Hiến pháp 2013 và việc hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự

1. Hiến pháp 2013 đánh dấu sựthay đổi quan trọng trong việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người bằng việc qui định Chương 2: Quyền con người, quyền nghĩa vụcơbản của công dân. Trong sốcác quyền con người được Hiến pháp này ghi nhận, thì quyền bất khảxâm phạm vềthân thể được chú trọng đặc biệt. Điều 20 Hiến pháp 2013 qui định: “1. Mọi người có quyền bất khảxâm phạm vềthân thể, được pháp luật bảo hộvềsức khoẻ, danh dựvà nhân phẩm; không bịtra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳhình thức đối xửnào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 2. Không ai bịbắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừtrường hợp phạm tội quảtang. Việc bắt, giam, giữngười do luật định”.

pdf9 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiến pháp 2013 và việc hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 15-23 15 Hiến pháp 2013 và việc hoàn thiện biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Nguyễn Ngọc Chí* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 6 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 8 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 9 năm 2014 Tóm tắt: Trên cơ sở qui định của Hiến pháp 2013, bài viết phân tích và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam để triển khai thực thi việc bảo đảm quyền con người. Từ khóa: Biện pháp ngăn chặn; bắt người; tạm giữ hình sự; tạm giam; hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự. 1. Hiến pháp 2013 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người bằng việc qui định Chương 2: Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong số các quyền con người được Hiến pháp này ghi nhận, thì quyền bất khả xâm phạm về thân thể được chú trọng đặc biệt. Điều 20 Hiến pháp 2013 qui định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”.* _______ * ĐT: 043.7547512 Email: chinn1957@yahoo.com Qui định này đã thể hiện tương đối toàn diện những chuẩn mực quốc tế về quyền con người được qui định trong các văn bản pháp lý quốc tế như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR) và nhiều văn kiện khác như “Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 43/173 ngày 9/12/1988 (bao gồm 39 nguyên tắc cụ thể); “Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990...1 Đối chiếu với các tiêu chí được qui định ở các văn bản quốc tế nêu trên về quyền con người thì Điều 20 _______ 1 Xem chi tiết các văn kiện này tại “Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người”, Khoa Luật – ĐHQGHN, NXB Lao động xã hội, 2011: Chương 9. Quyền con người trong quản lý tư pháp. N.N. Chí / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 15-23  16 Hiến pháp 2003 đã thể hiện được những nội dung sau: Thứ nhất, quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện. Quyền này đầu tiên được quy định trong Điều 9 UDHR, trong đó nêu rằng, không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện. Điều 9 ICCPR cụ thể hóa Điều 9 UDHR bằng những quy định khá chi tiết. Ngoài những nội dung này, trong Bình luận chung số 8 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, HRC đã giải thích thêm một số khía cạnh có liên quan đến Điều 9 ICCPR. Quyền này đã được qui định tại khoản 2, Điều 20 Hiến pháp 2013: “2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Thứ hai, quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng, không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa, trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không. Định nghĩa về hành động tra tấn đã được nêu ở Điều 1 của CAT. Tuy nhiên, như Điều này cũng đã nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Hiến pháp 2013 đã thể hiện những nội dung của quyền này bằng qui định: “không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (đoạn 2, khoản 1, Hiến pháp 2013). Thứ ba, quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do. Quyền này được quy định trong Điều 10 ICCPR. Theo Điều này, những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, Khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ. Những văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc N.N. Chí / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 15-23  17 bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988) Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở Khoản 3 Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân... Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5). Hiến pháp 2013 đã thể hiện những nội dung này: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm” (đoạn 1, khoản 1 Hiến pháp 2013). Không những qui định, mà Hiến pháp 2013 còn cam kết: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” (Điều 14 Hiến pháp 2013). Theo qui định này, thì quyền bất khả xâm phạm về thân thể được hiến pháp, pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm và chỉ bị hạn chế với hai điều kiện: a) Khi thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; b) Những hạn chế này phải được qui định trong luật. 2. Hiến pháp 2013 đã qui định nguyên tắc chung nhất về quyền bất khả xâm phạm thân thể và để bảo đảm quyền này thì “việc bắt, giam, giữ người do luật qui định”. Trong hệ thống pháp luật nước ta, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) có trách nhiệm này nhằm thể chế hóa, chi tiết hóa Hiến pháp, bảo đảm sự phù hợp của các qui định tố tụng hình sự (TTHS) với các nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm thân thể được quy định trong Hiến pháp 2013. Bắt, tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn của TTHS được các cơ quan tiến hành tố tụng áp trong quá trình giải quyết vụ án. Biện pháp ngăn chặn (trong đó có biện pháp bắt, biện pháp tạm giữ, biện pháp tạm giam) là chế định pháp lý quan trọng được qui định tại chương VI (từ Điều 79 đến Điều 94) và một số điều, ở các chương khác của BLTTHS 2003. Những biện pháp ngăn chặn được áp dụng với mục đích ngăn chặn không cho tội phạm tiếp tục xảy ra gây thiệt hại cho xã hội, không để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án như không để người phạm tội có thể xóa bỏ dấu vết phạm tội, tiêu huỷ chứng cứ, làm giả chứng cứ, thông cung giữa những người phạm tội hoặc với người làm chứng, đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng... Đối tượng bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn là bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang hoặc người mà cơ quan tiến hành tố tụng có tài liệu, chứng cứ nghi là họ phạm tội. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn các cơ quan có thẩm quyền chỉ được tiến hành trong phạm vi, giới hạn cũng như thủ tục mà Luật tố tụng hình sự qui định. Ngoài các đối N.N. Chí / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 15-23  18 tượng kể trên không ai có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, mọi hành vi áp dụng biện pháp ngăn chặn không đúng đối tượng, thẩm quyền, căn cứ cũng như thủ tục đều bị coi là vi phạm pháp luật, người có hành vi vi phạm tuỳ theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền của các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc những người có chức vụ trong các cơ quan khác được giao thực hiện một số hoạt động tố tụng, công dân tham gia vào việc bắt người phạm tội quả tang, bắt người theo lệnh truy nã. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng giai đoạn tố tụng, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, Luật tố tụng hình sự qui định cho cơ quan đó được áp dụng tất cả hay một số các biện pháp ngăn chặn và trong phạm vi, giới hạn cũng như theo thủ tục của luật tố tụng hình sự. Qui định của BLTTHS 2003 về biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam góp phần quan trọng vào việc đấu tranh, xử lý tội phạm, tuy nhiên khi áp dụng đã bộc lộ những hạn chế như: còn có qui định chưa phù hợp với các tiêu chí quốc tế về nhân quyền, còn bị lạm dụng trong quá trình giải quyết vụ án của các Cơ quan tiến hành tố tụng (THTT), chưa đáp ứng được yêu cầu của Hiến pháp 2013 trong việc bảo đảm quyền con người. Vì vậy, BLTTHS 2003 cần phải sửa đổi bổ sung những vấn đề sau về biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam cho phù hợ với các qui định của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm thân thể: Thứ nhất, sửa đổi bổ sung mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam Điều 79 Bộ luật TTHS 2003 quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn với hai mục đích, đó là: 1) Ngăn chặn không cho tội phạm tiếp tục xảy ra gây thiệt hại cho xã hội, không để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm hoặc cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật; 2) Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan THTT giải quyết vụ án như không để người phạm tội có thể xóa bỏ dấu vết phạm tội, tiêu huỷ chứng cứ, làm giả chứng cứ, thông cung giữa những người phạm tội hoặc với người làm chứng, đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo, bị án khi có yêu cầu của cơ quan THTT. Ngoài hai mục đích trên biện pháp ngăn chặn không được được áp dụng bởi bất kỳ mục đích nào khác nhất là đối với ý đồ xâm phạm quyền con người. Tuy nhiên, việc qui định biện pháp ngăn chặn có hai mục đích, trong đó mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan THTT giải quyết vụ án đã làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng dễ lạm quyền khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và do đó đã xâm hại đến quyền con người trong tố tụng hình sự. Tình trạng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn không phải giam giữ như: Cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnhthì cơ quan tiến hành tố tụng lại áp dụng biện pháp tạm giam để thuận tiện cho việc hỏi cung hoặc tiến tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ đối với bị can. Trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số trong các công văn yêu cầu của Cơ quan điều tra đều ghi căn cứ chung chung như: “để bảo đảm công tác điều tra xử lý”, “Thấy rằng cần thiết phải tạm giam bị can, không để bị can trốn”, “không để bị can tiếp tục phạm tội” mà không đưa ra được những căn cứ áp dụng cụ thể. Tình trạng này phản ánh sự hạn chế trên các bình diện: (1) Qui định của luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn chưa chặt chẽ; (2) Các cơ quan THTT lấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn làm biện pháp điều tra khám phá tội phạm; (3) Là điều kiện để các cơ quan THTT không tích cực trong quá trình giải quyết vụ án; (4) Là một trong những N.N. Chí / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 15-23  19 nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm quyền con người. Đây là hạn chế trong việc qui định mục đích áp dụng biện pháp ngăn chặn cần khắc phục khi hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình cải cách tư pháp hướng tới việc bảo vệ quyền con người theo qui định của hiến pháp 2003. Vì vậy, theo chúng tôi Bộ luật TTHS chỉ nên quy định mục đích của biện pháp ngăn chặn là: Ngăn chặn tội phạm. Thứ hai, sửa đổi bổ sung căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn Để bảo đảm đạt được mục đích đặt ra của biện pháp ngăn chặn, đồng thời bảo vệ các quyền con người không bị xâm hại, Luật TTHS quy định căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo quy định của Luật TTHS khi có một trong các căn cứ sau đây sẽ được áp dụng biện pháp ngăn chặn: 1) Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; 2) Khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội; 3) Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; 4) Để bảo đảm thi hành án. Những căn cứ này được cụ thể hóa khi qui định các biện pháp ngăn chặn cụ thể. Như vậy, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn là những tài liệu, chứng cứ mang tính dự báo về khả năng bị can, bị cáo thực hiện các hành vi cản trở điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục phạm tội hoặc cản trở thi hành án. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn phải dựa vào một trong những căn cứ vừa nêu trên chứ không phải bất kỳ trường hợp nào bị can, bị cáo cũng đều bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc có hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn và áp dụng biện pháp ngăn chặn nào tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, cũng như nhân thân của bị can, bị cáo và điều kiện, khả năng quản lý họ của các cơ quan THTT. Đối với từng biện pháp ngăn chặn Luật TTHS còn quy định những căn cứ cụ thể cho từng biện pháp tránh sự áp dụng tràn lan không có căn cứ. Tuy nhiên, những căn cứ áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam còn những hạn chế sau: (1) Loại tội được sử dụng là căn cứ để qui định bắt, tạm giữ, tạm giam (Chẳng hạn: Căn cứ tạm giam (Điều 81 BLTTHS qui định: “1. Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng). Hoặc căn cứ bắt người trong trường hợp khẩn cấp khoản 1, Điều 81 BLTTHS 2003 qui định: “a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”) thể hiện sự duy ý chí của qui định. Bởi lẽ, khi có hành vi nguy hiển cho xã hội xảy ra việc xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không còn khó khăn và phải phụ thuộc vào việc điều tra do đó xác định hành vi đó thuộc loại tội nào để áp dụng biện pháp ngăn chặn lại càng khó khăn nếu không muốn nói là duy ý chí. Thực tiễn cho thấy, việc xác định đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người tiến hành tố tụng, dễ dẫn đến việc lạm quyền khi áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; (2) Các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn còn qui định quá chung chung, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn này, như: “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn (điểm b, khoản 1, điều 81); hoặc “xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ” Vì vậy, cần hoàn thiện căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn này theo hướng bỏ các căn cứ dựa vào tiêu chí loại tội và cụ thể căn cứ áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cũng như những biện pháp ngăn chặn khác. Thứ ba, thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn Ngoài biện pháp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang, người có lệnh truy nã mà bất kỳ ai cũng có quyền bắt quy định tại Điều 82 N.N. Chí / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3 (2014) 15-23  20 Bộ luật TTHS thì những biện pháp ngăn chặn khác phải do những người có trách nhiệm của các cơ quan THTT mới có thẩm quyền áp dụng. Đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 Bộ luật TTHS) và biện pháp tạm giữ (Điều 86 Bộ luật TTHS) thì người có thẩm quyền quyết định áp dụng phải là: a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 Bộ luật TTHS) và biện pháp tạm giam (Điều 88 Bộ luật TTHS) phải là: a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; b) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử; d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Tuy nhiên, theo qui định của Hiến pháp 2013, các tiêu chí quốc tế về nhân quyền và thông lệ quốc tế thì việc bắt người phải do các tòa án và các cơ quan tư pháp mà chủ yếu là do Viện Kiểm sát (cơ quan công tố) nhưng BLTTHS 2003 lại qui định thẩm quyền bắt người chủ yếu cho Cơ quan điều tra. Tại các điều 80, 81 BLTTHS 2003 qui định cho người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định bắt người trong trường hợp khẩn cấp mà không cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát và có thẩm quyền ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, trường hợp này cần có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành lệnh bắt. Thực tế cho thấy lệnh bắt người chủ yếu do Cơ quan điều tra ban hành còn lệnh bắt người của Tòa án, Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các lệnh bắt người hằng năm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là điều bất hợp lý của Luật tố tụng hình sự Việt Nam và là yếu tố tác động tiêu cực đến quyền con người, chưa phù hợp với qui định của Hiến pháp 2013 cần phải sửa đổi bổ sung. Thứ tư, thủ tục áp dụng biện
Luận văn liên quan