Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới

Tìm hiểu hệ thống rào cản phi thuế quan áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nói chung và các rào cản kỹ thuật thương mại của Mỹ đối với mặt hàng dệt may nhập khẩu, đồng thời để giúp các doanh nghiệp nhận diện các TBT. Đánh giá thị trường dệt may Mỹ và chính sách nhập khẩu hàng dệt may, qua đó đề tài khái quát thực trạng vượt rào của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường này. Đề xuất một số giải pháp vượt rào đối với các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

pdf20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3824 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới Cao Quý Long Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tìm hiểu hê ̣thống rào cản phi thu ế quan áp duṇg với hàng hó a xuất khẩu nói chung và các rào c ản kỹ thuâṭ thương m ại của M ỹ đối với măṭ hàng dêṭ may nhập khẩu, đồng thời để giúp các doanh nghiệp nhận diện các TBT. Đánh giá thị trường dệt may Mỹ và chính sách nhập khẩu hàng dệt may, qua đó đề tài khái quát thực trạng vươṭ rào của các doanh nghi ệp xuất khẩu dêṭ may Vi ệt Nam vào th ị trường này. Đề xuất một số giải pháp vượt rào đối với các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Keywords. Thương mại quốc tế; Hàng dệt may; Xuất khẩu; Việt Nam; Mỹ Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, ngành dệt may đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước; ngành đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), đóng góp 16% giá trị xuất khẩu công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng đầu cả nước, đồng thời lọt vào Top 10 thế giới về kim ngạch xuất khẩu và đóng góp hơn 8% trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán thương mại, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển… góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Trong những năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã có mức tăng trưởng đột biến, hiện nay Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dêṭ may sang thị trường Mỹ, đòi hỏi các doanh nghi ệp Việt Nam cần phải tìm hiểu , nghiên cứu về th ị trường Mỹ trong đó đăc̣ biêṭ cần chú ý đến các rào cản kỹ thuật mà M ỹ áp dụng với các mặt hàng dệt may khi muốn thâm nhập vào thị trường này. Các nước đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hóa thương mại theo xu hướng quốc tế hóa – khu vưc̣ hóa , mặt khác họ lại luôn tìm kiếm các rào cản tinh vi và phức tạp hơn thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp hành chính nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Những rào cản phi thuế quan (NTB-Non-Tariff Barriers) nói chung và rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT-Technical Barriers to Trade) nói riêng đang gây trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Khó khăn lại càng bị nhân lên do các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp này được mệnh danh nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chứ không chỉ là các rào cản trong thương mại quốc tế Do đó, muốn đẩy nhanh ho ạt động xuất khẩu của Vi ệt Nam ra thị trường thế giới nói chung và vào th ị trường Mỹ nói riêng thì đòi hỏi các doanh nghi ệp Việt Nam cần phải có sư ̣ nhìn nhận đúng đắn về các “ rào cản kỹ thuật” này . Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ trong bối cảnh mới”. Đề tài nghiên cứu, làm rõ được một số nội dung cơ bản, cụ thể là: Thế nào là rào cản kỹ thuật trong quan hệ thương mại quốc tế? Các rào cản kỹ thuật được áp dụng ở Mỹ đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay như thế nào? Trong tình hình mới hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải làm thế nào để vượt rào cản kỹ thuật thương mại, nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ? 2. Tình hình nghiên cứu. Đề tài về các rào cản trong thương mại quốc tế và đề tài về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ đã được đề cập khá nhiều trong các bài viết, công trình nghiên cứu hay các luận văn, luận án như “Làm thế nào để xuất khẩu thành công hàng dệt may vào thị trường Mỹ, Hiệp Hội dệt may Việt Nam, Hà Nội” - Lê Quốc Ân (8/2005); “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ” – Nguyễn Hữu Khải (2006), Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Hà Nội; “Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại Quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam”- Đinh Văn Thành (2005), Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội; “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ và thế giới: viễn cảnh và thử thách” – Đỗ Tuyết Khanh (2008), số 2 tháng 7/2008 Tạp chí nghiên cứu và thảo luận – Thời đại mới ..v.v… Các đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu về hệ thống thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ hay chỉ nghiên cứu hệ thống các rào cản trong thương mại quốc tế và giải pháp cho Việt Nam. Chính vì vậy, trên cơ sở xem xét một cách khái quát tổng hợp hơn, đề tài “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp khắc phục rào cản để xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh mới” có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu bức xúc hiện nay của ngành dệt may Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của toàn ngành dệt may trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của luận văn: trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Tìm hiểu hê ̣thống rào cản phi thu ế quan áp duṇg với hàng hóa xu ất khẩu nói chung và các hàng rào kỹ thuâṭ thương m ại của M ỹ đối với măṭ hàng dêṭ may nhập khẩu, đồng thời để giúp các doanh nghiệp nhận diện các TBT. - Đánh giá thị trường dệt may Mỹ và chính sách nhập khẩu hàng dệt may, qua đó đề tài khái quát thực trạng vươṭ rào của các doanh nghi ệp xuất khẩu dêṭ may Vi ệt Nam vào thị trường này. - Đề xuất một số giải pháp vượt rào đối với các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu hê ̣thống các rào cản kỹ thuâṭ TBT đ ối với mặt hàng dệt may và hệ thống rào cản kỹ thuật tại Mỹ. - Những giải pháp khắc phục rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may vào Mỹ  Phạm vi nghiên cứu: Các qui định rào cản kỹ thuâṭ của Mỹ áp dụng với mặt hàng dệt may, liên hê ̣thưc̣ tiêñ với măṭ hàng xuất khẩu dêṭ may Việt Nam sang Mỹ trong bối cảnh mới hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: là phương pháp trọng tâm được tác giả sử dụng nhằm tổng hợp các vấn đề về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ để đưa ra được bức tranh khái quát và tổng quan về rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ. - Phương pháp phân tích, thống kê: tác giả sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho quá trình phân tích thực tiễn áp dụng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để so sánh kinh nghiệm trong việc đưa ra các rào cản kỹ thuật trong thương mại của Mỹ; từ đó rút ra một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam nhằm thu thập các số liệu thống kê ngành và kết hợp các ý kiến của các chuyên gia để minh hoạ cho những nhận định của mình. 6. Những đóng góp mới của luận văn. - Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản của việc tìm hiểu và đáp ứng quy định về rào cản kỹ thuật TBT đối với hàng dệt may trên thị trường Mỹ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp đáp ứng các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng dệt may trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cầu thành 3 chương, nội dung cụ thể như sau: Chƣơng 1: Tổng quan v ề các rào cản thương mại quốc tế và các quy định rào cản kỹ thuật của Mỹ. Chƣơng 2: Thưc̣ traṇg đáp ứng rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với măṭ hàng dêṭ may xuất khẩu của Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại cho các doanh nghi ệp xuất khẩu dêṭ may Việt Nam sang Mỹ. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC RÀO CẢN THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ 1.1 Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế. 1.1.1 Rào cản trong thƣơng mại quốc tế. Thuâṭ ngữ “rào cản” trong kinh tế đươc̣ hiểu là những công cu ̣ , biêṇ pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới nền kinh tế của quốc gia đó. Từ đó có thể suy rôṇg ra “rào cản trong thương m ại quốc tế ” là những công cụ, biêṇ pháp, chính sách bảo hộ của một quốc gia nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hoaṭ đôṇg thương m ại quốc tế của quố c gia đó nói riêng và tới nền kinh tế nói chung. Rào cản thương m ại quốc tế đươc̣ phân chia làm hai loaị : đó là hàng rào thuế quan và phi thuế quan . Rào cản kỹ thuật là một trong những công cụ trong hệ thống hàng rào phi thuế quan. 1.1.2 Phân loaị hàng rào thƣơng mại quốc tế. 1.1.2.1 Hàng rào thuế quan. Nôị dung chính của hàng rào thuế quan đó là viêc̣ áp duṇg thuế là công cu ̣chính gây rào cản để kìm hãm sự thâm nhập của hàng hóa nướ c ngoài vào th ị trường trong nước của môṭ quốc gia . Trước kia, công cu ̣thuế quan đư ợc sử duṇg phố biến trong chính sách bảo hô ̣thương mại quốc tế của môṭ quốc gia , tuy nhiên cho đến nay thì công cu ̣này đa ̃không còn đươc̣ áp dụng phổ biến nữa mà thay vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng đa dạng và tinh vi . 1.1.2.2 Hàng rào phi thuế quan. Rào cản phi thuế quan là những rào cản không dùng thuế quan mà thay vào đó là các biêṇ pháp hành chí nh để phân biêṭ đối xử chống laị sư ̣thâm nhâp̣ của hàng hóa nước ngoài , bảo vệ hàng hóa trong nước. Rào cản phi thuế quan ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp . Theo tổ chức OECD, rào cản phi thuế quan bao gồm 14 loại. Còn riêng đối với Vi ệt Nam, hàng rào phi thuế đư ợc phân chia thành 7 nhóm. Ta thấy rằng hàng rào phi thuế quan ngày càng đa daṇg và phức tap̣ trong đó hàng rào kỹ thuật chỉ là một trong những công cụ của hàng rào phi thuế quan . Và các rào cản này ngày càng được các quốc gia áp duṇg môṭ cách linh hoaṭ, biến đổi. 1.1.3 Rào cản kỹ thuật. 1.1.3.1 Khái niệm về rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuậ t áp duṇg đối với hàng xuất khẩu của nước ngoài , tránh việc thâm nhập của hàng hóa đó và bảo vệ hàng hóa trong nước. Hiêṇ nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu các rào cản thuế quan đươc̣ các nước cắt giảm sử dụng theo xu hướ ng tư ̣do hóa thương maị , còn các rào cản phi thuế quan trong đó hê ̣thống rào cản kỹ thuâṭ ngày càng đươc̣ áp duṇg tinh vi và r ộng rãi trong thương maị quốc tế . 1.1.3.2 Phân loaị rào cản kỹ thuâṭ. a) Các tiêu chuẩn về chất lượng Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các nội dung :  Các yêu cầu, quy điṇh đối với sản phẩm .  Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm. b) Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử duṇg Đây là môṭ trong những tiêu chuẩn hết sức quan troṇg, tiêu chuẩn này bao gồm những quy điṇh, tiêu chuẩn về đô ̣an toàn chung của s ản phẩm ví du ̣như những quy điṇh về nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu sản phẩm, bao gói... c) Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội Hiêṇ nay , bô ̣tiêu chuẩn về lao đôṇg và trách nhiêṃ xa ̃hôị SA 8000 đang được các nước phát triển áp duṇg rôṇg raĩ . Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận d) Quy điṇh về bảo vê ̣môi trường (Hê ̣thống quản tri ̣môi trường ISO 14001:2000) Hê ̣thống này xem xét khía caṇh bảo vê ̣môi trường của các tổ chức sản xuất và sản phẩm. Hiêṇ nay, trên thị trường thế giới rất chú troṇg đến vấn đề môi trường , tổ chức môi trường thế giới đa ̃khuyến cáo các doanh nghi ệp nên cung ứng những s ản phẩm “xanh và sac̣h” . Mức đô ̣ảnh hưởng đến môi trường của mô ̣ t sản phẩm se ̃quyết điṇh tới sức caṇh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới. e) Hê ̣thống thưc̣ hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practiecs) Các nước lớn như Mỹ , EU, Nhâṭ Bản, Australia…đều yêu cầu các s ản phẩm khi nhập khẩu vào th ị trường nước ho ̣phải đươc̣ công nhâṇ đa ̃áp duṇg GMP . Chứng nhận GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất, GMP kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng. 1.1.3.3 Quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về rào cản kỹ thuật. Hệ thống rào cản phi thuế quan nói chung và rào cản kỹ thuật cũng không phải là ngoại lệ, mà là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong các quy định và hoạt động của WTO. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế được xây dựng trên cơ sở hiệp định đạt được tại vòng Tokyo. Hiệp định đề ra một loạt các tiêu chí cho việc chuẩn bị, phê chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn của các cơ quan tiêu chuẩn trung ương cũng như các điều khoản theo đó các cơ quan chính quyền cấp dưới và các tổ chức không thuộc chính phủ thiết lập và sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật. 1.1.3.4 Xu hướng rào cản kỹ thuật (TBT) trong thương mại quốc tế. Hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng có 10 xu hướng rào cản kỹ thuật như sau [36]: ► Mở rộng từ lĩnh vực sản xuất và thương mại đến thương mại dịch vụ và đầu tư ► Xu hướng chuyển đổi từ các biện pháp tự nguyện sang nguyên tắc bắt buộc ► Mở rộng từ sản phẩm cụ thể đến toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động ► Tăng sức ảnh hưởng và hiệu ứng khuếch tán ► Phát triển cùng với tiến bộ khoa học – kỹ thuật và mức sống ► Kết hợp rào cản kỹ thuật và vấn đề bằng sáng chế ► Các nước đang phát triển đẩy mạnh thực hiện TBT ► Tăng cường chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế ► Rào cản kỹ thuật về an toàn tiêu dùng ngày càng khắt khe ► Phối hợp các TBT, chống bán phá giá, biện pháp tự vệ và thuế quan 1.1.4 Tác động của việc áp dụng hàng rào kỹ thuật. 1.1.4.1 Đối với nước nhập khẩu. Rào cản kỹ thuâṭ có thể bị sử dụng biến tướng như một công cụ bảo hộ của chính phủ nước nhập khẩu dùng để haṇ chế sư ̣thâm nhâp̣ của hàng hóa nước ngoài khi thâm nhâp̣ vào thị trường nước mình. ● Tác đôṇg tích cƣc̣: Thứ nhất , viêc̣ áp duṇg các rào cản kỹ thuâṭ đa ̃làm nâng cao chất lươṇg của hàng hóa nhập khẩu vào th ị trường này , qua đó quyền lơị người tiêu dùng đươc̣ nâng cao. Thứ hai, viêc̣ áp duṇg các rào cản kỹ thuâṭ giúp bảo vệ môi trường. Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài. ● Tác đôṇg tiêu cƣc̣: Thứ nhất, không taọ ra đôṇg lưc̣ phát triển nền sản xuất trong nước. Thứ hai, giảm lợi ích người tiêu dùng và nền s ản xuất của các ngành khác trong nền kinh tế. 1.1.4.2 Đối với nước xuất khẩu. ● Tác đôṇg tích cƣc̣: Thứ nhất, viêc̣ các nước tăng cường áp duṇg các biêṇ pháp kỹ thuâṭ để haṇ chế nh ập khẩu là đôṇg lưc̣ tạo cho các doanh nghi ệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lưc̣ s ản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất lươṇg cho sản phẩm của mình. Thứ hai, môṭ trong những tiêu chuẩn về kỹ thuâṭ đó là biêṇ pháp bảo vê ̣môi trường. ● Tác đôṇg tiêu cƣc̣: Thứ nhất, các doanh nghi ệp xuất khẩu se ̃phải tăng chi phí s ản xuất để thay đổi điều kiêṇ sản xuất sao cho đáp ứng đư ợc những yêu cầu của quy điṇh về kỹ thuâṭ do đó lơị nhuâṇ của nhà sản xuất se ̃giảm sút. Thứ hai, gây ra thiêṭ haị cho nhà sản xuất. Thứ ba , bên caṇh viêc̣ gây thiêṭ haị lớn cho các doanh nghi ệp, nhà xu ất khẩu thì cũng ảnh hưởng tới những người lao động s ản xuất trong các ngành s ản xuất xuất khẩu. 1.2 Các quy định về hệ thống rào cản kỹ thuật thƣơng mại của Mỹ áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu. 1.2.1 Yêu cầu có tính rào cản liên quan đến trách nhiệm đối với xã hội. 1.2.1.1 Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (Social Accountability 8000 – SA 8000). Hê ̣thống SA 8000 đề cập đến các vấn đề : Lao đôṇg trẻ em ; Lao đôṇg cưỡng bức ; An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ; Quyền tham gia các hiêp̣ hôị của người lao đ ộng; Vấn đề phân biêṭ đối xử giữa những người lao đ ộng; Kỷ luật lao đ ộng; Thời gian sử duṇg lao đ ộng; Lương và các phúc lợi xã hội cho người lao động; Quản lý doanh nghiệp, quan hê ̣côṇg đồng bao gồm quan hê ̣với côṇg đồng khu vưc̣ , giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác hoăc̣ dân cư trong khu vưc̣. Việc đưa vào áp dụng SA 8000 sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức mà cụ thể là: Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng; Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp. 1.2.1.2 Chương trình chứng nhận về trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu (Chương trình chứng nhận WRAP – Worldwide Responsible Apparel Production – Trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc trên quy mô toàn cầu). Đây là chương trình chứng nhâṇ trách nhiêṃ trong s ản xuất hàng may măc̣ trên qui mô toàn cầu (Worldwide Responsible Apparel Production). Năm 1998, AAFA đa ̃áp duṇg tiêu chuẩn này với các nôị dung sau : Tuân thủ luâṭ và những nôị quy lao đ ộng. Cấm lao đ ộng cưỡng bức . Cấm quấy nhiêũ và laṃ duṇg . Cấm lao đôṇg trẻ em . Thu nhâp̣ và phúc lơị . Giờ làm viê ̣c. Cấm phân biêṭ đối xử . An toàn sức khỏe . Tư ̣do hôị đoàn. Môi trường. Tuân thủ Luâṭ Hải quan. Ngăn ngừa ma túy. 1.2.2 Quy định có tính rào cản về môi trƣờng. ● Quy định về nhãn mác (Trademark) ● Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 1.2.3 Tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban An toàn tiêu dùng (CPSC). Luật này quy định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may và yêu cầu tất cả sản phẩm may mặc hoặc các sản phẩm được làm bằng vải sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn này. 1.2.4 Quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt. a) Quy định về nhãn mác hàng hóa. b) Quy định về nước xuất xứ. c) Khai báo mã số của nhà sản xuất. 1.3 Kinh nghiệm vƣợt rào cản để xuất khẩu hàng dệt may của một số nƣớc vào thị trƣờng Mỹ. 1.3.1 Trung Quốc