Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy Vật liệu Bưu điện Yên Viên

Trong xu hướng chung của sự phát triển. Đặc biệt là trong những ngành sản xuất đ• phải có những sách lược cũng như chiến lược của riêng mình nhằm tránh khỏi sự đào thải khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên để làm được điều này thì không phải là một việc dễ dàng nhất là trong bối cảnh nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc và bỡ ngỡ. Kéo theo đó là sự chậm chạp trong tư duy cũng như cách quản lý của toàn nền kinh tế nói chung và trong những nghành sản xuất nói riêng. Để đánh giá một cách chính xác mức độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế cần phải dựa trên nhiều yếu tố cả khách quan cũng như chủ quan. Nhưng có một điều có thể được khẳng định chắc chắn đó là trình độ quản lý của chúng ta đ• đươc nâng cao cả về chất cũng như lượng. Điều này có nghĩa là chúng ta đ• dần nhận thức ra được vai trò và tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường trong sự hội nhập cũng như phát triển đóng một vai trò lớn như thế nào. ở đây với khuôn khổ và thời gian không cho phép nên trong bài viết này em chỉ đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ nhưng sự ảnh hưởng của nó đến kết qủa cũng như sự thành bại đối với các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Đó là việc hạch toán kế toán nguyên vật liệu. Trong những nghành sản xuất sản xuất nguyên vật liệu được ví như huyết mạch. Cụ thể hơn NVL chính là nhân tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất được liên tục,là cơ sở vật chất tạo ra thực thể sản xuất, chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí và giá thành sản phẩm, tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Đề tài gồm 3 phần chính: Chương I: Những vấn đề lí luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Tình hình thực tế công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy. Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy Vật liệu Bưu điện Yên Viên. CHƯƠNG I Những lý luận chung về công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất I/ Một số vấn đề cơ bản về quản lý và kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất: 1.Đặc điểm và vị trí của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh: Vật liệu là đối tượng lao động- một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, các loại vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có các đặc điểm chính phân biệt với các tư liệu sản xuất khác( TSCĐ, công cụ dụng cụ ) là chỉ tham gia một lần vào qúa trình sản xuất và dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm. Trong các doanh nghiệp chi phí vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh. Quản lý tốt việc thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều kiện cần thiết để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.Yêu cầu quản lý vật liệu trong các doanh nghiệp: Trong khâu thu mua cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá cả vật liệu. Quản lý tốt quá trình bảo quản, vận chuyển vật liệu về kho chống thất thoát, hao hụt, giảm chất lượng trong qúa trình vận chuyển. Các doanh nghiệp cần xây dựng định mức dự trữ hợp lý cho từng danh điểm vật liệu. Định mức tồn kho vật liệu là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Việc dự trữ hợp lý, cân đối các loại vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất- kinh doanh được liên tục đồng thời tránh được sự tồn đọng vốn kinh doanh. ở các doang nghiệp sản xuất phải có hệ thống kho tàng đủ tiêu chuẩn kĩ thuật. Các quy trình nhập, xuất kho nguyên vật liệu cần được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ. 3.Nhiệm vụ của hạch toán vật liệu: Hạch toán tốt vật liệu góp phần giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả do tổ chức hợp lý việc cung cấp và dự trữ. Việc hạch toán và quản lý tốt vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhiệm vụ của hạch toán vật liệu: •Kiểm tra chi phí thu mua, tính giá vật liệu nhập, xuất, tồn kho. •Phản ánh chính xác, kịp thời tình hình biến động của từng loại vật liệu bằng thước đo giá trị và hiện vật. •Phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua và dự trữ vật liệu. Phát hiện kịp thời vật liệu tồn đọng, kém phẩm chất để có biện pháp xử lý nhằm hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. •Phân bổ giá trị vật liệu sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh.

doc59 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy Vật liệu Bưu điện Yên Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan