Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội

Mục lục Chương I Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất I.Sự cần thiết của việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất: 1. Đặc điểm, vị trí của NVL trong quá trình sản xuất8 2. Yêu cầu của công tác quản lý NVL9 3. Nhiệm vụ hạch toán NVL10 II.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 1. Phân loại NVL10 2. Đánh giá NVL13 2.1. Đánh giá NVL theo giá thực tế14 2.1.1. Giá thực tế NVL nhập kho14 2.1.2. Giá thực tế NVL xuất kho16 2.1.2.1. Phương pháp giá đơn vị bình quân16 2.1.2.2. Phương pháp nhập trước- xuất trước (FIFO)17 2.1.2.3. Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO)18 2.1.2.4. Phương pháp trực tiếp (Đích danh)18 2.2. Đánh giá NVL theo giá hạch toán18 III. Kế toán chi tiết nguyên vật liêu: 1.Chứng từ sử dụng20 2.Sổ kế toán chi tiết NVL21 3.Các phương pháp kế toán chi tiết NVL22 3.1. Phương pháp ghi thẻ song song22 3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển24 3.3.Phương pháp sổ số dư25 IV. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu: 1.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên28 1.1.Đặc điểm kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên28 1.1.1. Tài khoản sử dụng28 1.1.2. Thủ tục và chứng từ31 1.2.Trình tự kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên31 1.2.1. Hạch toán tình hình biến động tăng NVL31 1.2.2. Hạch toán tình hình biến động giảm NVL39 2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ42 2.1. Đặc điểm kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ42 2.2. Tài khoản sử dụng43 2.3. Phương pháp hạch toán44 3. Chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán kế toán NVL48 V. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán vật liệu 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán vật liệu49 2. Nội dung hoàn thiện công tác kế toán vật liệu50 3.ý nghĩa hoàn thiện công tác kế toán vật liệu51 Chương Ii Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty thiết bị kỹ thuật điện hà nội I.Đặc điểm tình hình chung của Công ty: 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty52 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty53 3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm56 4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh59 II.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty: 1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty61 2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty62 3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty63 III.Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội: 1. Đặc điểm của vật liệu và tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp NVL tại Công ty65 2.Phân loại và đánh giá vật liệu 2.1. Phân loại vật liệu66 2.2. Đánh giá vật liệu67 2.2.1. Đánh giá vật liệu nhập kho67 2.2.2. Đánh giá vật liệu xuất kho68 3.Thủ tục tiếp nhận và xuất vật liệu tại kho 3.1. Thủ tục nhập kho NVL70 3.2. Thủ tục xuất kho NVL73 4.Kế toán chi tiết NVL tại Công ty77 5.Kế toán tổng hợp NVL tại Công ty 5.1. Kế toán tổng hợp nhập NVL83 5.2. Kế toán tổng hợp xuất NVL92 chương iii một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty thiết bị kỹ thuật điện hà nội I.Nhận xét, đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty 1.Nhận xét về ưu điểm trong công tác kế toán NVL tại Công ty97 2.Những tồn tại trong công tác kế toán NVL tại Công ty99 II.Những vấn đề cần hoàn thiện về công tác nguyên vật liệu tại Công ty 1. Xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu thống nhất trong Công ty101 2. Về tính giá NVL104 3. Về kế toán chi tiết NVL105 4. Lập dự phòng giảm giá tồn kho NVL108 5. Về theo dõi thanh toán với người bán109 6. Tổ chức kho tàng về nhập, xuất NVL113 7. Từng bước thực hiện kế toán nhập, xuất vật liệu trên máy vi tính113 Kết luận 115 Tài liệu tham khảo 116 Chương i. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác Kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp Sản xuất i.sự cần thiết của việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất: 1.Đặc điểm, vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất: Vật liệu là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dưới tác động của lao động, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và bị thay đổi hình thái ban đầu. Nguyên vật liệu xét về mặt hiện vật và giá trị là một trong những yếu tố không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Dưới hình thái hiện vật, nó biểu hiện là một bộ phận quan trọng của Tài sản lưu động, còn dưới hình thái giá trị, nó biểu hiện thành vốn lưu động trong doanh nghiệp. Do vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là chính là quản lý vốn trong sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, trong giá thành sản phẩm. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm triệt để chi phí nguyên vật liệu nghĩa là với chất lượng vật tư như cũ có thể làm ra một khối lượng sản phẩm lớn, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiết kiệm được lao động x• hội. Như vậy, nguyên vật liệu có vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên sản phẩm mới, phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, giá cả, chi phí thu mua. Muốn vậy,các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc hạch toán nguyên vật liệu, thúc đẩy cung cấp kịp thời đồng bộ những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa hiện tượng hư hao, mất mát và l•ng phí nguyên vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. 2.Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu: Quản lý nguyên vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất x• hội. Tuy nhiên, do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau. X• hội càng phát triển, phương pháp hạch toán ngày càng phát triển, các phương pháp quản lý nguyên vật liệu cũng được hoàn thiện theo. Xuất phát từ đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên đòi hỏi phải có biện pháp quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ khâu thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ. -Quản lý thu mua vật liệu sao cho đủ về số lượng, tốt về chất lượng tránh gây thất thoát vật liệu trong khâu thu mua, đảm bảo vật liệu mua về đúng theo yêu cầu sử dụng và giá mua phải hợp lý, lựa chọn điểm thu mua phải thích hợp nhằm hạ thấp chi phí đưa vào sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm. -Để quản lý tốt khâu bảo quản cần tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý phù hợp với tính chất lý hoá của mỗi loại nguyên vật liệu tránh hiện tượng thất thoát, kém phẩm chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. -Quản lý việc dự trữ vật liệu: do đặc tính của vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sản xuất bị tiêu hao toàn bộ và do giá cả cũng như cung cầu trên thị trường của nguyên vật liệu thường xuyên biến động. Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối thiệu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. -Quản lý việc sử dụng vật liệu: chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Cần sử dụng nguyên vật liệu hợp lý theo đúng định mức quy định, đúng thứ loại, quy cách và đúng quy trình sản xuất đảm bảo tiết kiệm, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Hiện nay, trong thực tế ở nhiều doanh nghiệp, việc quản lý nguyên vật liệu vẫn còn để thất thoát mà không xác định được nguyên nhân để bắt bồi thường. Do đó, phải cải tiến công tác quản lý vật liệu hơn nữa cho phù hợp với thực tế, đưa công tác quản lý vật liệu vào nền nếp, có khoa học. 3.Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu: Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế và phát huy tối đa vai trò của nguyên vật liệu, xuất phát từ vị trí và yêu cầu quản lý vật liệu, xuất phát từ vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Thực hiện việc đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. -Tổ chức chứng từ, tài khoản sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu kịp thời để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. -Thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp. ii. phân loại và đánh giá nguyên vật liệu: 1.Phân loại nguyên vật liệu: Phân loại nguyên vật liệu là căn cứ vào tiêu thức nào đó tuỳ theo yêu cầu quản lý để sắp xếp từng thứ, từng loại vật liệu vào cùng một tiêu thức. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều thứ nguyên vật liệu khác nhau và mỗi loại có tính năng lý hoá riêng. Để quản lý có hiệu quả đòi hỏi phải nhận biết từng thứ, từng loại vật liệu. Phân loại vật liệu cũng là điều kiện để quản lý và hạch toán vật liệu được chặt chẽ hơn, chính xác hơn. Căn cứ vào nội dung kinh tế, chức năng của vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh chia thành: -Nguyên vật liệu chính ( bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài ): là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mới như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản; bông trong các nhà máy sợi; vải trong các doanh nghiệp may. Đối với nửa thành phẩm mua ngoài, với mục mục đích tiếp tục trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá như sợi mua ngoài trong các doanh nghiệp dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính. -Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính và sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất cho nhu cầu công nghệ, cho việc bảo quản, bao gói sản phẩm như các loại thuốc nhuộm, dầu nhờn, xà phòng,.

doc116 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan