Trung gian tài chính đã xuất hiện từ khoảng 3500 năm trước công nguyên với sự ra đời của một số ngân hàng sơ khai. Kinh tế ngày càng phát triển cùng với tính thiếu hoàn hảo của thị trường tài chính – kênh dẫn vốn trực tiếp - đã không đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ trong nền kinh tế. Chính vì thế, rất nhiều các trung gian tài chính đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. TGTC đã khắc phục được những hạn chế của kênh dẫn vốn trực tiếp và trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của hệ thống tài chính - kênh dẫn vốn gián tiếp.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5037 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống trung gian tài chính Việt Nam & Điểm mới trong Luật các tổ chức tín dụng 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN
HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM & ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010
NHÓM 8
H302, sáng thứ 6
Mục lục
TỔNG QUAN VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 3
Sự ra đời hệ thống trung gian tài chính 3
Đặc trưng trung gian tài chính 5
Vai trò và chức năng trung gian tài chính 6
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
VIỆT NAM 10
Trung gian nhận tiền gửi – hệ thống ngân hàng Việt Nam 10
Trung gian đầu tư 17
Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng – công ty bảo hiểm 19
ĐIỂM MỚI TRONG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010 25
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
1. Sự ra đời của hệ thống trung gian tài chính
Trung gian tài chính đã xuất hiện từ khoảng 3500 năm trước công nguyên với sự ra đời của một số ngân hàng sơ khai. Kinh tế ngày càng phát triển cùng với tính thiếu hoàn hảo của thị trường tài chính – kênh dẫn vốn trực tiếp - đã không đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ trong nền kinh tế. Chính vì thế, rất nhiều các trung gian tài chính đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. TGTC đã khắc phục được những hạn chế của kênh dẫn vốn trực tiếp và trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của hệ thống tài chính - kênh dẫn vốn gián tiếp.
Khái niệm
Trung gian tài chính là những tổ chức huy động vốn từ người có tiền tạm thời nhàn rỗi và sử dụng vốn đầu tư đem lại lợi ích cho các bên khi họ giao dịch, Hoạt dộng chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là thông qua việc cung ứng các dịch vụ tài chính thông qua hút khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu vốn.
Trung gian tài chính được nhìn nhận theo 2 tư cách:
Thứ nhất, với tư cách như một doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp đó là tối đa hóa lợi nhuận, tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau giữa TGTC với 1 doanh nghiệp thông thường. Ví dụ khi mua một sản phẩm, với trung gian tài chính là sản phẩm tài chính sẽ phải đánh giá phân tích những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Trong khi đó, một doanh nghiệp thông thường không cần thiết phải làm như vậy khi mua một hàng hóa tiêu dùng hàng ngày. Ngoài ra, trong trung gian tài chính cũng có sự khác nhau về sản phẩm. Ví dụ như ngân hàng thương mại có thể nhận tiền gửi từ các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, và khoản tiền đó có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng với loại hình bảo hiểm, quỹ hưu trí, khoản tiền đóng để mua bảo hiểm không được phép rút ra mà chỉ được chi trả theo những điều khoản trong hợp đồng.
Thứ hai, với tư cách là một tổ chức huy động và cung ứng nguồn vốn trong nền kinh tế, có thể hiểu như TGTC là chiếc cầu nối giữa hai chủ thể, giữa những người có vốn nhàn rỗi với những người dư thừa về vốn. Tuy nhiên nhiệm vụ trung gian của trung gian tài chính không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn đóng vai trò trung gian trong nhiều hoạt động khác như là phương tiền để nhà nước điều hành chính sách tiền tệ khi cân thiết.
Trong bài thảo luận này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu Trung gian tài chính với tư cách là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn.
Các tổ chức trung gian tài chính chủ yếu
Trung gian tài chính nhận tiền gửi
Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi để cung cấp cho những chủ thể cần vốn dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Các tổ chức này bao gồm các ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết kiệm…
Các trung gian đầu tư
Các trung gian đầu tư bao gồm ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính, quỹ đầu tư tương hỗ và các công ty đầu tư mạo hiểm
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là các trung gian tài chính có nguồn vốn hoạt động được hình thành từ các hợp đồng, theo đó các tổ chức này nhận các khoản đóng góp theo định kỳ và thực hiện chi trả các trường hợp sự kiện xảy ra trong hợp đồng. Loại hình tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng có các công ty bào hiểm và các quỹ trợ cấp hưu trí…
c. Tổ chức tín dụng:
Khái niệm
Theo Luật Tổ chúc tín dụng 2010, Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân
Các tổ chức tín dụng
Ngân hàng: là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật TCTD, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác
Tổ chức tài chính vi mô: là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ
Quỹ tín dụng nhân dân: là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống
Phân biệt Trung gian tài chính và Tổ chức tín dụng:
Hiện nay hai khái niệm TGTC và TCTD được sử dụng một cách không có hệ thống, đôi khi gây ra sự lầm tưởng của nhiều người rằng TGTC và TCTD là một, liệu TGTC và TCTD có phải là một không? Chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm về vấn đề này.
Theo khái niệm chúng tôi đã đưa ở trên: Trung gian tài chính là tổ chức trung gian giữa người có vốn và người cần vốn bao gồm: gồm trung gian tài chính nhận tiền gửi, trung gian đầu tư và tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng. Còn tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Như vậy ta có thể thấy các tổ chức tín dụng đều là các trung gian tài chính, chỉ khác nhau về hoạt động theo từng loại hình.
Tuy nhiên ngược lại không phải tất cả các trung gian tài chính đều là tổ chức tín dụng. Đó là một số trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán ví dụ: ngân hàng đầu tư, công ty môi giới chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán.
Từ đây chúng ta có thể kết luận khái niệm trung gian tài chính rộng hơn, nó bao trùm khái niệm tổ chức tín dụng.
2. Đặc trưng của hệ thống trung gian tài chính
a. Tạo ra tài sản tài chính và nguồn vốn
Để hiêu thêm đặc trưng này, chúng ta có thể lấy một ví dụ minh họa:
Một người có 100 đồng cho vay, khi cho vay trực tiếp thì người cho vay có tài sản là 100 đồng, người đi vay có nguồn vốn là 100 đồng, tài sản = nguồn vốn. Trong trường hợp cho vay qua trung gian tài chính, cụ thể là ngân hàng, người cho vay cũng có 100 đồng tài sản , người đi vay có 100 đồng nguồn vốn nhưng trong trường hợp này ta thấy bản thân trung gian tài chính đã tạo ra tài sản và nguồn vốn, cụ thể là ngân hàng có tài sản là 100 đồng khi nhận tiền gửi và tạo ra nguồn vốn 100 đồng khi cho vay đông thời tự tạo ra tài sản qua khoản lãi kiếm được khi cho vay. Lúc này tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong nền kinh tế sẽ là 200 đồng
Kết nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi với người có nhu cầu về vốn
Nếu không có trung gian tài chính, người có vốn và người thiếu vốn phải gặp gỡ trực tiếp, họ phải tự tìm kiếm thông tin về nhau cùng tình trạng thông tin bất cân xứng đã dẫn đến chi phí giao dịch cao cùng với đó là rủi ro lớn. Với sự xuất hiện của trung gian tài chính, người có vốn và người cần vốn không nhất thiết phải gặp trực tiếp, với sự chuyên nghiệp của mình các trung gian tài chính sẽ làm giảm chi phí giao dịch và quản lý rủi ro một cách hiệu quả hơn bất cứ cá nhân nào trong nền kinh tế. Do đó sẽ thuận tiện cho cả người có vốn và người cần vốn.
3. Vai trò và chức năng của hệ thống trung gian tài chính
a. Vai trò của hệ thống trung gian tài chính
Do hoạt động chủ yếu và thường xuyên của trung gian tài chính là tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng cho những nơi có nhu cầu về vốn, các trung gian tài chính đóng một vai trò rất quan trọng cho việc tài trợ vốn cho nền kinh tế để đem lại lợi ích cho người cần vốn, thừa vốn, bản thân các trung gian tài chính cũng như cho cả nền kinh tế.
Trung gian tài chính có 3 vai trò chinh:
Vai trò trong việc giảm bớt chi phí
Khi tham gia thị trường tài chính, các chủ thể phải đối mặt với 2 vấn đề chung cần giải quyết đó là chi phí giao dịch và chi phí thông tin. Tuy nhiên khi giao dịch thông qua trung gian tài chính, với tính chuyên nghiệp của mình, trung gian tài chính có thể giải quyết được vấn đề này, tối thiểu hóa những chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch:
Chi phí giao dịch – Transaction cost
Nếu bạn là một nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi bạn tham gia đầu tư bạn sẽ phải đối mặt với các khoản chi phí như chi phí môi giới, chi phí quản lý danh mục đầu tư,….và nếu danh mục đầu tư của bạn càng nhiều thì các khoản chi phí này càng lớn dẫn đến việc giảm đi lợi ích đầu tư. Tuy nhiên đối với các trung gian tài chính, có khả năng huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ trong nền kinh tế tập trung thành nguồn vốn lớn, họ sẽ giảm được chi phí bỏ ra trên mỗi đồng vốn, hoặc với đội ngũ nhân viên chuyên gia lành nghề họ có thể tư vấn hay tìm những cơ hội đầu tư tốt nhất cho bạn. Qua đó, giúp các chủ thể tiết kiệm được chi phí giao dịch.
Chi phí thông tin – Information costs
Trong giao dịch, việc bất cân xứng thông tin là không thể tránh khỏi khi một bên nắm ít thông tin hơn bên kia dẫn đến việc quyết định giao dịch không chính xác có thể gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong luân chuyển vốn trên thị trường tài chính
Các trung gian tài chính là tổ chức chuyên nghiệp hoạt dộng trong lĩnh vực tài chính nên họ có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn so với những người cho vay đơn lẻ, do đó họ sẽ thu thập, xử lý thông tin hiệu quả hơn, nhờ đó đánh giá mức độ rủi ro chính xác hơn. Đồng thời, họ có khả năng kiểm soát quá trình sử dụng vốn của người đi vay, có thể giảm bớt những thiệt hại do rủi ro đạo đức gây ra.
Vai trò giảm thiểu rủi ro
Trong hoạt động đầu tư gặp rất nhiều rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức. Với quy mô vốn lớn, tính chuyên nghiệp, các trung gian tài chính có thể đa dạng hóa các danh mục đầu tư cùng với các nghiệp vụ giám sát quá trình sử dụng vốn của các chủ thể đi vay đã góp phần giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và chính bản thân các trung gian tài chính. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi đầu tư qua trung gian tài chính sẽ đảm bảo được an toàn hơn so với việc đầu tư trên thị trường tài chính trực tiếp do họ có thể đầu tư phải những nơi không ổn định, rủi ro cao dẫn đến mất vốn.
Vai trò là kênh gián tiếp giúp nhà nước can thiệp vào nền kinh tế
Trung gian tài chính còn đóng vai trò là phương tiện để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh tế khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn.Ví dụ khi kinh tế phát triển chậm, suy thoái trì trệ, nhà nước có thể áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, qua việc mua chứng khoán của các ngân hàng thương mại, khi đó một lương cung tiền sẽ được bơm vào nền kinh tế, tạo ra áp lực giảm lãi suất, chi phí vay vốn giảm, kích thích kinh tế phát triển. Trong trường hợp ngược lại, khi tăng trưởng quá nóng, lạm phát tăng cao, nhà nước sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt qua việc bán trái phiếu trên thị trường mở, làm giảm cung tiền, tăng lãi suất, nền kinh tế qua đó tăng trưởng chậm lại, giảm lạm phát. Ngoài ra, với tín dụng thông qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã giúp lưu thông an toàn hơn.
Các trung gian tài chính có nhiều loại hình, mỗi loại hình có mục tiêu khác nhau tùy theo mục đích hoạt động của mình, với ngân hàng thương mại đó là mục tiêu lợi nhuận, NHTW có thể qua NHTM để can thiệp như trên. Ngoài ra một số trung gian tài chính khác như ngân hàng chính sách đẫ đóng vai trò là kênh gián tiếp giúp nhà nước điều chỉnh những ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện thời hạn vay đối với các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện các chính sách của nhà nước về việc làm, dân số, xóa đói giảm nghèo…
Chức năng của trung gian tài chính:
Trung gian tài chính có 2 chức năng là chức năng dẫn vốn và chức năng kiểm soát
Chức năng dẫn vốn
Sơ đồ dòng tiền
Trị trường tài chính tực tiếp và trung gian tài chính là 2 kênh dẫn vốn của hệ thống tài chính. Trung gian tài chính cũng như thị trường tài chính trực tiếp thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người cần vốn. Tuy nhiên trong khi ở thị trường tài chính trực tiếp người có vốn và cần vốn gặp nhau trực tiếp thì thông qua trung gian tài chính người cần vốn và có vốn không cần gặp gỡ nhau trực tiếp, đặc biệt giúp vốn luân chuyển nhanh hơn.
Trong nền kinh tế, các tụ điểm về vốn là Chính Phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình…. Có những lúc những bộ phận này thiếu hụt, cần vốn như để tiêu dùng cá nhân hay doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất hoặc chính phủ có nhu cầu vốn do thâm hụt ngân sách.. nhưng cũng có lúc bộ phận này thừa vốn ( các khoản tiết kiệm của các hộ gia đình, chính phủ thặng dư ngân sách…). Chính vì thế luồng vốn có thể luân chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thông qua thị trường tài chính trực tiếp hoặc thông qua trung gian tài chính. Hai kênh dẫn vốn này bổ sung cho nhau làm cho luôn vốn luân chuyển được dễ dàng và hiệu quả.
Chức năng kiểm soát
Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm tra giám sát của mình để giảm thiểu những nguy cơ lựa chọn đối nghịch và những rủi ro về đạo đức khi cho vay.
Để thực hiện tốt chức năng này, các trung gian tài chính phải kiểm tra kĩ, thu thập xử lý thông tin chính xác trước khi cho vay, định kì kiểm soát trong quá trình cho vay và sau khi cho vay đối với các doanh nghiệp nói riêng – bộ phận đi vay lớn nhất – và toàn bộ những đối tượng đi vay.
II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Hiện nay, hệ thống trung gian tài chính Việt Nam đã phát triển đầy đủ 3 loại hình chủ yếu, bao gồm: các trung gian nhận tiền gửi, trung gian đầu tư và các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng. Tuy nhiên, sự phát triển các loại hình công ty, tổ chức trung gian tài chính trong mỗi loại là chưa thực sự đầy đủ, trong đó:
Các trung gian nhận tiền gửi: hệ thống ngân hàng
Các trung gian đầu tư: công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm
TRUNG GIAN NHẬN TIỀN GỬI - HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tới tháng 11/2009 Việt nam hiện có 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỷ USD, số lượng các ngân hàng này hiện này được xem là đông đảo với một thị trường tài chính nhỏ như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm.
Sản phẩm cung ứng
Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp các dịch vụ quản lý cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh tế. Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh. Vậy ngày nay xã hội đòi hỏi những dịch vụ gì từ phía các ngân hàng? Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quân về danh mục dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng
Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt.
Nhận tiền gửi. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao.
Bảo quản vật có giá trị. Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những năm đầu cách mạng Công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông thường, ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được.
Cung cấp các tài khoản giao dịch. Tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn.
Cung cấp dịch vụ ủy thác. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác (trust service). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây
Cho vay tiêu dùng: trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Và rồi sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại do cạnh tranh về tín dụng tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt trong khi nền kinh tế đã phát triển chậm lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất.
Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư nhân về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ.
Quản lý tiền mặt. Ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoản sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi k