Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm ba phần: Chương I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chương II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự . Chương 1: Lý luận chung về hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1. Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. X• hội loài người tồn tại và phát triển là nhờ quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình đó, người sản xuất phải bỏ ra các chi phí bao gồm chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vậy chi phí sản xuất là gì ? Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đ• bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Trong đó, chi phí lao động sống là toàn bộ những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động bao gồm tiền lương, các khoản có tính chất lương và các khoản trích theo lương. Chi phí vật hoá là toàn bộ những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền được thể hiện dưới hình thái hiện vật như chi phí về nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thuê nhà xưởng. Như vậy, thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn- dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). ở đây, cần có sự phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Doanh nghiệp chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại, chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu. Sở dĩ có sự khác biệt này là do đặc điểm, tính chất vận động và phương thức chuyển dịch giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kế toán hạch toán chúng. Việc phân biệt chi tiêu và chi phí có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm hiểu bản chất, nội dung cũng như phạm vi và phương pháp kế toán chi phí sản xuất. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Các chi phí sản xuất mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất, công dụng, vai trò, vị trí. khác nhau trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất - sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí sản xuất khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất: * Phân loại theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân theo yếu tố. Về thực chất, chỉ có 3 yếu tố chi phí là chi phí về lao động sống, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động. Tuy nhiên, để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho quản lý, các yếu tố chi phí trên có thể được chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng. Theo đó, chi phí được chia thành các yếu tố sau: -Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế. -Chi phí sử dụng nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo quy định của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. -Chi phí khấu hao TSCĐ: Là tổng số trích khấu hao trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho kinh doanh trong kỳ. -Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất như điện, nước, điện thoại. -Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền doanh nghiệp chi ra để hoạt động ngoài các yếu tố chi phí kể trên. Phân loại chi phí theo tiêu thức này cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí, phục vụ cho công tác lập, kiểm tra, phân tích dự toán chi phí. Cách phân loại này cũng thuận lợi cho việc lập các báo cáo chi phí theo yếu tố để tổng hợp chỉ tiêu tổng giá trị sản phẩm sản xuất. .