Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng có tiềm
năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nhờ những lợi thế của hệ
đầm phá nước lợ (lagoon), nghề NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm đang phát triển
nhanh chóng trong những năm gần đây ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, góp
phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, phát
triển NTTS, nhất là nuôi tôm trên địa bàn còn mang tính tự phát, chưa tương
xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nghề nuôi
tôm ở huyện Quảng Điền là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm phá
huyện Quảng Điền; đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi
tôm của địa phương trong những năm đến.
Phương pháp nghiên cứu: ba xã có tình hình nuôi tôm phát triển nhất ở
huyện, bao gồm Quảng Công, Quảng Thành, Quảng Phước được lựa chọn để
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo
khoảng cách tổ xác định với kích thước mẫu là 45 hộ nuôi tôm theo phương thức
6
quảng canh cải tiến (QCCT) chiếm 10% trong tổng số hộ nuôi theo hình thức
này; và 42 hộ nuôi bán thâm canh (BTC) chiếm 27% trong tổng số hộ nuôi BTC.
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân; phương pháp chuyên
gia; phương pháp phân tích riêng biệt (Discriminant Analysis); phương pháp toán
kinh tế. được sử dụng để nghiên cứu. Dựa vào các tài liệu đã được công bố của
địa phương cùng với số liệu điều tra thu thập từ các hộ qua bảng điều tra
(questionnaire) với những nội dung chủ yếu như: năng lực sản xuất của hộ; kết
quả sản xuất kinh doanh; vấn đề thị trường; môi trường; những thuận lợi, khó
khăn. mà các hộ nuôi tôm gặp phải được sử dụng để phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Số liệu được phân tích chủ
yếu qua ba năm 2001 -2003.
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ởvùng đầm phá huyện Quảng Điền, Thừa thiên huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐẦM PHÁ
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ
Mai Văn Xuân
Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế
1. Đặt vấn đề
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng có tiềm
năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Nhờ những lợi thế của hệ
đầm phá nước lợ (lagoon), nghề NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm đang phát triển
nhanh chóng trong những năm gần đây ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, góp
phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, phát
triển NTTS, nhất là nuôi tôm trên địa bàn còn mang tính tự phát, chưa tương
xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy, nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế nghề nuôi
tôm ở huyện Quảng Điền là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tình hình nuôi tôm vùng đầm phá
huyện Quảng Điền; đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi
tôm của địa phương trong những năm đến.
Phương pháp nghiên cứu: ba xã có tình hình nuôi tôm phát triển nhất ở
huyện, bao gồm Quảng Công, Quảng Thành, Quảng Phước được lựa chọn để
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp theo
khoảng cách tổ xác định với kích thước mẫu là 45 hộ nuôi tôm theo phương thức
6
quảng canh cải tiến (QCCT) chiếm 10% trong tổng số hộ nuôi theo hình thức
này; và 42 hộ nuôi bán thâm canh (BTC) chiếm 27% trong tổng số hộ nuôi BTC.
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân; phương pháp chuyên
gia; phương pháp phân tích riêng biệt (Discriminant Analysis); phương pháp toán
kinh tế... được sử dụng để nghiên cứu. Dựa vào các tài liệu đã được công bố của
địa phương cùng với số liệu điều tra thu thập từ các hộ qua bảng điều tra
(questionnaire) với những nội dung chủ yếu như: năng lực sản xuất của hộ; kết
quả sản xuất kinh doanh; vấn đề thị trường; môi trường; những thuận lợi, khó
khăn... mà các hộ nuôi tôm gặp phải được sử dụng để phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Số liệu được phân tích chủ
yếu qua ba năm 2001 - 2003.
Vài nét về đặc điểm vùng nghiên cứu, Quảng Điền là một trong những
huyện vùng đầm phá ven biển của tỉnh TTH, có phá Tam Giang dài hơn 17km,
với diện tích trên 3.850ha (chiếm 17,8% diện tích vùng đầm phá Tam Giang -
Cầu Hai của tỉnh). Đây là vùng hợp lưu của nhiều con sông và cửa biển với điều
kiện sinh thái lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thuỷ sản có
giá trị cao. Theo số liệu của phòng thống kê huyện, tính đến cuối năm 2002, diện
tích NTTS của huyện là 623ha (chiếm hơn 16% diện tích NTTS toàn tỉnh) tăng
77ha so với năm 2001; sản lượng thủy sản nuôi trồng là 388 tấn (tăng 26 tấn so
với năm 2001). Nhờ đầu tư mở rộng diện tích và tăng năng suất nên tình hình
nuôi tôm trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, năm 2002 diện tích đạt
trên 583ha, sản lượng trên 362 tấn. Hiện nay nhân dân trong vùng nuôi tôm sú
với hai hình thức chủ yếu là QCCT và BTC. Hai phương thức này khai thác điều
kiện tự nhiên và sinh thái của vùng khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế khác
nhau. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh
tế nuôi tôm theo các hình thức nuôi này.
7
2. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng
Điền
a) Năng lực sản xuất của hộ
Diện tích nuôi tôm bình quân hộ theo các hình thức nuôi QCCT và BTC là
0,75ha và 0,62ha; vốn đầu tư bình quân hộ là 69 và 76 triệu đồng; đầu tư bình
quân trên 1ha là 92 và 121 triệu đồng; độ tuổi của chủ hộ không có sự chênh lệch
đáng kể, 39 và 38 tuổi; trình độ văn hóa trung bình là lớp 8 và 9; năm kinh
nghiệm nuôi tôm là 5,5 và 6,2 năm; số lần tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật
nuôi tôm là 2,8 và 3,3 lần; cả hai hình thức nuôi chủ yếu là sử dụng lao động gia
đình.
b) Chi phí sản xuất theo hình thức nuôi
Chi phí trung gian (IE) theo hai hình thức nuôi có sự chênh lệch nhau đáng
kể, nuôi BTC chi phí bình quân gần 37 triệu đồng/ha cao hơn 44% so với nuôi
QCCT. Điều này là do nuôi BTC chi phí về con giống cao hơn nhiều (gần 15
triệu đồng/ha) so với nuôi QCCT (trên 6,5 triệu đồng/ha). Ở cả hai hình thức
nuôi, chi phí về thức ăn và con giống là đáng kể hơn cả. Nuôi QCCT, tỷ lệ này
lần lượt là 45,2% và 26,1%; nuôi BTC là 34,8% và 40,8%. Điều cần lưu ý là các
hộ nuôi BTC chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp trong khi các hộ QCCT chủ
yếu sử dụng thức ăn tươi. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp không những đảm
bảo chất lượng, góp phần tăng năng suất tôm mà còn đảm bảo vệ sinh ao hồ. Chi
phí về phòng trừ dịch bệnh và xử lý ao hồ chiếm khoảng 24-29% trong tổng chi
phí trung gian (tùy theo phương thức nuôi) và thông thường tỷ trọng này ở nuôi
QCCT cao hơn nuôi BTC. Điều này là do tác dụng phụ của việc sử dụng thức ăn
tươi của QCCT gây ra.
8
c) Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi
Số liệu bảng 1 chỉ ra rằng nhờ đầu tư cao hơn mà năng suất tôm của hình
thức nuôi BTC cao hơn nuôi QCCT đáng kể (25%). Vì vậy, mà giá trị gia tăng
(VA) của hình thức nuôi BTC đạt trên 25 triệu đồng/ha cao hơn 18,5% nuôi
QCCT. Mặc dù tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất (VA/GO) của
hình QCCT (45,3%) cao hơn BTC (40,9%) nhưng rõ ràng trong điều kiện diện
tích đất đai nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng còn hạn chế thì
hình thức nuôi BTC đã và đang chứng tỏ ưu thế cao hơn. Vì vậy, ở vùng đầm phá
Quảng Điền nói riêng và tỉnh TTH nói chung ngày càng có nhiều hộ áp dụng
hình thức nuôi BTC và thâm canh (TC). Nuôi theo hình thức BTC và TC không
những tiết kiệm được diện tích mà còn tạo tiền đề quan trọng để áp dụng các biện
pháp khoa học kỹ thuật và đề phòng dịch bệnh tốt hơn.
Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức nuôi như thế nào còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như khả năng tài chính, kinh nghiệm sản xuất, điều kiện đất đai mặt
nước... Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố khác nhau đến hiệu quả nuôi theo các hình thức qua đó giúp cho các
hộ nông dân nên áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp nào để tăng hiệu quả
kinh tế của quá trình kinh doanh trong phát triển nuôi tôm ở vùng đầm phá
Quảng Điền.
Bảng 1: Hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi của các hộ ở vùng nghiên cứu năm
2002
Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC So sánh
BTC/QCC
9
T (%)
1. Năng suất kg/ha 604 755 125,0
2. GO 1.000đ/ha 47.44 62.199 131,1
3. IE 1.000đ/ha 25.968 36.757 141,5
4. VA 1.000đ/ha 21.472 25.442 118,5
5. VA/GO % 45,3 40,9 90,4
6. VA/IE % 82,7 69,2 83,7
Nguồn: Số liệu điều tra
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng theo các mô hình nuôi tôm
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế các hình thức nuôi tôm ở vùng nghiên cứu. Các biến
số được đưa vào phân tích bao gồm, biến phụ thuộc: Y - VA (1.000đ/ha); các
biến độc lập: D - năng lực của chủ hộ, X1 - công lao động (ngày-người/ha), X2 -
mật độ thả giống (số con/m2), X3 - chi phí thức ăn công nghiệp (1.000đ/ha), X4 -
chi phí thức ăn tươi (1.000đ/ha), và X5 - chi phí phòng trừ dịch bệnh (1.000đ/ha).
10
Năng lực sản xuất của chủ hộ do ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố. Rõ
ràng không thể dùng một nhân tố riêng biệt nào để đánh giá năng lực của chủ hộ
mà đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp một số các yếu tố nhất định. Để giải quyết vấn
đề này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích riêng biệt (Disciriminant
Analysis) để tổng hợp nên biến định tính D - năng lực chủ hộ với các nhân tố ảnh
hưởng chủ yếu như độ tuổi, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năm kinh
nghiệm.... Kết quả phân tích theo các mô hình được phản ảnh ở bảng 2.
Rõ ràng, các nhân tố nghiên cứu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả sản xuất
trong cả hai hình thức nuôi. Với hình thức QCCT, 4 biến số có ý nghĩa thống kê
là D, X1, X4, X5 với P-value lớn nhất là 0,010 (X5) có ảnh hưởng quyết định gần
64% (R2=0,637) sự biến thiên của giá trị gia tăng trên 1 ha; với nuôi BTC, cũng
có 4 biến số có ý nghĩa thống kê D, X1, X3, X4 với P-value lớn nhất là 0,012 (X1)
có ảnh hưởng quyết định trên 88% (R2=0,884) sự biến động giá trị gia tăng trên
1ha.
Bảng 2: Kết quả ước lượng hàm Cobb-Douglas theo hình thức nuôi ở vùng
nghiên cứu
11
QCCT BTC
Hệ số
(β)
SS
chuẩn
t Sig.
Hệ số
(β)
SS
chuẩn
T Sig.
R 0,818 0,266 0,940 0,147
R2 0,670 0,884
R2 điều
chỉnh
0,637 0,872
Số quan
sát (N)
45 42
F 20,277 0,000 70,554 0,000
Hệ số tự
do
16,466 2,141 7,689 0,000 8,395 0,761 11,034 0,000
D 0,452 0,094 4,830 0,000 0,260 0,052 4,977 0,001
X1 -0,827 0,240 -3,445 0,001 0,253 0,096 2,642 0,012
X3 - - - - 0,505 0,059 8,620 0,000
X4 -0,714 0,139 -5,144 0,000 -0,516 0,065 -7,928 0,000
X5 0,472 0,176 2,688 0,010 - - - -
12
Trong cả hai hình thức nuôi, biến số D có ảnh hưởng tích cực đến Y (βd =
0,452 và 0,260 cho QCCT và BTC), trong khi đó X4, trong mô hình nuôi QCCT,
có ảnh hưởng tiêu cực đến Y (β4 = -0,714). X3 có ảnh hưởng tích cực đến hiệu
quả nuôi tôm BTC (β3 = 0,505). Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhờ nắm bắt
được kỹ thuật này mà các hộ nuôi BTC đã tích cực sử dụng thức ăn công nghiệp
nên hạn chế được dịch bệnh và chi phí vệ sinh ao hồ (vì vậy mà X5 không có ý
nghĩa thống kê trong mô hình này). Trong khi đó nuôi QCCT, thức ăn tươi được
sử dụng phổ biến, vì vậy vừa hạn chế đến hiệu quả nuôi tôm vừa làm tăng chi phí
phòng trừ dịch bệnh.
Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ rằng nuôi BTC không những có hiệu quả
kinh tế cao hơn QCCT mà còn bảo vệ được môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, để
chuyển từ QCCT sang BTC không những đòi hỏi chủ hộ phải có năng lực nhất
định mà cần một lượng tài chính nhất định. Theo tính toán của các chuyên gia và
nghiên cứu của chúng tôi, để chuyển 1 ha từ nuôi QCCT sang BTC cần khoảng
24 triệu đồng. Đây là một khoản kinh phí đáng kể đối với các nông hộ. Đó cũng
là lý do vì sao cho đến nay tỷ lệ nuôi BTC ở huyện Quảng Điền còn khá khiêm
tốn (157 hộ, chiếm gần 26% số hộ nuôi tôm).
4. Thị trường và một số tác động đến tình hình nuôi tôm của các nông
hộ:
Thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm ở huyện khá đơn điệu, bất
lợi cho nguời nuôi tôm. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có trên 95% số hộ nuôi
QCCT và trên 64% hộ nuôi BTC bán tôm tại hồ; trên 84% số hộ QCCT và trên
90% số hộ BTC bán tôm cho tư thương. Người nuôi tôm thường bị tư thương ép
cấp, ép giá trong khi các doanh nghiệp nhà nước thu mua và chế biến hàng thủy
sản trên địa bàn đang thua lỗ thậm chí bị phá sản khá nhiều. Đây là vấn đề cần
quan tâm hỗ trợ cho người nông dân có điều kiện phát triển con tôm.
13
Về giống và thức ăn, việc đảm bảo có giống khỏe, rõ nguồn gốc và sạch
bệnh là vấn đề khá bức xúc, hiện có trên 50% số hộ nông dân mua giống từ ngoài
tỉnh. Hầu hết các hộ mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ
phát triển nguồn cung cấp giống tại chỗ, có sự kiểm soát dịch bệnh. Nguồn thức
ăn cung cấp khá dồi dào, mua bán thuận tiện song thường do các đại lý thực hiện,
việc khuyến cáo nên sử dụng loại thức ăn nào, vào thời điểm nào... vẫn chưa
được hướng dẫn chặt chẽ.
Dịch bệnh và môi trường là những vấn đề nan giải với hộ nuôi tôm, trên
78% số hộ nuôi QCCT và trên 71% hộ nuôi BTC đều cho rằng dịch bệnh là khó
khiểm soát và đang gây nên những thiệt hại đáng kể cho họ. Trên 97% số hộ nuôi
QCCT và trên 86% số hộ nuôi BTC cho rằng môi trường đang bị ô nhiễm và tác
động không tốt đến kết quả nuôi tôm của họ.
5. Một số giải pháp phát triển kinh tế nuôi tôm vùng đầm phá huyện
Quảng Điền
Các giải pháp phát triển nuôi tôm vùng đầm phá huyện Quảng Điền phải
dựa trên quan điểm chung là: Phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với bảo
vệ nguồn tài nguyên và môi trường vùng đầm phá.
a) Qui hoạch tổng thể việc khai thác, sử dụng vùng đầm phá và phát triển
NTTS. Công tác này phải gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
NTTS, tạo điều kiện khai thác lợi thế so sánh của các tiểu vùng để bố trí các công
thức nuôi tôm có hiệu quả. Thực hiện giao quyền sử dụng đất ngập nước cho các
hộ gia đình, phát triển các loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm.
b) Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ NTTS nói chung và nuôi
tôm nói riêng. Cần có hệ thống dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các hộ nông dân
14
nuôi tôm. Hệ thống này bao gồm các trại giống có chất lượng cao, kiểm soát
được dịch bệnh; xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo được tiêu chuẩn
kỹ thuật và giá cả hợp lý. Cho đến nay, ngoài cơ sở chế biến thức ăn Trường
Giang hoạt động có kết quả khá tốt, còn hầu hết các cơ sở khác đều không đảm
bảo chất lượng. Vì vậy, tình trạng sử dụng thức ăn tươi là khá phổ biến gây ô
nhiễm nguồn nước và môi trường.
c) Chính sách tín dụng, đầu tư cho nuôi tôm cần một lượng vốn đáng kể,
nhất là đối với các hộ nuôi BTC. Hơn thế nữa, như đã phân tích ở trên, cần
khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ chuyển từ nuôi QCCT sang nuôi BTC
có hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều này càng đòi hỏi một lượng vốn ban đầu khá
lớn. Vì vậy, cần phải mở rộng hình thức và đối tượng cho vay, tạo thêm nhiều
kênh huy động vốn...
d) Các chính sách về khuyến ngư, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi
tôm, kỹ năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác cho các nông
hộ. Thiết lập tổ tư vấn về kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh từ tuyến xã; kiểm soát
được giống, nhất là giống nhập từ các địa phương khác đến. In ấn và ban hành
các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức các đợt tham quan, hội nghị để chia sẻ
kinh nghiệm nuôi tôm. Hỗ trợ việc cung cấp thức ăn công nghiệp, đẩy mạnh
tuyên truyền hạn chế sử dụng thức ăn tươi.
e) Giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hợp tác, liên doanh,
liên kết giữa các hộ nuôi tôm với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở
thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thành lập các hội nghề để mở rộng qui
mô, tăng khả năng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường thông tin thị trường,
gắn sản phẩm với thị trường, nâng cao chất lượng và vệ sinh thực phẩm đáp ứng
được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, nhất là tiêu chuẩn kỹ thuật của các
nước nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Đông Âu, Nhật Bản, Hồng Kông...
15
6. Kết luận:
Nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng đã và đang là ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện Quảng Điền, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công gnhiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi
thế của địa phương góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người
lao động. Nuôi tôm theo hình thức BTC tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn nuôi QCCT:
tiết kiệm được diện tích nuôi trồng, dễ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi
tiên tiến; năng suất nuôi BTC đạt 755kg/ha cao hơn 25% so với QCCT; giá trị
gia tăng đạt trên 25 triệu đồng/ha, cao hơn 18% so với nuôi QCCT; ngoài ra, do
sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu nên nuôi BTC còn góp phần bảo vệ môi
trường, hạn chế được dịch bệnh hơn so với nuôi QCCT. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng, hiệu quả kinh tế của nuôi tôm ở vùng đầm phá Quảng Điền chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là năng lực của chủ hộ, phương thức
nuôi (QCCT hay BTC), biện pháp kỹ thuật canh tác (đặc biệt là việc sử dụng
thức ăn và phòng trừ dịch bệnh). Vì vậy, thực hiện các giải pháp nêu ra không
những góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm mà còn đảm bảo vệ
sinh môi trường, phát triển bền vững nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói
riêng của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết công tác NTTS các xã Quảng Công, Quảng Phước,
Quảng Thành huyện Quảng Điền, tỉnh TTH (2000 - 2003).
2. Báo cáo tình hình NTTS từ năm 2000 - 2003, phòng Nông nghiệp,
huyện Quảng Điền, tỉnh TTH.
3. Niên giám thống kê huyện Quảng Điền, tỉnh TTH (2000 - 2003).
16
4. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2001, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà nội (2002)
5. Báo cáo tổng kết công tác NTTS từ năm 2000 - 2003, Sở Thủy sản tỉnh
TTH.
6. Chu Văn Cáp. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị Quốc gia. Hà nội
(2003).
7. C. Davis & Y. Trevor. Nguyên lý kinh tế nông nghiệp: thị trường và giá
cả trong các nước phát triển. NXB Nông nghiệp. Hà nội (1994).
8. IUCN. How Much Is an Ecosystem Worth? The World Bank.
Washington DC (2004).
9. C. Ian & B. Gladys. Seeking Sustainability: Challeges of Agricultural
Development and Environmental Management in a Philippine
Watershed. Los Banos, Laguna (2001).
10. Le Van Mien, Ton That Phap and Hoang Nghia Duyet. Aquaculture –
Its introduction and development. In: V.J. Brzeski and G.F. Newkirk
(eds.) Lessons from the Lagoon. Coastal Resources Research Network,
Dalhousie University, Halifax, Canada (2000) 115 - 133
11. Ton That Phap and Le Thi Nam Thuan. Aquatic animal health
assessment in Tam Giang Lagoon, Vietnam. Presented at the
DFID/FAO/NACA/GOB Asia Regional Scoping Workshop “Primary
Aquatic Animal Health Care in Rural, Small-Scale, Aquaculture
Development” held in Dhaka, Bangladesh (1999).
17
ECONOMIC EFFICIENCY OF SHRIMP FARMING IN THE LAGOON
AREA OF QUANG ĐIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Mai Van Xuan
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Quang Đien District has a great potential in aquacultural development.
Endowed with 3,850 ha of water surface (accounting for 17.8% total area of Tam
Giang - Cau Hai lagoon of Thua Thien Hue Province), aquacultural
development in general and shrimp farming in particularly play an important
role in exploiting the comparative advantages of the locality and improving the
living condition of farming households. Currently, there are two types of shrimp
farming in the district: improved-extensive farming and semi-intensive farming.
The findings show that the income of the households from shrimp culture is
affected by several factors such as the capacity of the household head, the type of
farming, the foods consumed (industrial or fresh food) ect. The study also
illustrates that semi-intensive farming not only brings in higher profit but also
gives better protection to the ecosystem than the improved-extensive farming
does. However, the farmers have to deal with many difficulties such as finding
markets, foods and breeding, environment and diseases ect. In order to boost the
shrimp raising industry, the study suggests following solutions: a) general
planning of exploiting and using lagoon resources; b) upgrading infrastructure
18
and service system; c) credit policies; d) aqua-cultural extension services; and e)
market.