Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nguyễn Hiệu
Mục lục Lời mở đầu1 Phần I: Cơ sở lý luận chung của quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.2 I. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.2 1.1.Khái niệm2 1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.3 II. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp.4 2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm :4 2.2. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.7 2.3. Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.9 2.4. Xác định kỳ tính giá và đánh giá sản phẩm đở dang trong doanh nghiệp14 2.5. Vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.16 III. Quy trình hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp.19 3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.19 3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.20 3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.21 3.4. Kế toán tổng hợp và tính giá thành.22 Phần II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tư nhân Nguyên Hiệu25 I. Sự hình thành và phát triển của công ty25 1.1. Sự hình thành.25 1.2. Tình hình hoạt động của công ty.26 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty30 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.30 2.2. Tổ chức sản xuất của công ty.32 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.32 Phần III: Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty Nguyễn Hiệu53 I. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Nguyễn Hiệu.53 1. Đối với việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.54 2. Đối với việc hạch toán nguyên vật liệu.54 3. Đối với quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung còn nảy sinh nhiều vấn đề.55 4. Đối với việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.55 II. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Nguyễn Hiệu.56 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện.56 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty Nguyễn Hiệu.56 2.1. Tổ chức nâng cao trình độ đội ngũ quản lý nói chung và nhân viên bộ phận kế toán nói riêng.56 2.2. Thực hiện chế độ tiền lương theo luật định.57 2.3. Hoàn thiện công tác tính giá thành.58 2.4. Hoàn thiện hơn việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.58 Kết luận60 Phần I Cơ sở lý luận chung của quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. I. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.1.Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, lao động và đối tượng lao động. Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trên. Doanh nghiệp sử dụng lao động, tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm, hàng hoá mà mình mong muốn. Như vậy để có được những sản phẩm – hàng hoá thì doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản hao phí nhất định : Hao phí về lao động sống cần thiết nó thể hiện dưới hình thức tiền lương, tiền công. mà doanh nghiệp bỏ ra trả cho lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Hao phí về lao động vật hoá ( tư liệu lao động ) là toàn bộ những hao phí về tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất như hao phí về máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, công cụ sản xuất. các khoản hao phí này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng luôn luôn vận động, thay đổi, mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của nghành nghề sản xuất. Như vậy có thể kết luận rằng : chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đ• bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Sự hình thành chi phí sản xuất là một yếu tố khách quan một vấn đề được đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp là việc tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chi phí là một tiêu chí làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm. Mọi sản phẩm được làm ra đều kết tinh trong nó những khoản hao phí vật chất nhất định. Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Như vậy, giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối quan hệ giữa hai đại lượng chi phí sản xuất đ• bỏ ra và kết quả sản xuất đ• đạt được. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất sản phẩm và chỉ tiêu giá thành được thể hiện qua sơ đồ sau : Về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều thể hiện là những hao phí về vật chất. Nhưng, chi phí sản xuất là những khoản hao phí trong quá trình sản xuất nó không giới hạn bởi số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ sản xuất còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất kết tinh trong khối lượng sản phẩm đ• hoàn thành trong kỳ sản xuất. Giá thành đơn vị sản phẩm là cơ sở làm căn cứ để xác định giá tiêu thụ, chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp tính toán giá thành sản phẩm của mình từ đó đem so sánh với các sản phẩm ngoài x• hội để đánh giá các tiêu chuẩn kĩ thuật (chất lượng), đánh giá khả năng cạnh tranh, qua đó doanh ngiệp có những quyết định nhằm đi đến một phương án sản xuất cho ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn tung ra thị trường. Dựa vào chỉ tiêu giá thành của các doanh nghiệp, nhà nước có cơ sở xác định giá mua bán và giá cả tiêu dùng chung trên thị trường và tính được mức thu nhập quốc dân trong phạm vi toàn x• hội. 1.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng trong cá doanh nghiệp sản xuất, nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và tăng cường lợi nhuận. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là: Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như từng loại sản phẩm. Tính toán chính xác kịp thời giá thành của loại sản phẩm được sản xuất. Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng l•ng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất các biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm. II. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Để phục vụ tốt cho công tác hạc toán và quản lý chi phí và tính giá thành cần phải tiến hành việc phân loại chi phí sản xuất và giá thành thành phẩm. 2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất. * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này thì những chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không tính đến việc nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất cái gì. theo đó thì toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất được chi thành: Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ mà doanh nghiệp xuất dùng cho sản xuất – kinh doanh không phân biệt mục đích sử dụng, bộ phận sử dụng. Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ các khoản chi về tiền lương, phụ trợ theo lương, các khoản trích theo lương( bảo hiểm x• hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ các khoản hao phí về máy móc, thiết bị… tính cho sản xuất kinh doanh trong kỳ sản xuất của doanh nghiệp Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là toàn bộ số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài như chi trả tiền điện, tiền nước, tiền thuê ngoài vận chuyển… phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp. Các khoản này được hạch toán theo thực tế phát sinh do giám đốc ký duyệt. .