MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu
Phần I. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Pin Hà Nội
A. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
B. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
II. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Phần II. Tình hình kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
A. Hạch toán thành phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
I. Đặc điểm thành phẩm
II. Tính giá thành phẩm
III. Kế toán chi tiết thành phẩm
IV. Kế toán tổng hợp thành phẩm
B. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Vài nét về công tác tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
II. Các phương thức tiêu thụ tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
III. Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
1. Kế toán doanh thu bán hàng
2. Tài khoản sử dụng
3. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo dõi
4. Trình tự hạch toán
IV. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
V. Kế toán giá vốn bán hàng
VI. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1 Nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2 Tài khoản sử dụng
Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm- tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
I. Nhận xét chung về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
1. Nhận xét chung
2.Nhận xét cụ thể
II. Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
Lời kết
51 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Từ nền kinh tế sản xuất nhỏ mang tính hiện vật chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích cao nhất ccủa mình là lợi nhuận điều đó đồng nghĩa với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường việc thực hiện tiêu thụ hàng hoá vì có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước nên là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thường xuyên tìm hiểu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để cho ra những quyết định sản xuất kinh doanh của mình, trong đó vấn đề quan trọng nhất vẫn là khâu tiêu thụ sản phẩm.Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Muốn đạt được mục đích cao nhất là lợi nhuận, doanh nghiệp phải sử dụng tốt các công cụ quản lý, công tác hạch toán kế toán, tổ chức các khâu marketing, các hoạt động bán hàng và sau bán hàng. Để hoàn thành tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp về tổ chức quản lý, trong đó thực hiện tốt công tác hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp có những lựa chọn và quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần pin Hà Nội tôi đã đi sâu lựa chọn và nghiên cứu đề tài :"Hoàn thiện hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần pin Hà Nội "để làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình, với sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo,cán bộ nhân viên phòng tài vụ cùng vời sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và sự lỗ lực của bản thân .
Do thời gian thực tập chưa nhiều, trình độ bản thân có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nên khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô, đặc biệt là cô Phạm Thị Thuỷ, cùng với sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, nhân viên Phòng Tài vụ của Công ty cổ phần pin Hà Nội để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Chuyên đề gồm 3 phần:
( Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Pin Hà Nội
( Phần 2: Tình hình kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần pin Hà Nội .
( Phần 3: Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần pin Hà Nội
( PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI
I/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần Pin Hà Nội ( trước đây là nhà máy Pin Văn Điển, là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam) được xây dựng từ năm 1958 đến năm 1960, trên diện tích đất rộng 3 ha tại Thị Trấn Văn Điển thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội do Trung Quốc thiết kế xây dựng và viện trợ toàn bộ kinh phí.
Với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại Pin phục vụ cho quốc phòng và dân sinh. Quy mô sản xuất ban đầu theo công suất thiết là 5 triệu chiếc/năm. Sản phẩm là các loại Pin thuộc thế hệ Mn02/NH4CL/Zn, môi trường điện ly là công nghệ trưng hồ – loại công nghệ cổ điển lạc hậu, máy móc thiết bị hầu hết là thủ công, nguyên vật liệu và vật tư ban đầu do nước bạn cung cấp 100%.
Từ tháng 1-1960 nhà máy chính thức đi vào hoạt động và sản xuất theo kế hoạch, toàn bộ đầu vào và đầu ra do Nhà nước cung cấp và tiêu thụ. Để chủ động trong sản xuất và phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, nhà máy tích cực nghiên cứu để thay thế một số nguyên liệu nhập ngoại. Năm 1962, được Nhà nước cho phép nhà máy đã mở khai thác quặng măng gan thiên nhiên tại Cao Bằng, thay thế loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất Pin. Đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới nổ ra nhà máy lại mở thêm một mỏ khai thác nữa tại Hà Tuyên để tập trung sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy, năm 1983 Tổng Cục Hoá Chất Việt Nam quyết định sáp nhập nhà máy Pin Xuân Hoà và nhà máy Pin Văn Điển lấy tên là nhà máy Pin Hà Nội theo quyết định số 335HC/BCCBĐT ngày 12/9/1983 do phó tổng cục trưởng Trần Đại ký.
Ngày 16/12/1989 nhà máy Pin Hà Nội được đổi tên là Xí nghiệp Liên Hiệp Pin Hà Nội theo quyết định 373HC/TCLĐ ngày 16/12/1989, nhằm tạo điều kiện cho xí nghiệp hoạt động sản xuất tốt hơn. Từ năm 1995-1996, do sự thay đổi lớn của cơ chế thị trường và do có nhiều sự bất hợp lý về vị trí địa lý, mặt bằng sản xuất, tài sản cố định qúa lớn để phù hợp với sự bất hợp lý đó nhà máy được đổi tên là Công ty Pin Hà Nội theo quyết định số 1980/QĐ-TCCB ngày 20/7/1996, do thứ trưởng Bộ Công Nghiệp ký. Đến ngày03/12/2003 theo quyết định số: 07/2003/QĐ- BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, công ty Pin Hà Nội một lần nữa được chuyển thành Công ty cổ phần Pin Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: THE HANOI BATTERY JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HABACO
Trụ sở chính: QL 70 - Thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội.
Công ty cổ phần Pin Hà Nội có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công ty có 51% vốn thuộc sở hữu của Nhà nước, 49% của các cổ đông khác. Lợi ích của người góp vốn cổ phần được pháp luật bảo hộ. Công ty có con dấu riêng, hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính, được mở tài khoản ngoại tệ và tiền Việt Nam tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật trên cơ sở tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật và quy định quản lý kinh tế của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần đối với người lao động trong Công ty và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh nằm ở ngay sát mặt đường 70 cách đường quốc lộ 1A khoảng 200m, là vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại và thuận tiện cho việc cung ứng hàng hoá. Hơn thế nữa Công ty có mạng lưới đại lý tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
Với bề dày hơn 40 năm tồn tại, phát triển và trải qua bao bước thăng trầm cùng đất nước, dù trong thời bình hay thời chiến Công ty vừa sản xuất vừa sơ tán để bảo toàn lực lượng, vừa tham gia trực tiếp chiến đấu với máy bay Mỹ. Với phương châm: vừa di chuyển vừa sản xuất Công ty đã xây dựng phương án hợp lý nên vẫn đảm bảo cung cấp đủ Pin phục vụ cho các ngành kinh tế, cho quân đội và dân sinh.
Từ 1986 – năm khởi đầu của thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường. Công ty không khỏi bỡ ngỡ và hụt hẫng, sản phẩm làm ra không bán được. Thậm chí có thời gian phải ngừng sản xuất. Trong những năm tháng đó sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt do hàng ngoại nhập ồ ạt đổ vào sản xuất trong nước bị điêu đứng trong đó có mặt hàng Pin.
Trước nguy cơ đó, lãnh đạo Công ty với tinh thần năng động, sáng tạo và tìm tòi học hỏi, phân tích nguyên nhân rút kinh nghiệm cùng toàn thể công nhân viên vốn có nhiệt tình và trách nhiệm cao đã nhanh chóng nắm bắt và thích nghi với cơ chế mới để củng cố từng bước, lấy lại vị trí trên thị trường, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhưng do khó khăn về vốn, lãnh đạo Công ty đã huy động mọi nguồn lực, trong phần lớn dùng vốn vay của cán bộ công nhân viên để đầu tư chiều sâu mua dây chuyền sản xuất mới với công nghệ tiên tiến, kết hợp với việc nhập thêm thiết bị lẻ bổ sung cho những khâu quan trọng, chuyển đổi mặt hàng phù hợp với yêu cầu của thị trường, tổ chức sắp xếp lại lực lượng lao động đảm bảo đúng chế độ chính sách kết hợp với nguyện vọng của người lao động. Nhiều dây chuyền Pin mới R6P, R20P với công nghệ tiên tiến đã được lắp đặt và đưa vào sản xuất trong đó có dây chuyền Pin kiềm LR6 – một công nghệ mới lần đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam. Và đặc biệt năm 2001 Công ty đã chuyển đổi công nghệ từ Pin R20S sang công nghệ Pin R20C. Với trang thiết bị mới này năng suất lao động được nâng cao, chất lượng mẫu mã sản phẩm được cải tiến, giá thành sản phẩm giảm. Đến nay sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ khắp mọi nơi trên cả nước với chất lượng không kém Pin ngoại nhập và nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao “.
Trong thời kỳ khởi sắc trước đây nhà máy Pin Văn Điển đã có tới 1200 lao động nhưng sản phẩm chỉ đạt 40triệu chiếc Pin/năm thì nay với 659 lao động đã làm được 97triệu chiếc Pin/năm, năng suất tăng hơn 4 lần cải thiện một bước quan trọng về điều kiện và môi trường làm việc, đời sống vật chất tinh thần nơi ăn chốn ở được nâng lên rõ rệt. Vì vậy mà công nhân yên tâm sản xuất và đưa ra thị trường mặt hàng Pin có biểu tượng “ Con Thỏ “ rất gần gũi với mọi nhà.
Trong 10 năm chuyển đổi cơ chế thị trường, sản xuất liên tục phát triển tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm tăng từ 10-12%.
Sự phát triển một bậc và sự lớn mạnh không ngừng của Công ty cổ phần pin Hà Nội được minh chứng qua số liệu trong bảng dưới đây:
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2002
2003
2004
So sánh 2004/2005
%
Chênh lệch
1
Sản lượng sản phẩm
1000 cái
80120
86810
97000
111,74
+1019
2
Doanh thu
Triệu đồng
70904
77941
78774
101,07
+833
3
Lợi nhuận phát sinh
Triệu đồng
521
574
680
118,47
+106
4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
360
419
457
109,07
+ 4152
Số người lao động
Người
720
659
681
130,65
+ 22
5
Trong đó :
+ Công nhân:
Người
628
579
601
103,80
+22
+ Nhân viên:
Người
92
80
80
1,00
0
6
Thu nhập bình quân
1000Đ
1281
1307
1524
116,60
+217
Tổng sản lượng của DN và doanh thu tiêu thụ tăng dần theo từng năm trong khi đó số lao động lại giảm dần đến thu nhập bình quân của người lao động tăng lên và có mức sống tương đối khá trong xã hội.
Với sự đầu tư đổi mới trang thiết bị cùng với sự phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ CNV, Công ty cổ phần pin Hà Nội đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty luôn đạt giải thưởng về chất lượng .Công ty đạt giải thưởng Hà Nội vàng với 2 sản phẩm R20C và R6, Ngày 12/05/2000 công ty đã được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ".Từ năm 1993 đến năm 2001 liên tiếp đạt huy chương vàng 2 sản phẩm R20 và R6P. Ngoài ra công ty còn đạt được nhiều huy chương vàng, huy chương bạc tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp.
Với thành tích đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển của công ty, công ty đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động .Và cho đến năm 1999 pin "Con thỏ "đã được bình chọn là "hàng Việt nam chất lượng cao ".
II/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI .
1/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .
Đối với DN sản xuất việc hợp lý quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm luôn đòi hỏi một sự hoàn thiện về công tác tổ chức sản xuất nhưng để đạt được điều đó còn tuỳ thuộc cụ thể ở từng DN (Về cơ sở, quản lý, vật chất và trình độ) mà mức độ thể hiện có thể khác nhau.
Cán bộ Công ty cổ phần pin Hà Nội do có trình độ quản lý cao nên công tác tổ chức được thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Công ty đã tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng theo chế độ một thủ trưởng. Các đơn vị sản xuất trong công ty được tổ chức theo dây chuyền, được chuyên môn hoá cao. Các phân xưởng phải chịu trách nhiệm tổ chức từ khâu đưa NVL vào đến khi nhập kho thành phẩm. Các chi nhánh và cửa hàng phải quản lý từ sản phẩm đến khi bán hàng và thanh toán tiền nộp về công ty.
2/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty là cấu trúc tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng theo chế độ một thủ trưởng. Theo bảng kê Lao động của công ty tháng 2 năm 2005, công ty hiện có tổng số 681 người (so với mục tiêu giảm được 19 người).
Trong đó :
- Công nhân hợp đồng ngắn hạn: 44 người (Bao gồm: vệ sinh, gia công, hộ tá, cây xanh, trông xe, bảo vệ, bốc vác…)
- Lao động chính thức: 637 người .Gồm :
+ Cán bộ có trình độ đại học: 48 người.
+ Cán bộ có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: 25 người.
Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm, với đội ngũ cản bộ CNV dạn dày kinh nghiệm, năng động đã tạo cho công ty có vị trí và uy tín trên thị trường trong nước, công ty đã bước đầu xác lập được việc xuất khẩu pin sang thị trường Lào, Campuchia và đang trên đường tìm hiểu thị trường xuất khẩu sang Tiệp Khắc.
Hiện tại hệ thống phòng ban nghiệp vụ được tổ chức thành 8 phòng:
Cao nhất là ban giám đốc
Giám đốc là người có quyền hành cao nhất chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất
Phó giám đốc sản xuất: chỉ đạo công tác kế hoạch vật tư, tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch.
Phó giám đốc tiêu thụ: chịu trách nhiệm trong việc tổ chức công tác thu mua vật tư, nguyên liệu cho sản xuất đồng thời nguyên cứu thị trường và đưa ra những giải pháp tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Các phòng ban trực thuộc:
+ Phòng kế hoạch lao động: nhiệm vụ là căn cứ vào năng lực lao động, thiết bị tình hình tiêu thụ lao động để xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch công tác cung cấp lao động, các phương án sản xuất mới và giải quyết hưu trí cho người lao động.
+ Phòng tổ chức - hành chính - bảo vệ
Phòng tổ chức có nhiệm vụ quản lý lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, tham mưu cho giám đốc bố trí sử dụng lao động, tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
Phòng hành chính: đảm nhiệm tất cả công việc liên quan đến công văn, lưu trữ văn bản có tính chất hành chính của Công ty, phục vụ tiếp khách, hội nghị và quản lý dụng cụ văn phòng.
+ Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ tài sản của Công ty, phát hiện và giải quyết những vấn đề an ninh trật tự, vi phạm tài sản Công ty và phụ trách công tác tự vệ phòng cháy chữa cháy
+ Phòng tài vụ: Thực hiện các nghiệp vụ tài chính đúng chế độ, đúng nguyên tắc tài chính của Nhà nước ban hành để phân tích tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tính toán sao cho sử dụng nguồn vốn tài sản và nguồn vốn đúng mục đích, vòng quay của vốn ngắn ngày, nhanh nhiều. Thanh toán tiền lương, tiền thưởng và mọi quyền lợi của cán bộ công nhân viên chức trong Công ty kịp thời, đúng chế độ của Nhà nước và quy chế của Công ty. Quản lý trên vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Tham mưu cho lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng chế độ Nhà nước.
+ Phòng vật tư: phụ trách cung cấp vật tư nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho quá trình sản xuất sản phẩm, vật tư mua về phải đảm bảo chất lượng.
+ Phòng thị trường và tiêu thụ sản phẩm: tìm hiểu thị trường và phân tích thị trường, tiêu thụ các loại sản phẩm của Công ty với mục đích tiêu thụ càng nhiều càng tốt
+ Phòng kỹ thuật công nghệ: có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra giám sát quy trình công nghệ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
+ Phòng kỹ thuật cơ điện: nhiệm vụ là quản lý toàn bộ thiết bị điện trong Công ty, xây dựng các quy định về việc sử dụng các thiết bị và xây dựng việc sữa chữa các bị nhằm đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Phòng KCS ( trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm ): kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và đưa vào sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.
Bên cạnh các phòng ban công ty còn có các phân xưởng sau:
+ Phân xưởng tẩm hồ: Sản xuất toàn bộ Pin bằng giấy tẩm hồ. Chuyên sản xuất Pin R6P, LR6, R20C ( pin tiểu, pin trung và pin đại )
+ Phân xưởng Pin hồ điện: Sản xuất các loại Pin theo công nghệ Pin tẩm hồ như Pin R20S.
+ Phân xưởng phụ kiện: chuyên sản xuất ống kẽm, đồng xu kẽm và cung cấp
các loại bán thành phẩm về giấy, cọc than.
+ Phân xưởng cơ năng bao gồm điện, hơi nước, cơ khí: Chuyên phục vụ sữa chữa và cài đặt lắp mới về điện cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Chế tạo phụ tùng, khuôn mẫu sữa chữa lớn.
Hệ thống các phòng ban có mối quan hệ qua lại với nhau và có mối quan hệ với các đơn vị thành viên trong Công ty. Các bộ phận chức năng không có quyền hạn ra quyết định trực tiếp đối với các bộ phận chức năng chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính đối với các bộ phận trực tuyến khi đã thông qua người lãnh đạo cao nhất hoặc người lãnh đạo uỷ quyền.
B- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI:
I) ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PIN HÀ NỘI:
Công ty cổ phần pin Hà Nội là một Công ty có chức năng sản xuất các loại Pin phục vụ trong nước là chủ yếu. Để đảm bảo cho quá trình SXKD và cho đời sống của cán bộ công nhân viên, bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ quan trong đó là tổ chức thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnh đạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu, chế độ kế toán, hạch toán, chế độ kinh tế tài chính. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tổ chức quản lý nên bộ máy kế toán của Công ty bao gồm nhiều phần kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực hiện chức năng nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng. Bên cạnh đó tại các phân xưởng sản xuất có bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ theo dõi giờ công, ngày công, sản lượng của mỗi nhân viên để ghi sổ kế toán một cách đơn giản và chuyển chứng từ cùng báo cáo của phân xưởng về phòng kế toán để sử lý và tiến hành ghi sổ kế toán.
Để tinh giảm bộ máy quản lý, Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Toàn bộ Công ty tổ chức một bộ phận kế toán ở tại phòng kế toán bao gồm 7 người. Chức năng và nhiệm vụ của từng người như sau:
Kế toán trưởng: là người đứng đầu của phòng kế toán, phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của phòng kế toán, là người trợ giúp đắc lực cho giám đốc về vấn đề tài chính của Công ty.
Kế toán tổng hợp: Theo dõi và tổng hợp tất cả các chứng từ kế toán của Công ty mà kế toán viên đưa lên sau đó nộp lại cho kế toán trưởng để lập báo cáo. Ngoài nhiệm vụ này kế toán tổng hợp kiêm luôn là một kiểm toán viên nội bộ
Kế toán thanh toán: Theo dõi thực tế tiền mặt trong két, hạch toán các nghiệp vụ thu chi, các khoản phát sinh tiền tại quỹ của Công ty.
Kế toán tiền lương và ngân hàng: Có trách nhiệm tổng hợp tiền lương trong tháng, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn làm phiếu chi lương cho các phân xưởng. Ngoài nhiệm vụ đó còn kiêm luôn nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng.
Kế toán xuất nhập vật tư: Theo dõi ghi chép tình hình nhập xuất kho vật liệu, cung cấp dụng cụ cho sản xuất trong kỳ.
Kế toán TSCĐ và tập hợp chi phí tính giá thành: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, đồng thời tính toán và phân bổ khấu hao và tập hợp chi phí tính giá thành.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết, tổng hợp thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Đồng thời theo dõi các khoản nợ của khách hàng, hạch toán doanh thu của các sản phẩm tiêu thụ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.
II) ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN:
Công ty cổ phần pin Hà Nội là một đơn vị sản xuất với qui mô tương đối lớn, trình độ sản xuất và quản lý cao và đội ngũ kế toán có nghiệp vụ vững vàng.
Với những đặc điểm đó Công ty đã áp dụng vào thực hiện hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ". Hình thức này được ban hành theo quyết định 1141-/QĐ-CĐKT của Bộ Tài chính. Việc áp dụng này được thực hiện từ nhiều năm nay. Qui trình mở sổ ghi chép trên bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ kế toán tổng hợp từng khâu chặt chẽ đúng qui định.
Trình tự luân chuyển từ thực hiện qua giai đoạn sau:
Ghi chú:
Quy trình mở sổ ghi chép trên bảng phân bổ, bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ kế toán tổng hợp từng khâu chặt chẽ đúng quy định về Luật thống kê, Luật kế toán Nhà nước nên đơn vị sử dụng những tài khoản chi phí như: TK 621, TK622, TK627, TK 641, TK 642.
Nhật ký chứng từ của Công ty mở từng tháng một, hết mỗi tháng kế toán khoá sổ cũ và mở nhật ký chứng từ mới cho tháng sau. Mỗi lần khoá sổ cũ mở sổ mới kế toán phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ nhật ký chứng từ cũ sang nhật ký chứng từ mới tuỳ theo yêu cầ