Ngày nay, trong xu thế chung của thời đại “Khu vực hoá” và “Toàn cầu hoá”; để hội nhập và phát triển Việt Nam không ngừng đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đổi mới toàn diện nền kinh tế và tích cực tìm kiếm những chính sách, những công cụ kinh tế quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cải cách quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt quan trọng là những cải cách về lĩnh vực hành chính, về tổ chức bộ máy cũng như việc nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Chính vì thế, để đảm bảo cho quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước thì công tác kế toán thu, chi hoạt động đóng một vai trò rất quan trọng.
Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thì việc nắm vững công tác kế toán thu, chi hoạt động cũng như quá trình tiến hành thu, chi là hết sức quan trọng nó đảm bảo công tác kế toán được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện theo đúng các chỉ tiêu, định mức cho phép và dự toán được giao. Đặc biệt trong việc hạch toán kế toán thu, chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính.
4. Cấu trúc chuyên đề.
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về kế toán thu, chi hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Chương 2: Thực trạng về kế toán thu, chi hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu, chi hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên
37 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 7148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán thu chi hoạt động tại Trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế chung của thời đại “Khu vực hoá” và “Toàn cầu hoá”; để hội nhập và phát triển Việt Nam không ngừng đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, đổi mới toàn diện nền kinh tế và tích cực tìm kiếm những chính sách, những công cụ kinh tế quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cải cách quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt quan trọng là những cải cách về lĩnh vực hành chính, về tổ chức bộ máy cũng như việc nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tài chính, kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước sử dụng nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Chính vì thế, để đảm bảo cho quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước thì công tác kế toán thu, chi hoạt động đóng một vai trò rất quan trọng.
Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thì việc nắm vững công tác kế toán thu, chi hoạt động cũng như quá trình tiến hành thu, chi là hết sức quan trọng nó đảm bảo công tác kế toán được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện theo đúng các chỉ tiêu, định mức cho phép và dự toán được giao. Đặc biệt trong việc hạch toán kế toán thu, chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đặc biệt là trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán thu chi hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên”. Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu.
2.1. Mục đích.
- Tìm hiểu sâu hơn về công tác kế toán thu, chi hoạt động để đánh giá hoạt động thu, chi hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp mà cụ thể là của Trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên.
- Đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu, chi hoạt động đạt hiệu quả cao, phục vụ cho công tác quản lý cũng như duy trì sự hoạt động thường xuyên, liên tục của trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên.2.2. Yêu cầu.
- Nội dung của chuyên đề tập chung vào việc nghiên cứu quá trình kế toán thu chi hoạt động phải theo đúng chế độ kế toán hiện hành được ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính và các quy định của pháp luật liên quan.
- Các số liệu được phản ánh trung thực tình hình thu chi hoạt động của đơn vị thực trạng phản ánh trong chuyên đề sát với thực tế tại đơn vị.
- Đưa ra được những tích cực, hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN của đơn vị từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực trạng đã phản ánh trong đơn vị.
2.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: Công tác kế toán thu chi, hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên
- Thời gian thu thập số liệu sử dụng để phân tích: Số liệu trong vòng 5 năm trở lại đây
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các sổ sách, báo cáo, các bảng biểu chứng từ của phòng kế toán tổng hợp trong thời gian sử dụng để lấy số liệu. Tìm hiểu thêm thông tin qua sách báo chuyên ngành, thông tin mạng internet liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc quan sát các công việc cụ thể thao tác tiến hành nghiệp vụ của nhân viên kế toán tại phòng kế toán và các phòng ban khác
- Phương pháp phỏng vấn: Các thông tin số liệu thu thập được bằng cách tiến hành phỏng vấn, giao tiếp với nhân viên kế toán, trưởng phòng của phòng kế toán tổng hợp.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Các thông tin số liệu sau khi đã thu thập sẽ được tiến hành đối chiếu với mục tiêu, phương hướng đã đề ra để đánh giá việc thực hiện so với kế hoạch có đạt yêu cầu , hiệu quả hay không
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Các thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp lại theo đặc điểm nghiệp vụ theo từng khoản chi theo từng nguồn kinh phí... sau đó tiến hành phân tích để kết luận và giải pháp phù hợp với vấn đề nghiên cứu để phát huy những mặt mạnh khắc phục những mặt hạn chế.
4. Cấu trúc chuyên đề.
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về kế toán thu, chi hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Chương 2: Thực trạng về kế toán thu, chi hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thu, chi hoạt động tại trường Cao Đẳng Y Tế Điện Biên
Phần 3. Kết luận
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNG TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.1. Kế toán chi hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, phân loại chi hoạt động.
1.1.1.1. Khái niệm chi hoạt động.
Chi hoạt động là các khoản chi để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên môn hành chính, sự nghiệp chủ yếu là do NSNN cấp và bao gồm các khoản chi mang tính chất thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán chi đã được duyệt như: Chi dùng cho các nghiệp vụ chuyên môn và quản lý bộ máy hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các hội, liên hiệp hội, tổng hội
1.1.1.2. Phân loại chi hoạt động.
Chi hoạt động gồm hai loại đó là chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
* Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị gồm:
- Chi cho con người
- Chi quản lý hành chính
- Chi mua sắm, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cơ sở vật chất, nhà cửa, máy móc thiết bị, Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành,…
- Chi thường xuyên khác.
* Chi hoạt động không thường xuyên của đơn vị, gồm:
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, sở, ngành
- Chi sửa chữa lớn TSCĐ và các khoản chi sửa chữa lớn TSCĐ nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động của đơn vị và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản đó
- Chi mua sắm thêm TSCĐ dùng cho công tác chuyên môn
- Các khoản chi không thường xuyên khác.
1.1.2. Nguyên tắc và chứng từ kế toán chi hoạt động
1.1.2.1. Nguyên tắc chi hoạt động
Phải mở sổ kế toán chi tiết chi phí hoạt động cho từng nguồn kinh phí, theo niên độ kế toán và theo Mục lục chi Ngân sách nhà nước. Riêng các đơn vị thuộc khối Đảng, an ninh, quốc phòng kế toán theo mục lục của khối mình.
Kế toán chi hoạt động phải đảm bảo thống nhất với công tác lập dự toán và đảm bảo sự khớp đúng, thống nhất giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán với chứng từ và báo cáo tài chính. Các khoản chi hoạt động phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị. Trong kỳ, các đơn vị hành chính sự nghiệp được tạm chia thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức và tạm trình các quỹ để sử dụng từ số tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định của chế độ tài chính.
Hạch toán vào tài khoản này những khoản chi thuộc kinh phí hàng năm của đơn vị bao gồm cả những khoản chi thường xuyên và những khoản chi không thường xuyên theo chế độ tài chính quy định như chi tinh giản biên chế, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất, chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ,…
Không phản ánh vào tài khoản này những khoản chi hoạt động cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chi phí xây dựng cơ bản bằng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản chi thuộc chương trình, đề tài, dự án, dự án đầu tư, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước theo giá hoặc khung giá nhà nước, chi phí trả trước.
Đơn vị hạch toán theo Mục lục Ngân sách Nhà nước các khoản chi hoạt động phát sinh từ các khoản chi tiền, hàng viện trợ phi dự án và từ số thu phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định của chế độ tài chính.
Đơn vị không được xét duyệt quyết toán ngân sách năm các khoản chi hoạt động từ các khoản tiền, hàng viện trợ và từ số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi nhưng đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách theo quy định. Các khoản chi hoạt động chưa được xét duyệt quyết toán như đã nêu trên được phản ánh vào số dư bên Nợ TK 661 “Chi hoạt động” (Chi tiết chi hoạt động chưa có nguồn kinh phí). Đơn vị chỉ được xét duyệt quyết toán các khoản chi này khi có đủ chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án và số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách được để lại chi theo quy định.
Hết kỳ kế toán năm, nếu quyết toán chưa được duyệt thì toàn bộ số chi hoạt động trong năm được chuyển từ TK 6612 “Năm nay” sang TK 6611 “Năm trước” để theo dõi cho đến khi báo cáo quyết toán được duyệt. Riêng đối với số chi trước cho năm sau theo dõi ở TK 6613 “Năm sau”. Sang đầu năm sau được chuyển sang TK 6612 “Năm nay” để tiếp tục tập hợp chi hoạt động trong năm báo cáo
1.1.2.2. Chứng từ kế toán sử dụng.
Kế toán chi hoạt động sử dụng các chứng từ sau:
* Bảng thanh toán tiền lương
* Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
* Giấy thanh toán tiền tạm ứng
* Bảng chấm công
* Bảng chấm công làm thêm giờ
* Phiếu nhập kho
* Phiếu xuất kho
* Phiếu chi
* Ủy nhiệm chi
*...
1.1.3. Quyết toán chi hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Quyết toán là quá trình nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán, qua đó phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học cần thiết cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo.
Trong quá trình quyết toán đơn vị phải lập đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định, báo cáo quyết toán của đơn vị không được để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn dự toán được giao.
Về mẫu biểu, trình tự và phương pháp lập báo cáo quyết toán, duyệt và thông báo quyết toán, thẩm định quyết toán đơn vị HCSN thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính của Bộ Tài chính.
1.1.4. Quy trình kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đơn vị sử dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ nhưng có sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ cho việc làm kế toán, nên quy trình hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến kế toán chi hoạt động tại đơn vị tuân theo quy trình sau:
Hàng ngày, kế toán đơn vị căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhân viên kế toán nhập vào máy theo từng chứng từ phát sinh và tự động nhập vào sổ chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng (Hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), nhân viên kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối kỳ kế toán, sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
1.1.5. Tài khoản sử dụng và quy trình hạch toán
1.1.5.1. Tài khoản sử dụng
Kế toán chi hoạt động sử dụng TK 661: Chi hoạt động, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi mang tính chất hoạt động theo dự toán chi ngân sách đã được duyệt trong năm tài chính.
Đồng thời kế toán còn sử dụng TK 008: Dự toán chi hoạt động, tài khoản này dùng để theo dõi dự toán kinh phí được giao và sử dụng cho mục đích chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 661 như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản chi hoạt động phát sinh ở đơn vị.
- Tổng hợp chi hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Bên Có:
- Các khoản chi được phép ghi giảm chi và những khoản đã chi sai không được phê duyệt phải thu hồi.
- Kết chuyển số chi hoạt động với nguồn kinh phí khi báo cáo quyết toán được duyệt.
Số dư bên Nợ: Các khoản chi hoạt động chưa được quyết toán hoặc quyết toán chưa được duyệt.
TK 661: Chi hoạt động, có 3 tài khoản cấp 2.
* TK 6611: “Năm trước”: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí năm trước chưa được quyết toán.
- TK 6611 Có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 66111: Chi thường xuyên, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi thường xuyên bằng nguồn kinh phi thường xuyên thuộc năm trước chưa được duyệt quyết toán.
Ở đơn vị thực hiện khoán chi hành chính và đơn vị HCSN khác, TK 66111 có 4 tài khoản cấp 4:
TK 661111 : Chi thanh toán cá nhân.
TK 661112 : Chi nghiệp vụ chuyên môn.
TK 661113 : Chi mua sắm, sửa chữa.
TK 661118 : Chi thường xuyên khác.
+ TK 66112: Chi không thường xuyên, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi không thường xuyên như chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất nhà nước giao, chi thực hiện tinh giản biên chế, chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ,… bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm trước chưa được quyết toán.
Ở đơn vị thực hiện khoán chi hành chính và đơn vị HCSN khác, TK 66112 có 3 tài khoản cấp 4:
TK 661121 : Chi tinh giản biên chế.
TK 661122 : Chi nhiệm vụ đột xuất.
TK 661128 : Chi không thường xuyên khác.
* TK 6612: “Năm nay”: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc kinh phí ngân sách năm nay.
- TK 6612 có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 66121:Chi thường xuyên, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm nay. Cuối ngày 31/12, nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên tài khoản này sẽ được kết chuyển sang TK 66111: Chi thường xuyên (Thuộc năm trước), ghi: Nợ TK 66111 / Có TK 66121.
Ở đơn vị thực hiện khoán chi hành chính và đơn vị HCSN khác, TK 66121 có 4 tài khoản cấp 4:
TK 661211 : Chi thanh toán cá nhân.
TK 661212 : Chi nghiệp vụ chuyên môn.
TK 661213 : Chi mua sắm, sửa chữa.
TK 661218 : Chi thường xuyên khác.
+ TK 66122: Chi không thường xuyên, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc nhà nước. Cuối ngày 31/12, nếu quyết toán chưa được duyệt, số chi tập hợp trên tài khoản này sẽ được kết chuyển sang TK 66112: Chi không thường xuyên (Thuộc năm trước), ghi: Nợ TK 66121 / Có TK 66122.
Ở đơn vị thực hiện khoán chi hành chính và đơn vị HCSN khác, TK 66122 có 3 tài khoản cấp 4:
TK 661221 : Chi tinh giản biên chế.
TK 661222 : Chi nhiệm vụ đột xuất.
TK 661228 : Chi không thường xuyên khác
* TK6613: “Năm sau”: Tài khoản này chỉ sử dụng ở những đơn vị được cấp phát kinh phí trước cho năm sau để phản ánh khoản chi trước cho năm sau, đến cuối ngày 31/12, số chi này được chuyển sang TK 6612: “Năm nay”.
- TK 6613 có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK66131: Chi thường xuyên, tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thường xuyên bằng nguồn kinh phí thường xuyên thuộc năm sau.
Ở đơn vị thực hiện khoán chi hành chính và đơn vị HCSN khác, TK 66131 có 4 tài khoản cấp 4:
TK 661311 : Chi thanh toán cá nhân.
TK 661312 : Chi nghiệp vụ chuyên môn.
TK 661313 : Chi mua sắm, sửa chữa.
TK 661318 : Chi thường xuyên khác.
+ TK66132: Chi không thường xuyên tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi không thường xuyên bằng nguồn kinh phí không thường xuyên thuộc năm sau.
Ở đơn vị thực hiện khoán chi hành chính và đơn vị HCSN khác, TK 66132 có 3 tài khoản cấp 4:
TK 661321 : Chi tinh giản biên chế.
TK 661322 : Chi nhiệm vụ đột xuất.
TK 661328 : Chi không thường xuyên khác
1.1.5.2. Quy trình hạch toán
* Xuất vật liệu, dụng cụ, hàng hóa sử dụng cho hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153, 155: Công cụ, dụng cụ, hàng hóa.
Nếu xuất kho dụng cụ ra sử dụng, đồng thời ghi bên Nợ TK 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản).
* Xác định tiền lương, phụ cấp,… phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 334: Phải trả công chức, viên chức.(Chi tiết TK cấp 2)
* Hàng tháng, trích các khoản phải nộp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương (Chi tiết TK cấp 2)
* Phải trả về các dịch vụ điện, nước, điện thoại,… và các dịch vụ khác mà đơn vị đã sử dụng nhưng chưa thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ (Căn cứ vào hoá đơn của bên cung cấp dịch vụ) tính vào chi hoạt động năm nay, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 331: Các khoản phải trả (Chi tiết TK cấp 2)
Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi.
* Thanh toán các khoản tạm ứng đã chi cho hoạt động của đơn vị, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 312: Tạm ứng.
Có TK 336: Tạm ứng kinh phí
* Trường hợp mua TSCĐ bằng nguồn kinh phí hoạt động, các nghiệp vụ kinh tế liên quan được phản ánh như sau:
- Khi mua TSCĐ đã hoàn thành đưa ngay vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình
Có TK 111, 112, 461,…
- Đồng thời ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
* Trường hợp rút dự toán chi hoạt động để mua TSCĐ đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 (0081, 0082, tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản).
- Rút dự toán chi hoạt động để chi trực tiếp, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động.
- Đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 (0081, 0082, tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản).
* Phân bổ chi phí trả trước vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 643: Chi phí trả trước.
* Hạch toán năm báo cáo giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho cuối năm thuộc kinh phí hoạt động (Cả số còn sử dụng được và số không còn sử dụng được): Căn cứ vào biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp trong năm để quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo (Trong đó ghi rõ: Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá tồn kho cuối ngày 31/12), ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 337: Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3371)
* Hạch toán năm báo cáo giá trị khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành:
Căn cứ vào bảng xác nhận khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành đến 31/12, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” để phản ánh giá trị khối lượng công tác sửa chữa lớn, XDCB trong năm được quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo lập “Chứng từ ghi sổ”, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 337: Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau
* Thuế GTGT đầu vào liên quan đến vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ mua về dùng đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và hoạt động HCSN không được khấu trừ, nếu được tính vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 3113: Thuế GTGT được khấu trừ.
* Khi sử dụng các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án để chi hoạt động theo mục đích viện trợ, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động (Chi tiết kinh phí viện trợ)
Có TK 111, 112, 152,…
* Kết chuyển số chi trả thực tế về các khoản theo chế độ cho người có công vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 (6612): Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
Có TK 335: Phải trả các đối tượng khác.
* Khi phát sinh các khoản thu giảm chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152,…
Có TK 661(6612):Chi hoạt động năm nay (Chi tiết TK cấp 3, 4)
* Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động HCSN, căn cứ vào số dư TK 413 "Chênh lệch tỷ giá hối đoái" chi tiết lãi, lỗ tỷ giá hối đoái của hoạt động HCSN:
- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt