Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu với việc tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy In Quân đội

Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 3 I. Giới thiệu khái quát về Nhà máy in Quân đội 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy in Quân đội 3 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Nhà máy in Quân đội 6 2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Nhà máy in Quân đội 6 2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh tại Nhà máy in Quân đội7 2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Nhà máy in Quân đội 8 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy in Quân đội 11 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy in Quân đội 11 3.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán tại Nhà máy in Quân đội 14 3.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán tại Nhà máy in Quân đội 14 3.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Nhà máy in Quân đội 15 3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Nhà máy in Quân đội 17 II. Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 18 1. Đặc điểm và tình hình quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 18 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 18 1.2. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 19 2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 21 2.1. Phân loại nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 21 2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 22 2.2.1. Đối với nguyên vật liệu nhập kho 23 2.2.2. Đối với nguyên vật liệu xuất kho 24 3. Tổ chức chứng từ kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 25 3.1. Chứng từ sử dụng 25 3.2. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ 26 3.2.1. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho 26 3.2.2. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho 29 4. Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 33 4.1. ở kho 34 4.2. ở phòng Tài chính - Kế toán 35 5. Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 38 5.1. Tài khoản sử dụng 38 5.2. Các hình thức sổ sử dụng liên quan đến hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 39 5.3. Hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 40 5.4. Hạch toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội47 6. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu và lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 58 6.1. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 58 6.2. Công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Nhà máy in Quân đội 59 III. Phân tích tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 61 1. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 61 2. Phân tích tình hình dự trữ nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 62 3. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 63 Phần II: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 65 I. Nhận xét chung về tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 65 1. Ưu điểm 65 2. Nhược điểm 68 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in Quân đội 70 1. Về công tác quản lý nguyên vật liệu 70 2. Về tài khoản kế toán sử dụng 71 3. Về hạch toán hàng mua đang đi đường 72 4. Về hạch toán phế liệu thu hồi 73 5. Về công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 75 6. Về sổ sách kế toán 77 Kết luận 79 Phụ lục 80 Danh mục tài liệu tham khảo 82 Phần I Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Nhà máy in quân đội i. giới thiệu kháI quát về Nhà máy in quân đội 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy in Quân đội Nhà máy in Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng, được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1946 trong điều kiện toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống lại thực dân Pháp xâm lược. Cho đến nay, Nhà máy in Quân đội đ• có được 58 năm hoạt động. Do yêu cầu của Nhà nước cũng như để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà máy in Quân đội đ• qua rất nhiều lần đổi tên, sáp nhập và hợp nhất. Khi mới thành lập Nhà máy mang tên là Xưởng in báo Sao Vàng. Lúc này, chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy chỉ là in sách báo, tạp chí, tài liệu truyền đơn phục vụ cho cuộc kháng chiến. Và bát chữ đầu tiên của Nhà máy là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác. Đây là niềm vinh dự và tự hào của toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy. Trong những ngày đầu thành lập, toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong Nhà máy chỉ có 18 người. Với những cỗ máy cũ kỹ, thô sơ và những tạp chí, sách báo ít ỏi, lại là nhà máy đầu tiên của Quân đội nên đ• gặp không ít khó khăn. Song toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Nhà máy, đa số là sĩ quan bộ đội, đ• đồng tâm hiệp lực đưa Nhà máy vào sản xuất với số lượng và chất lượng ngày một nâng cao. Ngày 19 tháng 1 năm 1947, tại Hội nghị chính trị viên toàn quốc lần thứ nhất, Xưởng in báo Sao Vàng được đổi tên thành Nhà in Vệ quốc quân. Tháng 6 năm 1950, hai tờ báo Vệ quốc quân và Quân du kích hợp thành tờ báo chung, tờ Quân đội nhân dân. Cùng thời gian này, Nhà máy in Quân du kích sáp nhập về với Nhà máy in Vệ quốc quân và lấy tên là Nhà máy in Quân đội. Cuối năm 1954, Nhà in Quân sự cùng một số cơ sở in khác của đại đoàn 351, liên khu Việt Bắc, miền Đông Nam bộ sáp nhập vào Nhà máy in Quân đội. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi có một phần đóng góp của Nhà máy in Quân đội, đó là in những tài liệu tuyên truyền và một số truyền đơn, sách báo phục vụ cho cuộc kháng chiến, động viên cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Do tính chất công việc của thời kỳ đó nên việc đảm bảo an toàn cho Nhà máy là tuyệt đối, vì vậy Nhà máy đ• phải di chuyển nhiều nơi. Khi cuộc kháng chiến giành thắng lợi, hòa bình lập lại ở miền Bắc mang lại niềm vui cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung và Nhà máy in Quân đội nói riêng. Đến đây, Nhà máy được xây dựng cố định tại thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà máy được khánh thành và đi vào sản xuất tháng 6 năm 1960. Sau một thời gian chuẩn bị và thực tập, bước vào năm 1961, Tổng cục chính trị chính thức giao nhiệm vụ cho Nhà máy in Quân đội bắt đầu thực hiện hạch toán kinh tế. Điều này đánh dấu một bước trưởng thành của Nhà máy, tạo điều kiện để Nhà máy cùng với cả nước xây dựng kinh tế. Nếu như từ năm 1961 trở về trước, Nhà máy quản lý theo lối hành chính bao cấp, chỉ biết làm mà không tính toán lỗ, l•i, không tiết kiệm nhân lực, vật tư, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ, thì nay sản xuất có hiệu quả kinh tế, định mức về lao động, vật tư được quy định rõ ràng, chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất phải đạt và vượt mức trên đề ra. Cách quản lý khoa học đó đ• góp phần thúc đẩy sản xuất của Nhà máy. Để phù hợp với xu thế chung của đất nước khi bước sang nền kinh tế thị trường và do nhu cầu mở rộng hơn nữa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngày 27 tháng7 năm 1993, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 358/QĐ-QP thành lập Doanh nghiệp Nhà nước - Nhà máy in Quân đội. Thực tế trong thời kỳ này, Nhà máy gặp không ít khó khăn. Sự cạnh tranh trong quá trình sản xuất thường xuyên diễn ra. Song với sự đồng tâm của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy, sự quan tâm của Đảng, của Tổng cục chính trị và đặc biệt là ban l•nh đạo đ• không ngừng tìm tòi đổi mới công nghệ in, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân viên, mở rộng thị trường, Nhà máy đ• hoà nhập với cơ chế thị trường hiện nay.

doc87 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu với việc tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại Nhà máy In Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan