Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má tại hợp tác xã Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh thừa Thiên Huế

“Rau an toàn” hay “thực phẩm sạch” là những cụm từ không chỉ được nhắc nhiều mà còn là vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng cải thiện, con người càng có xu hướng sử dụng rau an toàn để bảo vệ sức khỏe, làm đẹp từ thiên nhiên và từ các loại thảo dược. Những mô hình trồng rau sạch, rau an toàn ngày càng được nhân rộng. Bên cạnh đó sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản đã nâng cao giá trị của các sản nông nghiệp. Rau má là một loại rau thông dụng thường được người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng dùng để chế biến các món ăn bổ mát, ép nước hoặc chế biến thành trà. Trà rau má là loại trà được chiết xuất từ lá rau má. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết cơ thể, tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má ở trong trà có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền được xem là một “vựa” rau má lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích trồng rau má 44,5 ha (năm 2015). Người dân ở đây phần lớn sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp, đặt biệt sản xuất rau má đã đem lại thu nhập cao cho người dân. Thực hiện các chính sách, chủ trương của Tỉnh và các chương trình hỗ trợ khuyến nông, HTX Quảng Thọ II đã chuyển đổi phương thức trồng rau má truyền thống sang mô hình rau an toàn. Việc trồng rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng rau, tăng giá trị kinh tế và có tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, đồng thời đáp ứng đầu vào nguyên liệu cho việc tiến hành dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II

pdf59 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má tại hợp tác xã Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN SẢN XUẤT TRÀ RAU MÁ TẠI HỢP TÁC XÃ QUẢNG THỌ II, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên: Lê Thị Kim Hiếu Giáo viên hướng dẫn: Lớp : K46 C KH-ĐT Ths Phạm Thị Thanh Xuân MSV : 1240110146 Huế 2016 1 Đạ i h ọc K inh tế H uế Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp cũng như hoàn thành khóa học chuyên ngành Kế hoạch – Đầu tư, em đã nhận được sự chỉ dạy tận tình, những kinh nghiệm quý báu và kiến thức bổ ích từ Thầy, Cô giáo Bộ môn Kế hoạch – Đầu tư, KHoa Kinh tế & Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo một môi trường học tích cực và vui vẻ cho em cũng như các bạn sinh viên trong Trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo – Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Xuân. Cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết của mình để hướng dẫn em thực hiện tốt Khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể cán bộ, thành viên trong hợp tác xã nông nghiệp Quảng Thọ II đã giúp đỡ, tạo điều kiện hướng dẫn nhiệt tình cho em trong thời gian thực tập tại cơ sở. Cuối cùng, em xin được cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên em trong thời gian hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Những người đồng hành cùng em trong suốt thời gian vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy, Cô và các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2016 Sinh viên Lê Thị Kim Hiếu 2 Đạ i ọc K inh tế H uế MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5 1.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế ...................................................... 5 1.1.2. Phân loại hiệu quả kinh tế ........................................................................... 7 1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp .......... 8 1.2. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu ..................................................................... 11 1.2.1. Giá trị sản xuất .......................................................................................... 11 1.2.2. Khấu hao ................................................................................................... 11 1.2.3. Giá trị hiện tại ròng ( Net present value): NPV ........................................ 11 1.2.4. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ ( Internal rate of return): IRR ......................... 12 1.2.5. Tỷ số lợi ích/chi phí ( Benefit/cost): B/C .................................................. 12 1.2.6. Thời gian hòa vốn ..................................................................................... 13 1.3. Vai trò và quy trình kỹ thuật sản xuất trà rau má ............................................ 14 1.3.1. Vai trò ........................................................................................................ 14 1.3.2. Quy trình sản xuất trà rau má .................................................................... 15 1.4. Tình hình sản xuất và tiêu dùng trà .................................................................. 18 1.4.1. Việt Nam và trên thế giới .......................................................................... 18 1.4.2. Tình hình sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II ................................ 18 i Đạ i h ọc K inh tế uế CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN SẢN XUẤT TRÀ RAU MÁ Ở HTX QUẢNG THỌ II, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH TT HUẾ................................... 20 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 20 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..................................................................... 20 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 21 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ..................................................... 23 2.2. Tình hình sản xuất rau má ở HTX Quảng Thọ II ............................................ 24 2.3. Dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II ............................................. 26 2.3.1. Thông tin dự án ......................................................................................... 26 2.3.2. Nội dung dự án .......................................................................................... 26 2.4. Hiệu quả dự án sản xuất trà rau má ở xã Quảng Thọ ...................................... 28 2.4.1. Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má ............................................... 28 2.4.2. Phân tích độ nhạy ...................................................................................... 35 2.4.3. Thời gian hoàn vốn ................................................................................... 37 2.4.4. Hiệu quả xã hội ......................................................................................... 37 2.4.5. Hiệu quả môi trường ................................................................................. 38 2.5. Tình hình tiêu thụ trà rau má............................................................................ 39 2.6. Đánh giá của người dân về dự án trà rau má ................................................... 40 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN SẢN XUẤT TRÀ RAU MÁ Ở XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH TT HUẾ ............................................................................................................................... 43 3.1. Định hướng phát triển ...................................................................................... 43 3.2. Giải pháp .......................................................................................................... 43 3.2.1. Quản lý chi phí .......................................................................................... 43 3.2.2. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ .... 43 3.2.3. Giải pháp về sản phẩm .............................................................................. 44 3.2.4. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 44 3.2.5. Giải pháp về yếu tố thị trường .................................................................. 45 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 46 1. Kết luận ............................................................................................................... 46 ii Đạ i h ọc K inh tế H uế 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 49 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 2 iii Đạ i h ọc K inh tế H uế DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐKKD : Điều kiện kinh doanh ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã NN : Nông nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices iv Đạ i h ọc K inh tế H uế DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất trà rau má ..................................................................... 17 Biểu đồ 2.1. Diện tích đất canh tác của HTX năm 2015 ............................................. 25 Sơ đồ 2.1. Kênh tiêu thụ ............................................................................................... 39 v Đạ i h ọc K inh tế H uế DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất xã Quảng Thọ năm 2014-2015 .................. 21 Bảng 2.2. Quy mô, cơ cấu đất đai xã Quảng Thọ ......................................................... 22 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau má qua 3 năm 2013-2015 ..................... 25 Bảng 2.4. Nhu cầu vốn và ngồn vốn ............................................................................. 27 Bảng 2.5. Chi phí đầu tư sản xuất trà rau má ................................................................ 29 Bảng 2.6. Doanh thu từ sản phẩm trà rau má ................................................................ 30 Bảng 2.7. Quy mô, cơ cấu chi phí sản xuất theo công suất thiết kế của dự án ............. 32 Bảng 2.8. Doanh thu trong một năm sản xuất của dự án .............................................. 33 Bảng 2.9. Chỉ tiêu tài chính của dự án sản xuất trà rau má HTX Quảng Thọ II ........... 34 Bảng 2.10. Ảnh hưởng của lãi suất đến NPV của dự án ............................................... 35 Bảng 2.11. Ảnh hưởng của doanh thu và chi phí đến NPV và IRR của dự án ............. 36 Bảng 2.12. Số lượng và thu nhập của lao động trong dự án sản xuất trà rau má .......... 37 Bảng 2.13. Tổng hợp nhập xuất tồn trà rau má ............................................................. 40 Bảng 2.14. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của người dân .......................................... 41 vi Đạ i h ọc K inh tế H uế PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài “Rau an toàn” hay “thực phẩm sạch” là những cụm từ không chỉ được nhắc nhiều mà còn là vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt của người dân. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng cải thiện, con người càng có xu hướng sử dụng rau an toàn để bảo vệ sức khỏe, làm đẹp từ thiên nhiên và từ các loại thảo dược. Những mô hình trồng rau sạch, rau an toàn ngày càng được nhân rộng. Bên cạnh đó sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản đã nâng cao giá trị của các sản nông nghiệp. Rau má là một loại rau thông dụng thường được người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng dùng để chế biến các món ăn bổ mát, ép nước hoặc chế biến thành trà. Trà rau má là loại trà được chiết xuất từ lá rau má. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết cơ thể, tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má ở trong trà có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền được xem là một “vựa” rau má lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích trồng rau má 44,5 ha (năm 2015). Người dân ở đây phần lớn sống chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp, đặt biệt sản xuất rau má đã đem lại thu nhập cao cho người dân. Thực hiện các chính sách, chủ trương của Tỉnh và các chương trình hỗ trợ khuyến nông, HTX Quảng Thọ II đã chuyển đổi phương thức trồng rau má truyền thống sang mô hình rau an toàn. Việc trồng rau má an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP góp phần nâng cao chất lượng rau, tăng giá trị kinh tế và có tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, đồng thời đáp ứng đầu vào nguyên liệu cho việc tiến hành dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II. Trà rau má Quảng Thọ II không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Thừa Thiên -Huế mà còn rất được ưa chuộng ở các tỉnh miền Nam và miền Trung. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề về sản xuất, chế biến và thị trường có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế của HTX Quảng Thọ II, xã Quảng Thọ và tỉnh 1 Đạ i h ọc K inh tế H uế Thừa Thiên Huế. Để thương hiệu trà rau má Quảng Thọ II ngày càng có uy tín thì phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của HTX Quảng Thọ II trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, vừa giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sản phẩm. Xuất phát từ những lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má. - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường dự án sản xuất trà rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 3.1.1. Số liệu sơ cấp Thu thập thông tin tình hình sản xuất rau má, tác động của dự án sản xuất trà rau má của HTX Quảng Thọ II đến người dân dựa trên phiếu điều tra. Phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất rau má trên địa bàn HTX Quảng Thọ II, các hộ sản xuất được chọn một cách ngẫu nhiên. 3.1.2. Số liệu thứ cấp Những tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài được thu thập thông qua báo cáo, tài liệu tham khảo, sách báo, kết quả nghiên cứu trước đây, trong các thư viện và internet. 2 Đạ i h ọc K inh tế H uế 3.2. Phương pháp phân tích 3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả - Số tuyệt đối. - Số tương đối. - Số bình quân. 3.2.2. Phương pháp phân tích độ nhạy Phân tích sự biến động của hiệu quả khi chi phí sản xuất, giá và các yếu tố đầu vào khác thay đổi. Những tính toán nhằm mục đích đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến dự án, với những giả định thì dự án có thực thi hay không. 3.2.3. Phương pháp phân tích lợi ích- chi phí Phân tích chi phí- lợi ích (CBA) là một quá trình có hệ thống để tính toán và so sánh lợi ích và chi phí của một dự án chính sách, hoặc quyết định chính phủ. Để xác định có nên ra quyết định đầu tư hay không (tính đúng đắn/ khả thi). Cung cấp một cơ sở để so sánh dự án. Nó liên quan đến việc so sánh tổng chi phí dự kiến của từng lựa chọn so với tổng lợi ích dự kiến, để xem liệu những lợi ích có lớn hơn chi phí, và lớn hơn bao nhiêu. CBA có liên quan, nhưng khác với phân tích tính hiệu quả chi phí. Trong CBA, lợi ích và chi phí được thể hiện về tiền bạc, và được điều chỉnh cho các giá trị thời gian của tiền, để tất cả các dòng chảy của lợi ích và dòng chảy của chi phí dự án theo thời gian. 3.2.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Được sử dụng để tham vấn ý kiến của cơ sở sản xuất là các nhà quản lý, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và hộ sản xuất có kinh nghiệm sản xuất rau má lâu năm về những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, chế biến rau má. Những thông tin thu thập là các căn cứ chính xác, trung thực, khách quan, có ý nghĩa thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất trà rau má. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả kinh tế dự án sản xuất trà rau má xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3 Đạ i h ọc K inh tế H uế 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tình hình trồng và sản xuất rau má ở HTX Quảng Thọ II, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Về thời gian: Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất trà rau má của HTX thu thập trong hai năm 2014-2015 và hiệu quả sản xuất trà rau má thu thập trong năm 2015. 4 Đạ i h ọc K inh tế H uế PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế Trong bối cảnh nguồn lực sản xuất có hạn, đòi hỏi người sản xuất phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra lượng hàng hóa lớn nhất với chi phí lao động xã hội thấp nhất. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng có thể tóm tắt thành 3 quan điểm sau:  Quan điểm thứ nhất cho rằng “ Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm này, hiệu quả đầu tư được thể hiện bằng công thức sau: H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí bỏ ra. Quan điểm này có ưu điểm là phản ánh rõ việc sử dụng nguồn lực thông qua chi phí sản xuất, nhược điểm là không phản ánh quy mô hiệu quả đầu tư. Theo quan điểm này chưa phân tích được tác động, sự ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tự nhiên.  Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa tỷ giá sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó và được thể hiện dưới dạng công thức tính là: H = Q – C Trong đó: H là hiệ quả kinh tế Q là kết quả đạt được, C là chi phí bỏ ra. Ở đây phản ánh quy mô đầu tư, song không rõ ràng và chưa phản ánh hết mong muốn của nhà sản xuất kinh doanh, chưa xác định được năng suất lao động xã hội khả năng cung cấp sản phảm cho xã hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau.  Quan điểm thứ ba: Khác với những quan điểm trên, trước tiên phải xem xét hiệu quả trong thành phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế 5 Đạ i h ọc K inh tế H uế biểu hiện bằng tỷ số phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí theo quan điểm này được thể hiện qua công thức: H = ∆Q ∆C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế ∆𝑄 là phần tăng thêm của kết quả thu được ∆𝐶 là phần tăng thêm của chi phí Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã đạt hiệu quả hay chưa, đã tối ưu hóa các chi phí sản xuất chưa. Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý. Đánh giá hiệu kinh tế còn là căn cứ để xác định mục tiêu phương hướng sản xuất trên cơ sở những cái đạt được và chưa đạt được. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng cho mỗi thành viên trong xã hội. Trong qua trình sản xuất của con người không đơn thuần chỉ chú ý đến hiệu quả kinh tế, còn phải xem xét đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái. Từ những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau: - Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là tăng cường sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Đây đòi hỏi tính khách quan của nền kinh tế sản xuất của xã hội, do yêu cầu của công tác quản lý kinh tế cần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt
Luận văn liên quan