Hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay trong các Ngân hàng Thương mại do Công ty TNHH KPMG quốc tế Việt Nam

Tiến trình hội nhập của nước ta trong gần 20 năm qua theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sức sống cho nền kinh tế, mở ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một nhu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải kiểm tra, kiểm soát các hoạt động, phục vụ yêu cầu quản lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khách hàng, các cơ quan chức năng. Chính vì thế, nhu cầu kiểm toán để một bên thứ ba, độc lập khách quan, có kỹ năng nghiệp vụ, địa vị và trách nhiệm pháp lý kiểm tra và đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp được kiểm tra là tất yếu cùng với sự phát triển của xã hội. Tại Việt Nam, những doanh nghiệp đầu tiên cần phải được kiểm toán là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đều phải tuân theo những quy luật của nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, không tránh khỏi những rủi ro. Các ngân hàng với loại hình kinh doanh đặc biệt, trong cơ chế thị trường lại càng gặp phải nhiều rủi ro hơn, bản thân các hoạt động kinh doanh ngân hàng dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Có một nền tảng tài chính vững chắc do hệ thống ngân hàng đem lại là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngược lại, sự bấp bênh của hệ thống ngân hàng sẽ gây nên những ảnh hưởng với tác hại rất lớn đến tất cả các ngành khác. Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung còn có những biểu hiện yếu kém, sai sót. Để điều chỉnh tình hình này, công tác kiểm toán đối với các ngân hàng, nhằm hỗ trợ cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm tra, đánh giá, xác nhận độc lập về các thông tin, đồng thời đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, là một yêu cầu tất yếu. Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính đối với các ngân hàng thương mại Chương II: Thực hiện kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại tại công ty TNHH KPMG

doc65 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay trong các Ngân hàng Thương mại do Công ty TNHH KPMG quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục bảng biểu iv Lời mở đầu 1 Chương 1: những vấn đề lý luận chung về kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính đối với các ngân hàng thương mại 3 I - Quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại với vấn đề kiểm toán 3 1. ý nghĩa của quy trình cho vay 3 1.1- Khái niệm về các ngân hàng thương mại 3 1.2- Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3 2. Các loại hình cho vay của ngân hàng - Quy trình tín dụng 4 2.1- Các loại hình cho vay của ngân hàng 4 2.2- Tổ chức bộ phận tín dụng và Quy trình tín dụng 11 3. Rủi ro và kiểm soát liên quan đến hoạt động cho vay 14 3.1- Các rủi ro liên quan 14 3.2- Kiểm soát đối với các rủi ro của hoạt động cho vay: 16 4. Kế toán đối với hoạt động cho vay 20 4.1- Nguyên tắc kế toán đối với hoạt động cho vay 20 4.2- Hạch toán quy trình cho vay: 21 II - Khái quát về kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại 25 1. Đối tượng và mục tiêu kiểm toán 25 2. Các sai phạm có thể xẩy ra 26 3. Trình tự kiểm toán 27 3.1- Chuẩn bị kiểm toán 27 3.2- Thực hiện kế hoạch kiểm toán 31 3.3- Kết thúc kiểm toán 38 Chương hai: thực hiện kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty Tnhh kpmg việt nam 39 I - Những nét khái quát về công ty tnhh KPMG 39 1. Quá trình hình thành công ty KPMG 39 1.1- Công ty KPMG quốc tế 39 1.2- Công ty KPMG Việt Nam 40 2. Kết quả đạt được trong quá trình hoạt động 40 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty KPMG Việt Nam 42 3.1- Sơ đồ tổ chức của Công ty 42 3.2- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 43 3.3- Tình hình tổ chức công tác kế toán 44 4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của KPMG Việt Nam 46 4.1- Các loại hình dịch vụ 46 4.2- Các khách hàng chủ yếu 48 II - Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại KPMG 49 1. Đặc điểm chung về quy trình kiểm toán 49 2. Hồ sơ kiểm toán 51 3. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 52 4. Hoạt động kiểm toán của công ty trong lĩnh vực kiểm toán ngân hàng 54 III - Kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính của ngân hàng AT do Công ty TNHH KPMG thực hiện 57 1. Chuẩn bị kiểm toán quy trình cho vay tại ngân hàng AT 57 2. Thực hiện kiểm toán quy trình cho vay Ngân hàng AT 66 2.1- Phân tích quy trình cho vay 66 2.2- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 72 2.3- Thực hiện thủ tục phân tích 77 2.4- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 79 3. Kết thúc kiểm toán 81 IV - Kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính của ngân hàng GX do công ty KPMG thực hiện 82 1. Chuẩn bị kiểm toán quy trình cho vay tại Ngân hàng GX 82 1.1- Thông tin cơ sở về quy trình cho vay của Ngân hàng GX 82 1.2- Phân tích ban đầu với quy trình cho vay 83 2. Thực hiện kiểm toán quy trình cho vay Ngân hàng GX 88 2.1- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 88 2.2- Thực hiện thủ tục phân tích 92 2.3- Thực hiện thử nghiệm cơ bản 93 3. Kết thúc kiểm toán 95 V – so sánh hoạt động Kiểm toán quy trình cho vay đối với hai ngân hàng do KPMG thực hiện 96 1. Đối chiếu quá trình kiểm toán quy trình cho vay với hai ngân hàng 96 2. Tổng kết chung quá trình kiểm toán quy trình cho vay trong các ngân hàng thương mại do KPMG thực hiện 97 chương 3: bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay tại công ty tnhh kpmg 99 I - Nhận xét chung và những Bài học kinh nghiệm từ quá trình kiểm toán quy trình cho vay do KPMG thực hiện 99 1. Các nhận xét chung 99 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kiểm toán quy trình cho vay các ngân hàng thương mại do KPMG Việt Nam thực hiện 100 2.1- Phương pháp kiểm toán dựa vào rủi ro 100 2.2- Phần mềm rà soát tín dụng cho kiểm toán viên 101 2.3- Phối hợp giữa các dạng kiểm toán 102 2.4- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán 102 2.5- Tiêu chuẩn kiểm toán viên 102 II - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán quy trình cho vay tại công ty tnhh kpmg 103 1. Sự cần thiết phải đổi mới, hoàn thiện các phương pháp thủ tục kiểm toán 103 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán quy trình cho vay tại công ty TNHH KPMG 104 2.1- Về công tác lập kế hoạch kiểm toán 104 2.2- Về việc tiến hành chọn mẫu 104 2.3- Về các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 105 2.4- Về thủ tục phân tích với quy trình cho vay 106 2.5- Về đào tạo kỹ năng sử dụng Excel 106 Kết luận 107 Danh mục tài liệu tham khảo 108 Danh mục bảng biểu STT Trang Sơ đồ Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức Công ty KPMG Việt Nam 42 Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức kế toán của Công ty KPMG 44 Sơ đồ 3 Sơ đồ Kiểm toán quy trình cho vay do KPMG thực hiện 98 Bảng biểu Bảng 1 Sai phạm có thể xảy ra với Quy trình cho vay 26 Bảng 2 Kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến cơ sở dẫn liệu 34 Bảng 3,4,5 Tài liệu phân tích rủi ro quy trình cho vay của kiểm toán viên cho Ngân hàng AT 62 -64 Bảng 6 Tài liệu phân tích các lớp nghiệp vụ quan trọng và kiểm soát của kiểm toán viên cho Ngân hàng AT 67-71 Bảng 7 Phân tích quy trình cho vay - Ngân hàng AT 63 Bảng 8 Rà soát tín dụng một số khách hàng - Ngân hàng AT 73 Bảng 9 Bảng đối chiếu kiểm tra l•i thu 74 Bảng 10 Biểu phân tích tỷ suất lợi nhuận từ cho vay - Ngân hàng AT 77 Bảng 11 Giấy tờ làm việc - phân tích lợi nhuận cho vay - Ngân hàng AT 78 Bảng 12 Rà soát chi tiết hồ sơ tín dụng - Ngân hàng AT 80 Bảng 13 Tài liệu phân tích rủi ro chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng GX 85 Bảng 14 Tài liệu phân tích các lớp nghiệp vụ trọng yếu và kiểm soát cho Ngân hàng GX 87 Bảng 15 Đánh giá tín dụng ban đầu cho khách hàng vay mới - Ngân hàng GX 89 Bảng 16 Chênh lệch giữa Sổ cái và Danh mục cho vay 91 Bảng 17 Biểu phân tích thu nhập từ l•i cho vay của Ngân hàng GX 92 Bảng 18 Khách hàng vay chọn để kiểm tra chi tiết 93 Bảng 19 Rà soát tín dụng cho công ty MK KEW 94 Lời mở đầu Tiến trình hội nhập của nước ta trong gần 20 năm qua theo cơ chế thị trường định hướng x• hội chủ nghĩa đ• tạo ra sức sống cho nền kinh tế, mở ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một nhu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là phải kiểm tra, kiểm soát các hoạt động, phục vụ yêu cầu quản lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khách hàng, các cơ quan chức năng. Chính vì thế, nhu cầu kiểm toán để một bên thứ ba, độc lập khách quan, có kỹ năng nghiệp vụ, địa vị và trách nhiệm pháp lý kiểm tra và đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp được kiểm tra là tất yếu cùng với sự phát triển của x• hội. Tại Việt Nam, những doanh nghiệp đầu tiên cần phải được kiểm toán là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đều phải tuân theo những quy luật của nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, không tránh khỏi những rủi ro. Các ngân hàng với loại hình kinh doanh đặc biệt, trong cơ chế thị trường lại càng gặp phải nhiều rủi ro hơn, bản thân các hoạt động kinh doanh ngân hàng dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Có một nền tảng tài chính vững chắc do hệ thống ngân hàng đem lại là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngược lại, sự bấp bênh của hệ thống ngân hàng sẽ gây nên những ảnh hưởng với tác hại rất lớn đến tất cả các ngành khác. Bên cạnh những thành tích đ• đạt được trong thời gian qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung còn có những biểu hiện yếu kém, sai sót. Để điều chỉnh tình hình này, công tác kiểm toán đối với các ngân hàng, nhằm hỗ trợ cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm tra, đánh giá, xác nhận độc lập về các thông tin, đồng thời đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, là một yêu cầu tất yếu. Đó chính là lý do em chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay trong các Ngân hàng thương mại”, để hiểu sâu hơn về kiểm toán hoạt động cho vay các ngân hàng thương mại tại công ty TNHH KPMG hiện nay cũng như các giải pháp hoàn thiện hoạt động đó, góp phần quan trọng đảm bảo an toàn hiệu quả trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Phương pháp nghiên cứu của đề tài kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn kiểm toán các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đặc biệt là thực tế công tác kiểm toán do KPMG thực hiện. Tuy nhiên, do khuôn khổ có hạn, đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị kiểm toán viên, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Đề tài đ• được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Hồng Thuý. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô giáo. Kết cấu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay trong các Ngân hàng thương mại” Lời mở đầu Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính đối với các ngân hàng thương mại Chương II: Thực hiện kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại tại công ty TNHH KPMG Kết luận của đề tài Chương 1 : những vấn đề lý luận chung về kiểm toán quy trình cho vay trong kiểm toán tài chính đối với các ngân hàng thương mại I - Quy trình cho vay tại các ngân hàng thương mại với vấn đề kiểm toán 1. ý nghĩa của quy trình cho vay 1.1- Khái niệm về các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính mà mọi người quen thuộc nhất. Có thể nói, rất nhiều dịch vụ ngân hàng ngày nay đ• được thực hiện lần đầu tiên ở các quốc gia cổ đại nơi thương mại nở rộ. Chúng gắn liền với hoạt động buôn bán của con người như một phần không thể thiếu và đ• từng song hành suốt lịch sử của chúng ta cho đến tận ngày nay. Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX cùng với sự mở rộng quy mô và phạm vi lưu thông hàng hóa, hệ thống ngân hàng cũng được phát triển và phân chia làm hai loại: - Những ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là những ngân hàng phát hành. - Những ngân hàng không được phép phát hành tiền được gọi là những ngân hàng thương mại (ngân hàng kinh doanh). Ngày nay, trong nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, chúng ta đều thấy không thể thiếu được sự tham gia của hệ thống ngân hàng, một kênh quan trọng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế. Xét riêng về ngân hàng thương mại, là các tổ chức “vì lợi nhuận”, chuyên trách về cho vay các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp, được coi là những trung gian tài chính quan trọng nhất. Ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Tại Việt Nam, khái niệm về ngân hàng thương mại được quy định “Là ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan vì mục đích lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước” - (Nghị định 49/CP- 2000). 1.2- Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại hoạt động và tồn tại qua một quá trình lâu dài cho đến ngày nay là vì những vai trò quan trọng đóng góp cho nền kinh tế và x• hội. Thứ nhất, Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tín dụng, với sự chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp của mình đứng ra tập trung tiền tệ chưa sử dụng của những người có vốn, cho vay những đối tượng cần vốn, khắc phục hạn chế của quan hệ tín dụng trực tiếp. Hoạt động trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trên thị trường. Phần lớn các quan hệ tín dụng được tập trung qua ngân hàng thương mại, riêng với các doanh nghiệp thì nguồn tín dụng do các ngân hàng thương mại cung cấp đ• trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kết cấu tài sản nợ của doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại thường được gọi là chủ thể nhận và kinh doanh tiền gửi: Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó, ngân hàng sử dụng các phương tiện tài trợ này để cho vay, chủ yếu là cho vay thương mại ngắn, trung và dài hạn, để mua chứng khoán của Chính phủ. Ngân hàng cho vay nhằm tài trợ chi tiêu cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng với mức l•i suất hợp lý, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện chức năng tạo cung tiền, kiểm soát lượng tiền cung ứng đối với toàn bộ nền kinh tế. Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng (thu nhập từ l•i cho vay). Ngoài l•i cho vay, ngân hàng còn có nguồn thu từ các loại phí khác nhau từ các hoạt động cho vay. Phí thu được liên quan đến các hoạt động cho vay có thể rất đáng kể, đóng góp quan trọng vào thu nhập của ngân hàng. Các loại phí chính phát sinh từ cho vay bao gồm: ? Phí bắt nguồn khoản cho vay ? Phí dịch vụ/ đại lý ? Phí dự phòng/ cam kết ? Phí liên quan đến l•i suất Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng thường tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Vì thế, hoạt động cho vay thường là khu vực tập trung sự chú ý quản lý. 2. Các loại hình cho vay của ngân hàng - Quy trình tín dụng 2.1- Các loại hình cho vay của ngân hàng Ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự đa dạng trong đối tượng vay và mục đích vay vốn của khách hàng, với sự đa dạng trong các tiêu thức quản lý các khoản vay. Một ngân hàng có thể sử dụng nhiều hình thức cho vay hay chỉ giới hạn trong những loại đem lại lợi thế nhất định cho ngân hàng. ? Phân chia theo đối tượng vay và mục đích sử dụng ? Cho vay công nghiệp và thương mại: áp dụng cho các công ty trong nước hay công ty đa quốc gia, cho các mục đích kinh doanh như: - tài trợ yêu cầu vốn lưu động, mua hàng nhập kho; - mua trang thiết bị, nhà xưởng; mua các tài sản kinh doanh khác; - trả thuế, trả lương cán bộ công nhân viên; - tài trợ việc mua lại doanh nghiệp; và - tài trợ các công ty con ở nước ngoài. ? Cho vay tiêu dùng: là giao dịch đặc thù của các ngân hàng bán lẻ, tài trợ các cá nhân như hộ gia đình, các tiêu dùng cá nhân như: - hàng hóa tiêu dùng (mua ô tô, nhà ở, trang thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hoá nhà cửa... ); - chi tiêu giáo dục, kể cả khoản cho vay sinh viên; - thuế cá nhân; - các kỳ nghỉ, và các chi tiêu cá nhân khác. Doanh thu gộp từ khoản cho vay tiêu dùng lớn hơn hầu hết khoản cho vay thương mại, nhưng rủi ro thường cao hơn; và vì chúng là các khoản cho vay tương đối nhỏ, chi phí xử lý trên mỗi đồng tiền cho vay cũng cao hơn. ? Cho vay kinh doanh bất động sản: - các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng (chỉ tài trợ trong quá trình xây dựng); - các khoản cho vay dài hạn tài trợ việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại, khách sạn, trường học. Đối với loại hình vay này, ngân hàng được đảm bảo bằng chính tài sản thực: đất đai, toà nhà, các công trình khác. ? Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. ? Cho vay các ngân hàng và tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tín dụng dành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Ngoài các khoản cho vay thẳng, ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn đi vay hoặc cho vay dưới dạng các giao dịch trên thị trường tiền tệ. ? Các khoản cho vay khác: Gồm các khoản cho vay không được xếp loại ở trên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán. ? Phân chia theo bảo đảm Tài sản đảm bảo các khoản cho vay cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất không có hoặc không đủ. Theo đó, các khoản cho vay của ngân hàng có thể phân loại thành: ? Khoản cho vay bảo đảm: được bảo đảm bằng thế chấp các tài sản cụ thể (vật thế chấp), ví dụ như bất động sản, chứng khoán, tiền gửi hay tài khoản tiết kiệm, hàng tồn kho, trang thiết bị hay các khoản phải thu. Cho vay có bảo đảm yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải ký hợp đồng đảm bảo. Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo (quyền sở hữu, giá trị, tính thị trường, khả năng bán, khả năng tài chính của người thứ ba..) và có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo. Thông thường, lý do yêu cầu thế chấp là nhằm giảm rủi ro thua lỗ của ngân hàng trong trường hợp vỡ nợ. Tuy nhiên, sự hiện diện đơn thuần của tài sản thế chấp không đảm bảo rằng khoản cho vay sẽ được hoàn trả (ví dụ, khoản thế chấp không thể bán được hoặc đ• hao mòn hết giá trị từ lúc nó được đem thế chấp). Đối với các khoản vay đảm bảo đầy đủ, giá trị của tài sản thế chấp phải lớn hơn hẳn lượng tiền cho vay. ? Khoản cho vay không bảo đảm: Cho vay không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xuyên có l•i, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay. Các khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ, các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng... cũng có thể không cần tài sản đảm bảo. ? Phân chia theo cơ sở l•i suất ? Khoản cho vay l•i suất cố định: có l•i suất được định trước trong hợp đồng và không thay đổi từ khi bắt đầu cho đến ngày đáo hạn. Các khoản cho vay với l•i suất cố định có ưu điểm giúp xác định được trước số l•i sẽ thu được nhưng lại có thể chịu rủi ro l•i suất khi thị trường có thay đổi lớn. ? Khoản cho vay l•i suất thả nổi: có l•i suất thay đổi theo cung cầu trên thị trường. Đối với các khoản cho vay tính theo l•i suất thả nổi, l•i sẽ được tính theo l•i suất thị trường vào thời điểm tính l•i. Ngân hàng có thể căn cứ vào LIBOR, SIBOR hay tỷ lệ l•i suất phổ biến trên thị trường khác để tính l•i. Cho vay với l•i suất thả nổi có thể hạn chế rủi ro l•i suất cho ngân hàng, tuy nhiên lại gây khó khăn cho khách hàng vay, nên các khách hàng thường có xu hướng muốn chọn l•i suất cố định. ? Khoản cho vay l•i suất biến thiên: (thường là các khoản cho vay bất động sản) có l•i suất phụ thuộc vào sự điều chỉnh gắn với tỷ lệ l•i phổ biến trên thị trường, thường kèm một tỷ lệ l•i tối đa xác định. Sự điều chỉnh đối với khoản vay l•i suất biến thiên thường ít hơn so với khoản vay l•i suất thả nổi và không bắt buộc phải thay đổi trực tiếp theo tỷ lệ l•i thị trường. ? Phân chia theo thời hạn vay Phân loại các khoản cho vay theo thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của các khoản cho vay cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng. Theo đó, các khoản cho vay được chia thành: ? Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; ? Cho vay trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm; ? Cho vay dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 5 năm. Thời hạn cho vay thường được xác định cụ thể (ngày, tháng, năm) và ghi trong hợp đồng cho vay, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản vay. Thời hạn cho vay có thể được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn và l•i cuối cùng phải thu về; hoặc cũng có thể là thời gian mà khi kết thúc, ngân hàng sẽ xem xét lại quan hệ cho vay với khách hàng. ? Phân loại theo phương thức cho vay: ? Các khoản cho vay không kỳ hạn: Các khoản cho vay này không có ngày đáo hạn cố định, và sẽ được hoàn trả tuỳ thuộc vào yêu cầu của ngân hàng. Các khoản cho vay này thường có l•i suất thả nổi theo l•i suất thị trường (điều chỉnh hàng ngày hay hàng tháng), được sử dụng để tài trợ cho nguồn vốn hoạt động. Mặc dù ngày đáo hạn không được cố định từ trước nhưng ngân hàng thường yêu cầu hoàn trả vốn và l•i từng phần theo một lịch trình cụ thể sau 90 đ
Luận văn liên quan