọng nói (biểu cảm). Như vậy, hai tác giả không phân loại câu theo mục đích phát ngôn như ngữ pháp truyền thống mà đi vào phân loại câu theo ngữ điệu. Rõ ràng ngay từ buổi sơ khai, trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học đã đi từ cấu trúc về mặt (hình thức) để miêu tả và phân loại câu. Có thể coi đóng góp của hai tác giả tuy còn khiêm nhường nhưng đã tạo tiền đề, góp phần thể hiện sự đa dạng, phong phú của ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Hồ Lê (1992) trong cuốn Cú pháp tiếng Việt quyển 2 cho rằng mỗi câu phát ra đều phải theo bốn định hướng: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Người thụ ngôn phải cảm nhận cho được định hướng của từng câu để có phản xạ thích hợp. Đối với câu cầu khiến, anh ta không những phải hiểu được nội dung ấy mà còn phải nhận ra điểm cầu khiến trong câu (thường được diễn đạt hiển ngôn nhưng cũng có khi ẩn mặc) và chuẩn bị hành động phản ứng. Các sách ngữ pháp trước đây đều quan niệm bốn loại câu trên là kết quả của sự phân loại câu theo mục đích nói năng. Ông cho rằng mục đích nói năng không thể nào là một phạm trù rõ và được xác định bằng quan hệ ngữ nghĩa – cú pháp cả. - Mục đích ngôn ngữ là ý định sâu kín của người phát ngôn, là phạm trù thuần tuý chủ quan, nó cần đo lường bằng những phương tiện ngữ nghĩa cú pháp. Do đóù, cần phải trả bốn loại câu này về đúng vị trí của nó bởi nó ra đời do sự đối lập của bốn kiểu định hướng phát ngôn, mà định hướng phát ngôn lại là một biểu hiện tình thái bắt buộc, phải hiện diện trong mỗi câu. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt Trang 8 - Tác giả căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa – cú pháp phân câu cầu khiến ra làm bốn kiểu. + Câu mệnh lệnh Xét về mặt ngữ nghĩa, nó buộc người khác phải thực hiện điều nó nói ra. Còn về mặt cú pháp, câu thường do động từ hoặc từ tổ động từ đảm nhiệm, chủ ngữ trong câu thường bị tỉnh lược, câu rất ít sử dụng trợ từ mà nếu dùng thì trợ từ thích hợp là “đi” đặt ở cuối câu, ngữ điệu thường được xướng cao và mạnh. VD : Bên trái quay!. + Câu yêu cầu Về ngữ nghĩa, nó đòi hỏi làm hoặc không làm một điều gì đó. Về mặt cú pháp, câu thường có kết
Luận văn liên quan