MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
LỜI MỞ ĐẦU1
I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam.2
1.Tổng quan về Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam.2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty2
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty:6
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:9
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty:11
1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:11
1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty:13
2.Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:.18
2.1.Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm và chi phí bán hàng của Công ty. 18
2.2.Hạch toán doanh thu tiêu thụ.20
2.3.Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.28
2.3.1.Chiết khấu bán hàng.28
2.3.2.Giảm giá hàng bán.29
2.4.Hạch toán thanh toán với khách hàng.29
2.5.Hạch toán giá vốn hàng bán.35
2.6.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm.40
2.6.1.Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh40
2.6.2.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ:. .46
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty.51
1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ tại Công ty trong ba năm gần đây.51
2.Những ưu điểm đạt được trong công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty.52
3.Những tồn tại và giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty.54
3.1.Về tài khoản sử dụng:54
3.2.Về phương pháp hạch toán:56
3.2.1.Về hạch toán các khoản dự phòng56
3.2.2.Về các khoản giảm trừ doanh thu:60
3.2.3.Về sổ sách kế toán:60
3.2.4.Về công tác kế toán quản trị:61
3.2.5.Về báo cáo kế toán:61
4.Một số đề xuất đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ cho Công ty.62
KẾT LUẬN.65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
1.Tổng quan về công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp VN (tên viết tắt là Indeco, Ltd) là Công ty TNHH có 2 thành viên, trụ sở chính tại: Số 58, Ngõ 191 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30 tháng 05 năm 2003 theo giấy phép đầu tư: 01020088189 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Bắt đầu bước vào thị trường điện công nghiệp của VN, Công ty đã lựa chọn hai lĩnh vực hoạt động chính là: Mua bán vật tư thiết bị ngành điện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị viễn thông, tin học, điện tử và sản xuất và lắp ráp tủ bảng điện. Ngoài ra, Công ty còn được biết đến qua các hoạt động: Xây lắp đường dây tải điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển tự động, trạm biến áp đến 35 KV; thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy; cung cấp, lắp đặt và tư vấn hệ thống tự động hoá cho nhà máy và trạm điện; sản xuất, lắp ráp các sản phẩm viễn thông, tin học, điện tử. Công ty chủ yếu cung cấp và lắp ráp thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Italia, Đức, Hà Lan. với thông số kỹ thuật mà thị trường trong nước không đáp ứng được nhằm phục vụ tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng đặt ra. Đến năm 2004, đơn vị đã chính thức hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 cùng chính sách chất lượng: “Hiệu quả-Linh hoạt-Bền vững”.
Điện công nghiệp ở VN là thị trường khá rộng lớn và còn nhiều khoảng trống nên cơ hội gia nhập của DN cao. Mặc dù vậy, việc nắm bắt kịp thời được cơ hội này và biến các khoảng trống thành thị phần của mình là điều không phải dễ khi mà rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Công ty TNHH Linh Trung, Công ty LG Việt Nam. cũng đang cố gắng mở rộng thị phần của họ. Nhận biết được điều đó, Công ty đi sâu nghiên cứu cung cầu để định vị thị trường mục tiêu, linh hoạt trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu mới của thị trường. Mặt khác, đơn vị cố gắng tìm tòi, phân tích đối thủ để có những chính sách cạnh tranh về giá cả và chất lượng, lôi kéo khách hàng vào sản phẩm của mình. Công ty nỗ lực tìm được những nhà cung cấp đáng tin cậy ở nước ngoài để nhập hàng về với giá rẻ nên trong nhiều lần tham gia chào thầu đã thắng lợi. Qua đó, Công ty được biết đến là đơn vị mang lại tính kinh tế tối ưu cho các dự án. Nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động trong công việc nên đơn vị đã nhanh chóng tạo được mối quan hệ làm ăn tốt với khách hàng. Kết hợp với việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và quản lý có hiệu quả dẫn tới chỉ sau hơn 4 năm đi vào hoạt động Công ty đã có thị phần ở nhiều nơi trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Gia Lai, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh.
73 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam...............................2
1.Tổng quan về Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam..............................2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty: 6
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 9
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 11
1.4.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: 11
1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty: 13
2.Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:...................................18
2.1.Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm và chi phí bán hàng của Công ty................... 18
2.2.Hạch toán doanh thu tiêu thụ..........................................................................................20
2.3.Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu......................................................................28
2.3.1.Chiết khấu bán hàng........................................................................................28
2.3.2.Giảm giá hàng bán...........................................................................................29
2.4.Hạch toán thanh toán với khách hàng....................................................................29
2.5.Hạch toán giá vốn hàng bán...................................................................................35
2.6.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm...................................................40
2.6.1.Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 40
2.6.2.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ: ................................ .........................46
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty................................................................51
1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ tại Công ty trong ba năm gần đây............51
2.Những ưu điểm đạt được trong công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty..............................................................52
3.Những tồn tại và giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty...............................54
3.1.Về tài khoản sử dụng: 54
3.2.Về phương pháp hạch toán: 56
3.2.1.Về hạch toán các khoản dự phòng 56
3.2.2.Về các khoản giảm trừ doanh thu: 60
3.2.3.Về sổ sách kế toán: 60
3.2.4.Về công tác kế toán quản trị: 61
3.2.5.Về báo cáo kế toán: 61
4.Một số đề xuất đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ cho Công ty.............62
KẾT LUẬN ...................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chi phí quản lý doanh nghiệp : CP QLDN
Doanh nghiệp : DN
Hàng tồn kho : HTK
Hành chính nhân sự : HCNS
Hoạt động kinh doanh : HĐKD
Ngân sách Nhà nước : NSNN
Tài khoản : TK
Tài sản cố định : TSCĐ
Thuế giá trị gia tăng : Thuế GTGT
Trách nhiệm hữu hạn : TNHH
Trưởng phòng sản xuất : TPSX
Việt Nam : VN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 01. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng của Công ty.............................6
Sơ đồ 02. Quy trình sản xuất....................................................................................10
Sơ đồ 03.Tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................12
Sơ đồ 04. Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung........................................16
Sơ đồ 05: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng......................................21
Danh mục bảng:
Bảng 01.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây................................ 4
Bảng 02. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty.......................................................... 5
Bảng 03. Vốn góp của các thành viên trong điều lệ Công ty......................................7
Bảng 04. Phân tích tình hình nợ phải thu khách hàng của Công ty.........................57
Bảng 05- Mức trích lập dự phòng .............................................................................58
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 01- Biểu đồ doanh thu-Tổng vốn...................................................................5
Biểu đồ 02- Biểu đồ lợi nhuận gộp...........................................................................51
Danh mục biểu:
Biểu 01- Hoá đơn GTGT...........................................................................................23
Biểu 02- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng ..................................................................24
Biểu 03- Báo cáo tiêu thụ..........................................................................................25
Biểu 04- Sổ nhật ký chung.........................................................................................26
Biểu 05- Sổ cái doanh thu bán hàng ........................................................................27
Biểu 06- Giấy báo có................................................................................................31
Biểu 07-Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng...................................................32
Biểu 08-B ảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng .......................................33
Biểu 09-Sổ cái tài khoản Phải thu khách hàng.........................................................34
Biểu 10-Phiếu xuất kho............................................................................................36
Biểu 11-Sổ chi tiết tài khoản Giá vốn hàng bán.......................................................37
Biểu 12-Bảng tổng hợp nhập-xuất tồn......................................................................38
Biểu 13-Sổ cái tài khoản Giá vốn hàng bán.............................................................39
Biểu 14-Phiếu chi......................................................................................................43
Biểu 15-Sổ chi tiết tài khoản chi phí QLDN.............................................................44
Biểu 16-Sổ cái tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp ..........................................45
Biểu 17-Sổ chi tiết tài khoản xác định kết quả kinh doanh.......................................47
Biểu 18-Sổ cái tài khoản xác định kết quả kinh doanh.............................................48
Biểu 19 -Báo cáo kết quả kinh doanh.......................................................................49LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng và là hoạt động quan trọng của quá trình kinh doanh nên có tính độc lập cao. Mọi giai đoạn khác của quá trình kinh doanh đều phải phù hợp với nhu cầu tiêu thụ. Vấn đề đặt ra cho các người quản lý là làm thế nào để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, nhà quản trị phải xem xét và đánh giá tình hình, khả năng tiêu thụ để tính toán được tốc độ tăng trưởng của đơn vị trên cơ sở nền tảng thông tin do kế toán cung cấp. Đây là nguồn dữ liệu trung thực, khách quan nhất, không thể thiếu cho việc ra quyết định quản lý có hiệu quả nhằm nâng cao doanh số và gia tăng lợi nhuận cho đơn vị. Với ý nghĩa đó, công tác kế toán tiêu thụ giữ vai trò to lớn trong các DN và nền kinh tế quốc dân. Do vậy, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập của mình là:
Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam.
Với khuôn khổ của của chuyên đề thực tập, tôi đi sâu vào trình bày 2 phần chính:
I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam
II.Một số đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty
Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với môi trường thực tế cho nên mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và thu thập thông tin song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện bản chuyên đề này.
I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
1.Tổng quan về công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp VN (tên viết tắt là Indeco, Ltd) là Công ty TNHH có 2 thành viên, trụ sở chính tại: Số 58, Ngõ 191 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30 tháng 05 năm 2003 theo giấy phép đầu tư: 01020088189 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Bắt đầu bước vào thị trường điện công nghiệp của VN, Công ty đã lựa chọn hai lĩnh vực hoạt động chính là: Mua bán vật tư thiết bị ngành điện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị viễn thông, tin học, điện tử và sản xuất và lắp ráp tủ bảng điện. Ngoài ra, Công ty còn được biết đến qua các hoạt động: Xây lắp đường dây tải điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển tự động, trạm biến áp đến 35 KV; thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy; cung cấp, lắp đặt và tư vấn hệ thống tự động hoá cho nhà máy và trạm điện; sản xuất, lắp ráp các sản phẩm viễn thông, tin học, điện tử. Công ty chủ yếu cung cấp và lắp ráp thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Italia, Đức, Hà Lan... với thông số kỹ thuật mà thị trường trong nước không đáp ứng được nhằm phục vụ tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng đặt ra. Đến năm 2004, đơn vị đã chính thức hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO9001-2000 cùng chính sách chất lượng: “Hiệu quả-Linh hoạt-Bền vững”.
Điện công nghiệp ở VN là thị trường khá rộng lớn và còn nhiều khoảng trống nên cơ hội gia nhập của DN cao. Mặc dù vậy, việc nắm bắt kịp thời được cơ hội này và biến các khoảng trống thành thị phần của mình là điều không phải dễ khi mà rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Công ty TNHH Linh Trung, Công ty LG Việt Nam... cũng đang cố gắng mở rộng thị phần của họ. Nhận biết được điều đó, Công ty đi sâu nghiên cứu cung cầu để định vị thị trường mục tiêu, linh hoạt trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu mới của thị trường. Mặt khác, đơn vị cố gắng tìm tòi, phân tích đối thủ để có những chính sách cạnh tranh về giá cả và chất lượng, lôi kéo khách hàng vào sản phẩm của mình. Công ty nỗ lực tìm được những nhà cung cấp đáng tin cậy ở nước ngoài để nhập hàng về với giá rẻ nên trong nhiều lần tham gia chào thầu đã thắng lợi. Qua đó, Công ty được biết đến là đơn vị mang lại tính kinh tế tối ưu cho các dự án. Nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động trong công việc nên đơn vị đã nhanh chóng tạo được mối quan hệ làm ăn tốt với khách hàng. Kết hợp với việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và quản lý có hiệu quả dẫn tới chỉ sau hơn 4 năm đi vào hoạt động Công ty đã có thị phần ở nhiều nơi trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Gia Lai, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh...
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã giành được nhiều dự án lớn. Trong đó, đặc biệt tháng 12 năm 2007, Công ty đã kí hợp đồng thực hiện dự án cung cấp tủ, bảng điện cho Nhà máy thuỷ điện YABUCH ở Gia Lai với giá trị lên đến 118.000USD cho Công ty. Cũng trong cùng tháng, Công ty quyết định chuyển đổi chủ trương hoạt động: từ một Công ty sản xuất và kinh doanh thương mại nay chuyển sang Công ty chuyên sản xuất trong lĩnh vực chính là sản xuất và lắp ráp tủ bảng điện. Với mục tiêu chuyên môn hoá trong giai đoạn tới, đơn vị sẽ tập trung vào sản xuất cung cấp tủ bảng điện cho các dự án. Từ số lượng những dự án thực tế đã và đang tìm được chứng tỏ phương châm hoạt động của đơn vị lúc này là hoàn toàn hợp lý và có căn cứ. Công ty đang từng bước mở rộng thị phần, giành được uy tín trên thị trường, đời sống của người lao động cũng ngày càng nâng cao. Điều này thể hiện xu hướng phát triển hết sức khả quan của đơn vị.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta, cán cân xuất nhập khẩu đang trong tình trạng nghiêng về nhập cho nên Nhà nước khuyến khích hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thông qua các chế độ thuế đối với mặt hàng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một nền tảng khoa học công nghệ hiện đại. Trong khi nền kinh tế phát triển chưa cao thì việc giao lưu nhập khẩu có chọn lọc những sản phẩm công nghiệp hiện đại từ phía nước ngoài để vận dụng và học tập tri thức tiến bộ là điều cần thiết. Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam là cầu nối những kỹ thuật tiên tiến nước ngoài vào VN. Tuy nhiên, do thị trường các nhà cung cấp chính là nước ngoài cho nên đơn vị cũng gặp không ít khó khăn trong giai đoạn cung ứng do hàng nhập về phải chịu thêm thuế suất nhập khẩu cao. Ngoài ra, quãng đường vận chuyển xa xôi hay nảy sinh nhiều vấn đề không lường trước được như: thiên tai, bão lũ...có thể xảy ra trường hợp hàng bị giao muộn hơn rất nhiều so với thoả thuận. Theo đó, Công ty cũng sẽ bị chậm thời gian hoàn thành lắp ráp và giao hàng cho khách hàng. Đối với những dự án lớn cần đảm bảo tiến độ thực hiện thì thiệt hại gây ra do chậm hàng là rất lớn cho cả Công ty, khách hàng và uy tín của Công ty sẽ vì vậy mà bị giảm sút. Nhận diện được vấn đề đó, Ban lãnh đạo của đơn vị đã luôn phải xét đến những yếu tố rủi ro để có kế hoạch mua hàng, dự trữ hàng thích hợp. Nhờ vậy, Công ty đạt được đúng tiến độ hợp đồng với khách hàng, tạo lập, giữ vững được vị thế trên thị trường. Mặt khác, các giao dịch thương mại quốc tế phải thanh toán bằng ngoại tệ nên hoạt động nhập khẩu của Công ty phụ thuộc lớn vào sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Khắc phục mọi khó khăn, Công ty vẫn duy trì hoạt động và khẳng định được vị trí của mình trong lòng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thể hiện qua bảng mô tả dưới đây. Các chỉ tiêu trong bảng được lấy nguồn số liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty do phòng kế toán cung cấp:
Bảng 01.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Tổng vốn
Vốn lưu động
Vốn cố định
13.498.108.633
13.149.430.090
348.678.543
18.601.885.970
17.658.845.993
455.384.771
18.656.646.840
18.095.437.390
561.209.453
2.Số lượng lao động
18
20
25
3.Doanh thu bán hàng
14.163.737.791
15.475.712.539
17.271.223.651
4.Lợi nhuận trước thuế
136.063.558
199.854.689
254.615.560
5.Thuế nộp cho NSNN:
Thuế nhập khẩu
Thuế thu nhập DN
491.717.630
453.619.834
38.097.796
925.693.613
869.734.300
55.959.313
690.753.933
619.460.577
71.293.356
Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tổng vốn hoạt động vốn của Công ty qua 3 năm liên tiếp gia tăng: tăng nhanh ở năm 2006 với tốc độ là 37,8%, tăng chậm lại ở năm 2007 với tốc độ là 1%. Kèm theo đó là số lượng lao động được tăng cường qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động phát sinh nhu cầu thuê thuê thêm lao động để đáp ứng nhu cầu công việc gia tăng.
Để hiểu hơn về tình hình tài chính của Công ty, bạn đọc có thể theo dõi bảng 02 sau đây:
Bảng 02. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1.Tỷ suất đầu tư
2,5%
2,4%
3%
2.Tỷ suất lợi nhuận
0,96%
1,29%
1,43%
Qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cho thấy cơ cấu tài sản của đơn vị là tương đối hợp lý, TSCĐ chiếm trung bình khoảng 2,6% ở mức phù hợp với lĩnh vực sản xuất lắp ráp thủ công. Còn qua tỷ suất lợi nhuận cho thấy khả năng sinh lời của Công ty chưa thật cao nhưng đã được cải thiện một cách đáng kể, liên tục qua các năm gần đây. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của DN đang có chiều hướng tốt, gia tăng khoản đóng góp thuế thu nhập cho Ngân sách Nhà nước qua ba năm liên tiếp.
Biểu đồ 01- Biểu đồ doanh thu-Tổng vốn
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ doanh thu so với tổng vốn qua các năm tương đối cao năm 2005 doanh thu tạo ra lớn hơn tổng vốn huy động, đến năm 2006 tỷ lệ này có sụt giảm nhưng đặc biệt sang năm 2007 thì tăng đột biến thể hiện xu hướng hoạt động của DN đang có chiều hướng tốt. Điều này minh chứng sự nỗ lực của DN trong việc sử dụng một cách hiệu quả vốn của đơn vị vào hoạt động sản xuất-kinh doanh. Đó là tiền đề mang lại kết quả lợi nhuận cao hơn cho những kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty:
Như đã biết Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam thuộc loại hình Công ty TNHH 2 thành viên cho nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Các bộ phận của Công ty được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng. Tổ chức theo chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng được hợp nhóm trong cùng một đơn vị, cơ cấu như sơ đồ sau:
Sơ đồ 01. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng của Công ty
Mô hình tổ chức này tương đối dễ hiểu và phù hợp với Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam. Với số lượng lao động chưa nhiều và hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phát triển, việc áp dụng mô hình trên đã mang lại hiệu quả tác nghiệp giữa các bộ phận trong Công ty, tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất. Đồng thời giúp các bộ phận này giữ được sức mạnh và uy tín trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình cụ thể như sau:
Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Hiện tại bao gồm 2 thành viên với số vốn góp tương ứng như sau:
Bảng 03. Vốn góp của các thành viên trong điều lệ Công ty
Tên thành viên
Phần vốn góp
Tỷ lệ
1.Trần Tuấn Nam
12.750.000.000
85%
2.Nguyễn Châu Hoàng
2.250.000.000
15%
Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Trần Tuấn Nam do Hội đồng thành viên bầu ra và kiêm luôn Giám đốc của Công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên là người chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; Triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên; Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
Giám đốc là ông Trần Tuấn Nam được quy định trong điều lệ Công ty. Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Dưới Giám đốc có các phòng ban chức năng mà đứng đầu là các trưởng phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của phòng, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phòng được giao phó, phân công công việc cụ thể cho mỗi nhân viên và theo dõi, quản lý hoạt động của nhân viên theo các nhiệm vụ đã giao. Trưởng phòng do Giám đốc Công ty bổ nhiệm.
Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân viên, lao động, tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, cách chức các cán bộ quản lý và các công tác đối nội, đối ngoại mang tính chất hành chính. Cụ thể phòng HCNS đảm nhiệm các khâu: quản lý con dấu của Công ty, văn thư lưu trữ (các công văn, quản lý Hợp đồng lao động, sổ lao động và hồ sơ, lý lịch của cán bộ, nhân viên trong Công ty) tuyển dụng và thực hiện chương trình đào tạo công nhân, nhân viên của Công ty trong từng năm; Nghiên cứu, tổ chức xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động quy định về hình thức trả lương .
Phòng kế toán: Là bộ phận quan trọng của Công ty, chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ tài chính-kế toán trước cơ quan Nhà nước và Giám đốc. Theo đó,