Trong thời đại hiện nay, sức mạnh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện
bằng khả năng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng số lượng và
chất lượng của sản phẩm. Nói cách khác, trình độ khoa học và công nghệ của
mỗi doanh nghiệp quyết định sức mạnh cạnh tranh cuả sản phẩm cuả doanh
nghiệp. Trình độ KH&CN của doanh nghiệp lại phụ thuộc vaò nhiều yếu tố,
trong đó nhân lực khoa học và công nghệ của công ty đóng vai trò quyết định
trong việc sản xuất kinh doanh thắng lợi và phát triển lâudài của công ty.
Trước sự đổi mới tổ chức quản lý và phát triển kinh tế xã hội, cơ hội
kinh doanh ngày càng được cởi mở, các doanh nghiệp được thành lập dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò
chủ đạo, định hướng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Bên
cạnh những cơ hội là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp. Cũng
như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, Công ty TNHH Hệ Thống Công
nghiệp Việt Á trong quá trình hoạt động cũng đã gặp phải không ít khó khăn,
phải đối đầu với nhiều thách thức, trong đó không thể không nhắc đến những
khó khăn trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực, một nhân tố quyết định sự
thành bại của một doanh nghiệp
68 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực vật chất, tinh thần tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
1
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------- 5
B. NỘI DUNG ----------------------------------------------------------------------------- 6
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ------------------------------------------------- 6
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP --------------------------------- 7
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.------------------------------------ 7
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ trong Công ty. ----------------- 8
2.1.Cơ cấu tổ chức, sơ đồ của công ty--------------------------------------------- 8
2.2. Chức năng, nhệm vụ của các phòng, ban, bộ phận------------------------- 10
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. ------------------------- 12
3.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. ----------------------------------- 12
3.2. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào. --------------------------------------------- 13
4. Một số kết quả đạt được của Công ty trong mấy năm gần đây và phương
hướng nhiệm vụ trong thời gian tới ---------------------------------------------------- 13
4.1. Một số kết quả đạt được ------------------------------------------------------- 13
4.2. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới -------------------------------- 15
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG (QLLĐ) CỦA
CÔNG TY. - ------------------------------------------------------------------------------- 16
1. Tổng quan về bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân lưc ------------------- 16
1.1. Quan điểm của nhà quản trị về công tác QLLĐ. --------------------------- 16
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy làm công tác QLLĐ. ------------------- 16
2. Cách thức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty. --------------------- 17
2.1. Công tác hoạch định nhân lực. ------------------------------------------------ 17
2.2. Cách thức cập nhật và quản lý hồ sơ nhân sự. ------------------------------ 19
3. Công tác phân tích công việc và hệ thống chức danh công việc của Công ty - 19
4. Tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí sử dụng nhân lực của Công ty. ---------------- 20
4.1. Quan điểm, triết lý quản trị nhân sự của Công ty. -------------------------- 20
4.2. Công tác tuyển dụng. ----------------------------------------------------------- 21
4.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ. ----------------------------------------- 22
4.4. Cơ cấu lao động phân theo giới tính. ---------------------------------------- 22
5. Đánh giá thực hiện công việc. ------------------------------------------------------- 22
6. Công tác đào tạo nhân lực. ---------------------------------------------------------- 23
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
2
7. Thù lao, phúc lợi cho người lao động và công tác tạo động lực.---------------- 24
7.1. Tạo động lực trong lao động. -------------------------------------------------- 24
7.2. Tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi cho người lao động. -------------------- 25
7.2.1.Hội đồng thành lập ------------------------------------------------------- 25
7.2.2 Những căn cứ xây dựng trả lương tại công ty. ----------------------- 25
7.2.3.Nguyên tắc trả lương----------------------------------------------------- 25
7.2.4.Nguồn hình thành quỹ tiền lương. ------------------------------------- 26
7.2.5.Thực hiện việc trả lương.------------------------------------------------ 26
7.2.6.Chế đọ phụ cấp lương tại công ty. ------------------------------------- 27
7.2.7.Các hình thức trả lương tại công ty. ----------------------------------- 30
7.2.8.Thời gian trả lương tại công ty.----------------------------------------- 32
7.2.9. Các hình thức và chế độ thưởng --------------------------------------- 32
PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
VẬT CHẤT, TINH THẦN TẠI CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG
NGHIỆP VIỆT Á. ------------------------------------------------------------------------- 34
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TẠO ĐỘNG LỰC ---- 34
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. -------------------------------- 34
II. KHÁI NIỆM. --------------------------------------------------------------------------- 35
1. Động lực lao động ---------------------------------------------------------------------- 35
2. Tạo động lực lao động.----------------------------------------------------------------- 35
3. Tạo động lực về vật chất--------------------------------------------------------------- 36
4. Tạo động lực về tinh thần. ------------------------------------------------------------- 38
4.1. Đánh giá thực hiện công việc ------------------------------------------------- 38
4.2. Đào tạo phát triển --------------------------------------------------------------- 39
4.3.Văn hóa doanh nghiệp----------------------------------------------------------- 39
5. Các yếu tố tạo động lực ---------------------------------------------------------------- 40
5.1.Nhóm các yếu tố thuộc về lao động ------------------------------------------- 40
5.2. Các yếu tố thuộc về tổ chức. --------------------------------------------------- 41
6. Vai trò của công tác tạo động lực. ---------------------------------------------------- 41
III. CÁC HỌC THUYẾT VỀ TẠO ĐỘNG LỰC ------------------------------------- 42
1. Hệ thống nhu cầu của Masslow------------------------------------------------------- 42
2. Hệ thống tăng cường kỳ vọng của B.F Skinner ------------------------------------ 42
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
3
3. Học thuyết kỳ vọng của Victor ------------------------------------------------------- 42
4. Học thuyết công bằng của J.Stacy Adam-------------------------------------------- 42
5 Học thuyết hệ thống 2 yếu tố của F.Herberg ---------------------------------------- 42
6. ọc thuyết đạt mục tiêu. ----------------------------------------------------------------- 43
IV. NỘI DUNG VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LAO
ĐỘNG ------ ------------------------------------------------------------------------------- 43
1. Nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp. ----------------------------- 43
1.1.Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người
lao động ------------------------------------------------------------------------------ 43
1.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ ------ 44
1.3. Kích thích vật chất. ------------------------------------------------------------- 44
1.4. Kích thích tinh thần.------------------------------------------------------------ 45
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực ------------------------------------- 46
2.1.Yếu tố thuộc về người lao động ----------------------------------------------- 46
2.2. Yếu tố bên ngoài---------------------------------------------------------------- 47
3. Sự cần thiết phải tạo động lực lao động cho người lao động trong tổ chức.---- 49
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC TẠO ĐỘNG LỰC, VẬT CHẤT, TINH
THẦN TẠI CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT Á. ---------- 50
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC VẬT CHẤT, TINH
THẦN ------- ------------------------------------------------------------------------------- 50
1. Công tác tạo động lực tinh thần trong lao động.------------------------------------ 50
1.1. Phân tích công việc------------------------------------------------------------- 50
1.2. Đánh giá thực hiện công việc ------------------------------------------------- 51
1.3. Điều kiện làm việc-------------------------------------------------------------- 52
1.4.Tạo động lực thông qua đào tạo ---------------------------------------------- 53
1.5. Phân tích hoạt động tạo động lực thông qua việc xây dựng văn hóa
trong công ty.----------------------------------------------------------------------------- 56
2. Công tác tạo động lực vật chất của công ty ----------------------------------------- 57
2.1. Tiền lương ---------------------------------------------------------------------- 57
2.2. Phúc lợi lao động cho người lao động -------------------------------------- 58
3. Tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua bầu không khí làm
việc trong doanh nghiệp.------------------------------------------------------------------ 59
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
4
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực. -------------------------------------- 60
1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp---------------------------------------------------- 60
2. Các yếu tố thuộc về xã hội ------------------------------------------------------------ 61
3. Đánh giá chung về công tác tạo động lực lao động tại công ty TNHH hệ
thống công nghiệp Việt Á.---------------------------------------------------------------- 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN CỦA CÔNG
TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT Á.. --------------------------------- 63
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG
LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI. --------------------- 63
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG
LỰC LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH HỆ
THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT Á ----------------------------------------------------- 63
1. Phân tích công việc ------------------------------------------------------------------- 64
2. Đánh giá thực hiện công việc -------------------------------------------------------- 64
3. Tiền lương .------------------------------------------------------------------------------ 64
4. Tiền thưởng------------------------------------------------------------------------------ 65
5. Về phúc lợi lao động ------------------------------------------------------------------- 65
6. Đào tạo, phát triển ---------------------------------------------------------------------- 65
7. Sử dụng và bố trí nhân lực phù hợp -------------------------------------------------- 66
8. Các giải pháp khác---------------------------------------------------------------------- 66
C. KẾT LUẬN ----------------------------------------------------------------------------- 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO. --------------------------------------------------------------- 68
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
5
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại hiện nay, sức mạnh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện
bằng khả năng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng số lượng và
chất lượng của sản phẩm. Nói cách khác, trình độ khoa học và công nghệ của
mỗi doanh nghiệp quyết định sức mạnh cạnh tranh cuả sản phẩm cuả doanh
nghiệp. Trình độ KH&CN của doanh nghiệp lại phụ thuộc vaò nhiều yếu tố,
trong đó nhân lực khoa học và công nghệ của công ty đóng vai trò quyết định
trong việc sản xuất kinh doanh thắng lợi và phát triển lâu dài của công ty.
Trước sự đổi mới tổ chức quản lý và phát triển kinh tế xã hội, cơ hội
kinh doanh ngày càng được cởi mở, các doanh nghiệp được thành lập dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò
chủ đạo, định hướng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Bên
cạnh những cơ hội là những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp. Cũng
như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, Công ty TNHH Hệ Thống Công
nghiệp Việt Á trong quá trình hoạt động cũng đã gặp phải không ít khó khăn,
phải đối đầu với nhiều thách thức, trong đó không thể không nhắc đến những
khó khăn trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực, một nhân tố quyết định sự
thành bại của một doanh nghiệp.
Lao động là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất, văn hóa tinh thần. Lao động
phải dựa trên 3 yếu tố nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ một tổ chức sản xuất
kinh doanh nào: nguồn nhân lực, nguồn vật lực và nguồn lực tài chính. Trong đó
khoa học và công nghệ luôn được coi là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển mà yếu tố con người lại là quan trọng nhất, quyết định đến phát triển
khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, đến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trong lao động cũng như sản xuất, để người lao động làm việc tốt, phát
huy hết khả năng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp, thì mỗi doanh nghiệp
phải có những biện pháp thúc đẩy họ làm việc hiệu quả. Vì vậy tạo động lực là
một nội dung quan trọng trong cách quản lý con người của mỗi doanh nghiệp.
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
6
Tạo động lực không chỉ thể hiện qua việc doanh nghiệp trả lương cao, mà còn thể
hiện ở việc doanh nghiệp có những biện pháp khuyến khích họ làm việc trên tinh
thần.
Do quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH hệ thống
công nghiệp Việt Á, cùng với những kiến thức được trang bị trong quá trình học
tập, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực vật chất, tinh thần tại
công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Á”.
Kết cấu đề tài gồm 2 phần:
- Phần I: Những vấn đề chung
Phần này bao gồm 2 phần:
o Khái quát chung về đơn vị thực tập.
o Thực trạng công tác quản lý lao động của đơn vị.
- Phần II: Chuyên đề chuyên sâu.
Phần này bao gồm 3 phần:
o Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực vật chất, tinh thần trong lao
động
o Chương 2: Thực trang công tác tạo động lực vật chất, tinh thần trong
lao động tại công ty TNHH hệ thống công nghiệp Việt Á
o Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực trong lao
động cho cán bộ nhân viên tại công ty TNHH hệ thống công nghiệp
Việt Á.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện, nhưng vì kiến
thức hểu biết còn hạn hẹp và trong khuôn khổ thời gian ngắn nên không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất được sự góp ý của Thầy, Cô cùng các bạn.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
Th.S. Trần Thị Minh Phương và các Cô, Chú Anh, Chị trong Công ty TNHH
hệ thống công nghiệp Việt Á, đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập
và hoàn thành chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Phùng Thị Vân
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
7
B. NỘI DUNG
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG
NGHIỆP VIỆT Á
1. Quá trình hình thành phát triển công ty
Các thông tin liên hệ:
o Tên tiếng việt: công ty TNHH hệ thống công nghiệp Việt Á.
o Tên tiếng anh: VIET A INDUSTRY SYSTEM COMPANY
LIMITED
o Tên viết tắt: VAINSYS CO., LTD.
o Trụ sở chính: Nhà 18\2, ngõ 370 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy,
TP. Hà Nội.
o Điện thoại: 84.4.7919999
o Fax: 84.4.7930479
o Email: vieta@vieta.com.vn
o Website: www.vieta.com.vn
Công ty TNHH HỆ THỒNG CÔNG NGHIỆP VIỆT Á. Thuộc tập đoàn
Việt Á. Được thành lập ngày 27\4 Công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp Việt
Á là công ty thành viên của Tập đoàn Việt Á - một Tập đoàn có nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, các loại
máy móc trang thiết bị của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành điện công
nghiệp, viễn thông. Công ty được thành lập ngày 27/4/2007 được tách ra từ
Khối Kinh doanh Công nghiệp của Tập đoàn Việt Á với tên giao dịch là “Viet
A Industruyal System Company”, tên viết tắt là “VA INSYS” với nhiệm vụ
chủ yếu là thương mại, cung cấp, lắp đặt phần điện Công nghiệp cho các khu
Công nghiệp, nhà máy, khu trung cư cao tầng và các khu chế xuất.
Với số vốn điều lệ ban đầu là 8 tỷ VNĐ và số nhân sự khi mới thành
lập là 15, đến nay Công ty đã có 30 cán bộ nhân viên. Công ty là tiền thân của
khối kinh doanh Công nghiệp Từ Tập đoàn Việt Á, với mong muốn phát triển
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
8
mạnh về ngành công nghiệp và điện Công nghiệp với đội ngũ cán bộ nhân
viên giầu kinh nghiệm và tâm huyết với ngành công nghiệp.
Năm 2007 do mới tách ra từ Tập đoàn vào tháng 6 năm 2007, doanh
thu trong năm của Công ty đạt 63 tỷ VNĐ.
Năm 2008 Công ty đạt được doanh thu trên 100 tỷ dựa trên phương án
mở rộng thị trường Kinh doanh rộng vào thị trường công nghiệp, các khu công
nghiệp, khu chế xuất, than khoáng sản, khu chung cư cao tầng và các tỉnh
miền trung và miền Nam.
Năm 2009, mặc dù kinh tế thế giới cũng như trong nước vẫn gặp nhiều
khó khăn, tuy nhiên doanh thu của Công ty trong năm 2009 vẫn đạt 110 tỷ.
Với doanh số trên nó thể hiện được khả năng lãnh đạo, tinh thần làm việc và
hướng phát triển kinh doanh hợp lý của đội ngũ cán bộ nhân viên công ty
Công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp Việt Á là một doanh nghiệp tư
nhân. Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn khẳng định là một doanh nghiệp
uy tín trong ngành cung cấp, lắp đặt, thiết kế, thi công các loại trạm, tủ bảng,
máy phát, hệ thống thang mang cáp, các loại cáp điện…. Công nghiệp, có kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục tăng qua các năm. Hiện nay, công
ty đang hướng tới các công trình đa dạng hơn nữa. Ngoài lĩnh vực điện công
nghiệp, Công ty đang hướng sang thị trường mới đó là thi công xây dựng các
hạng mục toà nhà cao tầng và khu công nghiệp … và hướng tới là một trong
những công ty hàng đầu, uy tín trong lĩnh vực điện công nghiệp.
2. Tổ chức bộ máy hoạt động
2.1. Cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức
năng. Đứng đầu là ban giám đốc bao gồm giám đốc và các phó giám đốc
(PGĐ) giúp việc cho giám đốc.
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
9
Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng hoạt động theo chức
năng nhiệm vụ được giao, đều chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc mà
người đứng đầu là Giám đốc công ty. Đồng thời các bộ phận, phòng ban lại có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh cũng như việc quản lý thống nhất trong toàn công ty.
Biểu đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp
Việt Á
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính Công ty HTCN Việt Á
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
10
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận
2.2.1. Ban giám đốc
Giám đốc:
Giám đốc là người điều hành cao nhất và là đại diện pháp nhân của
công ty, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng Dự
án, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược phát triển, kế
hoạch dài hạn và hàng năm của doanh nghiệp, thực hiện việc điều động, bổ
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân viên theo quy định của Công
ty và Luật Lao động. Giám đốc là người trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác
Phòng tài chính kế toán.
PGĐ Kinh doanh:
Giúp giám đốc (GĐ) chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác tham mưu,
tác chiến, công tác kế hoạch, kinh doanh và kế hoạch kinh doanh của bộ phận
được giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật Việt Nam về việc
làm được uỷ quyền.
Giúp GĐ theo dõi chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các
mối quan hệ và tìm kiếm các dự án cho Công ty
2.2.2. Các phòng ban chức năng
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Tổ chức lao động tiền lương có chức năng tham mưu cho Giám
đốc công ty trên các lĩnh vực: tổ chức - biên chế, quân số - chính sách, xây
dựng đơn giá tiền lương, tiền thưởng của công ty.
Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức lao động tiền lương bao gồm:
Phùng Thị Vân Báo cáo thực tập
Giảng viên hướng dẫn:Th.S Trần Thị Minh Phương
11
Hàng năm, lập kế hoạch phát triển lực lượng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
Hướng dẫn và tổ chức thi nâng bậc thợ kỹ thuật, xét và đề nghị nâng
lương, điều chỉnh lương, tuyển dụng theo quy định của Công ty.
Lập kế hoạch quỹ tiền lương và xây dựng đơn giá tiền lương. Đăng ký đơn
giá tiền lương với cơ quan có liên quan.
Lập và quản lý sổ BHXH, sổ lao động, sổ lương theo quy định của chính
phủ. Thực hiện và giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, chuyển công tác các
đối tượng thuộc diện quản lý.
Phòng kế toán
Phòng này có c