Đất nước ta đã bước sang năm thứ ba kể từ khi nước ta chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế ( ngày 07/11/2006). Trong những năm qua xã hội, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến lớn để hội nhập cùng với kinh tế quốc tế; đời sống của nhân dân ta cũng đã có nhiều tiến bộ hơn trước.
Trong những năm tới đây, nhiệm vụ phát triển kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm tạo dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, cơ chế tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa.
Ngân sách nhà nước với đặc thù là nội lực tài chính để phát triển trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại hội Đảng X ngân sách Nhà nước hơn lúc nào hết thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong tình hình mới, là động lực của sự phát triển.
Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, cấp ngân sách Quận- Huyện đang ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trên địa bàn quận, huyện.
Sau ba tháng thực tập tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế để củng cố thêm các lý luận đã học của mình. Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng cũng nhưng những đòi hỏi về Ngân sách em xin mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh”
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Đất nước ta đã bước sang năm thứ ba kể từ khi nước ta chính thức ra nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế ( ngày 07/11/2006). Trong những năm qua xã hội, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến lớn để hội nhập cùng với kinh tế quốc tế; đời sống của nhân dân ta cũng đã có nhiều tiến bộ hơn trước.
Trong những năm tới đây, nhiệm vụ phát triển kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm tạo dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, cơ chế tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa.
Ngân sách nhà nước với đặc thù là nội lực tài chính để phát triển trong thời gian qua đã thể hiện được vai trò của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trên tinh thần phát triển kinh tế của Đại hội Đảng X ngân sách Nhà nước hơn lúc nào hết thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong tình hình mới, là động lực của sự phát triển.
Với chủ trương phát triển toàn diện của Đảng, cấp ngân sách Quận- Huyện đang ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình trên địa bàn quận, huyện.
Sau ba tháng thực tập tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế để củng cố thêm các lý luận đã học của mình. Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng cũng nhưng những đòi hỏi về Ngân sách em xin mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh”
Chương I: Quản lý và hiệu quả quản lý ngân sách
Quận – Huyện
1.1. Khái quát NSNN, tổ chức hệ thống NSNN và phân cấp quản lý
Trong thời kì mở cửa hội nhập cùng kinh tế quốc tế ở nước ta như hiện nay không những đòi hỏi sự chuyển đổi về thể chế và cơ cấu kinh tế nói chung mà còn đòi hỏi những chuyển biến cần thiết về cả nhận thức và thể chế tài chính, ngân sách. Do đó việc nhận thức đúng đắn bản chất, chức năng NSNN sẽ giúp cho chúng ta sử dụng nhạy bén công cụ NSNN trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về NSNN tuy nhiên theo luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam thì: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu- chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Như vậy, Ngân sách nhà nước phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể khác trong xã hội. Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của mình. Các quan hệ đó biểu hiện thông qua các nội dung thu- chi của Ngân sách nhà nước, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và nhiệm vụ của Nhà nước trong mỗi thời kì tương ứng.
1.1.1. Tổ chức hệ thống NSNN
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp Ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực tiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách. Cấp ngấn sách được hình thành trên cơ sở cấp chính quyền nhưng phải đảm bảo hai điều kiện cơ bản là:
- Nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao phó tương đối toàn diện nghĩa là chính quyền cấp đó không chỉ có nhiệm vụ phát triển nhanh chính sách xã hội mà còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý và phát triển kinh tế trên vùng lãnh thổ và cấp chính quyền đó.
- Khả năng nguồn thu trên vùng lãnh thổ và chính quyền đó quản lý có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp đó.
Như vậy để có một cấp Ngân sách trước hết phải có một chính quyền với những nhiệm vụ phát triển toàn diện, đồng thời phải có khả năng nhất định về nguồn thu trên vùng lãnh thổ đó.
Nguyên tắc tổ chức hệ thống Ngân sách ở mỗi nước có sự khác biệt riêng nhưng đều có những nét chung cơ bản là:
- Tính tập trung, thống nhất: bắt nguồn từ yêu cầu của việc tổ chức hệ thống chính quyền.
- Tính tự chủ, chịu trách nhiệm của mỗi cấp Ngân sách xuất phát từ yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của quốc gia.
Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nước
Ngân sách Nhà nước
Ngân sách địa phương
Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách huyện
Ngân sách cấp huyện Ngân sách xã
Tổ chức hệ thống ngân sách ở nước ta là hệ thống các ngân sách trong hệ thống đều có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau thông qua việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi. Ở nước ta, việc tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước gắn bó với việc tổ chức bộ máy Nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển của đất nước.
Như vậy NSNN bao gồm: Ngân sách Trung ương và Ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Ngân sách các cấp chính quyền địa phương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là ngân sách cấp tỉnh).
- Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là ngân sách cấp huyện)
- Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ( gọi chung là ngân sách xã)
Ngân sách Trung ương: phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh, thành phố.
Ngân sách cấp huyện: Phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế xã hội của chính quyền cấp huyện.
Ngân sách cấp xã: Nhằm đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh đất đai, lao động phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt là xây dựng, phát triển nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
1.1.2 Phân cấp ngân sách nhà nước
1.1.2.1 sự cần thiết và tác dụng của phân cấp NSNN
Ngân sách Nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm nhiều cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...nên cần phải có nguồn tài chính nhất định.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách. Phân cấp quản lý ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng chúng công bằng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý không chỉ đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền nhà nước từ Trung ương đến các địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nó cho phép quản lý và kế hoạch hoá ngân sách nhà nước được tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn để phát huy vai trò là công cụ điều chỉnh vĩ mô của ngân sách nhà nước. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách còn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.2.2 Nội dung phân cấp Ngân sách
Phân cấp NSNN chính là giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc sử dụng NSNN. Trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN giữa các cấp chính quyền thường nảy sinh các mối quan hệ quyền lực và quan hệ vật chất… Giải quyết mối quan hệ đó được coi là nội dung của phân cấp ngân sách. Cụ thể phân cấp ngân sách bao gồm các nội dung sau:
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ thu- chi, quản lý ngân sách. Đây là nội dung cốt yếu của phân cấp NSNN. Qua phân cấp phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm ban hành các chính sách, chế độ tiêu chuẩn thuộc về ai; phạm vi, mức độ quyền hạn của mỗi cấp trong việc ban hành chính sách chế độ. Có như vậy, việc quản lý và điều hành NSNN mới đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý, tránh được tư tưởng cục bộ địa phương.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nhiệm vụ thu, chi và cân đối ngân sách.Đây là mối quan hệ phức tạp trong phân cấp NSNN vì đây là mối quan hệ lợi ích. Để giải quyết mối quan hệ này trong phân cấp ngân sách cần phải xác định rõ ràng nhiệm vụ kinh tế, chính trị của mỗi cấp chính quyền địa phương; khả năng tạo ra nguồn thu trên từng địa bàn mà chính quyền đó quản lý, đồng thời nghiên cứu các biện pháp có thể áp dụng để điều hòa được mối quan hệ này.
- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách, chu trình ngân sách chính là chu trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Phân cấp NSNN phải xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách và kiểm tra ngân sách sao cho vừa nâng cao được trách nhiệm của chính quyền Trung ương, vừa phát huy được tính năng động sáng tạo của chính quyền địa phương, cơ sở.
1.1.2.3 Các nguyên tắc phân cấp ngân sách
Luật ngân sách năm 2002 quy định chế độ phân cấp quản lý ngân sách rất cụ thể, giao quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương. Trung ương chỉ thực hiện phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng phải đảm bảo tốt các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của đất nước.
Phân cấp quản lý ngân sách phải phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội Phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền không tách rời phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền bằng việc xác định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp. Mặt khác, nguyên tắc này còn là điều kiện đảm bảo tính độc lập tương đối trong quản lý ngân sách nhà nước ta.
b. Nguyên tắc ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn lực cơ bản để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trọng yếu trên phạm vi cả nước.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vi trí quan trọng của nhà nước Trung ương trong quản lý kinh tế - xã hội của cả nước cũng như điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hoá của các nguồn lực tài chính quốc gia.
Nguyên tắc này được thể hiện
Thứ nhất mọi chính sách, chế độ quản lý ngân sách nhà nước được ban hành thống nhất và dựa vào chủ yếu trên cơ sở quản lý ngân sách Trung ương. Chính phủ ban hành định mức phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, định mức phân bổ ngân sách cho các cấp ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.
Thứ hai ngân sách Trung ương chi phối và quản lý các khoản thu, chi lớn trong nền kinh tế và trong xã hội. Các khoản thu chủ yếu, có tỷ trọng lớn phải được tập trung vào ngân sách Trung ương, các khoản chi có tác động đến quá trình, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước phải do ngân sách Trung ương đảm nhiệm.
Ngân sách Trung ương chi phối hoạt động của ngân sách các địa phương, điều hoà hoạt động ngân sách địa phương, đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương.
Trong khi khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ trong quản lý ngân sách của cấp mình, luôn luôn phải đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương. Trong bất kỳ trường hợp nào,kết quả phân cấp quản lý ngân sách không được làm suy yếu vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước thống nhất.
c. Nguyên tắc phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp
Phân cấp quản lý ngân sách phải phân định rõ nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới từ 3 đến 5 năm. Hàng năm chỉ xem xét điều chỉnh số bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chế độ phân cấp ngân sách nhà nước ta xác định rõ khoản nào ngân sách địa phương được thu, khoản nào ngân sách địa phương phải chi. Có như vậy mới tạo điều kiện nâng cao tính chủ động cho các địa phương trong bố trí kế hoạch kinh tế - xã hội. Đồng thời là điều kiện để xác định rõ trách nhiệm của địa phương và Trung ương trong quản lý ngân sách nhà nước, tránh sự co kéo trong quá trình xây dựng kế hoạch ngân sách như trước đây, cũng như tư tưởng trông chờ, ỷ lại ngân sách cấp trên.
d. Nguyên tắc đảm bảo công bằng trong phân cấp quản lý ngân sách.
Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, nhưng phải cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, văn hoá xã hội giữa các vùng lãnh thổ, ưu tiên ngân sách cho các tỉnh vùng sâu, vùng xa để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy phân cấp NSNN là một tất yếu khách quan, nó bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước. Phân cấp ngân sách trước hết là xác định quyền lực của các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến ngân sách; Phân cấp ngân sách còn là việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, đồng thời xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chu trình ngân sách.
1.2 Ngân sách Quận – Huyện và quản lý ngân sách Quận- Huyện
1.2.1 Ngân sách Quận- Huyện
1.2.1.1 Khái niệm vâ lịch sử hình thành
Trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, NSNN của nước ta tổ chức thành hai cấp: Ngân sách Trung ương và Ngân sách tỉnh, thành phố. Việc phân cấp là phù hợp vơi nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc huy động tối đa nguồn lực tài chính. Ở thời kì này ngân sách quận, huyện chỉ đóng vai trò là một cấp dự toán.
Ngày 15/05/1978, với chủ trương xây dựng quận, huyện thành một cấp có cơ cấu hoàn chỉnh, có tư cách là một đơn vị kinh tế công nông nghiệp phát triển toàn diện, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết 108/CP xác định quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp Quận, huyện về quản lý tài chính, ngân sách. Nghị quyết có quy định khoản thu, chi ngân sách Quận- Huyện. Tiếp đó đến ngày 19/11/1983 Hội đồng bộ trưởng ra Nghị quyết số 138/HĐBT về việc cải tiến ngân sách địa phương, nói rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của Ngân sách Quận, Huyện.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng XHCN. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, Ngân sách Quận, Huyện cũng được xác định lại vai trò, nhiệm vụ của mình. Cụ thể là ngày 27/11/1989 Hội đồng bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 186/ HĐBT về phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong đó có ngân sách Quận, Huyện. Ngày 16/02/1992 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT sửa đổi bổ sung cho Nghị quyết 186/HĐBT ngày 27/11/1989.
Kỳ họp Quốc hội khóa IX đã khẳng định: “ Quận, Huyện là một cấp chính quyền có Ngân sách, ngân sách Quận- Huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa phương thuộc hệ thống NSNN “.
Như vậy ngân sách Quận- Huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn Quận, Huyện.
Tìm hiểu qua trình hình thành ngân sách Quận- Huyện ta có thể thấy ngân sách Quận- Huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và nhiệm vụ chi riêng. Đó là một hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài chính quốc gia. Trước tiên nó giúp ngân sách cấp tỉnh, Trung ương giảm được khối lượng công việc, bên cạnh đó nó cũng giúp các cấp chính quyền có thể nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chín nói riêng từ cơ sở.
Ngân sách Quận- Huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa ngân sách Quận- huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận, huyện trong quá trình phân bổ sử dụng các nguồn lực kinh tế của Quận, Huyện. Mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước XHCN. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của công nhân và nhân dân lao động- bộ phận chiếm tuyệt đối đại đa số trong xã hội. Do vậy lợi ích của Nhà nước XHCN Việt Nam không có gì hơn ngoài mong muốn được phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Có thể nói việc ngân sách Quận – Huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm cho bộ mặt NSNN mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính quốc gia trở nên lành mạnh hơn. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua, xét ở cấp độ Quận, Huyện tình hình kinh tế- kinh tế tài chính có những bước tiến đáng kể. Ngoài ra, Ngân sách Quận- Huyện còn thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các chủ trương chính sách cảu Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những điểm đã phát huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải quyết.
1.2.1.2 Vai trò của Ngân sách Quận- Huyện
Ngân sách Quận- Huyện có vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước an ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế xã hội, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, giữ vững ổn định công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
a/ Ngân sách Quận- Huyện bảo đảm thực hiện chức năng Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự cấp Quận- Huyện.
Cấp chín quyền Quận, Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thống các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó- Đó chính là Ngân sách Quận- huyện. Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách Trung ương nhưng ngân sách Quận- huyện cũng tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà nước ở địa phương. Tùy theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng Quận, Huyện mà nhu cầu được đảm bảo là khác nhau.
Hiện nay trên nước ta có trên 1 triệu công chức đang làm việc trong bộ máy Nhà nước. Điều đó có nghĩa là để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản ngân sách khổng lồ. Mặc dù vậy trong khi Nhà nước đang chắt chiu trong chi tiêu và sử dụng và NSNN thì ở một số đơn vị việc sử dụng ngân sách vẫn lãng phí và còn tồn tại rất nhiều sai phạm bất cập. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Quận, Huyện với tư cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt trẽ, cấp phát đúng chính sách, đúng chế độ và hạn mức giúp cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.
Trong các chức năng của Nhà Nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà nước nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Quận, Huyện phát triển mọi mặt. Do vậy để có thể đảm bảo được chức năng này, Ngân sách Quận, Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
b/ Ngân sách Quận, Huyện – công cụ thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế
Để thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế- tài chính của cấp trên thì Quận, Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết, định hướng. Một trong những công cụ đắc lực là Ngân sách. Các Quận, Huyện phải căn cứ vào thế mạnh của địa phương mình để định hướng phát triển, hình thành cơ cấu kinh tế, kích thích phát triển. Đồng thời các Quận, Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Quận, Huyện phải xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng. Đó là các doanh nghiệp Nhà nước do cấp Quận, Huyện quản lý. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Quận, Huyện và cũng giúp Quận, huyện chủ động trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.
c/ Ngân sách Quận, Huyện- Phương tiện bù đắp khiếm quyết thị trường đảm bảo công bằng xã hội và các vấn đề môi trường.