Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số 1
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận gồm ba phần chính sau: Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dụng cụ số I. Phần I - Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1 - Sự cần thiết phải quản lý và tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất: 1.1.1 - Khái niệm về nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất. Các Mác đ• viết “Đối tượng đ• qua một lần lao động trước kia rồi thì gọi là nguyên liệu”. Như vậy, tất cả nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đ• trải qua tác động của con người. Không những thế Các Mác còn chỉ rõ “Nguyên liệu có thể hình thành thực thể chủ yếu của một sản phẩm hay chỉ gia nhập sản phẩm dưới hình thức sản phẩm phụ”. Vật liệu là những nguyên liệu được tiếp tục qua gia công chế biến hay nói cách khác tiếp tục có sự tác động của con người. Nguyên liệu, vật liệu gọi tắt là nguyên vật liệu, được chia thành nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ không phải dựa vào đặc tính lý, hoá hoặc khối lượng tiêu hao, mà căn cứ vào sự tham gia của chúng vào mức cấu thành sản phẩm. Nhiên liệu, năng lượng thì thuộc về vật liệu phụ nhưng do tầm quan trọng của chúng nên được tách ra thành những yếu tố riêng. Như chúng ta đ• biết, mục đích cơ bản nhất của quá trình con người sử dụng tư liệu lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất hoá lý của đối tượng lao động là để tạo ra sự đa dạng phong phú chủng loại, mẫu m• sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của thị trường. Như vậy, nguyên vật liệu là một trong ba bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất (Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động) trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Nội dung cơ bản của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Nếu tài sản lưu động được nhìn theo giác độ hình thái biểu hiện thì nguyên vật liệu chính là một trong các dạng thức chủ yếu của tài sản lưu động. 1.1.2 - Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: 1.1.2.1 - Đặc điểm của nguyên vật liệu: Một doanh nghiệp sản xuất phải có đủ ba yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Ba yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau để tạo ra của cải vật chất cho x• hội. Đối tượng lao động là tất cả mọi vật có sẵn trong tự nhiên ở quanh ta mà lao động có ích của con người có thể tác động vào. Đối tượng lao động được chia thành hai loại: Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như gỗ trong rừng nguyên thuỷ, quặng trong lòng đất… Loại thứ hai đ• qua chế biến, nghĩa là có sự tác động của lao động, gọi là vật liệu. Nguyên vật liệu có đặc điểm sau: