Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên

Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kéo theo là quá trình đô thị hóa. Môi trường ở các đô thị ở đang bị ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, khí thải, tiếng ồn, bụi. của nguồn giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. đặc biệt hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 5 lần. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng, bởi mặt trái của sự phát triển kinh tế đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường và đe dọa môi trường sống của con người nói riêng cũng như các sinh vật sống trên trái đất nói chung.

doc60 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2760 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Thực tập tốt nghiệp là quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và phương pháp làm việc, năng lực công tác tại thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em được tiến hành thực tập tại phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Định Hoá và thực hiện đề tài "Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên" Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận này. Em chân thành cảm ơn tới các cô chú, anh chị cán bộ phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Định Hoá đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để nâng cao kiến thức thực tiễn và hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Ma Thanh Tùng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước ODA Official Development Assistance nguồn vốn hỗ trợ phát triển BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học DO Dissolved Oxygen Oxy hòa tan BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường BKHCNMT Bộ khoa học công nghệ môi trường QLMT Quản lý môi trường BVMT Bảo vệ môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam BQL Ban quản lý UBND Ủy ban nhân dân CTR Chất thải rắn DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang MỤC LỤC Trang Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Khái niệm môi trường và quản lý môi trường 4 2.1.2. Cơ sở triết học - xã hội 5 2.1.3. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường 5 2.1.4. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 6 2.1.5. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 6 2.2. Vấn đề môi trường và phát triển 9 2.2.1. Dân số, nghèo đói và môi trường 10 2.2.2. Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa và môi trường 10 2.2.3. Toàn cầu hoá và môi trường 11 2.2.4. Nông nghiệp và môi trường 13 2.3. Công tác quản lý môi trường Thế giới và Việt Nam 13 2.3.1. Công tác quản lý môi trường trên Thế giới 13 2.3.2. Công tác quản lý môi trường tại Việt Nam 14 Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 3.3. Nội dung nghiên cứu 16 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn Chợ Chu tới môi trường 16 3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn Chợ Chu 16 3.3.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu 16 3.3.4. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho thị trấn Chợ Chu 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển của thị trấn tới môi trường và Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn chợ Chu. 17 3.4.2. Đánh giá thực trạng môi trường của thị trấn chợ Chu 17 3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 17 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 19 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19 4.1.1.1. Vị trí địa lý 19 4.1.1.2. Địa hình, địa chất 19 4.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 19 4.1.1.4. Cảnh quan môi trường 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 20 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 20 4.1.2.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và giao thông thủy lợi 21 4.1.2.3. Y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng 23 4.2. Thực trạng môi trường 25 4.2.1. Thực trạng môi trường nước 25 4.2.2. Thực trạng môi trường không khí 28 4.2.3. Rác thải 28 4.3. Công tác quản lý môi trường 31 4.3.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thị trấn Chợ Chu 31 4.3.2. Một số nhận xét về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Chợ Chu 35 4.3.3. Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực 38 4.3.4. Các chính sách về quản lý môi trường 40 4.3.5. Các hoạt động bảo vệ môi trường 42 4.3.6. Tình hình thực thi và công tác triển khai, thực hiện văn bản về quản lý môi trường của thị trấn 42 4.4. Đánh giá chung và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường 43 4.4.1. Đánh giá chung 43 4.4.2. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường 45 4.4.2.1. Giải pháp về nhân sự 45 4.4.2.2. Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng 46 4.4.2.3. Xây dựng cơ chế chính sách 47 4.4.2.4. Xây dựng và củng cố tổ chức dịch vụ thu gom rác thải 48 4.4.2.5. Các giải pháp công nghệ 49 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kéo theo là quá trình đô thị hóa. Môi trường ở các đô thị ở đang bị ô nhiễm do chất thải rắn và chất thải lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Trong khi đó, khí thải, tiếng ồn, bụi... của nguồn giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động. đặc biệt hệ thống cấp thoát nước lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi và các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 5 lần. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng, bởi mặt trái của sự phát triển kinh tế đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường và đe dọa môi trường sống của con người nói riêng cũng như các sinh vật sống trên trái đất nói chung. Hệ thống chính sách pháp luật của chúng ta trong thời gian gần đây đã không ngừng hoàn thiện để từng bước khắc phục và hạn chế những sự cố môi trường xảy ra. Tuy nhiên môi trường vẫn bị xuống cấp một cách nhanh chóng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do chưa có một sự nhận thức đúng đắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân. Định Hóa là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 60 km; là một huyện có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, có nhiều loại tài nguyên khoáng sản (than, titan, chì, vonfram,); Định Hóa có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế theo hướng toàn diện; đặc biệt là đối với thị trấn Chợ Chu. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là những vấn đề đặt ra đối với môi trường. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết bảo vệ môi trường và được sự phân công của ban chủ nhiệm Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên". 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của thị trấn Chợ Chu về môi trường. - Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp quản lý và các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả. 1.2.2. Yêu cầu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT - XH và phát triển của thị trấn Chợ Chu. Đánh giá được sự ảnh hưởng của nó đến môi trường. - Đánh giá được hiện trạng môi trường của thị trấn. - Các giải pháp về công tác quản lý nhà nước, quản lý nhân sự và các biện pháp bảo vệ môi trường được đề xuất phải có tính khả thi. - Thông tin, số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, chi tiết. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập - Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu - Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị công việc trong tương lai * Ý nghĩa trong quản lý môi trường - Nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cấp cơ sở thuộc diên quản lý của phòng Tài nguyên và môi trường huyện Định Hóa. * Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của người dân địa phương - Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được tương đối chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý hệ thống nói chung và người dân tại khu vực lân cận nói riêng. - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý môi trường của cấp cơ sở. - So sánh với những kiến thức thực tế được trang bị trong nhà trường, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Đề xuất những giải pháp hiệu quả cho công tác BVMT. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái niệm môi trường và quản lý môi trường * Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,phát triển của con người và sinh vật Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như các yếu tố vật lý, hoá học và sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. + Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. + Môi trường nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Môi trường theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hộiCó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như: Không khí, đất, nước, ánh sángliên quan tới chất lượng cuộc sống con người, không xét tới tài nguyên (Trương Thành Nam, 2006). * Khái niệm về quản lý môi trường. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. Có thể định nghĩa tóm tắt: “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. (Lê Văn Khoa, 2008). Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dụcCác biện pháp này đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. 2.1.2. Cơ sở triết học - xã hội Sự phát triển mạnh mẽ liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi trường tự nhiên. Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất diễn biến các mối quan hệ đó trong quá trình lịch sử. Ba nguyên lý để xét mối quan hệ giữa con người xã hội và tự nhiên đó là: - Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thới giới gắn tự nhiên, con người và hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – Con người – Xã hội”, trong đó yếu tố con người giữ một vài trò quan trọng. - Sự phụ thuộc của mỗi quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều đó có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên. - Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục tiêu cơ bản là sự phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật vật chất và môi trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hoá của nhân loại. Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức quan hệ giữa xã hội và tự nhiên (Nguyễn Ngọc Nông, và cs, 2006). 2.1.3. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội. Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường. Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học,... được phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “ Tự nhiên – Con người – Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006). 2.1.4. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất đều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trơ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006). 2.1.5. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường Cơ sở luật pháp về môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết (Nguyễn Ngọc Nông và Cs, 2006). Cho đến nay đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam ký kết như: + Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSA). + Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên + Công ước về buôn bán các loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITTES). + Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL). + Công ước của liệp hợp quốc về sự biến đổi môi trường. + Công ước của liên hợp quốc về luật biển. + Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn. + Công ước về sự thông báo sớm có sự cố hạt nhân. + Công ước khung của Liệp hiệp quốc về sự kiến đổi khí hậu. + Công ước về đa dạng sinh học. Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật. Gần đây nhà nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản mới có liên quan đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường như: - Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường) - Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 của Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 81/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Luật Bảo Vệ Môi Trường). - Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/207 của Bộ tài nguyên Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm cần phải sử lý. - Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/7/2007 của Chỉnh phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. - Nghị định số 81/2007/NĐ - CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn vê bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. - Thông tư số 08/2008/TT – BTC ngày 29/01/2008 của Bộ tài chính sửa đổi bỏ sung thông tư số 108/2003/TT – BTC ngày 07/11/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA). - Thông tư số 39/2008/TT – BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ - CP ngày 29/11/2007 của Chỉnh phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Nghị định số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng sản. - Quyết định số 58/2008/QĐ - TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc đối tượng công ích. - Nghị định số 88/2007/NĐ - CP ngày 25/8/2007 của Chính phủ về thoát nước độ thị và khu công nghiệp. - Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ tài nguyên Môi trường về việc han hành quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Quyết định số 23/2006/QĐ - MTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT – BTC ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính hướng đẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. - Quyết định số 02/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về giải thưởng môi trường. - Nghị quyết số 41/NQ – TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. + Các văn bản luật khác liên quan: * Luật Hàng hải * Luật Đất đai * Luật Dầu khí * Luật Khoáng sản * Luật Bảo vệ và phát triển rừng * Bộ luật hình sự * Luật tài nguyên nước 2.2. Vấn đề môi trường và phát triển Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Nó là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất t
Luận văn liên quan