Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với Khu du lịch Chùa Thầy

Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu của con người cũng trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có ý nghĩa, tác động ngày càng tăng với con người. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): du lịch đã trở thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại, hiện là ngành kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên thế giới. Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong phú và sự an toàn của môi trường xã hội. Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động từ đó hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển.hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch.Theo dự báo, đến năm 2010 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6 triệu lượt khách, thu nhập từ khách du lịch quốc tế đạt 3,6 tỷ USD. Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Hà Tây với vị trí là một tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, đứng trước cơ hội thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch của mình để thu hút khách du lịch quốc tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Nét văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trong đó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Thầy đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Mỗi năm thu hút gần 20 vạn lượt du khách thập phương, trong đó có hơn hai nghìn lượt khách quốc tế. Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông cách đây gần 1.000 năm. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là nơi tu hành và tôn thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, Chùa Thầy còn nằm trong một quần thể thiên nhiên của núi Thầy với nhiều hang động và cảnh đẹp nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của Chùa Thầy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các hạng mục công trình đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ăn uống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao. Đó là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với Khu du lịch Chùa Thầy”. Phương hướng của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy và vai trò quản lý của Sở để xây dựng các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Thầy tương xứng với tầm cỡ một khu du lịch lớn tạo thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực phát triển.

doc85 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với Khu du lịch Chùa Thầy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TW  Trung ương   UBND  Ủy ban nhân dân   QHTTPTDL  Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch   MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn dề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nội dung nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 5 1.1. Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 5 1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước 5 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước 6 1.1.3. Các chức năng của quản lý nhà nước 7 1.1.4. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 8 1.1.4.1. Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch 8 1.1.4.2. Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch 10 1.2. Sở du lịch Hà Tây và công tác quản lý nhà nước về du lịch ở Hà Tây 10 1.2.1. Giới thiệu về sở du lịch Hà Tây, quá trình hình thành và phát triển 10 1.2.2. Vị trí, chức năng 14 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn 14 1.2.4. Cơ cấu tổ chức, nội dung quản lý của sở du lịch Hà Tây 16 1.2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ DU LỊCH HÀ TÂY ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH CHÙA THẦY 22 2.1. Khái quát chung về khu du lịch Chùa Thầy 22 2.1.1. Chùa Thầy - Di tích lịch sử cách mạng 23 2.1.2. Chùa Thầy - Nét đẹp với kiến trúc cổ kính 23 2.1.3. Lễ hội Chùa Thầy 25 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch Chùa Thầy 27 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 28 2.2.2. Vị trí địa lý 29 2.2.3. Địa hình 30 2.2.4. Khí hậu 30 2.2.5. Địa chất 30 2.3. Chiến lược phát triển du lịch của Hà Tây, huyện Quốc Oai và khu du lịch Chùa Thầy đến 2010 - 2020 31 2.3.1. Chiến lược phát triển 31 2.3.1.1. Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Hà Tây 31 2.3.1.2. Du lịch Chùa Thầy trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Quốc Oai 31 2.3.2. Định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy đến năm 2010 - 2020 34 2.3.2.1. Định hướng chung 34 2.3.2.2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển 35 2.3.2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở 37 2.4.Thực trạng khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 42 2.4.1. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại Chùa Thầy 42 2.4.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 44 2.4.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú 45 2.4.2.2. Giao thông 45 2.4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ ăn uống, bãi để xe 47 2.4.3. Thực trạng về nguồn nhân lực 49 2.4.4. Thực trạng về nguồn khách và doanh thu 50 2.4.4.1. Khách du lịch 50 2.4.4.2. Doanh thu du lịch 52 2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 53 2.5.1. Những mặt được 53 2.5.2. Những mặt hạn chế 55 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 59 2.6. Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 63 2.6.1. Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy 63 2.6.1.1. Về tổ chức quản lý 63 2.6.1.2. Về công tác quy hoạch 63 2.6.1.3. Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch 64 2.6.1.4. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch 65 2.6.1.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 65 2.6.2. Đánh giá về hoạt động quản lý, những nguyên nhân 66 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 68 3.1. Các giải pháp 68 3.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư phát triển du lịch 68 3.1.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 69 3.1.3. Xây dựng mô hình quản lý về du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan và dân cư địa phương 71 3.1.3.1. UBND huyện Quốc Oai 72 3.1.3.2. Phòng chuyên môn quản lý về du lịch 72 3.1.3.3. Các phòng liên quan 73 3.1.3.4. UBND cấp xã, thị trấn 73 3.1.3.5. Ban quản lý các khu điểm du lịch 73 3.1.4. Giải pháp về thị trường 74 3.1.5. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy 74 3.1.6. Bảo đảm thông tin trong quá trình quản lý, kinh doanh 75 3.1.6.1. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hai chiều trong hoạt động quản lý, kinh doanh 75 3.1.6.2. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa Sở du lịch với các doanh nghiệp 76 3.1.6.3. Giải pháp về xúc tiến du lịch 76 3.2. Kiến nghị 76 PHẦN KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn dề Ngày nay sự bùng nổ về khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho cuộc sống của con người được nâng cao do đó nhu cầu của con người cũng trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu có ý nghĩa, tác động ngày càng tăng với con người. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO): du lịch đã trở thành một hiện tượng quan trọng nhất của đời sống hiện đại, hiện là ngành kinh tế có mức tăng trưởng rất nhanh và có nguồn thu nhập cao trên thế giới. Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch phong phú và sự an toàn của môi trường xã hội. Hoạt động du lịch phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, đem lại không ít tác động tích cực như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động từ đó hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Hoạt động du lịch còn là chất xúc tác cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển...hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp, xây dựng cùng với sự phát triển của du lịch.Theo dự báo, đến năm 2010 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 6 triệu lượt khách, thu nhập từ khách du lịch quốc tế đạt 3,6 tỷ USD. Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Hà Tây với vị trí là một tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, đứng trước cơ hội thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch của mình để thu hút khách du lịch quốc tế trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng, tôn giáo…Tài nguyên du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước. Nét văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tôn giáo…Trong đó các hoạt động lễ hội, tôn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Thầy được tổ chức vào mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm. Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Thầy đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Mỗi năm thu hút gần 20 vạn lượt du khách thập phương, trong đó có hơn hai nghìn lượt khách quốc tế. Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông cách đây gần 1.000 năm. Đây là một công trình kiến trúc văn hóa độc đáo, là nơi tu hành và tôn thờ vị cao tăng Từ Đạo Hạnh. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, Chùa Thầy còn nằm trong một quần thể thiên nhiên của núi Thầy với nhiều hang động và cảnh đẹp nên từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của Chùa Thầy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các hạng mục công trình đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ăn uống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao... Đó là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với Khu du lịch Chùa Thầy”. Phương hướng của đề tài là nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy và vai trò quản lý của Sở để xây dựng các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Thầy tương xứng với tầm cỡ một khu du lịch lớn tạo thành động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Thấy rõ vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch Chùa Thầy - Tìm hiểu về khu du lịch Chùa Thầy và thực trạng công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khu du lịch Chùa Thầy, phát triển khu du lịch Chùa Thầy thành một địa điểm du lịch lớn của tỉnh Hà Tây, thành một trọng điểm kinh tế của huyện 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng du lịch Chùa Thầy trên các lĩnh vực: sử dụng đất, nguồn khách, doanh thu, cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Chùa Thầy - Xây dựng các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Chùa Thầy và các giải pháp để thực hiện quy hoạch 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch, các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch tại Chùa Thầy và các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý du lịch tại Chùa Thầy 5. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát điều tra - Nghiên cứu các tài liệu, số liệu đã có - Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1. Những lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 1.1.1. Khái niệm chung về quản lý nhà nước Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật, đó là thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển hết sức thấp kém của lực lượng sản xuất cho nên con người cùng sống chung, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu người nghèo, không có sự phân chia thành giai cấp.Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Sau ba lần phân công lao động xã hội, trong xã hội đã xuất hiện kẻ giàu người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới có khă năng có thể dập tắt được cuộc xung đột giai cấp ấy, tổ chức đó là nhà nước. Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào xã hội. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội và đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Nhà nước là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội, là sản phẩm của chế độ kinh tế nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quy định sự phát triển của nhà nước. Ngược lại, nhà nước cũng tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác. Do đó quản lý nhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đối với sự ổn định phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiện nay nước ta đang trong quá trình đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm xây dựng một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu mạnh thì công tác quản lý Nhà nước lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về quản lý nhà nước, trên phương diện chung nhất có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về quản lý nhà nước như sau: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Hoạt động quản lý nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành.Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự tổ chức và quản lý tương ứng. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng vậy. “Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước”. Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ, phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý trực tiếp sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm kết hợp chúng tốt hơn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước - Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao. Mệnh lệnh của nhà nước mang tính đơn phương, khách thể phải phục tùng chủ thể một cách nghiêm túc nếu không sẽ bị truy cứu, xử lý theo pháp luật. - Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước có kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm, có chỉ tiêu, định hướng, biện pháp thực hiện - Có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành phối hợp, huy động mọi lực lượng phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất và cuộc sống của con người trên địa bàn của mình theo phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Cán bộ quản lý nhà nước phải sâu sát với dân, vận động quần chúng chống quan liêu cửa quyền… - Bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, sự tác động quản lý nhà nước phải thực hiện liên tục, tránh lối chiến dịch hoặc phong trào. Các quyết định phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi quá nhanh, giấy tờ phải được giữ gìn, lưu trữ thể hiện tính trách nhiệm của nhà nước đối với dân. 1.1.3. Các chức năng của quản lý nhà nước - Trấn áp sự chống đối của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, phản cách mạng nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa, an ninh trật tự, an toàn xã hội - Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng cơ bản, đặc thù. Phải phân biệt rõ và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh - Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao: Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng công tác văn hóa và nghệ thuật, đẩy mạnh văn hóa quần chúng, nâng cao chất lượng cải cách giáo dục, đào tạo. Chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe của nhân dân, coi đó là tương lai của giống nòi, là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, nhà nước. - Xã hội: Là chính sách về con người mà nhà nước phải chăm lo gồm vấn đề kế hoạch hóa gia đình, dân số, việc làm, bảo trợ xã hội…có chính sách đối với nhân viên, công nhân, tri thức…. - Bảo vệ tài sản nhà nước và bảo đảm quyền tự do của cá nhân, lối sống có văn hóa, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, bảo vệ nhân phẩm, nhân quyền của con người. - Quốc phòng: Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường củng cố tinh thần hữu nghị, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực, bảo vệ hòa bình thế giới. 1.1.4. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch 1.1.4.1. Sự cần thiết phải có vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế xã hội. Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động, phát triển theo những quy luật phát triển riêng của mình. Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch chính là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước. Chính vì vậy để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, phát huy tối đa những lợi ích và hạn chế những mặt tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước. Sự cần thiết đó được thể hiện ở các mặt: Du lịch là ngành kinh tế đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của một đất nước, một địa phương như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là không có tác động tiêu cực. Có sự quản lý của nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển theo hướng tích cực, hạn chế và xóa bỏ dần các tiêu cực. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch có quan hệ rất chặt chẽ với các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện, bưu điện…Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ qua lại chặt chẽ, sự phát triển của du lịch thúc đẩy các ngành khác phát triển và ngược lại sự phát triển các ngành khác góp phần không nhỏ để phát triển du lịch. Do vậy, phải xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp có liên quan, đồng thời có sự thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ để phát huy một cách hiệu quả mối quan hệ giữa du lịch và các ngành khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo hiệu quả rộng lớn hơn, thúc đẩy tăng trưởng các yếu tố tích cực, hạn chế, khắc phục các yếu tố tiêu cực do hoạt động kinh doanh du lịch mang lại. Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng các quy chế liên ngành giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Sở du lịch, UBND các huyện thị) với các cơ quan, ban ngành liên quan như Điện, Bưu điện, Giao thông, tài chính…nhằm tạo ra cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với du lịch và các hoạt động liên quan. Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, cạnh tranh không lành mạnh hoặc đơn thuần chạy theo lợi nhuận phá hoại môi trường sinh thái, môi trường xã hội gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội Cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch giữ vai trò rất quan trọng. Nhà nước cần phải quản lý để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành khác thông qua các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải tuân thủ để đưa các hoạt động du lịch theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể. 1.1.4.2. Những nội dung về quản lý nhà nước trong du lịch Nội dung quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về du lịch - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch - Qui định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch - Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tộc của dân tộc tron
Luận văn liên quan