Khoa học và công nghệ là đặc trưng của thời đại, nghiên cứu khoa học đã trở
thành ho ạt động sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. các thành tựu của
khoa học hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Khoa học và công nghệ đã trở
thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Cùng với nghiên cứu khoa học hiện
đại, mọi người đang chú ý đến phương pháp nhận thức khoa học, coi đó là nhân tố
quan trọng để phát triển khoa học.
Kiến thức về phương pháp có thể được tích lũy trong kinh nghiệm lao động
hay được tích lũy trong quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể, song bản thân
phương pháp cũng có một hệ thống lý thuyết của riêng mình.
Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, em sẽ trình bày một số vấn đề về
phương pháp nghiên cứu khoa học được áp dụng trong thực tế cuộc sống. Qua
đây, chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Giáo sư - Tiến sỹ Khoa Học
Hoàng Văn Kiếm, người đ ã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản
cho chúng em về môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học”.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống đỗ xe ô tô thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 1 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
________________
BÀI THU HOẠCH MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
HỆ THỐNG ĐỖ XE ÔTÔ
THÔNG MINH
Người thực hiện : Đỗ Hữu Quốc Thắng
Học viên cao học K6/2011
Mã số : CH1101042
TPHCM năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 2 -
Mở đầu
Khoa học và công nghệ là đặc trưng của thời đại, nghiên cứu khoa học đã trở
thành hoạt động sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. các thành tựu của
khoa học hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Khoa học và công nghệ đã trở
thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Cùng với nghiên cứu khoa học hiện
đại, mọi người đang chú ý đến phương pháp nhận thức khoa học, coi đó là nhân tố
quan trọng để phát triển khoa học.
Kiến thức về phương pháp có thể được tích lũy trong kinh nghiệm lao động
hay được tích lũy trong quá trình nghiên cứu các khoa học cụ thể, song bản thân
phương pháp cũng có một hệ thống lý thuyết của riêng mình.
Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, em sẽ trình bày một số vấn đề về
phương pháp nghiên cứu khoa học được áp dụng trong thực tế cuộc sống. Qua
đây, chúng em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Giáo sư - Tiến sỹ Khoa Học
Hoàng Văn Kiếm, người đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản
cho chúng em về môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học”.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 3 -
MỤC LỤC
Mở đầu ...................................................................................................................... 2
PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ............ 4
I. KHOA HỌC : ..................................................................................................... 4
II. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : .......................................................................... 4
1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu :............................................................ 4
2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu : ........................................ 5
PHẦN II : BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ................................... 7
I. ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY : ............................................... 7
II. GIẢI PHÁP ĐỀ RA : ........................................................................................ 8
Sau đây là quy trình hoạt động của hệ thống:....................................................... 9
1. Người lái xe đến bãi đỗ ................................................................................... 9
2. Người lái xe ra ngoài và hệ thống bắt đầu hoạt động ....................................... 9
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO KHOA HỌC ................... 16
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 4 -
PHẦN I : ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. Khoa học :
Khoa học được hiểu là “ hệ thống tri thức về mọi loại quy luât vật chất và sự
vận động của vât chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy “. Hệ thống tri
thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên từ
trong đời sống hàng ngày. Nhờ tri thức kinh nghiệm, con người có được những hình
dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các
quan hệ xã hội. tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứa đựng những
mặt đúng đắn, nhưng riêng biệt chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật, và do vậy tri
thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các
tri thức khoa học.
Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt
động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẳn theo một mục tiêu xác
định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học. Tri thức khoa học
không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những
tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết
về các liên hệ bản chất.
II. Nguyên cứu khoa học :
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những
điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sư vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới
để cải tạo thế giới.
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại
theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩmtri thức khoa học thu được
nhờ kết quả nghiên cứu.
1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu :
Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức về nhân dạng sư vật, giúpcon người phân biệt được sự khác nhau, về
bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm
mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức là các đặc trưng
về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng
của sự vật.
Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân
dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật.
Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái;
cấu tr1uc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động
của sự vật.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 5 -
Nghiên cứu dự báo, là những nhiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của
sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể
cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong kết quả dự báo
có thể do nhiều nguyên nhân : sai lêch khách quan trong kết quả quan sát:
sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự khác;
mội trường cũng luôn có thể biến động, …
Nghiên cứu sáng tạo, là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa
từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà luôn
hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu :
Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cúu được phân loại thành nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng và ghiên cứu triển khai.
Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là những nghiên cứu
nhằmphát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội
bộ sự vật và mối liên hệ giữa sư vật với các sư vật khác. Sản phẩm nghiên
cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến viêc hình
thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc
nhiều lĩng vực khoa học, chẳng hạn Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ
trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân
thành hai loại : nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định
hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần túy, cò được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc
nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự
vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng. các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế,
xã hội, … đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ
bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background
research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).
Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên
nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra
cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.
Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiên tượng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của sự vật, bức xạ vũ trụ, gien di truyền.
Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà
còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) : là sự vận dụng quy luật được
phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên
lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xúât và đời sống. Giải pháp
được hiểu theo nghĩa rộng có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 6 -
về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế.
Kết quả nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được, để có thể đưa kết quả
nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên
cứu khác có tên gọi lả triển khai.
Nghiên cứu triển khai (Development research) : còn gọi là nghiên cứu triển
khai thực nghiệm hay triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy
luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên
cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật.
Kết quả nghiên cứu triển khai thì chưa triển khai được: sản phẩm của triển
khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi về kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro
về mặt kỹ thuật, để áp dụng được còn phảitiến hành nghiên cứu những tính
khả thi khác như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi
xã hội. Hoạt động triển khai bao triển khai trong phòng thí nghiệm và triển
khai bán đại trà.
Triển khai trong phòng thí nghiệm : là loại hình triển khai nhằm khẳng
định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp
dụng. trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện
trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính. Trên một quy mô
lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực
nghiệm thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.
Triển khai bán đại trà : trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ
thuật và khoa học công nghệ là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả
thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng
bán đại trà, hay quy mô bán công nghiệp.
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã
hội; trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khi
chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong các nghiên cứu khoa học
xã hội có thể lấy ví dụ về thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm;
chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn.
Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu
được trình bày trong sơ đồ bên dưới. Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây
được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên
cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp
đồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn
tại cả ba loại hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 7 -
PHẦN II : BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
I. ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY :
Việt Nam là nước đang phát triển, với số dân khoảng 80 triệu người tập trung
ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM gây nên tình trạng đông đúc, chật
hẹp. Bên cạnh đó, mật độ xe ô tô, xe máy tại các thành phố gia tăng nhanh hơn tốc
độ phát triển mặt bằng giao thông nên thường gặp tình trạng ùn tắc. Có một thực
tế hiện nay là nhiều người chủ sở hữu xe ô tô không có gara phải đỗ xe ở ngoài
đường hoặc nơi công cộng, chính vì thế việc xây dựng và thiết lập bãi đỗ xe tự
động là hoàn toàn cấn thiết.
Bãi đỗ xe tự lái thông thường có nhiều bất tiện như : dễ bị mất cắp phụ tùng
xe nếu vị trí đỗ xe không lắp camera an ninh, người lái xe không có kinh nghiệm
phải mất nhiều thời gian để đưa xe vào vị trí đỗ xe chật hẹp (đôi khi gây ra ùn tắc
cục bộ), và hầu như rất khó kiểm soát khí thải & tiếng ồn khi xe di chuyển trong
khu vực đỗ xe. Đối với các bãi xe tự lái diện tích lớn, người lái xe phải mất rất
nhiều thời gian để tìm chỗ đỗ và tìm ra xe của mình khi lấy xe. Và điều mà phần
lớn nhà đầu tư quan tâm nhất là bãi đỗ xe tự lái chiếm nhiều diện tích của công
trình (bình quân 25 m2/ 1 vị trí đỗ xe bao gồm diện tích đường di chuyển).
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu
ứng dụng
Triển khai
Nghiên cứu cơ bản
thuần túy
Nghiên cứu cơ bản
định hướng
Triển khai trong
phòng thí nghiệm
Nghiên cứu
nền tảng
Nghiên cứu
chuyên đề
Triển khai
bán đại trà
Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 8 -
II. GIẢI PHÁP ĐỀ RA :
Hệ thống đỗ xe tự động có thể giải quyết hầu hết các vấn đề trên. Hệ thống đỗ
xe ô tô tự đông nhiều tầng là loại kết cấu có trang bị hệ thống nâng để di chuyển
xe ô tô từ mặt đất lên điểm đỗ xe ở trên cao (đối với loại hệ thống nổi) hoặc
chuyển xe xuống điểm đỗ ô tô dưới lòng đất (đối với loại hệ thống ngầm) một
cách hoàn toàn tự động, không cần người lái.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 9 -
Sau đây là quy trình hoạt động của hệ thống:
1.Người lái xe đến bãi đỗ
2.Người lái xe ra ngoài và hệ thống bắt đầu hoạt động
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 10 -
Xe được nâng lên và xoay lại :
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 11 -
Xe được nâng lên và đưa vào vị trí thích hợp:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 12 -
Sau đó, hệ thống sẽ lấy tấm để xe khác ra chuẩn bị cho xe mới vào :
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 13 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 14 -
Khi có yêu cầu lấy xe từ khách hàng:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 15 -
Và cứ thế, hệ thống tiếp tục tiếp nhận xe và trả xe cho khách hàng. Đáp ứng nhu cầu
gởi xe và tiết kiệm không gian một cách thuận lợi nhất. Tất cả các thao tác đều được
tự động hóa nên cả bãi xe chỉ có hai nhân viên trực tại hai cổng ra/vào và quan sát
hoạt động của bãi xe hoặc can thiệp khi có sự cố qua hệ thống camera.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 16 -
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO KHOA HỌC
Theo Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào ít nhất cũng phải có hai thành phần
vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”.
Nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc của mình đã đưa ra một hệ
thống các nguyên tắc sáng tạo. Nó cung cấp hệ thống các cách xem xét sự vật; tăng
tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin; đưa ra và lựa chọn
các cách tiếp cận thích hợp để giải quyết vấn đề. Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo
còn giúp cho chúng ta xây dựng được tác phong, suy nghĩ và làm việc một cách khoa
học, sáng tạo; góp phần xây dựng tư duy biện chứng. Một sô nguyên tắc khoa học
được áp dụng trong giải pháp trên:
1. Nguyên tắc phân nhỏ :
- Chia bãi đỗ xe thành các phần độc lập tương ứng với chiếc xe.
- Bãi đỗ xe thông minh có thể tháo lắp được.
2. Nguyên tắc “tách riêng” :
Bãi đỗ xe chia thành nhiều khu vực riêng biệt : khu vực để xe, khu vực
phòng điều khiển, khu vực hoạt động của rôbốt (nâng và trả xe ).
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ :
Các phần khác nhau có những chức năng khác nhau: phần giữ xe, phần vận
chuyển xe ….
4. Nguyên tắc kết hợp :
- Kết hợp hệ thống camera và hộ thống chữa cháy tự động để phòng ngừa sự
cố xảy ra .
- Kết hợp hệ thống máy tính để tìm vị trí trống và trả xe cho khách hàng khi
có yêu cầu.
5. Nguyên tắc vạn năng :
Bãi đỗ xe có thể thực hiện việc cất xe và lấy xe tự động, do đó khách hàng
không cần phải đi tìm và lấy xe.
6. Nguyên tắc “chứa trong” :
- Bãi đổ xe chứa trong nó là nhiều xe và hệ thống vận chuyển xe.
- Hệ thống vận chuyển xe chuyển động xuyên suốt bên trong bãi xe.
7. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ :
Nhân viên điều khiển việc vận chuyển xe có thể sắp xếp trình tự việc gởi và
lấy xe của khách hàng sao cho không mất thời gian dịch chuyển một cách tối
ưu nhất.
8. Nguyên tắc dự phòng :
Bù đắp độ tin cậy không lớn của bãi đỗ xe bằng cách chuẩn bị các phuơng
tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
9. Nguyên tắc đẳng thế :
Khi trả xe cho khách hàng thì kết hợp với việc nhận xe mới thay vì phải
nâng lên cất tấm đế xe. Việc này để không phải nâng lên hay hạ xuống nhiều
lần.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT
MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - 17 -
10. Nguyên tắc đảo ngược :
Trước khi nâng lên cất xe thì quay ngược xe lại để khi khách hàng lấy xe thì
chạy thẳng ra không cần phải quay đầu xe.
11. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá :
- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
- Chuyển sang chuyển động quay.
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa học trong tin học” .
Giảng viên : GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Chương trình đào tạo thac sĩ CNTT qua mạng.
Trung tâm phát triển CNTT ĐH Quốc gia TP.HCM - 2005.
2. Giải một bài toán trên máy tính như thế nào ?( tập 1, 2, 3).
GS. TSKH Hoàng Kiếm.
Nhà xuất bản giáo dục – 2003.
3. Phương pháp luận sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
Phan Dũng.
Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM – 2002.