MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội:3
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 19543
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990:4
1.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến nay:4
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh6
1.1. 5 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty qua các năm qua7
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty :10
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý :10
1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh :18
1.2.2.1 Một số quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu :18
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh :22
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:25
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán :25
1.3.2 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán:30
1.3.2.1Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:30
1.3.2.2 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty:31
1.4 Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác.33
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI36
2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty36
2.1.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty:36
2.1.2 Đặc điểm tính giá thành sản phẩm tại Công ty:37
2.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:38
2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:45
2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung54
2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất69
2.5 Tập hợp chi phí, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang72
2.6 Tính giắ thành sản phẩm78
PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU85
3.1 Một số nhận xét:85
3.1.1 Nhận xét chung:86
3.1.1.1 Những ưu điểm:86
3.1.1.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục:88
3.1.1.2.2 Về công tác hoạt động sản xuất kinh doanh:88
3.1.2 Nhận xét về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:89
3.1.2.1 Những ưu điểm:89
3.1.2.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục:90
3.2 Một số giả pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:91
3.3 Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh97
KẾT LUẬN104
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CỒN RƯỢU HÀ NỘI
Giới thiệu chung;
Tên công ty: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Tên giao dịch: Halico (Hanoi Liquor Company)
Địa chỉ liên hệ: 94 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 04.9713294 – 8213147
Website: www.halico.com.vn
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI:
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1954
Công ty rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898, sau 109 năm thành lập và phát triển công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Công ty rượu có tiền thân là nhà máy rượu Fontain của Pháp. Năm 1898, hãng rượu Fontain của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được Hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả. Thời kỳ đầu thành lập, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất rượu phục vụ cho chủ nghĩa thực dân phong kiến.
Ở một đất nước đông dân cư, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại có nguồn nguyên liệu sản xuất rượu phong phú được thiên nhiên ưu đãi và mang đặc trưng khu vực, chính phủ Pháp nắm độc quyền sản xuất và tiêu thụ rượu ở Việt Nam, hoàn toàn chiếm thế thượng phong ở đất Việt thời bấy giờ mà không một công ty hay cá nhân nào có thể cạnh tranh. Nhà máy rượu lúc đó hàng năm sản xuất ra một lượng rượu khổng lồ so với thời bấy giờ, tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí cả xuất khẩu.Chính phủ Pháp luôn dành sự ưu đãi đặc biệt với nhà máy, đã đầu tư nhiều tiền của để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng rượu, thu hút mọi tầng lớp nhân dân.
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990:
Từ năm 1945 đến năm 1954, nhà máy ngừng hoạt động do có chiến tranh xảy ra, với sự kiện lịch sử” giải phóng thủ đô” năm 1954. Nhà máy đã thuộc về tay nhân dân, nhưng phải đến hai năm sau, tức là năm 1956 nhà máy mới được khôi phục hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ở thời kì này đất nước còn có chiến tranh nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu và việc sản xuất rượu được thực hiện bởi phương pháp Amylose – tức nguyên liệu chủ yếu là gạo, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân do gạo là lương thực chủ yếu.
Năm 1957, nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ đã chỉ thị sản xuất rượu phải được tiếp tục phát triển nhưng thay nguyên liệu bằng sắn.Nhứng người đầu tiên đảm nhận công việc là đội ngũ ký sư trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết đã đương đầu với công việc mới mẻ và không ít khó khăn.Bằng bản lĩnh và ý chí của mình, họ đã tạo ra được một đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, những công nhân giỏi thạo tay nghề lựa chọn từ khắp khu vực miền Bắc để nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ , thay thế phương pháp Amysole bằng phương pháp Nicoleman(phương pháp nấm mốc) dùng nguyên liệu chủ yếu từ nho, khoai, sắn. Thời kỳ này mặc dù sản xuất nhỏ, mặt hàng ít nhưng đã phần nào đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến nay:
Năm 1990 Do sự tác động của việc chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các nhà máy xí nghiệp nói chung đều gặp sự khó khăn trong việc chuyển đổi kinh doanh. Nhà máy rượu cũng nằm trong tình trạng đó.Đặc biệt sự thay đổi cơ chế chính trị ở các nước Đông Âu đã làm cho nhà máy mất đi một thị trường tiêu thụ lớn, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng rượu xuất khẩu. Trong thời kì này nhà máy đã có lúc tưởng chừng như đóng cửa,
Đứng trước thử thách gay go như vậy, nhà máy đã quyết định chuyển hướng sản xuất , tập trung vào sản xuất các mặt hàng phục vụ trong nước , cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. Việc sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đứng trước tình hình đó, nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu chế sản phẩm mới , cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp tổ chức lại sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Trong những thời điểm khó khăn của đất nước, nhà máy vẫn sản xuất một lượng rượu lớn phục vụ nhu cầu nhân dân với chất lượng ngày càng cao.
.
138 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội: 3
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1954 3
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990: 4
1.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến nay: 4
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh 6
1.1. 5 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty qua các năm qua 7
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty : 10
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý : 10
1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh : 18
1.2.2.1 Một số quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu : 18
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh : 22
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 25
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán : 25
1.3.2 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán: 30
1.3.2.1Chính sách kế toán áp dụng tại công ty: 30
1.3.2.2 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty: 31
1.4 Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác. 33
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI 36
2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 36
2.1.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty: 36
2.1.2 Đặc điểm tính giá thành sản phẩm tại Công ty: 37
2.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 38
2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 45
2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 54
2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 69
2.5 Tập hợp chi phí, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 72
2.6 Tính giắ thành sản phẩm 78
PHẦN III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU 85
3.1 Một số nhận xét: 85
3.1.1 Nhận xét chung: 86
3.1.1.1 Những ưu điểm: 86
3.1.1.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục: 88
3.1.1.2.2 Về công tác hoạt động sản xuất kinh doanh: 88
3.1.2 Nhận xét về việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 89
3.1.2.1 Những ưu điểm: 89
3.1.2.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục: 90
3.2 Một số giả pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 91
3.3 Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 97
KẾT LUẬN 104
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của loài người, rượu đã là một thứ hàng hoá tiêu dùng thường xuyên, không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của con người. Sản phẩm truyền thống này nó vừa thoả mãn nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầu “ăn uống“, lại vừa thoả mãn những nhu cầu cao hơn mang giá trị tinh thần, nó là sự thưởng thức, là sự khẳng định điều vị, là sự thể hiện cái “tôi” của bản thân mình. Tuy nhiên, nhu cầu lại luôn biến đổi, và nó phụ thuộc vào các điều kiện mức sống, của các giá trị văn hoá xã hội, của yếu tố địa lý và của cả các qui luật tâm lý. Chính vì vậy, để từng bước phù hợp với sự biến đổi của nhu cầu, sản phẩm rượu đã có một quá trình biến đổi từ thấp đến cao và ngày nay nó vẫn là một sản phẩm thiết yếu phục vụ con người
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tạivà phát triển và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường tất yếu phải có cạnh tranh, không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài Trên thị trường nước ta có rất nhiều các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước với các chủng loại hết sức phong phú. Rượu Nàng Vân, rượu Hà Bắc ... của tư nhân sản xuất ; rượu ngoại nhập khẩu :Jonnie Walker, Black label, Hernessy ... ; rượu của các doanh nghiệp nhà nước : Vang Thăng Long , rượu Đồng Xuân ( Vĩnh Phú ) , rượu của công ty rượu Hà Nội ... Đã tạo nên một sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và đầy sôi động . Một giải pháp quan trọng trong cạnh tranh là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời là biện pháp tăng lợi nhuận.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác kế toán tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, em nhân thấy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, em xin chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội” cho chuyên đề thực tập của mình.
Ngoài lời mở đầu, báo cáo thực tập chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I : Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.
Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chắc chắn báo cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót, em kính mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn.
Trong thời gian thực tập , em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái và các cô chú phòng Kế toán tài chính đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI
Giới thiệu chung;
Tên công ty: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội
Tên giao dịch: Halico (Hanoi Liquor Company)
Địa chỉ liên hệ: 94 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 04.9713294 – 8213147
Website: www.halico.com.vn
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI:
1.1.1 Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1954
Công ty rượu Hà Nội được thành lập từ năm 1898, sau 109 năm thành lập và phát triển công ty đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Công ty rượu có tiền thân là nhà máy rượu Fontain của Pháp. Năm 1898, hãng rượu Fontain của Pháp đã xây dựng nhà máy rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được Hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả. Thời kỳ đầu thành lập, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất rượu phục vụ cho chủ nghĩa thực dân phong kiến.
Ở một đất nước đông dân cư, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại có nguồn nguyên liệu sản xuất rượu phong phú được thiên nhiên ưu đãi và mang đặc trưng khu vực, chính phủ Pháp nắm độc quyền sản xuất và tiêu thụ rượu ở Việt Nam, hoàn toàn chiếm thế thượng phong ở đất Việt thời bấy giờ mà không một công ty hay cá nhân nào có thể cạnh tranh. Nhà máy rượu lúc đó hàng năm sản xuất ra một lượng rượu khổng lồ so với thời bấy giờ, tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí cả xuất khẩu.Chính phủ Pháp luôn dành sự ưu đãi đặc biệt với nhà máy, đã đầu tư nhiều tiền của để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng rượu, thu hút mọi tầng lớp nhân dân.
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1990:
Từ năm 1945 đến năm 1954, nhà máy ngừng hoạt động do có chiến tranh xảy ra, với sự kiện lịch sử” giải phóng thủ đô” năm 1954. Nhà máy đã thuộc về tay nhân dân, nhưng phải đến hai năm sau, tức là năm 1956 nhà máy mới được khôi phục hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ở thời kì này đất nước còn có chiến tranh nên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu và việc sản xuất rượu được thực hiện bởi phương pháp Amylose – tức nguyên liệu chủ yếu là gạo, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân do gạo là lương thực chủ yếu.
Năm 1957, nhân chuyến đi thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ đã chỉ thị sản xuất rượu phải được tiếp tục phát triển nhưng thay nguyên liệu bằng sắn.Nhứng người đầu tiên đảm nhận công việc là đội ngũ ký sư trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết đã đương đầu với công việc mới mẻ và không ít khó khăn.Bằng bản lĩnh và ý chí của mình, họ đã tạo ra được một đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, những công nhân giỏi thạo tay nghề lựa chọn từ khắp khu vực miền Bắc để nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ , thay thế phương pháp Amysole bằng phương pháp Nicoleman(phương pháp nấm mốc) dùng nguyên liệu chủ yếu từ nho, khoai, sắn. Thời kỳ này mặc dù sản xuất nhỏ, mặt hàng ít nhưng đã phần nào đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
1.1.3 Giai đoạn từ 1990 đến nay:
Năm 1990 Do sự tác động của việc chuyển đổi cơ chế quản lý, từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các nhà máy xí nghiệp nói chung đều gặp sự khó khăn trong việc chuyển đổi kinh doanh. Nhà máy rượu cũng nằm trong tình trạng đó.Đặc biệt sự thay đổi cơ chế chính trị ở các nước Đông Âu đã làm cho nhà máy mất đi một thị trường tiêu thụ lớn, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng rượu xuất khẩu. Trong thời kì này nhà máy đã có lúc tưởng chừng như đóng cửa,
Đứng trước thử thách gay go như vậy, nhà máy đã quyết định chuyển hướng sản xuất , tập trung vào sản xuất các mặt hàng phục vụ trong nước , cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. Việc sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đứng trước tình hình đó, nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu chế sản phẩm mới , cải tiến bộ máy quản lý, sắp xếp tổ chức lại sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Trong những thời điểm khó khăn của đất nước, nhà máy vẫn sản xuất một lượng rượu lớn phục vụ nhu cầu nhân dân với chất lượng ngày càng cao.
Trải qua trên 100 năm xây dựng và phát triển , với công nghệ sản xuất rượu , cồn được kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện nay công ty rượu đã trở thành doanh nghiệp nhà nước sản xuất cồn rượu lớn nhất Việt Nam. Cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề kết hợp vói việc sử các thành tựu khoa học về công nghệ mới nhất , đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định , đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Đó là chìa khoá của sự thành công ngày hôm nay.
Các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của công ty như : Lúa Mới, Nếp Mới, Thanh Mai… được khách hàng trong và ngoài nước mếm mộ và để lại những ấn tượng khó phai về hương vị nồng đượm, dịu êm thám nền văn minh lúa nước của người Việt
Tháng 7 năm 1993, do yêu cầu của công tác quản lý sản xuất phù hợp với những vấn đề thị trường đặt ra như: chất lượng sản phẩm sản xuất, khối lượng sản phẩm tiêu thụ.. Ngoài ra , được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp Nhẹ và Chính Phủ , nhà máy rượu đã chủ động cải thiện bộ máy quản lý , từ mô hình Xí nghiệp với các phân xưởng, thành mô hình Công ty với các xí nghiệp thành viên, có tên gọi là “ Công ty rượu Hà Nội”. Trước đây nhà máy chỉ sản xuất không có kinh doanh, đến khi thành lập Công ty thì Công ty vừa sản xuất, vừa kinh doanh tổng hợp. Và cho đến nay Công ty rượu vẫn tiến hành sản xuất đều đặn và phát triển không ngừng.
Công ty rượu Hà Nội đã chuyển đổi thành công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên rượu Hà Nội theo quyết định của bộ trưởng Bộ Công Nghiệp số 172 – 2004 – QĐ BCN ngày 20 – 12 – 2004 về việc chuyển đổi và hiện nay . Công ty có con dấu riêng, tài khoản riêng và thực hiện từ ngày 01/02/2005. Công ty có mã số thuế : 01000102245-1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Hà Nội. TàI khoản số : 1500.3111.000007. Công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104000163 cấp ngày 07 – 01 – 2004.
Mới đây, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội đã chuyển thành Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội theo quyết định số 1626/QĐ - BCN ngày 23/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Trải qua thời gian trên 100 năm xây dựng và phát triển, với công nghệ sản xuất rượu, cồn được kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện nay Công ty Cồn rượu Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp sản xuất rượu, cồn lớn nhất Việt Nam.
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau :
- Sản xuất cồn, rượu, đồ uống có cồn, và không có cồn.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ, thực phẩm.
- Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn ;
- Sản xuất kinh doanh các loại bao bì, các loại sản phẩm lương thực, thực phẩm.
1.1. 5 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty qua các năm qua
* Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Công ty là 48 500 000 000 VNĐ, trong đó :
- Vốn thuộc sở hữu Nhà nước : 28 202 000 000 VNĐ ( chiếm 58,15% vốn điều lệ).
- Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác : 20 298 000 000 VNĐ ( chiếm 41,85% vốn điều lệ ).
Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 4 850 000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10 000 VNĐ ; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi.
Công ty chỉ có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Việc tăng vốn điều lệ có thể thực hiện thông qua việc : tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ xung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới ;
- Việc giảm vốn điều lệ của Công ty được quyết định trên cơ sở vốn còn lại của Công ty nhưng vẫn đảm bảo Công ty hoạt động bình thường.
* Vốn vay và các loại vốn khác :
Tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loại vốn khác vào kinh doanh song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt , Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình ngày càng vững mạnh và phát triển thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1 : Trích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
2005
2006
1
Tổng doanh thu + các
khoản thu khác
Tr đồng
187560
240567
289000
389570
401500
2
Tổng chi phí
Tr đồng
178900
227190
269090
368876
378278
3
Tổng lợi nhuận
Tr đồng
8660
13377
19910
29694
23222
4
Nộp ngân sách Nhà nước
Tr đồng
52094
76152
81257
97733
110420
5
Sản lượng rượu tiêu thụ
1000 lít
4238
5198
5860
6230
6450
6
Sản lượng cồn tiêu thụ
1000 lít
2010
3190
3570
4076
4290
7
Thu nhập bình quân
Nghìn đồng/người
1320
1560
1645
1985
2170
8
Tổng tài sản
Tr đồng
198532
230765
280677
325778
394290
9
Vốn chủ sở hữu
Tr đồng
29870
30788
34279
33790
48500
10
LãI / Tổng tài sản
4.36%
5.56%
6.88%
7.622%
5.78%
11
LãI / Vốn chủ sở hữu
28.99%
43.44%
58.08%
80%
47.88%
12
LãI / Doanh thu
4.6%
5.56%
6.88%
7.62%
5.78%
Bảng 2: Kết cấu vốn của Công ty trong giai đoạn 2002 - 2007
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1. Vốn cố định ( triệu đồng )
64320
69809
71230
74998
75390
77980
2. Vốn lưu động (triệu đồng )
134212
160965
209437
250780
318900
323410
Cộng
198532
230765
280667
325778
394290
401390
(Nguồn : phòng kế toán – tài chính )
Công ty cổ phần cồn rượu còn tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng cao :
+ Giấy chứng nhận Rượu Nếp Mới đạt danh hiệu sản phẩm được ưa thích năm 2000 do người tiêu dùng bình chọn do báo Hà Nội mới tổ chức.
+ Huy chương đồng Rượu Vang chat Hà Nội tại cuộc thi rượu Vang quốc tế năm 2002.
+ Giải khuyến khích rượu SâmPanh tại cuộc thi Rượu vang quốc tế các năm 2002, 2003.
+ Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006.
+ Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY :
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý :
Do công ty hiện nay đã được cổ phần hoá, quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, dưới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông qua sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Ban Giám đốc gồm hai người : Đứng đầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
* Đại hội đồng cổ đông :
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có thẩm quyền biểu quyết.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau :
+ Định hướng phát triển của Công ty ;
+ Lựa chọn công ty kiểm toán và yêu cầu kiểm toán lại.
+ Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán ; Báo cáo của Hội đồng quản trị về đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh ở Công ty và định hướng chiến lược kinh doanh
+ Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát.
+ Chế độ tiền lương, thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát ;
+ Bổ xung, sửa đổi Điều lệ Công ty, tổ chức và giải thể lại Công ty ; và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
* Hội đồng quản trị :
Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Hội đồng quản trị của Công ty co 5 người. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau :
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty. Quyết định chiến lược, kế hoach phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Quyết định giải pháp thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay và cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ quản lý Công ty, quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, góp vốn, mua cổ phần khác...
* Giám đốc :
Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện trước pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc có thể là 5 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế..
Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau :
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị ; thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý Công ty.
- Kiến nghị phương án, cơ cấu, tổ chức quy chế quản lý nội bộ Công ty.Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức các chức năng quản lý trong Công ty. Quyết định lương, phụ cấp, thưởng và các vấn đề liên quan đối với người lao động
* Ban kiểm soát :
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát gồm 5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên của Hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết các công việc tồn đọng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát :
- Giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong công việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng tr