Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta và có tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; nó không chỉ mở ra cho các doanh nghiệp môi trường kinh doanh mới năng động, nhiều cơ hội thuận lợi mà còn đem đến nhiều khó khăn và thử thách. Các doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo kế hoạch và chỉ tiêu của Nhà nước, bây giờ phải đối mặt với các Qui luật của nền kinh tế thị trường: Qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị, cung – cầu . Sau hơn mười năm thực hiện việc chuyển đổi đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng rõ nét, cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi cách chiến thắng trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở chất lượng và giá cả sản phẩm, sản phẩm không những phải đạt yêu cầu chất lượng cao mà giá cả phải hạ hơn so với các đối thủ khác, có vậy doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo cho mình mục tiêu là: vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa đảm bảo lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, doanh nghiệp còn phải hạch toán được chính xác chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm. Có như vậy Doanh nghiệp mới có thể kịp thời đưa ra các quyết định nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và đề ra mức giá cạnh tranh nhất mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho ngày càng chính xác, kịp thời và phù hợp với đặc điểm sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mình, để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả vẫn mang tính cạnh tranh nhất. Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khá năng động trong cơ chế mới. Công ty không chỉ tìm được cho mình một hướng đi trong nền kinh tế mới: sản xuất sản phẩm xuất khẩu mà còn sớm nhận định được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thương trường, ngoài việc mở rộng liên doanh liên kết, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Công ty không ngừng tìm cách cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được chia làm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Phần II: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội. Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội.

docx84 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nước ta và có tác động rất lớn tới các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; nó không chỉ mở ra cho các doanh nghiệp môi trường kinh doanh mới năng động, nhiều cơ hội thuận lợi mà còn đem đến nhiều khó khăn và thử thách. Các doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo kế hoạch và chỉ tiêu của Nhà nước, bây giờ phải đối mặt với các Qui luật của nền kinh tế thị trường: Qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị, cung – cầu ... Sau hơn mười năm thực hiện việc chuyển đổi đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường tới hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng rõ nét, cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm mọi cách chiến thắng trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cạnh tranh thể hiện chủ yếu ở chất lượng và giá cả sản phẩm, sản phẩm không những phải đạt yêu cầu chất lượng cao mà giá cả phải hạ hơn so với các đối thủ khác, có vậy doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo cho mình mục tiêu là: vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa đảm bảo lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, ngoài việc tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành, doanh nghiệp còn phải hạch toán được chính xác chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm. Có như vậy Doanh nghiệp mới có thể kịp thời đưa ra các quyết định nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và đề ra mức giá cạnh tranh nhất mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho ngày càng chính xác, kịp thời và phù hợp với đặc điểm sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mình, để vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả vẫn mang tính cạnh tranh nhất. Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khá năng động trong cơ chế mới. Công ty không chỉ tìm được cho mình một hướng đi trong nền kinh tế mới: sản xuất sản phẩm xuất khẩu mà còn sớm nhận định được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thương trường, ngoài việc mở rộng liên doanh liên kết, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Công ty không ngừng tìm cách cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong quá trình thực tập tại Công ty, nhận thấy đây là một vấn đề bức thiết, rất thiết thực với tình hình của Công ty, tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được chia làm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Phần II: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội. Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội. Phần I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. I. BẢN CHẤT CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN. 1. Chi phí sản xuất. 1.1. Khái niệm Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp và tiêu hao tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Như vậy, chi phí sản xuất là tất yếu khách quan để tạo ra giá trị sản phẩm, nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. Dưới đây trình bày các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Vì vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trogn kỳ được chia làm các yếu tố chi phí sau: * Chi phí nguyên liệu, vật liệu Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ. * Chi phí nhân công Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. * Chi phí khấu hao tài sản cố định Bao gồm tòn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. * Chi phí dịch vụ mua ngoài. Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. * Chi phí khác bằng tiền Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã nêu ở trên. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng rất lớn trong quản lý chi phí sản xuất, nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau; cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí Mối yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí sau: * Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Bao gồm chi phí vê nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. * Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này số tiền công và trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên sản xuất chung và nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng. * Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chunglà những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu trên. Bao gồm 5 điều khoản: - Chi phí nhân viên phân xưởng Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên phân xưởng như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm… cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng. - Chi phí vật liệu Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phòng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng tổ đội sản xuất. - Chi phí dụng cụ sản xuất Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, giàn giáo trong xây dựng cơ bản… - Chi phí khấu hao tài sản cố định Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất, như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất , phương tiện vận tải, truyền dẫn, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, súc vật làm việc. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về điện, nước, khí nén, hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài… - Chi phí bằng tiền khác. Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức; cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thức hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. c. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia làm 2 loại : * Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán có thể căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. * Chi phí gián tiếp. Chi phí gián tiếp là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp. Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một các đúng đắn, hợp lý. 2. Giá thành sản phẩm: 2.1. Khái niệm: Qú trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả sản xuất. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến công tác, sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được phân loại để xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau. a. Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành thì Giá thành sản phẩm bao gồm 3 loại sau: - Giá thành kế hoạch: Là giá được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: là giá được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: là giá được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. b. Theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản xuất được chia làm 2 loại: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. GTSX = CPSP dở dang ĐK + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSP dở dang cuối kỳ - Giá thành toàn bộ (Giá thành đầy đủ hoặc giá thành tiêu thụ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + CPQLDN + CP bán hàng 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm - Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng là biểu hiện 2 mặt của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh, cùng giống nhau về chất, đều là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa. - Tuy nhiên, Chi phí sản xuất chỉ tính đến những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định mà không tính đến việc chúng có liên quan đến sản phẩm hoàn thành hay chưa. Còn giá thành sản phẩm lại chỉ bao gồm các Chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà doanh nghiệp đã bỏ ra ở bất kể kỳ nào. Do vậy, mối quan hệ giữa Chi phí sản xuất và Giá thành sản phẩm thể hiện như sau: ( Giá thành sản phẩm  =  Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ  +  Chi phí phát sinh trong kỳ  -  Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ   => Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất, khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc trong các ngành sản xuất kinh doanh không có sản phẩm dở dang. 4. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Với chức năng thông tin, kiểm tra về chi phí đáp ứng tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc ra các quyết định giá trị và tính toán chính xác giá thành sản phẩm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. + Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất cho đúng đối tượng từ đó phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí thực tế phát sinh tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. + Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất cho đúng đối tượng từ đó phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời các chi phí thực tế phát sinh tại các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. + Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán và phương pháp kế toán một cách hợp lý theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành. + Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán chính xác giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm. + Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao vật tư, lao động cũng như tình hình chấp nhận các dự toán chi phí của các bộ phận sản xuất, cung cấp các thông tin cần thiết cho việc định giá thành và đề ra các quyết định quản lý. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các chi phí được tập hợp trong một phạm vi, giới hạn nhất định, giới hạn đó là sản phẩm, chi tiết, bộ phận, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, toàn bộ qui trình công nghệ. - Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là xác định nơi phát sinh ra chi phí sản xuất phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và tính giá thành sản phẩm xác định đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ. - Căn cứ để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất + Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc hay sản xuất hàng loạt… + Tính chất, qui trình của công nghệ sản xuất sản phẩm bằng sản phẩm giản đơn hay phức tạp, qui trình chế biến liên tục hay chế biến song song. + Đặc điểm tổ chức sản xuất. + Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp. 1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất a. Khái niệm Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là 1 phương pháp hoặc 1 hệ thống các phương pháp sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong phạm vi, giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định. b. Các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm: Theo phưong pháp này thì các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm riêng biệt phù hợp với tính chất của qui trình công nghệ. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm (giá thành sản xuất được xác định bằng phương pháp tổng cộng chi phí) Phương pháp này khá phức tạp nên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hóa cao, sản xuất ít loại sản phẩm hoặc sản xuất có tính đơn chiếc, ít chi tiết và bộ phận cấu thành sản phẩm. * Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm: (Phương pháp trực tiếp). Theo phương pháp này thì các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng thứ sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quá trình công nghệ của sản phẩm sản xuất. Nếu quá trình chế biến sản phẩm đã trải qua nhiều phân xưởng khác nhau thì các chi phí sản xuất được tập hợp theo tưng phân xưởng, trong đó có loại chi tiết cho từng sản phẩm. 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.1. Đối tượng: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là loại sản phẩm, bán thành phẩm dịch vụ, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành 1 đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng loạt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. - Nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có tính chất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Nếu sản xuất chế tạo hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoặc hoạt động dịch vụ đã hoàn thành. - Nếu qui trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ, nếu qui trình sản xuất phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Nếu qui trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá là từng chi tiết, bộ phận, sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh. 2.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. - Khái niệm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là 1 phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm hoặc là công việc đã hoàn thành theo khoản mục chi phí, giá thành. - Các phương pháp tính giá thành. (1). Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ  +  Chi phí phát sinh trong kỳ  -  Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ   Khối lượng sản phẩm hoàn thành   (2). Phương pháp tổng cộng chi phí Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Giá thành s
Luận văn liên quan