PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
VỀ CÔNG TY IMEXCO.
I. Lịch sử hình thành và phát triển :
1. Giới thiệu sơ lược về công ty :
* Tên công ty : Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp & Đầu Tư TPHCM.
* Tên giao dịch : General Import Export And Investment Corporation Of HCM City.
* Tên viết tắt : IMEXCO.
* Trụ sở chính : 111 -Trần Quốc Thảo- Quận 3- TPHCM.
* Điện thoại : 9321983.
* Fax : 9321972.
* Email : imexcohcm@hcm.vnn.vn
* Ngành nghề kinh doanh : xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư trong và ngoài nước.
* Hình thức sở hữu vốn : Công ty cổ phần.
* Vốn kinh doanh :
+ Vốn điều lệ : 30.000.000.000đ chia thành 300.000 cổ phần, MG = 100.000đ
Trong đó : vốn sở hữu nhà nước : 6.000.000.000đ chiếm 20%.
vốn các CĐ là CBCNV của Cty: 18.064.500.000đ chiếm 60,125%.
vốn của cổ đông khác : 5.935.500.000đ chiếm 19,785%.
* Tổng số công nhân viên : 893 người.
* Các đơn vị trực thuộc :
+ Xí nghiệp may VITEXCO.
+ Xí nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản xuất khẩu.
+ Xí nghiệp Nông – Hải sản, thực phẩm xuất khẩu.
+ Xí nghiệp chế biến và cung ứng hàng xuất khẩu.
+ Chi nhánh IMEXCO tại Hà Nội.
+ Chi nhánh IMEXCO tại Bình Thuận.
2. Qúa trình hình thành và phát triển :
* Tiền thân Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp và Đầu tư TPHCM (IMEXCO) là Công ty IMEX SÀI GÒN trực thuộc UBND TPHCM, được thành lập vào ngày 25/11/1982 theo quyết định số 298/QĐ-UB của UBND TPHCM.
* Ngày 01/06/1983 UBND TPHCM đã có quyết định số QĐ 77/QĐ-UB chuyển công ty IMEX Sài Gòn thành công ty xuất nhập khẩu TPHCM, là đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp lớn nhất của thành phố, tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu khác đều phải thông qua đầu mối này.
* Là đơn vị độc quyền ngoại thương, vừa kinh doanh vừa quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố, trực tiếp đại diện là đối tác với nước ngoài, công ty còn phải thực hiện những chiến lược mậu dịch của nhà nước, phục vụ thoả mãn nhu cầu XNK trong nước. Những năm đầu đã để lại cho công ty một hậu quả hết sức nặng nề đó là số nợ nước ngoài và sự thâm hụt khá lớn trong cán cân thanh toán quốc tế. Khó khăn này đã tồn đọng và kéo dài đến ngày hôm nay và mới được giải quyết dứt điểm.
* Năm 1986 IMEX Sài Gòn mất dần thế độc quyền. Do nhà nước chuyển hướng chỉ đạo hoạt động XNK, cho ra đời ngày càng nhiều các công ty XNK trực tiếp. Trước đây công ty có tất cả 14 công ty con hạch toán độc lập, nhưng lúc này các công ty con đã dần tách ra khỏi hệ thống công ty mẹ để trở thành các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp của nhà nước.
* Ngày 04/02/1986 tổng công ty được bổ sung thêm chức năng đầu tư theo quyết định số 45/QĐ-UB của UBND TPHCM và chính thức đổi tên thành tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và đầu tư TPHCM (IMEXCO).
* Vào ngày 14/10/1989 tại trụ sở IMEXCO đã xảy ra vụ hoả hoạn rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho IMEXCO. Cộng với hậu quả của thời kỳ bao cấp còn tồn đọng chưa giải quyết đã làm cho IMEXCO lâm vào cảnh khó khăn rất lớn.Trước tình hình đó, nhà nước và chính phủ đã quan tâm khôi phục lại dần hoạt động của công ty, giúp giải quyết phần nào những khó khăn trên. Nhờ đó IMEXCO đã dần dần đứng vững trở lại và phát triển cho đến ngày hôm nay.
* Cuối năm 1994, theo quyết định về quy chế giải thể và thành lập doanh nghiệp nhà nước, căn cứ nghị định số 388/HDBT, tổng công ty đã được tách ra và đổi tên thành công ty XNK Tổng hợp và Đầu tư TPHCM theo quyết định số 09/QĐ-UB của UBND TPHCM ngày 10/12/1994. Công ty sẽ không còn làm nhiệm vụ quản lý các đơn vị hạch toán độc lập nữa, một số các đơn vị này sẽ do sở thương mại trực tiếp quản lý và một số các đơn vị còn lại được UBND TP chuyển sang hạch toán nội bộ trực thuộc công ty.
.
93 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty IMEXCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang trên đà phát triển cùng với sự tham gia ngày một đa dạng của các thành phần kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế nước ta. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hoá, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam đang diễn ra rất sôi động, đang hoà mình vào cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới.
Nhờ sự đóng góp to lớn của rất nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau ở nước ta. Đặc biệt, là những doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư đã góp phần mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ những mặt hàng thế mạnh trong nước như cà phê, gạo, … bổ sung những mặt hàng chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng chưa đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng.
IMEXCO, một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của cả nước, đã và đang hoạt động rất hiệu quả, từng bước phát triển lớn mạnh vượt bậc, thường xuyên đổi mới nhằm khẳng định mình trên thị trường. Là một công ty thương mại hoạt động kinh doanh chính là mua bán hàng hoá, do đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hoá là chủ yếu.
Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty, em đã quyết định chọn đề tài : “Kế toán mua bán hàng hoá tại công ty IMEXCO“ cho báo cáo thực tập của mình.
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
VỀ CÔNG TY IMEXCO.
I. Lịch sử hình thành và phát triển :
1. Giới thiệu sơ lược về công ty :
* Tên công ty : Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp & Đầu Tư TPHCM.
* Tên giao dịch : General Import Export And Investment Corporation Of HCM City.
* Tên viết tắt : IMEXCO.
* Trụ sở chính : 111 -Trần Quốc Thảo- Quận 3- TPHCM.
* Điện thoại : 9321983.
* Fax : 9321972.
* Email : imexcohcm@hcm.vnn.vn
* Ngành nghề kinh doanh : xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư trong và ngoài nước.
* Hình thức sở hữu vốn : Công ty cổ phần.
* Vốn kinh doanh :
+ Vốn điều lệ : 30.000.000.000đ chia thành 300.000 cổ phần, MG = 100.000đ
Trong đó : vốn sở hữu nhà nước : 6.000.000.000đ chiếm 20%.
vốn các CĐ là CBCNV của Cty: 18.064.500.000đ chiếm 60,125%.
vốn của cổ đông khác : 5.935.500.000đ chiếm 19,785%.
* Tổng số công nhân viên : 893 người.
* Các đơn vị trực thuộc :
+ Xí nghiệp may VITEXCO.
+ Xí nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản xuất khẩu.
+ Xí nghiệp Nông – Hải sản, thực phẩm xuất khẩu.
+ Xí nghiệp chế biến và cung ứng hàng xuất khẩu.
+ Chi nhánh IMEXCO tại Hà Nội.
+ Chi nhánh IMEXCO tại Bình Thuận.
2. Qúa trình hình thành và phát triển :
* Tiền thân Công Ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp và Đầu tư TPHCM (IMEXCO) là Công ty IMEX SÀI GÒN trực thuộc UBND TPHCM, được thành lập vào ngày 25/11/1982 theo quyết định số 298/QĐ-UB của UBND TPHCM.
* Ngày 01/06/1983 UBND TPHCM đã có quyết định số QĐ 77/QĐ-UB chuyển công ty IMEX Sài Gòn thành công ty xuất nhập khẩu TPHCM, là đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp lớn nhất của thành phố, tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu khác đều phải thông qua đầu mối này.
* Là đơn vị độc quyền ngoại thương, vừa kinh doanh vừa quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố, trực tiếp đại diện là đối tác với nước ngoài, công ty còn phải thực hiện những chiến lược mậu dịch của nhà nước, phục vụ thoả mãn nhu cầu XNK trong nước. Những năm đầu đã để lại cho công ty một hậu quả hết sức nặng nề đó là số nợ nước ngoài và sự thâm hụt khá lớn trong cán cân thanh toán quốc tế. Khó khăn này đã tồn đọng và kéo dài đến ngày hôm nay và mới được giải quyết dứt điểm.
* Năm 1986 IMEX Sài Gòn mất dần thế độc quyền. Do nhà nước chuyển hướng chỉ đạo hoạt động XNK, cho ra đời ngày càng nhiều các công ty XNK trực tiếp. Trước đây công ty có tất cả 14 công ty con hạch toán độc lập, nhưng lúc này các công ty con đã dần tách ra khỏi hệ thống công ty mẹ để trở thành các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp của nhà nước.
* Ngày 04/02/1986 tổng công ty được bổ sung thêm chức năng đầu tư theo quyết định số 45/QĐ-UB của UBND TPHCM và chính thức đổi tên thành tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và đầu tư TPHCM (IMEXCO).
* Vào ngày 14/10/1989 tại trụ sở IMEXCO đã xảy ra vụ hoả hoạn rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho IMEXCO. Cộng với hậu quả của thời kỳ bao cấp còn tồn đọng chưa giải quyết đã làm cho IMEXCO lâm vào cảnh khó khăn rất lớn.Trước tình hình đó, nhà nước và chính phủ đã quan tâm khôi phục lại dần hoạt động của công ty, giúp giải quyết phần nào những khó khăn trên. Nhờ đó IMEXCO đã dần dần đứng vững trở lại và phát triển cho đến ngày hôm nay.
* Cuối năm 1994, theo quyết định về quy chế giải thể và thành lập doanh nghiệp nhà nước, căn cứ nghị định số 388/HDBT, tổng công ty đã được tách ra và đổi tên thành công ty XNK Tổng hợp và Đầu tư TPHCM theo quyết định số 09/QĐ-UB của UBND TPHCM ngày 10/12/1994. Công ty sẽ không còn làm nhiệm vụ quản lý các đơn vị hạch toán độc lập nữa, một số các đơn vị này sẽ do sở thương mại trực tiếp quản lý và một số các đơn vị còn lại được UBND TP chuyển sang hạch toán nội bộ trực thuộc công ty.
* Đến năm 2003 UBND TP có QĐ số 3375/QĐ-UB ngày 18/8/2003 về việc chuyển DNNN Công ty XNK Tổng hợp và Đầu tư TPHCM (IMEXCO) thành Công ty Cổ phần XNK Tổng hợp và Đầu tư TPHCM.
* Theo đề nghị của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn tại công văn số 1393/TCT-TC ngày 18/11/2003 và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền TP tại tờ trình số 151/TCCQ ngày 28/11/2003.
II. Chức năng và nhiệm vu ï:
1. Chức năng :
* Theo quyết định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 09/QĐ-UB của UBND TPHCM, IMEXCO có quan hệ kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước. Những ngành nghề kinh doanh:
+ Thu mua, gia công, chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghệ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ để XK và tiêu thụ nội địa.
+ Nhập khẩu và kinh doanh đồ dùng cá nhân và gia đình, vật tư, nguyên liệu, máy móc, phương tiện vận tải.
+ Liên doanh hợp tác đầu tư.
+ Kinh doanh địa ốc khi được phép của Bộ Xây Dựng cho phép và kinh doanh kiều hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Bổ sung:
- Sản xuất, mua bán các sản phẩm ngành may (trừ tẩy nhuộm).
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư.
- Mua bán thực phẩm chế biến (trừ kinh doanh dịch vụ ăn uống).
- Kinh doanh nhà, cho thuê kho, xưởng, mặt bằng phục vụ mục đích kinh doanh.
2. Nhiệm vụ :
* Trong hoạt động xuất nhập khẩu tổng hợp :
+ IMEXCO hướng vào nghiên cứu thị trường, phát triển các khả năng và cơ hội giao dịch, tổ chức thực hiện XNK theo nhu cầu của tình hình sản xuất kinh doanh tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
+ Để thực hiện các chức năng trên, Công ty đã thiết lập và củng cố các mối quan hệ hợp tác dài hạn với các đơn vị trong nước theo các phương thức:
- Hợp tác song phương, thực hiện các chương trình sản xuất hàng xuất khẩu theo thoả thuận và cam kết giữa các bên.
- Thiết lập quan hệ hợp đồng kinh tế trong UT XNK đối với các đơn vị trong nước.
- Thiết lập quan hệ hợp đồng kinh tế trong qui mô nguồn hàng XK phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Tổ chức sản xuất kinh doanh thep đơn hàng ký với khách hàng trong và ngoài nước.
* Trong hoạt động đầu tư :
+ IMEXCO hướng vào việc hợp tác với các đơn vị kinh tế của TPHCM và các tỉnh trong khu vực trong việc giao dịch, liên doanh với các tổ chức kinh tế của TP và các tỉnh, xúc tiến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất kinh doanh trong nước.
+ Hoạt động của IMEXCO theo phương thức :
- Nắm vững chương trình kinh tế của TP và các tỉnh trong khu vực để khởi xướng các dự án đầu tư, cùng các đơn vị kinh tế trong nước hình thành “phía Việt Nam” để liên doanh với nước ngoài.
- Nhận diện mục tiêu và phát triển các đơn vị có triển vọng, thực hiện hợp tác với các đơn vị này để xây dựng phương án khả thi.
- Khảo sát thị trường nước ngoài, nghiên cứu, tìm kiếm các nhà đầu tư có triển vọng của phía nước ngoài để giao dịch, xúc tiến việc thu hút đầu tư vào mục tiêu đã xác định.
* Trong quan hệ đối ngoại :
+ Thực hiện việc mua bán hàng hoá XNK tổng hợp theo sự chủ động của mỗi bên, nguồn hàng cung cấp theo phương thức linh hoạt.
+ Hợp tác đầu tư với nước ngoài theo chương trình sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Hạch toán đầy đủ, cân đối giữa xuất và nhập, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách NN.
+ Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và thực hiện các cam kết trong các hợp đồng mua bán và các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
+ Quản lý sử dụng hợp lý các nguồn vốn nhằm thực hiện nghĩa vụ kinh doanh xuất nhập khẩu đạt kết quả ngày càng cao.
III. Tổ chức bộ máy của công ty IMEXCO :
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của toàn công ty:
1.1. Sơ đồ.
1.2. Diễn giải :
Dựa vào sơ đồ trên chia thành 3 khối cấp bậc :
* Khối quản lý : Ban Tổng giám đốc gồm : 1 Tổng giám đốc và 2 Phó tổng giám đốc.
* Khối các phòng chức năng : gồm 4 phòng chính đó là : Phòng tổ chức hành chánh, Phòng kế toán tài vụ, Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng đầu tư – phát triển. Tổ kiều hối do phòng kế toán tài vụ phụ trách và quản lý.
* Khối các đơn vị nội bộ : gồm 4 đơn vị hạch toán nội bộ : xí nghiệp may VITEXCO, xí nghiệp chế biện cung ứng hàng xuất khẩu, xí nghiệp nông hải sản thực phẩm xuất khẩu, xí nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản xuất khẩu. Ngoài ra còn có 2 chi nhánh: chi nhánh Hà Nội và chi nhánh Bình Thuận.
2. Chức năng và nhiệm vụ :
2.1. Ban Tổng giám đốc :
* Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của công ty, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước theo luật định.
* Điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của NN.
* Tiếp nhận các quy định, nghị định …
2.2. Khối các phòng ban :
Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc cùng nhau tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Tổng Giám Đốc. Các trưởng phòng lập ra kế hoạch làm việc của phòng mình sao cho giữa các phòng ban phối hợp hoạt động chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty.
* Phòng tổ chức hành chính :
+ Tham mưu cho Ban TGĐ về tổ chức bộ máy kinh doanh và bố trí nhân sự.
+ Quản lý lao động và các chế độ liên quan đến người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
+ Thực hiện lưu trữ tài liệu, quản lý các công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu của công ty.
+ Xây dựng lịch công tác.
+ Tổ chức hội nghị giao dịch với khách hàng.
* Phòng kế toán tài vụ :
+ Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc và thực hiện các công tác quản lý, thu chi tài chính của toàn công ty cũng như các hoạt động kinh tế phát sinh của từng đơn vị giúp Ban Tổng giám đốc thấy rõ tình hình tài chính của toàn công ty theo từng thời kỳ.
+ Tổ chức ghi chép các số liệu phát sinh và kiểm tra hạch toán của các ĐVNB.
+ Lưu trữ các chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Liên hệ giao dịch với Ngân hàng, cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế.
+ Thực hiện các chế độ thống kê và lập báo cáo, các mẫu biểu qui định nộp từng kỳ.
* Phòng kế hoạch kinh doanh :
+ Cùng với Ban Tổng giám đốc tổ chức đàm phán, soạn thảo, kí kết các hợp đồng kinh tế.
+ Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, trực tiếp giao dịch và lên hợp đồng mua bán với khách hàng, thu hồi công nợ.
+ Thực hiện các thủ tục, các chứng từ phục vụ cho quá trình thực hiện hợp đồng.
* Phòng đầu tư – phát triển :
+ Vạch hướng kinh doanh trong thời gian tới, đề xuất những hoạt động mang chiến lược lâu dài trong hiện tại cũng như trong tương lai.
+ Nghiên cứu thị trường để tìm kiếm những khách hàng đầu vào cũng như đầu ra.
+ Thực hiện, nghiên cứu sản phẩm, thành phẩm, hàng hoá cũng như nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Tham mưu, tư vấn cho khách hàng.
2.3. Khối các đơn vị nội bộ :
Gồm : 4 xí nghiệp và 2 chi nhánh :
* Các Ban Giám Đốc của ĐVNB do công ty quyết định bổ nhiệm. Cán bộ CNV tại các ĐVNB thì công ty sẽ uỷ quyền cho các ĐVNB tự kiểm tra trình độ tay nghề và đề xuất tuyển dụng.
* Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị được quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của từng đơn vị.. Đơn vị có thể thương lượng với đối tác một mình trước khi trình BGĐ công ty nếu là hợp đồng nhỏ. Đối với những thương vụ lớn cần nhiều vốn và kết quả kinh doanh của nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt kinh doanh của toàn công ty thì đơn vị cần phối hợp với các phòng nghiệp vụ của công ty trong quá trình bàn bạc với khách hàng, lập hợp đồng trình BGĐ ký.
* Công ty cấp vốn cho các ĐVNB thực hiện các thương vụ trong từng trường hợp các đơn vị có thể huy động thêm vốn khác nhưng phải có sự đồng ý của Ban Tổng giám đốc công ty. Nói chung công ty chỉ đạo toàn diện khây sản xuất kinh doanh và vốn tại các ĐVNB. Công ty có quyền điều vốn giữa các ĐVNB để đầu tư vào thương vụ lớn.
3. Phạm vi hoạt động của công ty và đơn vi nội bộ:
3.1. Văn phòng công ty:
* Ngành nghề hoạt động : sản xuất, kinh doanh XNK tổng hợp và đầu tư.
* Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu : XNK tổng hợp, đầu tư, dịch vụ kiều hối và kinh doanh địa ốc.
3.2. Xí nghiệp may Vitexco :
* Ngành nghề hoạt động : sản xuất, gia công hàng may mặc để XK và tiêu thụ nội địa.
* Sản phẩm dịch vụ chủ yếu : sản phẩm may mặc các loại, dịch vu uỷ thác.
3.3. Xí nghiệp chế biến và cung ứng hàng xuất khẩu :
* Ngành nghề hoạt động : sản xuất, gia công, chế biến các loại sản phẩm bột xương, bột cá, lông vũ.
* Sản phẩm chủ yếu : bột xương, bột cá, lông vũ.
3.4. Xí nghiệp kinh doanh và chế biến lâm sản xuất khẩu:
* Ngành nghề hoạt động : sản xuất, kinh doanh hàng lâm sản để XK và tiêu thụ nội địa.
* Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu : các loại sản phẩm gỗ.
3.5. Xí nghiệp nông- hải sản, thực phẩm xuất khẩu :
* Ngành nghề hoạt động : thu mua, gia công, chế biến hàng nông hải sản, rau quả và thực phẩm để XK và tiêu thụ nội địa.
* Sản phẩm dịch vụ chủ yếu : thuỷ hải sản khô, bánh tráng,… dịch vụ uỷ thác XK, rau quả và thực phẩm.
3.6. Chi nhánh tại Hà Nội :
* Ngành nghề hoạt động : kinh doanh XNK, dịch vụ, đại lý trên địa bàn phía Bắc.
* Sản phẩm dịch vụ chủ yếu : tổng hợp.
3.7. Chi nhánh Bình Thuận :
* Ngành nghề hoạt động :chế biến bột cá
* Sản phẩm dịch vụ chủ yếu : bột cá
4. Kết quả kinh doanh đạt được, thuận lợi, khó khăn, ph/hướng phát triển :
4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của công ty :
Thuận lợi : Trong những năm qua, hoạt động của công ty đã đạt được những thành quả nhất định, nắm bắt được những thời cơ thuận lợi sau :
* Trong những năm qua, công ty đã kiên trì xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, tình hình hoạt động của công ty không ngừng phát triển và đi lên.
* Thị trường ngày càng được mở rộng, có nhiều đối tác hơn. Uy tín của công ty đối với khách hàng trong, ngoài nước và các tổ chức tín dụng luôn được củng cố, nâng cao là thuận lợi để bổ sung thêm nguồn lực trong quá trình phát triển SXKD. Công ty tìm được thị trường tiêu thụ ở ngoài nước cũng như trong nước.
* Cùng với sự phát triển, công ty đã tạo được uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tài chính rành mạch.
* Hàng xuất khẩu của công ty rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, tạo được một hệ thống phân phối hàng hoá rộng khắp và thường xuyên.
* Ban Tổng Giám Đốc Công ty và các phòng ban là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm, có năng lực, nhiều năm gắn bó, am hiểu về tình hình công ty cùng với toàn thể CBCNV cùng nhau góp hết sức mình để góp phần vào sự tồn tại và phát triển của công ty.
Khó khăn :
* Tình hình biến động giá cả bất lợi trên thị trường thế giới trong những năm qua đã gây khó khăn cho việc kinh doanh XNK, nhất là những việc nông sản, thuỷ sản. Trong tình hình như vậy công ty không mạo hiểm chạy theo doanh số.
* Ngoài những khó khăn do cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty còn gặp khó khăn về tài chính phải vay vốn.
* Cơ chế chính sách quản lý của công ty còn có những bất cập chưa thực sự động viên khuyến khích người lao động gắn bó với thành quả công việc, hiệu quả kinh doanh, nhất là các cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể … làm cho 1 bộ phận lao động chưa thực sự gắn bó với công việc, tính năng lao động sáng tạo không cao, còn ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Đây là yếu tố quan trọng mà công ty phải quản tâm giải quyết khi chuyển đổi hình thức sở hữu, vừa làm cho môi người nhận thức đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong DN, vừa phải nghiên cứu áp dụng các hình thức trả lương, tiền thưởng, phúc lợi gắn liền với kết quả công việc, hiệu quả của mỗi người, mỗi bộ phận.
4.2. Những thuận lợi và khó khăn về tình hình tài chính và công nợ :
* Công nợ thời kì bao cấp : Vào cuối năm 1999 tình hình tài chính của công ty về cơ bản đã tạm ổn. Tuy nhiên các khoản nợ tồn động thời kì bao cấp vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do 1 số khách hàng là chủ nợ lớn không chấp nhận tỷ lệ bán nợ của Ngân hàng. Được sự giúp đỡ tích cực của UBNDTP, NH Ngoại Thương, đến ngày 30/12/2000 công ty đã thanh toán được số nợ LC bảo lãnh thời kì bao cấp như sau: trị giá gốc 8.669.943 USD, lãi phát sinh 6.219.432 USD. Như vậy với số nợ LC bảo lãnh thời kì 1985-1986 trên sổ sách hiện còn 3.462.798 USD của 3 công ty: VELK, Thái Bình và YUSIN. Công ty cổ phần sau này sẽ tiếp tục theo dõi và giải quyết.
* Công nợ trong nước : Ngoài các khoản nợ luân chuyển trong kinh doanh, hiện nay còn 1 số công nợ còn tồn động của các năm trước để lại như : công nợ của EDC, UPA Đồng Nai, … công ty đã xử lý bằng biện pháp thu hồi công nợ bằng hàng hoá, đất đai, … và đưa vụ việc qua toà án Viện kiểm sát nhân dân TP và phòng cảnh sát điều tra CATPHCM. Đối với 1 số công nợ tồn động không có khả năng thu hồi do các đơn vị này đã giải thể, công ty đã lập quỹ dự phòng để thanh toán (tổng số dự phòng nợ khó đòi đến ngày 31/12/2000 là 7.927.860.296).
4.3. Phương hướng phát triển :
Mục tiêu phát triển :
* Từng bước củng cố, nâng cao và kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự của công ty để đủ sức tạo ra chuyển biến tích cực, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn bộ hoạt động của công ty.
* Tạo thị trường trong nước và ngoài nước, có căn cơ trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở thành quả đã có sẵn, bên cạnh đó thiết lập tốt mối quan hệ cung-cầu trong liên kết sản xuất kinh doanh … để nhằm tham gia chủ động sản xuất kinh doanh ở những năm sau này.
* Tiếp tục phát huy tiềm lực xuất khẩu của công ty.
* Tiếp tục củng cố các đơn vị trực thuộc công ty, phát huy thế mạnh sẵn có của các đơn vị trong quá trình triển khai kinh doanh, sắp xếp lại ngành nghề cho phù hợp.
* Tận dụng và khai thác mọi tiềm năng hiện có của công ty về con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn vốn thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng mặt bằng chủ lực của công ty và đầu tư phát triển mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ trên thị trường.
* Phát huy nội lực và coi trọng hợp tác sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức nhằm tăng thêm sức mạnh của công ty, đủ sức ứng phó, xoay chuyển mọi tình huống.
* Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty về mọi mặt, phù hợp với xu hướng phát triển của TP, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, lợi tức cho cổ đông và tăng nguồn thu cho NSNN.
Định hướng về chiến lược phát triển :
* Về thị trường xuất khẩu :
+ Công ty đã có chính sách tốt đối với thương nhân và thị trường, nhất là luôn bảo vệ uy tín của mình bằng chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng hợp đồng và giữ quan hệ tốt với khách hàng, cho nên từ chỗ ít khách hàng tăng dần nhiều khách hàng ở nhiều nước. Khách hàng ngày càng được chọn lọc, có độ tin cậy nhất là khả năng tài chính, khả năng thanh toán KH thấy cần thiết phải quan hệ với công ty để mua hàng tốt, bán chạy, có lợi nhuận hợp lý, có nhiều chủng loại hàng hoá, có những loại chẳng những có chất lượng tốt, mẫu mã bao bì đẹp mà còn giúp phổ biến rộng rãi tên tuổi của công ty đến người tiêu thụ. Chính sách thương nhân thân thiện đã gây được ấn tượng mạnh đối với 1 số KH quan tâm đến mối quan hệ làm ăn lâu dài.
+ Duy trì quan hệ với KH truyền thống nhưng phải quan tâm khai