Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty CP thiết bị thực phẩm

Nội dung chuyên đề gồm 3 chương : Chương I: Lý luận chung về kế toán tài sản cố định. Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm. Chương III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm. Chương I Lý luận chung về kế toán kế toánTài sản cố định I. Nguyên tắc chung hạch toán tài sản cố định: Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Khi hạch toán tài sản cố định cần quán triệt các nguyên tắc sau: 1. Xác định đối tượng ghi tài sản cố định hợp lý: Đối tượng hạch toán (ghi) tài sản cố định là từng tài sản cố định riêng biệt, có kết cấu đặc biệt và thực hiện một số chức năng nhất định hoặc có thể là một tổ hợp liên kết nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng. Trên cơ sở đối tượng đ• xác định cần xây dựng số hiệu của từng đối tượng tài sản cố định nhằm thuận tiện và tránh nhầm lẫn trong hạch toán và quản lý tài sản cố định. 2. Phân loại tài sản cố định một cách khoa học: Do tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau. nên để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần phân loại tài sản cố định. Mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý. Chẳng hạn, theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản cố định trong sản xuất được chia thành: - Tài sản cố định hữu hình: Là tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Các tài sản được ghi nhận tài sản tài sản cố định hữu hình phải thoả m•n đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất thật nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Các tài sản cố định vô hình được ghi là tài sản cố định vô hình phải thoả m•n đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn giống như tài sản cố định hữu hình ở trên. - Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lơị nhuận từ đầu tư đó. Trong từng loại tài sản cố định kể trên, lại được chi tiết thành từng nhóm theo kết cấu, theo đặc điểm, theo tính chất.

doc58 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty CP thiết bị thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan