Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty CP hỗ trợ phát triển tin học
Mục lục Lời nói đầu1 Chương I: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại3 I. Đặc điểm hoạt động bán hàng ảnh hưởng tới công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.3 1. Đặc điểm hoạt động bán hàng3 2. Yêu cầu quản lý công tác bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại.4 3. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác bán hàng, xác định kết quả bán hàng.4 II. Nội dung công tác kế toán bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại.6 1. Các phương thức bán hàng.6 2. Phương thức thanh toán trong kinh doanh thương mại.7 3. Nội dung một số khái niệm chủ yếu liên quan kế toán bán hàng7 4. Tổ chức kế toán giá vốn hàng bán8 5. Tổ chức kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.10 6. Tổ chức kế toán xác định kết quả bán hàng14 7. Tổ chức sổ sách kế toán bán hàng và xác định kết quả15 Chương II: Tình hình thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngtại công ty cổ phần hỗ trợ phát triển tin học (hipt)16 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (hipt)16 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty16 2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty17 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty19 4. Tổ chức công tác kế toán24 II. thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần hỗ trợ phát triển tin học (hipt)29 1. Các phương thức bán hàng29 3. Kế toán chi phí bán hàng35 4. Kế toán chi phí quản lý Doanh nghiệp36 5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh38 Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển tin học (HIPT)40 I. Nhận xét chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty.40 1. Những ưu điểm40 2. Những tồn tại hạn chế cần khắc phục41 3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng42 Kết luận45 Tài liệu tham khảo46 Chương I Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại I. Đặc điểm hoạt động bán hàng ảnh hưởng tới công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. 1. Đặc điểm hoạt động bán hàng Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, hàng hoá bán được là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giá thành hạ thì hàng hoá của doanh nghiệp tiêu thụ nhanh mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp một vị trí vững chắc trên thị trường. Đặc điểm của hoạt động bán hàng là quá trình thực hiện trao đổi thông qua phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của hàng hoá tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật hàng hoá sang hình thái tiền. Số tiền doanh nghiệp thu được từ việc cung cấp hàng hoá cho khách hàng gọi là doanh thu bán hàng. Bán hàng là khâu quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, hàng hoá tiêu thụ được giúp doanh nghiệp đững vững trên con đường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Tất cả quá trình hoạt động kinh doanh đều nhằm mục đích bán được hàng hoá, tăng lợi nhuận. Do đó bán hàng là hoạt động rất cần được chú trọng, các doanh nghiệp phải xác định được vai trò, đặc điểm vị trí của công tác bán hàng trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở đ• vạch ra hướng đi đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo cho sự thành công của đơn vị. Hàng hoá được tiêu thụ nhanh chóng sẽ làm tăng vòng quay của vốn lưu động đảm bảo thu hồi vốn nhanh, trang trải được chi phí lợi nhuận được đảm bảo. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bán hàng góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của x• hội, giữ vững quan hệ cân đối tiền hàng làm cho nền kinh tế quốc dân ổn định và phát triển đất nước trên trường quốc tế và góp phần tạo nên sự cân đối của cán cân kinh tế. 2. Yêu cầu quản lý công tác bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Quá trình bán hàng có vai trò quan trọng nên đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ vấn đề này. Yêu cầu đặt ra của quản lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở đơn vị kinh doanh thương mại là phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng đối tượng khách hàng để theo dõi thu hồi đầy đủ tiền bán hàng, tính toán xác định đúng kết quả tiêu thụ từng loại hàng hoá, dịch vụ. Điều đó đòi hỏi quá trình hạch toán bán hàng phải chính xác, phải phân tích và đánh giá thường xuyên các hoạt động bán hàng để tìm ra các nguyên nhân chủ quan hay khách quan ảnh hưởng đến quá trình bán hàng và xác định kết quả. Có như vậy thì việc bán hàng và xác định kết quả bán hàng mới đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác bán h àng và xác định kết quả bán hàng nhất thiết phải có sự quản lý chặt chẽ có tính khoa học và kế toán là công cụ đặc lực hữu hiệu đáp ứng được các yêu cầu quản lý của hoạt động đó. 3. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác bán hàng, xác định kết quả bán hàng. Bán hàng và xác định kết quả bán hàng là hoạt động rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu đó kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Phản ánh và giám đốc kịp thời chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra, tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đ• cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định chính xác kết quả bán hàng. - Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị. - Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý. - Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý đơn vị. * Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện một số yêu cầu sau: + Xác định thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ để kịp thời lập báo cáo hàng và xác định kết quả bán hàng. Báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng nhằm giám sát chặt chẽ hàng hoá bán ra về số lượng và chủng loại. + Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ khoa học hợp lý tránh trùng lặp hay bỏ sót, không quá phức tạp mà vẫm đảm bảo yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Đơn vị lựa chọn hình thức sổ sách kế toán để phát huy được ưu điểm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. + Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí phát sinh ở các khâu. Từ những vấn đề ở trên ta thấy rằng nhiệm vụ kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại là phải nâng cao số lượng hàng hoá dịch vụ bán ra, đồng thời thực hiện tốt công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng xác định nghiệp vụ bán hàng trong kỳ nhằm bảo toàn nguồn vốn của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. II. Nội dung công tác kế toán bán hàng ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại. 1. Các phương thức bán hàng. Hiện nay trong doanh nghiệp thương mại có các phương thức bán sau: - Phương thức bán buôn: Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất để thực hiện bán hoặc để gia công, chế biến bán ra. Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá phụ thuộc vào khối lượng và phương thức thanh toán. Trong bán buôn bao gồm 2 phương thức: a. Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: là phương thức bán buôn mà trong đó hàng hoá phải được xuất từ kho của bảo quản của doanh nghiệp. b. Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: theo phương thức này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán cho bên mua. - Phương thức bán lẻ: bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế, đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán hàng theo phương thức này thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. - Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: là phương thức bán hàng trong đó doanh nghiệp thương mại giao cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đ• bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.