Hiệu quả khai thác chương trình du lịch “Củ chi - Tây ninh” của công ty du lịch Đệ Nhất

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với thực tế " HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ", có được cái nhìn tổng quát; giúp cho sinh viên chúng em hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường; hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng em phát huy được năng lực bản thân cũng như khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường vào thực tế.Và học hỏi thêm những điều mà ghế nhà trường chưa nói tới. Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm mà đang ngày một gần gũi với con người.Đứng trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hình ảnh Cty và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, đưa vị thế Cty lên một tầm cao mới.

doc48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả khai thác chương trình du lịch “Củ chi - Tây ninh” của công ty du lịch Đệ Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT LỜI NÓI ĐẦU Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với thực tế " HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH ", có được cái nhìn tổng quát; giúp cho sinh viên chúng em hạn chế được sự bỡ ngỡ khi ra trường; hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập tại các cơ sở theo nội dung ngành nghề đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi giúp chúng em phát huy được năng lực bản thân cũng như khả năng áp dụng lý thuyết được trang bị ở trường vào thực tế.Và học hỏi thêm những điều mà ghế nhà trường chưa nói tới. Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Máy tính điện tử không còn là phương tiện quý hiếm mà đang ngày một gần gũi với con người.Đứng trước sự bùng nổ thông tin, các tổ chức và các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để xây dựng hoàn thiện hình ảnh Cty và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, đưa vị thế Cty lên một tầm cao mới. Từ nhu cầu nêu trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Cty TNHH TM- DVDL Đệ Nhất và Cty TNHH New Focus, em đã sử dụng vốn kiến thức còn hạn chế của mình tìm hiểu và phân tích : HIỆU QUẢ KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “CỦ CHI- TÂY NINH” CỦA CÔNG TY DU LỊCH ĐỆ NHẤT Đề tài gồm các phần: PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC Mặc dù em đã nỗ lực học hỏi dựa trên kiến thức đã học và thực tế tại Cty cũng như trên tuyến Củ Chi- Tây Ninh nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên Đồ án tốt nghiệp của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong quý Thầy cô góp ý và sửa chữa cho em để mai sau khi ra trường, vốn kiến thức và kinh nghiệm của em thêm hoàn thiện và vững chắc . Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đào Dũng đã hết lòng, tốn công , tận sức chỉ bảo,góp ý sửa chữa trong suốt quá trình thực hiện đề tài… để em hoàn thành đồ án này Tp. Hồ Chí Minh, 06/ 2009 Sinh viên thực hiện Đặng Phi Long PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung: 1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam: Ở Việt Nam, hiện tượng đi du lịch xuất hiện từ thời phong kiến với các chuyến đi tham quan thắng cảnh lễ hội như vua Minh Mạng, Chúa Trịnh Sâm, Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Xa hơn nữa, Ông tổ của du lịch Việt Nam được nhiều người nhất trí chính là Công chúa Tiên Dung, con vua Hùng Vương gắn liền với tích Chử Đồng Tử.Ngoài ra cũng có thể xem việc các quan nước ta đi sứ sang Trung Quốc cũng là có phần đi Du lịch ( Du lịch công vụ). Sau khi giành chính quyền năm 1945, du lịch Việt Nam không phát triển do nhiều nguyên nhân trong đó có chính trị. Sau giải phóng 1975, các chuyến đi của cán bộ công nhân viên và người lao động có thành tích được nhà nước đài thọ theo chương trình điều dưỡng đã tăng lên nhanh chóng . Đặc biệt từ năm 1990 với chính sách mở cửa , đổi mới toàn diện của Đảng và nhà nước ta thì du lịch đã phát triển mạnh cả về số lượng, loại hình , chi tiêu và không gian, thời gian. Sự phát triển của du lịch Việt Nam được đánh dấu qua các mốc lịch sử: Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. Ngày 12/09/1969, ngành du lịch được giao cho Bộ Công An và Phủ Thủ tướng quản lý Giai đoạn này chủ yếu phục vụ các đoàn khách của Đảng và nhà nước, những người có thành tích trong chiến đấu, lao động và học tập. Ngày 27/6/1978 thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ..Qua nhiều lần tách nhập vào các bộ ngành khác nhau;cuối 1992, Tổng cục du lịch được thành lập. 3/12/2007, Sáp nhập 1 phần Bộ Văn Hoá - Thông Tin, Uỷ Ban Thể Dục Thể Thao ( Tổng cục TDTT) và Tổng Cục Du Lịch thành Bộ Văn Hoá- Thể Thao và Du Lịch . 25/12/2007, Bộ Văn Hoá - Thể Thao và Du Lịch chính thức đi vào hoạt động. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. * Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam: • 2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới Vietnam - A destination for the new mellennium • 2004-2005: Hãy đến với Việt Nam Welcome to Vietnam • 2006-nay: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn • Vietnam - The hidden charm * Tổng cục du lịch: 1. Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước. 2. Tổng cục Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, là đơn vị dự toán ngân sách cấp II và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước. 3. Cơ cấu tổ chức : Ø Vụ Lữ hành. Ø Vụ Khách sạn. Ø Vụ Thị trường du lịch. Ø Vụ Tài chính. Ø Vụ Hợp tác quốc tế. Ø Vụ Tổ chức cán bộ. Ø Văn phòng. Ø Trung tâm Thông tin du lịch. Ø Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. Ø Tạp chí Du lịch. Ø Báo Du lịch 1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam: Tiềm năng du lịch Việt Nam rất lớn: *Chúng ta có 2 lợi thế để phát triển ngành “công nghiệp không khói”: cảnh đẹp thiên nhiên và ẩm thực. Lợi thế thứ nhất - cảnh đẹp thiên nhiên: Vùng miền nào của nước ta cũng đều có danh lam thắng cảnh và không ít trong số đó đã nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km với hàng trăm bãi tắm đẹp,có hàng ngàn hòn đảo với những giá trị đa dạng về sinh học.Chúng ta có khí hậu đa dạng -> sự đa dạng về sinh học.Chúng ta có hơn 54 dân tộc với sự khác biệt về văn hóa. Sức hấp dẫn vô bờ bến trong văn hóa đa sắc tộc,văn hoá cộng đồng các dân tộc anh em. Lợi thế thứ hai - ẩm thực: Ẩm thực Việt Nam có lợi thế là sự đa dạng của các món ăn (chỉ riêng nói về bún, chúng ta đã có hàng chục loại món ăn với bún mà mỗi món mang 1 hương vị riêng, đặc thù riêng), sự bắt mắt, và giá cả phải chăng…. Thế nhưng: Tuy cảnh đẹp nhưng cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn yếu kém:. Hệ thống giao thông, tàu, xe, ga, sân bay, khách sạn và resort... chưa được đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu của du lịch. Vấn đề môi trường ở Viêt Nam cũng tác động không kém phần quan trọng đến sự phát triển của ngành...Bờ biển chỉ được sử dụng khoảng 5% cho du lịch.Đảo chỉ sử dụng cho việc bảo vệ an ninh và xây dựng kinh tế.Sự đa dạng sinh học chỉ dành cho việc bảo tồn bằng các khu bảo tồn biển, rừng quốc gia.Khác biệt về văn hóa :chênh lệnh khá lớn giữa các vùng miền. Ẩm thực tuy đa dạng về chủng loại; hương vị, mùi vị rất tuyệt vời nhưng chưa được xem là 1 mũi nhọn của ngành du lịch để lôi kéo cũng như giữ chân khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phục vụ của các quán ăn, nhà hàng là những vấn đề nên đề cập khi nhắc đến chiếc lược phát triển ngành du lịch VN. Và chúng ta đã: Mạnh tỉnh nào tỉnh đó phát triển du lịch:bắt chước nhau trong các loại hình du lịch…; đầu tư dàn trải, tràn lan.Lấn sông , biển; khai thác du lịch và quy hoạch tràn lan .… ; xây dựng các khu du lịch trị giá hàng trăm triệu USD; khoanh vùng và biến đổi hoàn toàn sự hoang sơ.Huỷ diệt những hòn đảo với giá trị hàng ngàn năm bằng bê tông và cốt thép.Đóng cửa hầu hết các khu bảo tồn, sự gìn giữ chỉ là bề ngoài. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh bị chặt phá và vẫn diễn ra dù là khu bảo tồn. Góp phần làm mất sự thuần chất vốn có của những bản làng được đưa vào phục vụ du lịch. Trong khi đó: Sự phát triển về kinh tế -> xây lên những khu du lịch với nguồn nhân lực được đào tạo hời hợt, chỉ là vẻ bề ngoài. Và cho tiếp quản những khu du lịch vài ba sao. Các khu du lịch đều chạy theo lợi nhuận, lợi ích lâu dài và giá trị bền vững được tạm quên,khai thác tài nguyên du lịch và phá huỷ môi trường đến mức báo động… Theo sự phát triển chung: Mọi thứ phát triển tới đỉnh điểm sẽ đi vào thoái trào.Du lịch tự túc ngày càng phát triển theo sự phát triển của công nghệ thông tin. Những hành trình quá nhanh và hời hợt cũng dần mất dần sự thích thú và thay bằng những gì nguyên sơ, vốn có, sẵn có, giá cao. Loại hình du lịch tự túc gắn với thiên nhiên, con người nguyên sơ, nguyên chất sẽ là thế mạnh trong tương lai -> sức hấp dẫn của Việt Nam với du khách quốc tế, với khách nội địa. Một loại hình đầu tư ít nhất, cần sự tuyên truyền lâu dài, thử nghiệm và dàn trải. Quan trọng hơn tất cả là cái tâm của người thực hiện. *** Nỗi đau của du lịch Việt Nam: Nhiều lắm những bãi biển đẹp mê hồn nhưng quanh năm chỉ có "Sóng vỗ bờ cát trong tiếng reo rì rào của hàng phi lao" thôi. Người Việt Nam tự hào bởi VN có "Rừng vàng, biển bạc" Như sách vở viết nhưng người dân VN vẫn còn nghèo đói lắm. Du Lịch Việt Nam năm 2009 chắc chắn sẻ gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng Kinh tế.Vậy chúng ta phải đối diện với vấn đề này như thế nào? Có lẽ các Cty Lữ Hành,Lưu trú... các cơ quan ban ngành liên quan và cơ quan truyền thông nên bắt tay nhau tìm ra những giải pháp. Có thể là đối thoại trực tiếp và một số hành động cụ thể khác, có như vậy mới hy vọng chúng ta sẽ vượt qua được trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.Trích lời ông Hoàng Anh Tuấn- Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tại báo cáo tình hình các Bộ- ngành năm 2008 ( 3/2009- Hà Nội) ”Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động văn hóa đối ngoại trên cơ sở phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước nhằm tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá những giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài. Công việc và tiến trình công việc sẽ không ít, nhưng điều trước mắt là cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ và nghiệp vụ, giàu lòng yêu nước và tự hào về Tổ quốc mình nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đối ngoại và ngoại giao văn hoá trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.” 1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành: • Lữ hành: là việc xây dựng, bán và tổ chức tour; thực hiện 1 phần hay toàn bộ chương trình du dịch cho khách du lịch ( open tour hay package tour). • Hoạt động kinh doanh lữ hành là cầu nối cho việc cung và cầu du lịch. +Lữ hành nội địa:là việc xây dựng,bán , tổ chức và thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách nội địa. +Lữ hành quốc tế. là việc xây dựng,bán , tổ chức và thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.. 1.3. Chương trình du lịch - sản phẩm khai thác của doanh nghiệp lữ hành. Chương trình du lịch là gì? Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Một chương trình du lịch là đứa con tinh thần của doanh nghiệp lữ hành. Để có 1 chương trình hay và hấp dẫn , nhiều khi doanh nghiệp phải đầu tư công sức, tiền bạc cho việc đi khảo sát thực tế, thiết kế tour, quảng cáo và bán thử chương trình …. Tuy nhiên, có nhiều Cty nhỏ hiện nay có xu thế copy nguyên mẫu chương trình tour của Cty lớn nhằm giảm tải chi phí ( chỉ đổi tên Cty hoặc đặt lại tên chương trình); có khi do lười biếng hay sự kém hiểu biết của các nhà điều hành ….-> Vô hình trung làm cho sản phẩm du lịch đi vào ngõ cụt, không có sự mới lạ trong du lịch-> khách mất hẳn hứng thú đi du thị trường du lịch suy sụp ( Vậy là thêm 1 nguyên nhân nữa khiếnàlịch du lịch Việt Nam chưa phát triển tốt ngoài nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu) . Để có được 1 sản phẩm khai thác, doanh nghiệp cần phải đầu tư : + Thăm dò thị trường: xác định đối tượng khách du lịch , nhu cầu và sở thích du lịch; khả năng tài chính và quỹ thời gian rảnh của khách ….Ngoài ra còn thăm dò các thông tin trong và ngoài ngành, sự cạnh tranh trên thị trường của các đối thủ. + Thiết kế chương trình du lịch : xây dựng tuyến du lịch và độ dài của tour, các phương tiện vận chuyển và cơ sở phục vụ lưu trú và ăn uống và các dịch vụ phụ (nếu có)….. và hoạch định lộ trình, bố trí thời gian thực hiện chương trình sao cho hợp lý. + Định giá chương trình du lịch:Xác định công thức tính giá tour và xác định gía tiền khách phải trả cho Cty để mua tour. + Bán thử sản phẩm : Để thăm dò thị trường + Điều chỉnh chiến lược kinh doanh : cho phù hợp thị trường. Điều chỉnh đối tượng phục vụ, hạ giá thành sản phẩm, thiết kế lai chương trình hay nghiên cứu chương trình du lịch mới…. 1.4.Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp. Giá trị khai thác chương trình đối với doanh nghiệp tính theo nhiều cách: - Giá trị khai thác= doanh thu khai thác thực tế chương trình doanh nghiệp/ tổng doanh thu công ty* 100% - Giá tri khai thác= tổng lượt khách công ty / tổng lượt khách chương trình đến với địa phương*100%…….. 1.5.Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty du lịch Đệ Nhất” Hiện nay, trào lưu du lịch mới là tìm về với những miền quê và du lịch về nguồn, khám phá. Một số nơi đã, đang và sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn. Tại Tp. Hồ Chí Minh , một số điểm đến khá lý thú như: Khu du lịch Văn Thánh, Tân Cảng, Làng du lịch Bình Quới, Bà Điểm- Hóc Môn ( 18 thôn vườn trầu), Vàm Sát- Cần Gìờ… và trong đó có quê hương “địa đạo’. Vị trí quê hương địa đạo khá hấp dẫn: gần vùng đất của toà thánh Tây Ninh, gần “Tp. Ánh Dương” và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, con người thôn quê chất phác và gan dạ….và nằm gần con đường huyết mạch xuyên Á (tuyến du lịch của tương lai). Có nhiều lý do nhưng em thấy việc chọn Củ Chi - Tây Ninh rất thích hợp cho những người mới bước chân vào ngành du lịch. Hãy tự tin với những tour tuyến gần gũi và khi bạn đã vững chắc thì hãy cố “ thoát khỏi cái bóng” của mình. Em nhớ 1 người thầy và bạn bè đi trước đã khuyên em như vậy. Qua thực tế khi đi thực tập và manh nha bước chân vào ngành lữ hành ,em cảm nhận như thế. 1.6.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu 1 chương trình du lịch cụ thể , tìm hiểu các quy trình thiết kế và cách thức tính giá tour; phân tích hiệu quả kinh doanh của 1 chương trình du lịch và đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn (nếu có) cho doanh nghiệp lữ hành. 1.7.Phương pháp nghiên cứu đề tài. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin kết hợp với khảo sát thực địa. 1.8.Giới hạn nội dung nghiên cứu: Hiệu quả khai thác chương trình Củ Chi- Tây Ninh trong năm 2008. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I – Cơ sở lý luận khoa học : 1.1.Những khái niệm cơ bản: Khái Niệm Du Lịch Theo Liên Hiệp Quốc ( LHQ), các tổ chức lữ hành chính (International Union of Official Travel Oragnization : IUOTO) :“Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn , tức không phải để làm một nghề hay một công việc để kiếm sống…” Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma,Italia (21/8-5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch :“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ ,hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì :“Hoạt động du lịch là tổng hoà các quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế , xã hội nhất định làm cơ sở , lấy chủ thể du lịch , khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện “. Theo I.Ipirogionic 1985 :“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi , chữa bệnh , phát triển thể chất và tinh thần , nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên , kinh tế và văn hoá” Theo nhà kinh tế học người áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách thì :“Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thảo mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế” . Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách : du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang vùng khác , từ nước này sang nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế : du lịch là một ngành kinh tế , dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi có hoặc không kết hợp với các hạot động chữa bệnh , thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Kết luận : Du lịch là đi đến một nơi khác xa nơi cư trú để nghỉ dưỡng … trong thời gian rỗi . Du lịch bao gồm các hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan khám phá và tìm hiểu trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi , chữa bệnh ,giải trí ,thư giãn …..trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư ; nhưng loại trừ các du hành có mục đích chính là làm việc kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Tổ Chức Và Điều Hành Chương Trình Du Lịch Là quá trình vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm du lịch. Đây là các giai đoạn hết sức phức tạp và rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm du lịch. Bao gồm : nắm bắt thị hiếu của khách hàng -> từ đó xây dựng và thiết kế chương trình du lịch , chuẩn bị phương tiện vận chuyển cho du khách, thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch … Tổ chức và điều hành chương trình du lịch thành công nhất thiết cần chú trọng đến nhà cung cấp dịch vụ du lịch , nguồn thông tin du lịch cần thiết cho kế hoạch xây dựng chương trình du lịch ; đàm phán thiết kế chương trình phân tích và tích toán chi phí và lợi nhuận quy trình thanh toán bảo hiểm và những điều khoản pháp lý liên quan. a. Điểm Du lịch :Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn ( tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn), có khả năng thu hút du khách. Điều kiện để công nhận điểm du lịch quốc gia: 1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. 2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. 3. Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. 4. Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. Điểm du lịch quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận (Điều 4 – luật du lịch,Điều 7 – Nghị định số 92/2007/NĐ-CP) b. Tuyến Du lịch :Là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch kh ác nhau về chức năng nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách . Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch 1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia: a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. 2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương: a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương; Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. c. Chương trình Du lịch : là lịch trình được đặt trước của chuyến du lịch do công ty lữ hành tổ chức trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán của chương trình. Nó là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Khái niệm thứ hai về chương trình du lịch: Chương trình du lịch được biểu hiện là những mẫu để người ta tổ chức những chuyến du lịch một kế
Luận văn liên quan