Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L, thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales, tên thương mại là Cashew nut tree.
Ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta cây điều còn được gọi là cây Đào lộn hột. Sở dĩ có cái tên như vậy vì nhìn vẻ bề ngoài trái điều giống trái đào có hột nằm bên ngoài, thực ra cái mà ta thường gọi là trái chỉ là phần cuống của trái phình to ra, còn trái chính là hạt điều.
Cây điều thuộc lọai cây gỗ, cao trung bình 6-10m; rễ cọc đâm rất nhanh; lá đơn, nguyên, dầy cuống ngắn; hoa nhỏ màu vàng, gồm 2 loại hoa là hoa đực và hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ gió và côn trùng. Thời gian ra hoa kết trái là từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau.
Cách đây vài thế kỷ cây điều chỉ là một loài cây mọc tự nhiên hoang dại ở vùng đảo Ăngti, miền Đông Bắc Braxin và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, cư dân địa phương đã thu lượm trái và hạt điều để làm khẩu phần quan trọng trong bữa ăn của họ. Vào thế kỷ 16 khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm chiếm Nam Mỹ các Thủy thủ của họ đã mang hạt điều ra khỏi quê hương lãnh thổ của nó đem đến trồng thử tại một số thuộc địa ở Trung Mỹ, Đông Phi và Ấn Độ. Vì vậy có thể xem thời điểm này là mốc thời gian chuyển cây điều từ trạng thái hoang dã sang dạng giống cây trồng của con người.
121 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3265 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả kinh tế xã hội của cây điều và lý luận chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I:
HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÂY ĐIỀU
VÀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐIỀU:
1.1.1. Tên gọi và xuất xứ:
Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L, thuộc họ thực vật Anacardiaceae, bộ Rutales, tên thương mại là Cashew nut tree.
Ở nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta cây điều còn được gọi là cây Đào lộn hột. Sở dĩ có cái tên như vậy vì nhìn vẻ bề ngoài trái điều giống trái đào có hột nằm bên ngoài, thực ra cái mà ta thường gọi là trái chỉ là phần cuống của trái phình to ra, còn trái chính là hạt điều.
Cây điều thuộc lọai cây gỗ, cao trung bình 6-10m; rễ cọc đâm rất nhanh; lá đơn, nguyên, dầy cuống ngắn; hoa nhỏ màu vàng, gồm 2 loại hoa là hoa đực và hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ gió và côn trùng. Thời gian ra hoa kết trái là từ tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau.
Cách đây vài thế kỷ cây điều chỉ là một loài cây mọc tự nhiên hoang dại ở vùng đảo Ăngti, miền Đông Bắc Braxin và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, cư dân địa phương đã thu lượm trái và hạt điều để làm khẩu phần quan trọng trong bữa ăn của họ. Vào thế kỷ 16 khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm chiếm Nam Mỹ các Thủy thủ của họ đã mang hạt điều ra khỏi quê hương lãnh thổ của nó đem đến trồng thử tại một số thuộc địa ở Trung Mỹ, Đông Phi và Ấn Độ. Vì vậy có thể xem thời điểm này là mốc thời gian chuyển cây điều từ trạng thái hoang dã sang dạng giống cây trồng của con người.
Suốt mấy thế kỷ, kể từ khi cây điều được mang ra khỏi quê hương của nó, cây điều chỉ được trồng với mục đích che phủ đất, chống xói mòn là chính, còn việc sử dụng làm thực phẩm chỉ là mục tiêu kết hợp. Đầu thế kỷ 20 khi những lô hàng nhân hạt điều đầu tiên nhập vào nước Mỹ, được thị trường nước Mỹ tiêu thụ một cách nhanh chóng đã kích thích các nhà sản xuất, kinh doanh đầu tư nghiên cứu, sản xuất và chế biến hạt điều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao trên thị trường thế giới.
Cây điều có những sản phẩm sau:
- Trái điều: chứa nhiều vitamin B và C, có thể ăn sống, nấu canh, chế biến làm nước giải khát, làm thức ăn gia súc …
- Nhân hạt điều: có giá trị kinh tế cao nhất trong các sản phẩm của cây điều, có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để ăn, sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm (chocola, bánh, kẹo…)
- Dầu vỏ hạt điều: được ly trích từ vỏ hạt điều trong quá trình chế biến tách nhân hạt điều, được sử dụng điều chế Verni, sơn chống thấm, dầu sơn mài…, phần vỏ còn lại sau khi ly trích dầu được sử dụng làm chất đốt.
- Lá và thân cây: được sử dụng làm dược liệu, hóa chất…
- Gỗ: thân cây điều dùng để làm đồ mộc, nguyên liệu giấy…
1.1.2. Vai trò của cây điều đối với nền kinh tế Việt Nam và tỉnh BR-VT:
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Việt Nam:
Theo Tổng cục thống kê năm 2006 Việt Nam hiện có 327.800 ha điều, trong đó diện tích điều thu hoạch là 219.000 ha, sản lượng hạt điều thu hoạch hàng năm là 238.368 tấn.
Theo báo cáo năm 2006 của Cục thống kê của 23 tỉnh thành thì Việt nam hiện có 349.000 ha điều, trong đó có 223.918 diện tích đang thu hoạch, sản lượng thu hoạch hàng năm là 238.368 tấn.
Theo báo cáo của Hiệp hội điều Việt Nam thì sản lượng năm 2006 là 360.000 tấn, số liệu này đáng tin cậy hơn vì Hiệp hội điều là đơn vị trực tiếp thu mua hạt điều. Với sản lượng điều trên và nhập thêm 110.000 tấn hạt điều để đáp ứng công suất chế biến của trên 200 nhà máy chế biến hạt điều.
Năm 2006 Việt Nam xuất khẩu được 110.000 tấn nhân hạt điều, với giá trị kim ngạch là 500.000.000 USD, đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ về nhân điều thô xuất khẩu và đứng hàng thứ tư về kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp Việt Nam sau gạo, cao su và cà phê. Cùng với việc tạo kim ngạch cho quốc gia, ngành sản xuất chế biến hạt điều còn tạo công ăn việc làm cho trên 500.000 lao động, trong đó 200.000 cho lĩnh vực sản xuất và 300.000 lao động cho lĩnh vực chế biến.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế và xã hội như trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, chủ trương chỉ đạo từ trung ương đến địa phương tập trung các nguồn lực phát triển cây điều để đến năm 2010 tổng diện tích cây điều là 500.000 ha, sản lượng trên 400.000 tấn/năm.
1.1.2.2. Đối với nền kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu:
Theo báo cáo của cục thống kê tỉnh BR-VT, diện tích cây điều trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2006 là 14.632 ha, trong đó diện tích thu hoạch là 9.800 ha với sản lượng là 11.610 tấn. Toàn tỉnh hiện có 6 nhà máy chế biến hạt điều với tổng công suất là 16.000 tấn hạt điều /năm, xuất khẩu 3.800 tấn nhân hạt điều đạt kim ngạch xuất khẩu 17.100.000 USD, đứng hàng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp tỉnh BR-VT sau cao su và tiêu. Tạo công ăn việc làm cho 22.000 lao động trong khu vực nông thôn.
1.1.3. Tiềm năng và triển vọng của cây điều:
1.1.3.1. Tiềm năng và triển vọng cây điều trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có trên 50 quốc gia có diện tích trồng điều, phân bố từ chí tuyến Bắc xuống đến chí tuyến Nam và thường tập trung ở các vùng đất ven biển.
Từ giữa những năm 70 trở về trước diện ích trồng điều lớn nhất thuộc về các nước Đông Phi như Môdămbic, Tandania, Kenia, Nigieria tiếp theo sau là Ấn Độ và Braxin. Nhưng từ thập niên 80 cho đến năm 2005 thì Ấn Độ, Braxin đã có diện tích điều vượt qua các nước Đông Phi để chiếm vị trí nhất nhì và Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có diện tích điều xếp hàng thứ 3 trên thế giới.
Theo FAO ghi nhận thì trồng và buôn bán hạt và nhân điều đã có từ năm 1900, đến năm 1962 thì tổng khối lượng và giá trị buôn bán các sản phẩm từ điều trong 62 năm là 330.000 tấn và 46,2 triệu USD, do Ấn Độ và các nước Đông Phi sản xuất. Đến năm 2003 thì diện tích điều trên thế giới đã đạt được 3,17 triệu ha với sản lượng thu hoạch được 1,52 triệu tấn tăng 4,61 lần, tạo ra giá trị hàng hóa trên 2 tỷ USD/ năm.
Như vậy, ngành điều thế giới trong hơn 100 năm qua liên tục phát triển cả trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; Song tốc độ tăng trưởng nhanh là từ năm 1975 đến 2005. Do nhu cầu về nhân hạt điều trên thế giới ngày càng tăng cao và hiệu quả kinh tế của ngành điều tăng trưởng nhanh đã kích thích nhà sản xuất, nhà chế biến và thương lái tham gia đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành điều. Đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của Khoa học Công nghệ đã tạo ra những giống điều có năng xuất cao, các quy trình kỹ thuật sản xuất và chế biến ngày càng được hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây điều.
1.1.3.2. Tiềm năng và triển vọng cây điều tại Viêt Nam:
Cây điều được trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVI, do các Giáo sĩ người Bồ Đào Nha hoặc các chủ đồn điền cao su người Pháp đem vào trồng thử dưới dạng cây vườn phân tán ở một số tỉnh phía nam Việt Nam. Suốt một thời gian dài cây điều không được chú ý đến, nó phát triển một cách tự phát, được trồng để làm ranh hoặc cây bóng mát, sản phẩm chính của nó là trái điều chứ không phải là hạt điều, mãi đến năm 1981 cây điều mới được khai thác đúng theo giá trị kinh tế của nó. Cây điều được trồng ở 4 vùng sinh thái nông nghiệp: Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó Vùng Đông Nam bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc. Nhận thấy tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây điều, ngày 07/05/1999 Chính phủ đã ban hành quyết định số 120/1999/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển điều đến năm 2010 với mục tiêu là xuất khẩu trên 100.000 tấn điều nhân; phát triển điều ở những vùng có điều kiện, kết hợp cải tạo, thâm canh và trồng mới cây điều; Tăng thu nhập, giải quyết việc làm đối với vùng nghèo và hộ nghèo.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 433.546 ha điều thì chỉ có 128.737 ha trồng giống điều cao sản mới chiếm 29,69 %, còn lại 304.809 là trồng giống điều cũ.
Qua bảng 1.1 ta thấy cây điều được trồng trên 23 Tỉnh, Thành. Phân bố từ Quảng Trị đến Kiên Giang, chia làm 5 vùng, trong đó vùng có diện tích và hiệu quả kinh tế cao nhất là vùng miền Đông Nam bộ. Đây là vùng có tiềm năng nhất để phát triển cây điều cả về năng suất và diện tích.
Bảng 1.1: Diện tích điều phân theo đơn vị Hành chánh năm 2006.
STT
HẠNG MỤC
Diện tích điều năm 2006
(ha)
Số huyện, thị xã có trồng điều
Số huyện, thị có trên >1000 ha
Sốphường, xã có trên >300 ha
I
Vùng bắc trung bộ
80
3
1
Quảng Trị
80
3
II
Vùng DHTB
33.684
39
9
27
2
Quảng Nam
1667,0
6
3
Quảng Ngãi
3414,0
7
4
Bình Định
18.690,0
11
6
27
5
Phú Yên
4.320,0
8
1
6
Khánh Hòa
5.593,0
7
2
III
Vùng Tây Nguyên
88.871,0
45
23
71
7
Kontum
894,0
6
8
Gia Lai
19.727,0
12
7
22
9
Đăk Lăk
35.505,0
13
7
18
10
Đăk Nông
20.939,0
7
6
17
11
Lâm Đồng
11.806,0
7
3
14
IV
Vùng Đông nam bộ
308.236,0
12
Ninh thuận
5.220,0
5
2
13
Bình Thuận
27.783,0
10
7
31
14
TP.HCM
512,0
2
15
Bình Dương
10.591,0
7
3
11
16
Tây Ninh
5.145,0
8
2
17
Đồng Nai
50.092,0
11
9
31
18
BR-VT
14.632,0
7
3
15
19
Bình Phước
196.029,0
8
8
60
V
Vùng ĐBSCL
2.675,0
13
20
Long An
75,0
3
21
An Giang
941,0
3
21
Kiên Giang
1.305,0
4
23
Trà Vinh
354,0
3
Cộng
433.546,0
158
66
246
Nguồn: Thống kê của các tỉnh thành
Theo các nghiên cứu của Bộ Lâm nghiệp, năm 1975 Việt Nam có 500 ha điều trồng dưới dạng phân tán, đến năm 1995 có 190.300 ha đa số được trồng dưới dạng tập trung (>0,1 ha), năng xuất 500 kg/ha và đến năm 2005 có 433.000 ha, năng xuất 1.060 kg/ha, như vậy diện tích tăng hơn 800 lần so với năm 1975 và năng xuất tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Năm 1988 Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 33 tấn nhân hạt điều, thì đến năm 2005 Việt Nam xuất ra thị trường thế giới 110.000 tấn, tăng 3,7 lần. Nhìn chung ta thấy cây điều đã tăng rất nhanh về diện tích cũng như năng suất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển cây điều tại Việt Nam.
Năm 1988 Việt Nam chỉ có 3 cơ sở chế biến hạt điều với tổng công suất là 1000 tấn /năm, thì đến năm 2006 đã có 245 cơ sở chế biến hạt điều với tổng cộng suất thiết kế là 731.000 tấn/năm, trong đó có 7 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP và 6 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO - 9001, với công suất này nguồn nguyên liệu trong nước phải tăng gấp đôi mới đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở chế biến. Ngành công nghệ chế biến đã có sự tăng trưởng cao, nhờ đã tận dụng tốt các thuận lợi, thiết bị sản xuất trong nước, thiết bị công nghệ luôn được cải tiến nên đã sản xuất ra nhân điều đạt chất lượng và tỷ lệ thu hồi cao.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của nhân điều Việt - Nam là Mỹ: 42%, Trung Quốc: 17%, EU:20%, Australia, Canada, Nhật…và đang được mở rộng. Nhiều nhà nhập khẩu của EU, Mỹ đã đánh giá chất lượng nhân điều VN thơm ngon hàng đầu thế giới. Ngoài sản phẩm chính là nhân điều, mỗi năm ta còn sản xuất 15.000 tấn dầu vỏ hạt điều do 10 cơ sở chế biến dầu sản xuất, tạo thêm 6,45 triệu USD.
Song song với sự phát triển của ngành điều, các nhà Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng đầu tư nghiên cứu để tìm ra những giống điều mới có năng xuất cao, những quy trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh góp phần làm tăng năng suất cây điều, cụ thể như Viện khoa học kỹ thuật miền Nam, Viện cây lâm nghiệp, Viện cây ăn quả…
Các chương trình khuyến nông từ Trung ương đến địa phương đều ưu tiên cho công tác phát triển cây điều với các biện pháp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và đầu tư hỗ trợ vốn các mô hình đầu tư thâm canh, cải tạo diện tích điều giống cũ và trồng mới giống điều cao sản.
Bảng1.2: Diện tích , năng suất và sản lượng điều từ 1996-2006.
Diện tích điều tổng số
( ha )
Diện tích điều thu hoạch (ha)
Năng Suất
( Tấn/ha )
Sản lượng
( Tấn )
1996
190.373
95.754
0,56
53.491
1997
197.081
107.801
0,55
58.837
1998
204.455
117.835
0,54
63.161
1999
193.537
139.681
0,39
55.118
2000
188.069
148.838
0,40
59.721
2001
199.274
146.518
0,64
94.069
2002
214.594
161.957
0,74
119.461
2003
240.645
176.442
0,83
145.751
2004
261.406
186.663
0,91
168.973
2005
297.524
201.892
0,99
200.367
2006
349.674
223.918
1,06
238.368
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh
Với những ưu thế và những kết quả đạt được trong những năm qua, cây điều đã hoàn toàn khẳng định được tiềm năng và triển vọng tốt trong hệ thống giống cây trồng tại Việt Nam.
Bảng 1.3: Phân loại các cơ sở chế biến theo công suất.
Công suất (tấn/năm )
Số lượng ( cơ sở )
> 10.000
13
5.000 – 10.000
25
2.000 - 5.000
50
< 2.000
126
Nguồn: Hiệp hội điều Việt Nam
1.1.3.3. Tiềm năng và triển vọng cây điều tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1.352 mm/năm, nhiệt độ biến thiên từ 25 - 37 độ C, đất thuộc nhóm rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát dục của cây điều, tổng diện tích quy hoạch có thể trồng điều là 19.000 ha, hàng năm Tỉnh đều dành một khoản ngân sách để đầu tư các mô hình trồng mới điều cao sản, đầu tư thâm canh cây điều giống cũ, lực lượng trong nông nghiệp chiếm 56,4% dân số ( toàn tỉnh có 900.000 dân ), có 6 nhà máy chế biến hạt điều với tổng công suất thiết kế là 16.000 tấn/năm. Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã có nghị quyết và phê duyệt quy hoạch ngành nông nghiệp đến năm 2020, trong đó phát triển cây điều với diện tích là 19.000ha, năng xuất trên 2 tấn/ha.
Với những yếu tố trên Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ điều kiện: chính sách, kỹ thuật, con người, thiên nhiên và cơ sở hạ tầng để phát triển cây điều.
1.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÂY ĐIỀU:
Hiệu quả kinh tế của cây điều, được gắn liền với 3 đối tượng. Để thấy rỏ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc phát triển cây điều một cách toàn diện, chúng ta phải đánh giá trên 3 đối tượng có liên quan trực tiếp và 1 yếu tố liên quan gián tiếp là:
- Người trực tiếp sản xuất
- Thương lái (người mua gom và các chủ vựa hoặc đại lý thu mua )
- Doanh nghiệp chế biến hạt điều.
- Đối với xã hội.
1.2.1.Hiệu quả kinh tế đối với người trực tiếp sản xuất: Người trực tiếp sản xuất ở đây chính là Nông dân, họ đã trực tiếp tạo ra sản phẩm khởi đầu là hạt điều, nguyên liệu dùng trong công nghiệp chế biến hạt điều, đây là khâu quan trọng nhất, bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, chính sách về phát triển nông nghiệp của nhà nước việc trồng cây gì chỉ mang tính định hướng, còn trồng cây gì? Có đầu tư thâm canh hay không? trên mảnh đất của mình là do người nông dân quyết định, nếu cây trồng đó đem lại nhiều lợi ích cho họ hơn những cây trồng khác trong cùng một điều kiện.
Nông dân đa số là những người có trình độ văn hóa thấp, có thu nhập thấp, trước đây (năm 2000 trở về trước) những Nông dân trồng điều luôn nghỉ rằng cây điều là cây của nhà nghèo, không cần phải đầu tư (quan niệm này đã có từ lâu), thích hợp với điều kiện về vốn và trình độ kỹ thuật của họ. Thu nhập từ cây điều chỉ là nguồn thu nhập thêm, không phải là nguồn thu nhập chính của họ. Nhưng kể từ khi nhà nước có những chủ trương chính sách phát triển cây điều trở thành một trong những cây chủ lực để xuất khẩu và nhất là giá hạt điều tăng cao, làm thu nhập từ cây điều cao hơn thu nhập chính của họ (trồng lúa, bắp), đã tạo ra những chuyển biến mới cho người nông dân, họ nhận thức được hiệu quả kinh tế do cây điều mang lại, đã làm động lực cho cây điều phát triển về diện tích, sản lượng với tốc độ hơn 20%/năm.
Tuy nhận thức về cây điều là cây thích nghi rộng, có khả năng chịu hạn, không kén đất, cây của nhà nghèo, song để điều trở thành cây kinh tế (cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm), sản xuất ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hạt và dầu điều xuất khẩu, nông hộ luôn gặp phải không ít khó khăn ; trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu chính sách (74,29% số hộ), kế đến là thiếu hiểu biết tiến bộ kỹ thuật (58,57%), thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin thị trường,... Riêng giống điều đã được tập trung giải quyết trong 6 năm (2000 - 2005) nên mức độ khó khăn chỉ: 23,0 - 33,57% số hộ. Bên cạnh đó, 2 khó khăn khách quan là khí hậu - thời tiết và sâu bệnh cũng đã gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất điều tại nông hộ (thực tế nhiều hộ bị thua lỗ vì khó khăn này).
Đây là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất do các yếu tố thời tiết, sâu bệnh và giá thu mua hạt điều.
Hiệu quả kinh tế của cây điều đối với người trực tiếp sản xuất tùy thuộc vào 4 yếu tố: chi phí đầu tư, năng suất, chất lượng và giá hạt điều.
Ngoài hiệu quả kinh tế, người nông dân còn có một số lợi ích như sau:
- Vốn đầu tư thấp
- Tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi (nhỏ, già yếu ) khi thu hoạch.
- Trái điều ủ men làm thức ăn cho bò.
1.2.2. Hiệu quả kinh tế đối với Thương lái :
Thương lái (người mua gom và chủ vựa hoặc đại lý thu mua hạt điều) bắt đầu xuất hiện từ năm 1986 và phát triển mạnh từ sau năm 2000. Thành tựu và kết quả có được của ngành điều những năm qua có một phần đóng góp của thương lái, hơn 80% hạt điều thô các cơ sở chế biến mua từ thương lái. Thống kê sơ bộ tại các địa phương trồng điều tập trung như: tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu,… có hơn 3.000 thương lái đảm trách việc thu mua hạt điều, trong đó nhiều nhất là ở tỉnh Bình Phước (hơn 1.000 thương lái). Thương lái am hiểu mùa vụ thu hoạch điều của từng xã, huyện có trồng điều, nhạy bén với thị trường; đặc biệt thương lái đã thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ và trang trại trồng điều với những cơ sở chế biến hạt điều, nhất là các công ty chế biến xuất khẩu hạt điều công suất lớn, công nghệ chế biến đã được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, HACCAP…
Tuy nhiên, cũng có không ít người mua gom hoạt động có tính thời vụ, quy mô nhỏ, năng lực, trình độ thấp, ít vốn hoạt động, thiếu tính chuyên nghiệp, ít hợp tác chia sẽ thị trường mua và bán hạt điều, nên chất lượng hiệu quả kinh doanh chưa cao.
Thương lái hoạt động thu mua hạt điều theo 3 kênh tiêu thụ như sau:
- Kênh 1: Nông hộ trồng điều → Thương lái mua gom → Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua hạt điều → Doanh nghiệp chế biến hạt điều.
- Kênh 2: Nông hộ trồng điều → Thương lái mua gom→ Trạm thu mua hạt điều của Doanh nghiệp chế biến.
- Kênh 3: Nông hộ trồng điều→Thương lái mua gom→Đại lý thu mua→ Trạm thu mua hạt điều của doanh nghiệp chế biến, quy mô nhỏ tại địa phương, Nhà máy chế biến hạt điều của địa phương khác.
Nói chung, hạt điều có số lượng lớn được thu mua qua 2 - 3 nhà thu mua mới đến cơ sở chế biến, đã làm tăng giá thành hạt điều nguyên liệu. Trên thực tế, chưa có doanh nghiệp chế biến hạt điều ký hợp đồng tiêu thụ theo Quyết định số 80/QĐ-TTg.
Hoạt động của Thương lái theo 3 kênh nêu trên đã xảy ra một số tồn tại :
- Hiện tượng tranh mua - tranh bán, tạo nên "thị trường ảo" cho cả người trồng điều và doanh nghiệp chế biến hạt điều.
- Xuất hiện tình trạng ngâm nước, trộn tạp chất vào hạt điều làm giảm chất lượng hạt điều nguyên liệu khi bán cho doanh nghiệp chế biến.
- Phát sinh việc "buôn bán lòng vòng" hạt điều, nhất là ở những năm điều sản xuất trong nước giảm sản lượng và giá xuất khẩu nhân điều ở mức cao (1999 và 2005). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu mua hạt điều còn có các tồn tại kể trên là do mối liên kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến hạt điều chưa thật vững chắc, chưa hình thành trên quan điểm chia sẻ quyền lợi một cách hợp lý; đặc biệt là thiếu vai trò điều hành quản lý theo cơ chế thị trường của các cơ quan chức năng. Trên thực tế còn để cho quy luật thị trường tự điều tiết là chính, vai trò của Hiệp hội cây điều Việt Nam và Nhà nước ít phát huy tác dụng.
Thành phần này thường là những người thu mua nông sản (cà phê, tiêu, bắp …). Hiệu quả kinh tế của họ phụ thuộc vào số lượng hạt điều thu mua, phương pháp tổ chức thu mua và phương tiện vận chuyển.
Trong ngành điều đây là đối tượng ít bị rủi ro nhất, vì họ chỉ là khâu trung gian lưu chuyển hạt điều từ nhà sản xuất đến nhà chế biến.
1.2.3. Hiệu quả kinh tế đối với Doanh nghiệp chế biến hạt điều:
Doanh nghiệp chế biến hạt điều là đơn vị làm tăng giá trị của hạt điều thông qua công đoạn chế biến, các Doanh nghiệp này gồm nhiều thành phần kinh tế như Quốc doanh, Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm Hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân…, họ liên kết với nhau thành lập Hiệp hội điều Việt – Nam, hoạt động với mục đích bảo vệ quyền lợi của các