Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước luôn gắn liền với công tác bảo vệ sức khỏe và môi trường. • Thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế và công việc làm ăn cho nhân dân địa phương khu vực xung quanh KCN . • Do tính chất đa năng của KCN nên khối lượng và tính chất của các chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) từ đó cũng phức tạp và độc hại. • Nó sẽ ảnh hưởng không những chỉ môi trường khu vực KCN mà cho cả các vùng dân cư quanh vùng • Nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong

pdf54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3817 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Mười Ngô Thành An Nguyễn Quốc Mẫn Nguyễn Thị Mỹ Hằng 0817.0751 0819.3241 0819.3211 0817.2631 TH.S : ĐINH HẢI HÀ HỒ CHÍ MINH 27/4/2010  BÁO CÁO THỰC TẬP Đề Tài: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – TÂY NINH Nội dung bài báo cáo 1. Mở Đầu 2. Tổng Quan Về Nhà Máy Xử Lý Nước Thải 3. Lưu lượng và thành phần dòng thải 4. Quy trình công nghệ xử lý 5. Chức năng của của các hạng mục, thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải 6. Kinh Tế, Nhận Xét, Kiến Nghị, Kết Luận 1. Mở đầu 1.1 Mở đầu: • Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước luôn gắn liền với công tác bảo vệ sức khỏe và môi trường. • Thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế và công việc làm ăn cho nhân dân địa phương khu vực xung quanh KCN . • Do tính chất đa năng của KCN nên khối lượng và tính chất của các chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) từ đó cũng phức tạp và độc hại. • Nó sẽ ảnh hưởng không những chỉ môi trường khu vực KCN mà cho cả các vùng dân cư quanh vùng • Nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong 1. Mở đầu 1.2 Giới thiệu về công ty cổ phần phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh : 1.2.1 Lịch sử hình thành : • Tiền thân là Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh được thành lập ngày 03/06/1998 theo quy định số 52/QĐ-UB của UBND tỉnh Tây Ninh. Đến năm 2005 UBND tỉnh Tây Ninh cho phép công ty thực hiện cổ phần hóa theo hình thức Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần hiện có tại doanh nghiệp. • Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4503000060 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh cấp ngày 29/12/2006. 1.2.2 Một số thông tin tổng quát. • Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh. • Vị trí: Giáp ranh giới với huyện Củ Chi, tp.HCM. Nằm dọc theo Quốc lộ Xuyên Á • Cách trung tâm TP.HCM 43,5Km • Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37Km • Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài 28km • Cách thị xã Tây Ninh 50km • Các ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề hoạt động chính là kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. • Hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh gồm: + Giao thông: đường nội bộ thảm bê tông nhựa nóng có tải trọng H:30 + Cấp điện: trạm điện 110KV công suất 40MVA dùng riêng cho. Khu công nghiệp điện, giá điện theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ • Hệ thống cấp, thoát nước: Nhà máy nước cấp cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn 1329/BYT. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt. Xử lý nước thải: Trạm xử lý nước thải tập trung 5.000 m3/ngày đêm vận hành ổn định từ năm 2009 2. Tổng Quan Về Nhà Máy Xử Lý Nước Thải 2.1 Nhiệm vụ của nhà máy: • Thu gom và xử lý triệt để nước thải tù tất cả các xí nghiệp trong Khu công nghiệp sinh ra. • Xử lý nước thải của Khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5945 – 2005 cột A trước khi thải ra môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các loài sinh vật đồng thời không gây ảnh hưởng xấu dến tính chất nước của lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. 2.2 Thông tin tổng quát: • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh • Địa điểm xây dựng: Đường số 8, Khu công nghiệp Trảng Bàng, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. • Công suất nhà máy giai đoạn 1: 5.000 m3/ngày đêm. • Diện tích • Vốn đầu tư 35 tỉ đồng. • Thời gian sau một năm khởi công xây dựng và vận hành thử. Ngày 18/06/2009, nhà máy xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Trảng Bàng đã đi vào hoạt động ổn định. Quản đốc nhà máy Công nhân vận hành Ban giám đốc Công ty CP phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh Phòng thí nghiệm Trưởng ca Bảo vệ Sơ đồ tổ chức nhà máy: 2.2 Vị trí xây dựng nhà máy. 2.2.1.Vị trí: • Phía đông: giáp khu đông xây dưng nhà máy thuộc quy hoạch bước 2 giai đoạn 1. • Phía bắc: giáp đường bao khu công nghiệp, khu dân cư an khương. • Phía nam: giáp hồ vi sinh xử lý nước thải có diện tích 3,92 ha. Hồ vi sinh này sử dụng làm hồ xử lý tự nhiên cho nước thải sau xử lý tại nhà máy. • Phía tây: giáp tỉnh lộ 64. 2.2.2 Ưu điểm • Không phải xây dựng đường vào trạm xử lý vì nằm cạnh đường nội bộ khu công nghiệp. • Khu vực xây dựng nhà máy xử lý nước thải thấp hơn khu công nghiệp nên thuận lợi cho việc thu gom nước thải trong toàn bộ khu công nghiệp ra nơi xử lý. • Khu vực xây dựng nhà máy xử lý nước thải gần hồ vi sinh nên tiết kiệm được đường ống dẫn nước thải sau xử lý. 2.3 Tiêu chuẩn xả thải của nhà máy, xí nghiệp trong KCN Trảng Bàng: • xí nghiệp trong KCN Trảng Bàng cần phải xây dựng hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sau xử lý đạt cột B tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 thì mới được xả thải vào hệ thống chung. Bảng 1: chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải KCN Trảng Bàng STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ (CỘT A, TCVN- 5945-2005) 1 Màu ở pH=7 Co-Pt 1400 20 2 pH 5-9 6-8,5 3 BOD5 mg/l 550 30 4 COD mg/l 950 50 5 SS mg/l 100 50 6 Dầu mỡ khoáng mg/l 20 5 7 Dầu mỡ, chất béo động vật thực vật mg/l 2.4 An toàn vận hành, làm việc tại nhà máy xử lý nước thải : • Khi làm việc gần các bể gom, bể điều hòa, bể aerotank, bể nén bùn, bể lắng • Khi làm việc với acid • Khi làm việc với bơm • Khi vận hành và bảo dưỡng máy thổi khí 3. Lưu lượng và thành phần dòng thải 3.1 Lưu lượng nước thải: • Qua tổng hợp trên ta thấy khi các nhà máy xí nghiệp điền đầy vào KCN sẽ phát thải ra khoảng 15000 mnước thải/ngày đêm. Công suất nước thải của nhà máy đang hoạt động là 4.192m /ngày. Các nhà máy đã đăng ký chua có kế hoạch sản xuất cụ thể. Do đó chọn quy mô nhà máy là 5.000m /ngày đêm để thực hiện ở giai đoạn một. 3.2 Thành phần nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải • Qua khảo sát thực tế tại KCN Trảng Bàng chúng ta nhận thấy lượng nước thải và các thông số ô nhiễm trong nước thải của nhà máy dệt nhuộm và may mặc là thành phần gây ô nhiễm chính trong KCN 4.1. sơ đồ công nghệ Hố thu trạm xử lý Bể gom Máy tách rác Bể tách dầu Bể keo tụ Bể lắng màu Bể Aerotank Bể thứ cấp Bể lắng sơ cấp Bể khử màu Bể tạo bông Bể điều hòa Bể nén bùn NaOH Phèn Chất khử màu Javen Nước thải từ các nhà máy xí nghiệp Hồ tiếp nhận (Cột A ) TCVN - 2005 Máy ép bùn li tâm Plyme Bùn thải Sục khí 4.2 Thuyết minh quy trình công nghệ: Quy trình nước thải chia thành 5 bước: • Bước 1: xử lý cơ học Loại bỏ rác thải qua: 2 bước + Bước 1: Rác thải có kích thước >15 mm có trong nước thải được loại bỏ bằng song chắn rác thô. + Bước 2: Tiếp tục loại bỏ nước thải có kích thước >2 mm có trong nước thải bằng máy tách rắc tinh. Máy tách rác sẽ hoạt động lien tục theo thời gian. • Nước thải sau khi qua máy tách rác được cho vào bể tách dầu và sau đó đổ vào bể điều hòa • Bước 2: Xử lý hóa lý Nước thải tự động được bơm từ bể điều hòa đến bể phản ứng, số lượng bơm hoạt động và thời gian bơm phụ thuộc vào lưu lượng nước thải dòng vào. Tại đây nước thải được điều chỉnh pH và phèn (FeCl2) được cấp vào để đảm bảo quá trình keo tụ. Polyme cũng được cấp vào bể phản ứng để tăng khản năng lắng của bông bùn tại bể lắng sơ cấp. Trong trường hợp nước thải có màu thì chất khử màu sẽ được châm vào. Hình 1: Bể gom Hình 2: Bể điều hòa • Bước 3: Xử lý sinh học hiếu khí: Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lững đi vào aerotank. Các chất lơ lững này và một số chất rắn và có thể là chất hữu cơ dạng hòa tan. Các chất lơ lững làm nơi vi sinh vật bám vào cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các hạt cặn bông. Các hạt này dần dần to và lơ lững trong nước. Các bông cặn này chính là bùn hoạt tính. Hình 3: Bể Aeroten A Hình 3: Bể Aeroten B • Bước 4: Xử lý màu Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sinh học nếu vẫn còn độ màu cao và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thì được xử lý tiếp bằng cụm xử lý màu oxy hóa. Bùn sinh ra ở cụm xử lý hóa lý được lắng xuống bể lắng và bơm định kỳ về bể nén bùn. Nước thải sau khi lắng màu được thải ra nguồn tiếp nhận • Bước 5: Xử lý bùn: Bùn ở bể nén bùn được bơm bằng bơm trục vít lên máy ép bùn. Sử dụng máy ép bùn li tâm có bổ sung polymer để tang khản năng ép khô của bùn. Sản phẩm bùn khô sau ép bằng máy ép bùn được đưa đi thải bỏ theo hợp đồng với các công ty môi trường địa phương. 5. Chức năng của của các hạng mục, thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải:  Song chắn rác: Chắn ngang dòng chảy của nước thải trước khi thải vào bể gom. Có tác dụng không cho rác thải có kích thước > 15 mm đi vào hệ thống.  Bể gom: Thu gom nước thải từ hệ thống mương dẫn nước thải, tập trung nước thải chuẩn bị bơm lên hệ thống xử lý. Thể tích: 915 m3 Thời gian lưu nước: 1,5 giờ. Vật liệu: Bê tông cốt thép. Bơm nước thải từ bể gom lên máy tách rác mịn, bể tách dầu. Bơm hoạt động do hệ thống DCS-SCADA điều khiển hệ thống, tự động theo các thông số: Tự động luân phiên đổi bơm Tự động bơm hoặc dừng theo mức đo được trong bể gom. Hiện thị trạng thái hoạt động của bơm. Loại: bơm chìm Lưu lượng: 160-180 m3/h Số lượng: 03 cái.  Bơm nước thải ( bể gom ):  Máy tách rác mịn: Được lắp đặt tại bể tách dầu. Có tác dụng ngăn không cho rác thải có kích thước > 2 mm đi vào hệ thống. Loại: Tự động Lưu lượng: 350 m3/h.  Bể tách dầu: Tách dầu mỡ có trong nước thải từ một số nhà máy trong khu công nghiệp. Thể tích: 131 m3. Vật liệu: Bê tông cốt thép. Thiết bị tách dầu mỡ: Hớt váng nổi tại bể tách dầu. Hoạt động theo thời gian bằng việc cài đặt trên máy tính hoặc hoạt động bằngtay. Công suất: 0.37 kW. Vật liệu: inox.  Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và nồng độ và nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp, tập trung nước thải chuẩn bị bơm qua các công đoạn xử lý sau. Kèm theo sục khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí và oxy hóa một phần chất hữu cơ. Thể tích: 1788 m3. Thời gian lưu: 8 giờ.  Bơm nước thải: ( bể điều hòa ). Bơm nước thải từ bể điều hòa đến bể phản ứng. Bơm hoạt động do hệ thống DCS-SCADA điều khiển, hệ thống này điều khiển tự động theo các thông số: Tự động luân phiên đổi bơm. Tự động bơm hoặc dừng theo mức đo được trong bể điều hòa. Hiện thị tráng thái hoạt động của bơm. Loại: Bơm chìm. Lưu lượng: 110 m3/h. Số lượng: 04 cái.  Thiết bị đo lưu lượng: Đo chính xác lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Dữ liệu được truyền về phòng điều khiển trung tâm, hiển thị trên máy tính và dựa vào dự liệu này bộ điều khiển PCL sẽ PCL sẽ từ động điều khiển hoạt động của bơm nước thải bể điều hòa và bơm định lượng cấp hóa chất, chất dinh dưỡng vào hệ thống. Chế độ hoạt động: Đo lưu lượng bằng phương pháp từ tính.  Bể phản ứng: Keo tụ các chất ô nhiễm bằng phèn sắt (FeCl2) và kết bông các chất lơ lững bằng polymer, nhằm tăng tốc độ lắng. Ngoài ra còn khuấy trộn đều nước thải với chất oxy hóa mạnh. Với tính năng oxy hóa mạnh của hóa chất cấp vào, màu có trong nước thải sẽ được xử lý. Chế độ hoạt động: Bể phản ứng hoạt động vớ cái dòng vào, dòng ra liên tục. các hóa chất cấp cho bể bằng bơm định lượng và và được điều khiển thông qua cài đặt của người vận hành. Bể keo tụ: Thể tích 2.5 m3 thời gian lưu 2 phút. Bể tạo bông: Thể tích 70 m3 thời gian lưu 17 phút. Motor khuấy phản ứng: Chức năng: Khuấy trộn hóa chất với nước thải. Công suất: 1.1 kW. Vận tốc: 80 – 120 rpm.  Bể lắng sơ cấp: Loại bỏ các chất lơ lững có trong nước thải sau khi phản ứng. Thể tích: 637 m3.  Bơm bùn hóa lý: Bơm bùn lắng trong bể lắng sơ cấp về bể nén Chế độ hoạt động: có 02 bơm có thể hoạt động tự động theo chế độ luân phiên với chế độ theo thời gian hoặc điều khiển bằng tay. Loại: Bơm đặt khô. Lưu lượng: 40 m3/h. Số lượng: 02.  Bể aerotank: Oxy hóa các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh vật hiếu khí. Chế độ hoạt động: không khí từ máy thổi khí qua ống dẫn đến các đầu phân phối khí ở đáy bể aerotank. Khí được cấp liên tục cho nước thải ở dạng bọt mịn, dòng bọt khí có tác dụng khuấy trộn nước thải trong bể, oxy trong bọt khí được hấp thụ vào trong nước cho các vi sinh vật sử dụng để oxy hóa chất thải. Chế độ cấp khí cho vi sinh vật trong bể aerotank được giám sát bằng thiết bị do DO để đảm bảo rằng khí cấp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trong bể luôn luôn đủ và đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Bể aerotank hoạt động ở chế độ thông khí kéo dài liên tục. Thể tích: 2166 m3. Thời gian lưu: 18 giờ. Số lượng: 02.  Bể lắng thứ cấp ( lắng sinh học ). Lắng các bông bùn trong nước thải, làm cho nước thải ra khỏi hệ thống có chỉ tiêu SS đạt tiêu chuẩn môi trường. Thể tích: 618 m3. Số lượng: 02.  Bơm bùn sinh học: Tuần hoàn bùn từ bể lắng sinh học về bể aerotank và một phần về bể nén bùn. Chế độ hoạt động: Hoạt động theo thời gian cài đặt trên máy tính trung tâm hoạc hoạt động bằng tay. Loại: Bơm chìm. Lưu lượng: 85 m3/h. Số lượng: 04.  Bể khử màu. Sử dụng khi bể màu vượt tiêu chuẩn bằng cách bổ sung các hóa chất Al2(SO4)3 khuấy trộn nước thải với hóa chất oxy hóa mạnh. Với tính năng oxy hóa mạnh của hóa chất cấp vào, màu trong nước thải sẽ được xử lý hoàn toàn. Bể oxy hóa: 3.5 m3. Bể khử màu: 70 m3.  Bể khử trùng: Khử lượng coliform trong nước thải đạt đến tiêu chuẩn cho phép. Thể tích: 3.5 m3.  Bể lắng màu: Lắng các chất lơ lững còn lại trong nước thải sau cụm hóa lý 2 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Thể tích: 637 m3.  Bể nén bùn: Chức năng: Làm bùn được nén lại đặc hơn, làm giảm thể tích bùn trước khi bơm bùn vào máy ép bùn. Thể tích: 220.5 m3.  Giàn gạt bùn: Chức năng: gạt bùn trong bể lắng sơ cấp, bể lắng thứ cấp, bể lắng màu, bể nén bùn vào hố gom trung tâm. Loại: Vận tốc chậm. Công suất: 0.25 – 0.75 kW. Vận tốc: 2 – 3 rpm. Số lượng: 03.  Máy ép bùn li tâm: Làm giảm thể tích bùn đến mức nhỏ nhất bằng phương pháp li tâm. Chế độ hoạt động: Bơm bùn trục vít sẽ hút bùn ở bể nén bùn và cấp bùn vào máy ép bùn. Để máy ép bùn hoạt động hiệu quả polymer được cấp vào máy ép bùn để tang khản năng ép khô bùn. Máy ép bùn hoạt động thông qua tử điều khiển đặt tại nhà ép bùn. Loại: ly tâm. Lưu lượng: 6 – 10 m3/h. Công suất: 22 kW.  Bơm định lượng hóa chất: Cung cấp hóa chất bổ sung cho dòng nước thải nhằm ổn định pH, cung cấp oxy hóa, phèn, javen, polymer. Hoạt động tự động theo các tín hiệu từ bộ điều khiển FCN hoặc vận hành bằng tay.  Thiết bị pha hóa chất: Chức năng: pha trộn các chất cần bổ sung tự dạng lỏng nguyên chất, dạng hạt rắn thành dung dịch có một nồng độ nhất định trước khi bổ sung vào dòng nước thải.Vận hành bằng tay.  Các thiết bị điều khiển: Thiết bị đo mức: Đo mức nước của bể gom, bể điều hòa, dữ liệu được truyền về từ phòng trung tâm, hiển thị trên máy tính và dựa vào dự liệu này bộ điều khiển FCN sẽ tự động điều khiển hoạt động của bơm nước thải bể gom, bể điều hòa. Thiết bị đo pH: Đo giá trị pH của nước thải tại bể phản ứng. dự liệu được truyền về phòng điều khiển trung tâm, hiển thị trên màn hình máy tính và dựa vào dự liệu này bộ điều khiển FCN sẽ tự động điều khiển sự hoạt động của bơm định lượng axit, kiềm. Thiết bị đo DO: Đo giá trị oxy hòa tan trong bể aerotank, dựa liệu được truyền về phòng điều khiển trung tâm, hiển thị trên màn hình máy tính và dựa vào dự liệu này bộ điều khiển FCN sẽ tự động điều khiển sự hoạt động của máy thổi khí cho bể aerotank. Thiết bị đo Chlorine: Đo giá trị Cl sau bể khử trùng. dựa liệu được truyền về phòng điều khiển trung tâm, hiển thị trên màn hình máy tính và dựa vào dự liệu này bộ điều khiển FCN sẽ tự động điều khiển sự hoạt động của bơm định lượng javen. 6. Kinh Tế, Nhận Xét, Kiến Nghị, Kết Luận 6.1 Kinh Tế: • Tổng chi phí đầu tư: GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ GTGT GIÁ THUẾ (ĐVN) (ĐVN) TRỊ SAU THUẾ(ĐVN) 33.746.915.195 2.550.342.206 36.297.257.401 • Tổng chi tiết khai toán giá trị: THÀNH TIỀN (USD) QUY RA ĐVN 25.160 405.076.000 • Tổng chi phí hóa chất: Mức bình thường Mức sự cố nước thải vào-mức nước lớn nhất 743.00( ĐVN/m3 ) 1.039.500 ( ĐVN/m3 ) • Tổngchi tiết chi phí điện năng: SỐ KWH ĐIỆN SỬ SỐ KW CHO1m3 GIÁ ĐIỆN DỤNG/ NGÀY NƯỚC THẢI ( ĐVN ) ( KWH ) (KWH/m3) 7.354,17 1,47 1.228,15 • Tổng chi phí khái toán xây dựng: Tổng cộng Thuế VAT GIÁ TRỊ SAU (10%) THUẾ Thành 10.976.804.792 1.097.680.479 12.074.485.272 tiền 6.2 Nhận xét: • Tổ chức: Các nhà máy trong khu vực đuocẹ tổ chức tố, khi gặp sự cố bất thường nhanh chống tìm ra được nguyên nhân Nhân viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Nhân viên có tay nghề, kỷ thuật cao, được huấn luyện và nắm vững các biện pháp giải quyết các sự cố về vận hành và cháy nổ. Môi trường làm việc tốt. Môi trường xung quanh nhà máy thông thoáng. • Kỹ thuật : Hệ thống xử lý nước thải hiện đại hoạt động hoàn toàn tự động. Khi cần bảo trì sửa chữa có thể chuyển đổi linh hoạt sang chế đọ bằng tay. Hiệu quả xử lý cao. Hoàn thiện và đạt hiệu quả phù hợp. Dễ chiụ áp lực nước và tải trọng nước lớn, không gây sốc cho VSV. Tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình lắng. 6.3 Kiến nghị: Tăng cường kiểm tra, có biện pháp đối với các nhà máy xí nghiệp sản xuất có nồng độ các chất gây ô nhiễm cao trong nước thải xả thải đúng quy đinh. Nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống trạm xử lý nước thải cũng như chất lượng nước sau xử lý thải ra nguồn tiếp nhận. Có những giải pháp nhằm giảm chi phí xử lý nước thải Tính toán chu kỳ bơm bùn hợp lý hơn giảm chi phí điện cho vận hành bơm. Có sự thay đổi thông tin giữa các ca trực một cách hợp lý nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. 6.4 Kết luận: Bảo vệ môi trường là vấn đề nhân đạo và sự sống còn của xã hội loài người. Ngoài ra, công việc nhân đạo này còn mang một ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng về lâu dài. Ở Việt Nam luật bảo vệ môi trường đã được Quốc Hội thông qua NDD hướng dẫn thi hành luật BVMT. Vì Vậy, luật bảo vệ môi trường đối với các dự án dang phát triển là một trong những tính chất pháp định bắt buộc. Kiến trúc công trình xử lý nước thải nằm trong KCN cũng tạo ra cảnh quan môi trường chung. Dự án cũng góp phần hưởng ứng tích cực trong công tác Bảo vệ môi trường bền vững theo chủ trương của Chính Phủ. Hết Cảm ơn các thầy, các cô đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm