Hoàn thiện hoạt động điều hành kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco

Ngày nay đời sống kinh tế của con người ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu của con người cũng được nâng lên một bậc, đó là nhu cầu đi du lịch. Đi du lịch để được phục vụ, để được hiểu biết thêm các phong tục tập quán của từng quốc gia và để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp và những phong cảnh đẹp do thiên nhiên và con người tạo ra. Chính vì đời sống của con người ngày càng được nâng cao cho nên những yêu cầu của họ cũng trở nên khắt khe hơn, không chỉ những dịch vụ thông thường mà cả những dịch vụ bổ sung. Việt Nam chúng ta là một nước có điểm đến an toàn, con người thân thiện và có rất nhiều phong cảnh đẹp, có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch nội địa, khách du lịch outbound ngày càng đông và lượng khách du lịch inbound vào Việt Nam tăng lên mỗi năm. Như vậy cần phải có các chương trình du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch từ mọi nơi đến. Để nâng cao chất lượng chương trình du lịch phục vụ khách du lịch em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động điều hành kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco”. Đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kinh doanh chương trình du lịch. Chương 2: Thực trạng về kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4892 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hoạt động điều hành kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 Chương1:Cơ sơ lý luận về quy trình kinh doanh chương trình du lịch. 4 1.1.Khái niệm chương trình du lịch và đặc điểm sản phẩm các chương trình du lịch. 4 1.1.1. Khái niệm. 4 1.1.2. Đặc điểm 7 1.2. Quy trình kinh doanh chương trình du lịch 8 1.2.1. Thiết kế 8 1.2.2. Xác định giá thành, giá bán 9 1.2.3. Tổ chức xúc tiến 15 1.2.4.Lưa chọn kênh phân phối và bán 17 1.2.5. Tổ chức thực hiện và sau khi thực hiện 20 1.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện quy trình kinh doanh chương trình du lịch. 23 Chương 2: Thực trạng về kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại công ty du lịch và dịch vụ Nam Đế 25 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty 25 2.2. Thực trạng hoạt động 27 2.2.1. Thiết kế Tour 27 2.2.2. Xác định giá thành, giá bán, điểm hoà vốn 34 2.2.3. Tổ chức xúc tiến 34 2.2.4. Lựa chọn kênh phân phối và bán 36 2.2.5. Tổ chức thực hiện và sau khi thực hiện 36 2.3. Nhận xét về quy trình 37 2.3.1. Ưu điểm 37 2.3.2. Nhược điểm 37 2.3.3. Nguyên nhân 38 Chương 3: Các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kinh doanh chương trình du lịch tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế. 39 3.1. Chiến lược của trung tâm. 39 3.2. Các giải pháp 40 3.2.1. Thiết kế 40 3.2.2. Xác định giá 42 3.2.3. Tổ chức xúc tiến 42 3.2.4. lựa chọn kênh và bán 43 3.2.5. Tổ chức thực hiện và sau khi thực hiện 44 KẾT LUẬN 45 PHẦN1: LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay đời sống kinh tế của con người ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu của con người cũng được nâng lên một bậc, đó là nhu cầu đi du lịch. Đi du lịch để được phục vụ, để được hiểu biết thêm các phong tục tập quán của từng quốc gia và để được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp và những phong cảnh đẹp do thiên nhiên và con người tạo ra. Chính vì đời sống của con người ngày càng được nâng cao cho nên những yêu cầu của họ cũng trở nên khắt khe hơn, không chỉ những dịch vụ thông thường mà cả những dịch vụ bổ sung. Việt Nam chúng ta là một nước có điểm đến an toàn, con người thân thiện và có rất nhiều phong cảnh đẹp, có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà lượng khách du lịch nội địa, khách du lịch outbound ngày càng đông và lượng khách du lịch inbound vào Việt Nam tăng lên mỗi năm. Như vậy cần phải có các chương trình du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch từ mọi nơi đến. Để nâng cao chất lượng chương trình du lịch phục vụ khách du lịch em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện hoạt động điều hành kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco”. Đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kinh doanh chương trình du lịch. Chương 2: Thực trạng về kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói tại trung tâm du lịch quốc tế và du học Nam Đế – Natourco. Do thời gian thực tập tại trung tâm không nhiều nên chuyên đề không tránh được những thiếu sót do hạn chế về lý luận và thực tiễn. Để chuyên đề này được hoàn thành , em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Mạnh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị lãnh đạo và nhân viên trong trung tâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1.1.Khái niệm chương trinh du lịch và đặc điểm sản phẩm các chương trình du lịch 1.1.1. Khái niệm và phân loại chương trình du lịch. * Cho đến nay các ấn phẩm khoa học về du lịch chưa có định nghĩa chính xác về chương trinh du lịch, bởi có một số lý do sau: Các thành phần cấu thành chương trình du lịch rất đa dạng và phức tạp, có tính linh động cao. Đối với bất cứ cái gì càng nhiều thành phần tham gia, có tính linh động cao thì cáng khó định nghĩa Mục đích nghiên cứu và các giác độ nghiên cứu khác nhau mà các học giả cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau ở Việt Nam việc dịch nghĩa từ “Tour”(chương trình du lịch ) từ tiếng Anh sang tiếng Việt chưa có sự thống nhất theo đúng bản chất của nó. Tuy nhiên ở Viêtn Nam hiện nay, định nghĩa về Tour mang tính pháp lý, người ta định nghĩa về Tour như sau:”chương trình du lịch là lịch trình của chuyến đi được chuẩn bị trước của công ty lữ hành, trong đó phải xác định rõ thời gian đi, nơi đi, nơi đến, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán trước”. *Nhận xét: Định nghĩa này như một văn bản hướng dẫn chuyến đi Xác định rõ thời gian và không gian tiêu dùng dịch vụ Xác định các thành phần cấu thành Tour và không có giới hạn Giá được bán trước. Nhóm tác giả khác lại đưa ra một định nghĩa chương trình du lịch như sau:” Chương trình du lịch là sự liên kết ít nhất một dịch vụ đặc trưng và một dịch vụ khác với thời gian, không gian tiêu dùng và mức giá đã được xác định trước. Đơn vị tính của chương trình du lịch là chuyến - một lần thực hiện cho một khách”. *Nhận xét: Đã có giới hạn dưới Có đơn vị tính mỗi lần thực. * phân loại chương trình du lịch: Người ta có thể phân loại chương trình du lịch theo một số tiêu thức chủ yếu sau: Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại là các chương trình du lịch( chủ động, bị động, và kết hợp) + Các chương trình du lịch chủ động: công ty lữ hành chủ độn nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện, sau đó mới bán và thực hiện các chương trình, chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định thì mới tổ chức chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng. + Các chương trình du lịch bị động: khách tự đến với công ty lữ hành, đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó công ty xây dựng chương trình. Hai bên tiến hành thoả thuận và thực hiện sau khi đã đạt được sự nhất trí. Các chương trình du lịch theo loại này thường ít mạo hiểm song số lượn khách rất nhỏ, công ty bị động trong tổ chức. + Các chương trình du lịch kết hợp: là sự hoà nhập của hai loại trên đây. các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, khách du lịch sẽ tìm đến với công ty. Trên cơ sở các chương trình có sẵn, hai bên tiến hành thoả thuận và sau đó thực hiện chương trình du lịch. Thể loại này tương đối phù hợp với điều kiện thị trường không ổn định và có dung lượng không lớn. Đa số các công ty lữ hành Việt Nam áp dụng các chương trình du lịch kết hợp. Căn cứ vào mức giá có 3 chương trình du lịch trọn gói, cơ bản và tự chọn. + Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch và giá của chương trình là trọn gói. Đây là hình thức chủ yếu của chương trình du lịch do các công ty lữ hành tổ chức. + Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho khách du lịch công vụ. Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền Taxi từ sân bay tới khách sạn. + Chương trình theo mức giá tự chọn: với hình thức này khách du lịch có thể tuỳ ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể được lựa chọn từng thành phần riêng lẻ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể. Chương trình này thường ít gặp phải những khó khăn trong công việc thực hiện. Căn cứ vào nội dung và mục đích của chuyến đi. + Chương trình du lịch nghỉ ngơi giải trí và chữa bệnh + Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán… + Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng. + Chương trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm: leo núi, mạo hiểm, đến các bản dân tộc… + Chương trình du lịch đặc biệt như tham quan các chiến trường xưa cho các cựu chiến binh. + Chương trình du lịch tổng hợp là tập hợp của các thể loại trên đây. Ngoài những tiêu thức nói trên, người ta còn có thể xây dựng chương trình du lịch theo những thể loai sau: + Các chương trình du lịch cá nhân, và du lịch theo đoàn. + Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày + Các chương trình du lịch tham quan thành phố với các chương trình du lịch xuyên quốc gia. + Các chương trình du lịch quá cảnh + Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông đường bộ ( ôtô, xe ngựa, xe máy, xích lô…) 1.1.2. Đặc điểm. Chương trình du lịch có sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, cho nên nó có nhiều đặc điểm khác so với hàng hoá thông thường khác. Nó có một số đặc điểm chính sau: Thứ nhất là nó mang tính vô hình. Như chúng ta biết sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, mà dịch vụ thì chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà không thể xờ mó được. Chương trình du lịch nó không đồng nhất của những lần sản xuất kế tiếp. Một chương trình du lịch không thể cố định đối với từng đối tượng khách, mà nó luôn luôn có sư thay đổi để phù hợp với yêu cầu của khách. Chúng ta xây dưng chương trình theo yêu cầu của khách chứ ta không bán những gì mà ta có, điều đó phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chương trình du lịch phụ thuộc vào uy tín của các nhà cung ứng (điểm du lịch , khách san, hãng máy bay…). Uy tín của các nhà cung ứng là vô cùng quan trọng, bởi chính họ đã góp phần lớn vào đảm bảo cho một chương trình du lịch thành công. Uy tín của họ sẽ làm cho khách hàng tin vào sản phẩm của chúng ta. Chương trình du lịch dễ bị sao chép bắt trước bởi nó đòi hỏi công nghệ không cao, như vây khó có thể bảo vệ bí quyết. Chúng ta thấy chương trình du lịch ở các công ty hầu như giống nhau, nếu có sư thay đổi thì cũng chỉ là chút ít. Chương trình du lịch mang tính thời vụ cao. Chúng ta thấy rõ rệt nhất là chương trình du lịch nội địa ở Viêt Nam chúng ta, thường có ba vụ chính là: từ tháng 1 đến giữa tháng 3 là du lịch lễ hội; từ tháng 4 đến giữa tháng 8 là du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát; từ tháng 10 đến tháng 12 là du lịch tuần trăng mật. Chương trình du lịch rất nhạy cảm với những yếu tố môi trường vĩ mô (chính trị, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh…). Cứ mỗi sự kiên này xảy ra thì ảnh hưởng rất lớn đến du lịch. Chúng ta đã từng chứng kiến sự điêu đứng du lịch của Trung Quốc và Việt Nam sau dịch SARS, hay là du lịch Thái Lan sau trận sóng thần cuối tháng 12 năm 2004. Như vậy chúng ta thấy những yếu tố môi trường vĩ mô thay đổi thì nó ảnh hưởng rất lớn đến du lịch . Vậy chúng ta thấy để bán một chương trình du lịch là rất khó, nó thể hiện rất rõ ở những đặc điểm ở trên, mặt khác chúng ta thấy khi khách tiêu dùng một sản phẩm du lịch chúng ta chỉ trao quyền sử dụng , chứ không trao quyền sở hữu cho họ. Vì vậy khi quyết định mua người tiêu dùng cảm thấy rủi ro và họ do dư, băn khoăn( về tài chính, tâm lý xã hội và về thân thể…). 1.2. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói 1.2.1. Thiết kế chương trình du lịch. Chương trình du lịch khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Để đạt được những yêu cầu đó, các chương trình du lịch được xây dựng theo quy trình gồm các bước sau đây: Nghiên cứu nhu cầu của thị trường( khách du lịch ). Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường… Xác định khả năng và vị trí của công ty lữ hành. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch. Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình. Xây dựng phương án vận chuyển. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống. Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hoá chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ nghơi, giải trí… Xác định giá thành, giá bán của chương trình . Xây dựng những quy định của chương trình du lịch. Tuy nhiên không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du lịch trọn gói phải trải qua lần lượt các bước nói trên. Một người xây dựng chương trình du lịch giàu kinh nghiệm phải có đầy đủ những kiến thức về cung, cầu du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch , có khả năng phát kiến ra những hình thức du lịch mới, nội dung độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về tài nguyên và các cơ sở kinh doanh du lịch. 1.2.2. Xác định giá thành, giá bán của một chương trình du lịch. 1.2.2.1. Xác định giá thành của một chương trình du lịch Giá thành là bao gồm tất cả những chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp lữ hành phải chi trả để thực hiện Tour. Nếu các chi phí này tính cho 1 khách cho một lần thực hiện của Tour thì người ta gọi là giá thành, còn nếu nó tính cho cả đoàn khách cho một lần thực hiện Tour thì người ta gọi là tổng chi phí của Tour. Giá thành = chi phí cố định + chi phí biến đổi Chí phí cố định: là chi phí của hàng hoá mà đơn giá của chúng tính chung cho cả đoàn khách. Nó bao gồm các hàng hoá, dịch vụ mà khi tiêu dùng khó có thể bóc tách cho từng người khách( xe thuê, thuê đoàn biểu diễn, thuê nhà sàn…) Chi phí biến đổi: là chi phí của các hàng hoá và dịch vụ mà đơn giá của chúng tính cho từng người khách, nó bao gồm các hàng hoá, dịch vụ có thể tiêu dùng độc lập, ít có sự phụ thuộc lẫn nhau ( chi phí buồng, các bữa ăn, vé tham quan, bảo hiểm…) Phương pháp 1: xác định giá thành theo khoản mục chi phí Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu. Thông thường người ta lập bảng để xác định giá thành của một chương trình du lịch. Chương trình du lịch số khách(Q) Mã số Đơn vị tính Số TT  Nội dung chi phí  Phí biến đổi  Phí cố định   1  Vận chuyển (ô tô)   *   2  Khách sạn ( ngủ)  *    3  Ăn, uống  *    4  Phương tiện tham quan(tau thuỷ, ô tô)   *   5  Vé tham quan  *    6  phí hướng dẫn   *   7  Visa – hộ chiếu  *    8  Các chi phí thuê bao khác(văn nghệ…)   *   9  Tổng chi phí  Vc  Fc   Ghi chú: các chi phí được đánh dấu(*) vào nhóm tương ứng Giá thành cho một khách du lịch được tính theo công thức: Z = Vc +  Giá thành cho cả đoàn khách: Zcđ = Vc * Q + Fc  Phương pháp này có những ưu điểm sau đây: Dễ tính, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc kiểm tra. Linh hoạt khi co sự thay đổi của dịch vụ nào đó trong chương trình vẫn có thể xác định một cách dễ dàng. Theo phương pháp này thì có thể xây dựng các mức giá thành làm cơ sở cho việc áp dụng cho mức giá tự chọn. Có thể xác định mức giá thành khi số lượng trong đoàn thay đổi. Tuy nhiên cần chú ý tới giới hạn thay đổi. Khi số khách vượt quá mức nào đó thì bản thân các chi phí cố định sẽ không còn giữ nguyên. ví dụ như từ 1-2 khách thì có thể đi xe 4 chỗ ngồi, từ 3-10 khách thi đi xe 12 chỗ ngồi, hơn 10 khách thì phải đi xe 24 chỗ hoặc lớn hơn. Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là các khoản chi phí dễ bị bỏ sót khi tính gộp vào các khoản mục. Để khắc phục nhược điểm này người ta có một phương pháp khác. Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình. Về cơ bản phương pháp này không có gì khác so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết theo từng ngày của lịch trình Chương trình du lịch Số khách(Q) Mã số Đơn vị tính Thời gian lịch trình  SốTT  Nội dung chi phí  Phí biến đổi  Phí cố định   Ngày 1  1  Vận chuyển   *    2  Khách sạn  *    Ngày3  5  Vé tham quan  *     6  Khách sạn  *    Ngày 5  17  Vận chuyển   *    19              Tổng số  Vc  Fc   Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm là khá dài và kém linh hoạt hơn phương pháp thứ nhất. 1.2.2.2. Xác định giá bán chương trình du lịch Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: Mức giá phổ biến trên thị trường Vai trò khả năng của công ty trên thị trường Mục tiêu của công ty Giá thành của chương trình Căn cứ vào những yếu tố trên, ta có thể xác định giá bán của một chương trình theo công thức sau đây: G = Z + P + Cb + Ck + T Trong đó: P: khoản lợi nhuận dành cho công ty lữ hành Cb: chi phí bao gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuyếch trương… Ck: các chi phí khác như chi phí quản lý, phí thiết kế chương trình, chi phí dự phòng… T: các khoản thuế. * các trường hợp: Nếu đặt ( i là hệ số tương ứng của các khoản P, Cb, Ck, T và được bán theo giá thành thì khi đó công thức tính giá bán tương ứng là: G = Z(1 + (i) Nếu đặt (i là hệ số của các khoản tương ứng P, Cb, Ck, T và nó được bán theo giá bán thì công thức tính giá bán khi đó là: G =  Trong các khoản nói trên P, Cb, Ck, T, có khoản được tính theo giá thành, có khoản được tính theo giá bán: G =  Giá bán tính theo VAT: G = Gdn+ VAT Trong đó : G là giá bán Gdn là giá doanh nghiệp VAT là thuế giá trị gia tăng Gdn = Z + Cb + Ck + P Nếu vé máy bay mua lẻ cho khách thì khi tính giá bán để riêng vé may bay không tách hoả hồng, không tách thuế VAT G = Gmđ+ Gmb Trong đó : G: là giá bán Gmđ giá mặt đất Gmb giá vé máy bay Nếu mua trọn gói thì tính vào giá. 1.2.2.3. Điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là số khách cần thiết (tối thiểu) tham gia một lần thực hiện Tour để doanh thu bằng chi phí. TR = TC P*Q = TVc + Fc Công thức tính hoà vốn Qhv =  (khách) Trong đó: Qhv số khách cần thiết để hoà vốn Fc: chi phí cố định của Tour P: giá bán dự kiến (giá bán không có vé mua lẻ) Vc: chi phí biến đổi cho khách ( luôn làm tròn số lẻ lên) 1.2.3.Tổ chức xúc tiến. 1.2.3.1. Bản chất của xúc tiến sản phẩm Xúc tiến sản phẩm trong du lịch thực chất là quá trình giao tiếp trong kinh doanh nhằm truyền tin về sản phẩm vào doanh nghiệp, thu hút và quyến rũ người tiêu dùng về phía sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó. Xúc tiến bao gồm 4 hoạt động cơ bản: quảng cáo, tuyên truyền, kích thích người tiêu dùng, kích thích người tiêu thụ. 1.2.3.2. Quảng cáo. * khái niệm: Quảng cáo là hệ thống giao tiếp nhằm truyền thông tin về sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng cho các phần tử trung gian hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong một khoảng không gian và thời gian nhất định người quảng cáo sản phẩm phải chi trả trực tiếp sử dụng các phương tiện theo đơn giá hiện hành. *Mục tiêu của quảng cáo: Cung cấp thông tin: báo cho thị trường biết về một sản phẩm mới nào đó, tạo ra nhu cầu ban đầu, định hướng người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo gợi ý cho thị trường sử dụng loại sản phẩm đó, thông tin cho thị trường biết về giá cả và sự thay đổi của giá cả của sản phẩm; giới thiệu sản phẩm sản xuất như thế nào, mô tả các dịch vụ đi kèm nếu có; xây dựng hình ảnh sản phẩm cho công ty. Mục tiêu thuyết phục: nhằm tạo ra nhu cầu. Quảng cáo tạo ra sự ưa thích sản phẩm của cồng ty mình hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh; khuyến khích, lôi cuốn sản phẩm của cồng ty đối với khách hàng, thay đổi thái độ của khách hàng theo hướng tích cực đối với sản phẩm của công ty; kích thích khách hàng mua tức thời, làm cho người tiêu dùng yêu cầu các đại lý hoặc người bán khác mang sản phẩm đến cho họ. Nhắc nhở, gợi nhớ: nhắc nhở người tiêu dùng về sản phẩm còn đang lưu hành trên thị trường. Thông báo cho người tiêu dùng biết loại sản phẩm đó vẫn còn giá trị và đang phổ biến trên thị trường, nhắc nhở người tiêu dùng mua ở đâu, nhắc nhở người tiêu dùng mua nó vì tính thời vụ của sản phẩm.
Luận văn liên quan