Hiện trạng khai thác bauxit ở miền nam

Bauxit là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến thành nhôm kim loại và là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất, ở nước ta khoáng sản Bauxit phân bố rộng từ Nam đến Bắc với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh; tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (chiếm 91,4%), trong đó Đăk Nông 1,44 tỷ tấn (chiếm 61%). So với các mỏ Bauxit trên thế giới, Bauxit ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng trung bình.

ppt16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng khai thác bauxit ở miền nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH: Nguyễn Thế Tường MSSV: 3050344 GVHD: ThS. Hoàng Thị Hồng Hạnh NỘI DUNG Giới thiệu Quy trình khai thác Hiện trạng khai thác Các vấn đề môi trường Tình hình khai thác Kết luận và kiến nghị Giới thiệu Bauxit là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến thành nhôm kim loại và là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất, ở nước ta khoáng sản Bauxit phân bố rộng từ Nam đến Bắc với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh; tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (chiếm 91,4%), trong đó Đăk Nông 1,44 tỷ tấn (chiếm 61%). So với các mỏ Bauxit trên thế giới, Bauxit ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng trung bình. Bauxit ở nước ta có 2 loại chủ yếu: Bauxit có nguồn gốc trầm tích phân bố tập trung ở miền Bắc. Như tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Bauxit có nguồn gốc phong hóa laterite từ đá bazan tập trung ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Như Đak Lak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi. Bauxit dạng hạt Bauxit dạng khối Quy trình khai thác Đầu tiên là thăm dò các vùng phân bố quặng. Tiếp đến là giải phóng mặt bằng, lớp thảm thực vật, đền bù, tái định cư cho người dân. Sau cùng là tiến hành khai thác quặng. Quặng sẽ được tuyển rửa để chế biến alumina, có thể được xuất khẩu hay đưa vào nhà máy luyện nhôm. Với quy trình sản xuất này, toàn bộ thảm thực vật, kiến trúc của vùng quặng sẽ thay đổi, sau khi khai khoáng phải tái tạo lại hoàn toàn cây trồng, vật nuôi, công trình dân sinh trên mặt đất. Trong khi đó, để tái tạo lại những mảng rừng bạt ngàn này phải mất đến hàng chục năm, hàng trăm năm. Quá trình tuyển quặng và chế biến alumina sẽ cần một lượng nước lớn và thải ra môi trường nhiều loại chất thải lỏng và rắn. Trong đó, đáng lưu ý nhất là bùn đỏ, một loại chất thải độc hại và nguy hiểm có độ pH cao, không tự tiêu hủy được. Hiện trạng khai thác Các vấn đề môi trường trong khai thác Bùn đỏ Bùn đỏ là vấn đề được quan tâm nhất: Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan… và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Với quy hoạch phát triển bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Vấn đề đặt ra là liệu các giải pháp kỹ thuật (hồ chứa lót vải địa kỹ thuật) có thể đảm bảo giữ được bùn đỏ không ngấm xuống đất, không hòa vào nước ngầm gây ô nhiễm môi trường hay không ? Thiếu nước Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Tây Nguyên là rất hạn chế. Hiện tại, mực nước ngầm ở Tây Nguyên đang giảm xuống một cách báo động do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, đặc biệt cho phát triển cây công nghiệp. Việc tuyển rửa quặng Bauxit và chế biến Alumin đòi hỏi một lượng nước rất lớn, các nhà khoa học cảnh báo rằng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Thảm thực vật Giảm tỷ lệ che phủ, suy giảm đa dạng sinh học. Do đặc điểm quặng Bauxit có tầng mỏng và phân bố dàn trải trên diện tích bề mặt rộng, nên trong quá trình khai thác Bauxit sẽ phải chặt hạ, phá bỏ một diện tích lớn rừng tự nhiên, rừng trồng và thảm thực vật cây công nghiệp: Cao su, Chè, Cà phê, Điều, Tiêu... Tây Nguyên là vùng có lượng mưa lớn (trên 2000mm/năm), nên nguy cơ xói mòn, rửa trôi đất đai lớn, khó có khả năng hoàn thổ, phát triển lại thảm thực vật sau khai thác Bauxit. Ô nhiễm bụi, không khí Quá trình khai thác và vận chuyển quặng Bauxit từ các điểm quặng đến nhà máy tuyển sẽ gây ra ô nhiễm không khí do bụi và các khí thải bởi phương tiện giao thông. Với công suất như ở nhà máy Nhân Cơ là 600.000 tấn /năm, tương đương với lượng quặng thô cần khai thác là 3 triệu tấn / năm. Ước tính hằng ngày sẽ có khoảng 400 chuyến xe vận chuyển quặng đến nhà máy tuyển rửa. Với đặc thù của đất đỏ Tây Nguyên và mùa khô kéo dài trong 6 tháng, các khu dân cư xung quanh sẽ bị bao trùm bởi bụi đất đỏ Bazan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Tình hình khai thác Theo Quyết định số 167/2007/QÐ-TT ngày 1 tháng 11 năm 2007, từ năm 2007 đến 2025, Việt Nam sẽ xây dựng 6 nhà máy chế biến alumina ở Ðắk Nông, Lâm Ðồng, và Bình Phước; 1 nhà máy luyện nhôm tại Bình Thuận; 1 tuyến đường sắt khổ 1.435 mm nối liền Ðắk Nông với Bình Thuận; và cảng Kê Gà ở Bình Thuận. Kế hoạch nầy có thể cần đến 15 tỉ USD nhằm mục đích khai thác mỗi năm 70,9 đến 94,5 triệu tấn bauxite, chế biến mỗi năm 11,8 đến 16,5 triệu tấn alumina, luyện mỗi năm 200.000 đến 400.000 tấn nhôm, và vận chuyển mỗi năm 25 đến 30 triệu tấn hàng hóa vào năm 2025. Quá trình triển khai chia thành 3 giai đoạn, đến 2010, 2011-2015 và 2016-2025. Trước năm 2015, các dự án sẽ tập trung sản xuất alumina xuất khẩu, sản xuất hydroxyt nhôm (phèn chua) phục vụ trong nước và xuất khẩu. Sau năm 2015, sản xuất alumina và nhôm điện phân, duy trì sản xuất hydroxyt nhôm. Sản lượng dự kiến sẽ nâng từ mức 0,7-1 triệu tấn alumina mỗi năm vào năm 2010 lên 13-18 triệu tấn vào năm 2025. Trong giai đoạn đến năm 2010, Việt Nam dự kiến triển khai 3 dự án alumina gồm Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông 1), Kon Hà Nừng (Gia Lai) và 1 dự án hydroxyt nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Đến 2011-2015, dự kiến sẽ đầu tư tiếp 3 dự án alumina Đăk Nông 2 - 3 - 4, với tổng công suất dự kiến 4,5-6 triệu tấn alumina mỗi năm. Các dự án này chỉ có thể đưa vào vận hành sau khi hoàn thành việc xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên - Bình Thuận, dự kiến vào giai đoạn 2014-2015. Trong 10 năm tiếp theo, Việt Nam dự kiến duy trì và mở rộng 6 dự án alumina của giai đoạn 2007-2015. Tùy theo khả năng thị trường, công suất có thể nâng lên gấp đôi. Ngoài ra, sẽ có thêm dự án alumina Bình Phước công suất 1-1,5 triệu tấn mỗi năm. Theo tính toán của Bộ Công Thương, tổng công suất các dự án giai đoạn 2016-2025 vào khoảng 12-18 triệu tấn alumina mỗi năm. Kết luận và kiến nghị Bauxite, một trong nhiều khoáng sản có thể khai thác ở Việt Nam, là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, tương tự như nông sản, lâm sản, thủy sản, và nước. Tài nguyên thiên nhiên cần phải được khai thác nếu việc khai thác mang lại lợi ích tối đa cho người dân. Việc khai thác bauxite ở miền Nam, mặc dù đã có kế hoạch cho đến năm 2025 và đã bắt đầu giai đoạn xây cất từ năm 2009, có mang lại lợi ích cho người dân hay không, ảnh hưởng đối với đời sống của dân cư và môi trường trong vùng khai thác như thế nào, và mức độ đóng góp vào việc phát triển đất nước là bao nhiêu thì dường như vẫn còn trong vòng tranh cãi. Do đó, để có thể có một kết luận chính xác, khoa học, và khách quan về vấn đề “nên hay không nên” khai thác bauxite, nhà nước nên làm những việc sau đây: Thực hiện việc nghiên cứu khả thi kế hoạch khai thác bauxite đã được phê duyệt qua Quyết định số 167/2007/QĐ-TT ngày 1 tháng 11 năm 2007. Thiết lập kế hoạch và đồ án chi tiết, nghiên cứu khả thi, và lượng định ảnh hưởng đối với môi trường, văn hóa, xã hội, và an ninh cho từng dự án. Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại cho từng dự án.
Luận văn liên quan