Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phẩn mềm quản lí doanh nghiệp FAST

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦM MỀM FAST3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty3 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty5 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty12 1.3.1. Các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh12 1.3.2. Các bước thực hiện một dự án/hợp đồng lớn13 1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty13 1.4.1. Khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị13 1.4.2. Khái quát về chế độ kế toán tại đơn vị14 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP FAST20 2.1. Đặc điểm về chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty20 2.2. Kế toán chi phí22 2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán22 2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng32 2.2.3. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp38 2.2.4. Kế toán chi phí tài chính44 2.3. Kế toán doanh thu46 2.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu53 2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh56 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP FAST59 3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty59 3.1.1. Những ưu điểm60 3.1.2. Những tồn tại, nguyên nhân67 3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần phần mềm quản lí doanh nghiệp FAST69 3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán69 3.2.2. Kiến nghị về tài khoản kế toán70 3.2.3. Kiến nghị về sổ kế toán71 3.2.4. Kiến nghị về các báo cáo kế toán72 3.2.5. Các kiến nghị khác74 KẾT LUẬN75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦM MỀM FAST 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty •Tên công ty -Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp. -Tên tiếng anh: The Fast Software Company. -Tên viết tắt: FAST. •Logo: •Ngày thành lập công ty: 11-06-1997. •Hình thức sở hữu: Cổ phần. •Vốn đăng ký kinh doanh vào đầu năm 2008 là 10,000,000,000đ (10 tỷ đồng), được chia thành 1,000,000 cổ phần, trị giá của mỗi cổ phần là 10,000đ. Công ty cổ phần phần mềm quản lí doanh nghiệp FAST được thành lập ngày 11 tháng 6 năm 1997, là công ty đầu tiên ở Việt Nam có định hướng chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm quản lí doanh nghiệp. FAST được thành lập bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm tài chính kế toán, ngân hàng và quản trị doanh nghiệp với mục tiêu kết hợp sự hiểu biết về nghiệp vụ, công nghệ, phương thức hỗ trợ khách hàng và kinh nghiệm thực tế để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường. Các sản phẩm và dịch vụ của FAST đang góp phần giúp hàng ngàn khách hàng quản lý tốt hơn công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của họ. Các khách hàng này đang cung cấp rất nhiều sản phẩm và dịch vụ cho người sử dụng, cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu ra thế giới. Ban đầu khi mới thành lập qui mô của công ty còn rất nhỏ bé. Công ty chỉ có khoảng 17 nhân viên và doanh thu mỗi năm là 1,45 tỉ đồng. Sau đó, được sự tín nhiệm ngày càng cao của thị trường, cùng với sự gia tăng doanh thu, qui mô của công ty ngày càng được mở rộng. Năm 1998, công ty thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Năm 1999 Công ty mở thêm văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, và bắt đầu từ năm 2009 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng cũng trở thành một chi nhánh độc lập của công ty. Số lượng nhân viên cũng ngày càng gia tăng. Từ 17 nhân viên ban đầu, đến nay Công ty đã có 300 nhân viên. Năm 2010, công ty phấn đấu có khoảng 360 nhân viên.

doc83 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phẩn mềm quản lí doanh nghiệp FAST, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán khác nhau, phục vụ các nhu cầu quản lí kế toán đa dạng về qui mô, hình thức sở hữu và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản thân các phần mềm kế toán thường được xây dựng rất mềm dẻo và linh hoạt, cho phép người sử dụng vận dụng một cách linh hoạt để phục vụ hiệu quả nhất cho công tác kế toán. Các phần mềm kế toán của Việt Nam, với giao diện thân thiện và việt hoá, giá cả phù hợp, bảo trì thuận tiện, đang tỏ ra phù hợp với nhu cầu quản lí kế toán đối với các Doanh nghiệp tại Việt Nam. Đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp phần mềm kế toán tại Việt Nam hiện nay là Công ty cổ phần phầm mềm quản lí doanh nghiệp FAST. Với sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chất lượng cao, cùng với qui trình quản lí kinh doanh hiệu quả, doanh thu của FAST liên tục gia tăng qua các năm, đưa FAST trở thành Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển và triển khai ứng dụng phần mềm kế toán và quản trị toàn diện doanh nghiệp. Có được thành quả trên là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán của Công ty, đặc biệt là kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ. Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty, em quyết định chọn viết chuyên đề thực tập: ” Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần phẩn mềm quản lí doanh nghiệp FAST.” Chuyên đề của em gồm có ba chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần phần mềm quản lí doanh nghiệp FAST. Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết qủa kinh doanh tại Công ty. Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế toán công ty FAST và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦM MỀM FAST 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên công ty Tên tiếng việt: Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp. Tên tiếng anh: The Fast Software Company. Tên viết tắt: FAST. Logo:  Ngày thành lập công ty: 11-06-1997. Hình thức sở hữu: Cổ phần. Vốn đăng ký kinh doanh vào đầu năm 2008 là 10,000,000,000đ (10 tỷ đồng), được chia thành 1,000,000 cổ phần, trị giá của mỗi cổ phần là 10,000đ. Công ty cổ phần phần mềm quản lí doanh nghiệp FAST được thành lập ngày 11 tháng 6 năm 1997, là công ty đầu tiên ở Việt Nam có định hướng chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm quản lí doanh nghiệp. FAST được thành lập bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm tài chính kế toán, ngân hàng và quản trị doanh nghiệp với mục tiêu kết hợp sự hiểu biết về nghiệp vụ, công nghệ, phương thức hỗ trợ khách hàng và kinh nghiệm thực tế để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường. Các sản phẩm và dịch vụ của FAST đang góp phần giúp hàng ngàn khách hàng quản lý tốt hơn công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của họ. Các khách hàng này đang cung cấp rất nhiều sản phẩm và dịch vụ cho người sử dụng, cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu ra thế giới. Ban đầu khi mới thành lập qui mô của công ty còn rất nhỏ bé. Công ty chỉ có khoảng 17 nhân viên và doanh thu mỗi năm là 1,45 tỉ đồng. Sau đó, được sự tín nhiệm ngày càng cao của thị trường, cùng với sự gia tăng doanh thu, qui mô của công ty ngày càng được mở rộng. Năm 1998, công ty thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Năm 1999 Công ty mở thêm văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, và bắt đầu từ năm 2009 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng cũng trở thành một chi nhánh độc lập của công ty. Số lượng nhân viên cũng ngày càng gia tăng. Từ 17 nhân viên ban đầu, đến nay Công ty đã có 300 nhân viên. Năm 2010, công ty phấn đấu có khoảng 360 nhân viên. Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của công ty trong những năm gần đây Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu  Năm 2005  Năm 2006  Năm 2007   1.Doanh thu  10,48  14,29  33,26   2.LNST  0,5  0,67  0,58   3.Thuế phải nộp NS  0,028  0,064  0,034   4.VLĐốn góp  1  2,37  5,94   5.LNST/Doanh thu  4,77%  4,69%  1,74%     Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong những năm gần đây Qua bảng trên cho thấy : Doanh thu của Công ty liên tục tăng trong các năm: năm 2006 doanh thu tăng 36,35% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu tăng 23,27% so với năm 2006. Tuy nhiên tỉ lệ LNST/Doanh thu lại giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2007 tỉ lệ này rất thấp so với các năm trước cho thấy công ty vẫn chưa tiết kiệm tốt chi phí để tăng lợi nhuận. Vốn góp qua các năm cũng biến động rất mạnh: Năm 2006 vốn góp tăng thêm 1,37 tỉ (137%) so với năm 2005, năm 2007 vốn góp tăng thêm 3,57 tỉ (150,63%) so với năm 2006 thể hiện qui mô vốn góp của công ty ngày càng mở rộng, với tình hình kinh doanh phát triển và uy tín ngày càng cao, công ty đã thu hút thêm được các cổ đông đầu tư. 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức các bộ phận, phòng ban chức năng  Hội đồng quản trị Chức năng nhiệm vụ - Xác định chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Ban giám đốc Chức năng nhiệm vụ Cùng HĐQT xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển công ty Điều hành công ty thực hiện hoàn thành các chiến lược đặt ra Hoàn thành phát triển kinh doanh theo kế hoạch đặt ra Đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong công ty thông qua việc xây dựng và triển khai thực hiện các quy định, chế độ, chính sách chung của công ty về tổ chức nhân sự, lương, tài chính kế toán… Duyệt kế hoạch năm cho từng chi nhánh, bộ phận. Tổ chức và nhân sự Giám đốc công ty Giám đốc điều hành Giám đốc kỹ thuật Các Giám đốc các chi nhánh. Phòng tổng hợp FHO Chức năng nhiệm vụ Phòng tổng hợp thực hiện chức năng trợ lý thư ký cho giám đốc công ty. Tổ chức và nhân sự Thư ký tổng hợp Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm FRD Chức năng nhiệm vụ Đảm bảo về sản phẩm cho kinh doanh và cạnh tranh của công ty thông qua việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đào tạo công nghệ và sản phẩm mới cho các bộ phận kinh doanh Triển khai thực hiện các hợp đồng tư vấn ứng dụng Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh trong một số trường hợp sửa đổi sản phẩm theo các yêu cầu đặc thù. Tổ chức nhân sự Giám đốc kĩ thuật Trưởng, phó phòng kĩ thuật Trưởng, phó phòng nghiệp vụ Các trưởng nhóm phụ trách các dòng s/p hoặc các phần hành nghiệp vụ. Các đơn vị kinh doanh FHN, FSG, FĐN Chức năng nhiệm vụ Các đơn vị kinh doanh có chức năng nhiệm vụ kinh doanh thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng tại khu vực địa bàn quản lý. Mô hình chung về tổ chức của các chi nhánh Công ty có các đơn vị kinh doanh - chi nhánh sau: FHN - Văn phòng Hà Nội FSG - Chi nhánh tại TP HCM FĐN – Chi nhánh tại TP Đà Nẵng. Sơ đồ tổ chức của mỗi đơn vị kinh doanh thường mềm dẻo, thay đổi tùy từng thời điểm cho phù hợp với tình hình thực tế. Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức của văn phòng Hà Nội  Phòng kinh doanh Chức năng nhiệm vụ Đảm bảo đầu ra, hợp đồng cho chi nhánh/bộ phận thông qua việc tìm kiếm, giới thiệu sản phẩm, tư vấn giải pháp cho khách hàng và thỏa thuận ký kết hợp đồng (bán hàng) Tổ chức các công việc quảng cáo, hội thảo, tiếp thị phục vụ việc bán hàng. Tổ chức và nhân sự Trưởng phòng kinh doanh Các nhân viên kinh doanh Các trợ lý kinh doanh về tiếp thị và trợ lý về tư vấn ứng dụng HTTT. Phòng marketing Chức năng nhiệm vụ Đánh giá thị trường tiềm năng về nhu cầu sản phẩm, số lượng khách hàng… thông qua khảo sát, phân tích… Quản lý và phát triển thương hiệu bền vững thông qua PR, quảng cáo, truyền thông... Thúc đẩy mục tiêu chiến lược của Công ty thông qua việc sử dụng các công cụ marketing (quảng cáo, hội thảo, tiếp thị, truyền thông...). Tổ chức và nhân sự Trưởng phòng Các nhân viên. Phòng tư vấn ứng dụng Chức năng nhiệm vụ Thực hiện các hợp đồng Hỗ trợ Phòng bán hàng trong demo, khảo sát ban đầu theo sự phân công khi có yêu cầu. Hỗ trợ Phòng bảo hành và chăm sóc theo sự phân công khi có yêu cầu. Tổ chức và nhân sự Trưởng phòng Phó phòng Thư ký trợ lý cho trưởng phòng Các trưởng nhóm (Team Leader) (có từ 2-5 nhân viên) Các nhóm tư vấn ứng dụng 1, 2, 3… Chuyên viên tư vấn ứng dụng (Application Consultant) nghiệp vụ và/hoặc lập trình ứng dụng. Thư ký dự án. Phòng lập trình ứng dụng Chức năng nhiệm vụ Lập trình sửa đổi theo yêu cầu của các hợp đồng của phòng tư vấn ứng dụng HTTT hoặc của phòng hỗ trợ và bảo hành. Tham gia vào xây dựng phương án thiết kế sơ bộ giải quyết bài toán của khách hàng trong giai đoạn khảo sát - bán hàng. Tham gia vào thực hiện hợp đồng và hỗ trợ bảo hành theo sự phân công khi có yêu cầu. Tổ chức và nhân sự Trưởng phòng Cán bộ lập trình Cán bộ tư vấn nghiệp vụ và kiểm tra sản phẩm. Phòng bảo hành và chăm sóc khách hàng Chức năng nhiệm vụ Bảo hành sản phẩm Hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng chương trình Chăm sóc khách hàng. Tổ chức và nhân sự Trưởng phòng Phó phòng Cán bộ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại Cán bộ bảo hành trực tiếp tại khách hàng. Phòng kế toán Chức năng nhiệm vụ Thực hiện các công việc về kế toán: chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, báo cáo thuế, báo cáo quản trị, theo dõi TSCĐ và CCLĐ… Thu tiền thực hiện hợp đồng. Tổ chức và nhân sự Kế toán trưởng Kế toán công nợ phải thu Thủ quỹ . Phòng hành chính Chức năng nhiệm vụ Quản lý, soạn thảo công văn, văn bản. Văn phòng; Lễ tân; Tổng đài Lái xe, tạp vụ Mua sắm và theo dõi bảo hành, sữa chữa TSCĐ và CCLĐ; Quản lý và bảo quản các TSCĐ và CCLĐ dùng chung toàn chi nhánh. Tổ chức và nhân sự Nhân viên trực tổng đài kiêm lễ tân. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1.3.1. Các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh Sơ đồ 1.3: Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty  1.3.2. Các bước thực hiện một dự án/hợp đồng lớn Bảng 1.2: Các bước thực hiện một dự án/hợp đồng lớn Stt  Công việc  Stt  Công việc   1.  Khảo sát trước khi kí kết HĐ  10.  Thiết lập hệ thống   2.  Kí kết HĐ  11.  Thiết kế lập trình   3.  Thành lập tổ dự án phía Cty  12.  Lập trình, test, tài liệu HDSD   4.  Thành lập tổ dự án phía KH  13.  Convert số liệu   5.  Kế hoạch triển khai tổng thể  14.  Kế hoạch cài đặt và đào tạo   6.  Đào tạo cho người dùng chính  15.  Cài đặt chương trình   7.  Kế hoạch khảo sát  16.  Cài đặt chương trình, đào tạo.   8.  Thực hiện khảo sát  17.  Hỗ trợ sử dụng   9.  Thiết kế thiết lập hệ thống  18.  Nghiệm thu   1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty 1.4.1. Khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị Kế toán VP FHN: Kế toán cho văn phòng FHN Báo cáo thuế toàn công ty. Kế toán VP FSG Kế toán cho VP FSG Kế toán cho FHO, FRD. Kế toán VP FĐN Kế toán cho VP FĐN. Kế toán FHO Kế toán quản trị cho toàn công ty. Theo dõi hệ thống chung Chức năng nhiệm vụ Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau: Thực hiện các công việc về kế toán: chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, báo cáo thuế, báo cáo quản trị, theo dõi TSCĐ và CCLĐ… Thu tiền thực hiện hợp đồng. Tổ chức và nhân sự Kế toán trưởng Kế toán công nợ phải thu Thủ quỹ . Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy phòng kế toán FHN.  1.4.2. Khái quát về chế độ kế toán tại đơn vị Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006. Hình thức kế toán áp dụng là Nhật kí chung. Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Fast Accouting (từ năm 2007 về trước) và Fast Book (từ năm 2008). Hệ thống chứng từ kế toán Do đặc thù kinh doanh là bán phần mềm và các dịch vụ, Công ty sử dụng rất nhiều chứng từ khác nhau theo qui định của Bộ Tài Chính bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn phù hợp. Tất cả các chứng từ phát sinh nhập vào hệ thống kế toán trên máy của công ty đều được in ra và lưu trữ. Các chứng từ gồm Bảng 1.3: Hệ thống chứng từ của Công ty Stt  Chứng từ    Phiếu thu, chi tiền mặt    Giấy nộp tiền mặt và giấy báo có của ngân hàng    Ủy nhiệm chi, giấy rút tiền mặt    Hóa đơn bán hàng    Chứng từ phải trả (hóa đơn mua hàng trả chậm, tk 331)    Bảng phân bổ lương    Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ    Bảng phân bổ chi phí chờ phân bổ (tk 1429)    Bảng trích chi phí phải trả    Các bút toán xử lý số dư (write off small balances)    Các chứng từ phải trả nội bộ (tk 336)    Các chứng từ phải thu nội bộ (tk 136)    Các bút toán tăng giảm nguồn VLĐốn, phân bổ lãi lỗ.    Các bút toán còn lại khác (không kể các bút kết chuyển cuối kỳ).   Các bảng kê chứng từ Bảng 1.4: Các bảng kê chứng từ Stt  Bảng kê  Ghi chú    Bảng kê phiếu thu tiền mặt  Chứng từ số 1    Bảng kê phiếu chi tiền mặt  Chứng từ số 2    Sổ chi tiết tài khoản ngân hàng (Theo từng tiểu khoản)  Chứng từ số 3+4    Bảng kê hóa đơn bán hàng  Chứng từ số 5    Bảng kê hóa đơn mua hàng trả chậm (tk 331)  Chứng từ số 6    Bảng kê các phiếu kế toán  Chứng từ số 7+14   Chế độ tài khoản kế toán Danh mục tài khoản thống nhất chung toàn công ty, mọi việc chỉnh sửa do FHO chịu trách nhiệm . Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo qui định của Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006. Do đặc thù về đặc điểm sản phẩm dịch vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh nên hệ thống TK kế toán của Công ty có một số đặc trưng nhất định: Công ty có mở thêm hai chi nhánh ở TP HCM và TP Đà Nẵng, đây là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, nên có các TK thanh toán nội bộ: TK 136 ( mở cho FSG và FĐN) và TK 336 (mở cho FHN). Để thuận tiện cho việc hạch toán và quản lí thông tin kế toán cũng như đáp ứng yêu cầu của quản trị nội bộ, Công ty còn chi tiết thêm một số tài khoản phù hợp. Một số tài khoản được mở thêm tài khoản cấp 3, cấp 4, cấp 5. Mặt khác, hệ thống tài khoản của công ty cũng được sửa chữa thường xuyên cho phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty cũng như những thay đổi của môi trường kinh doanh. Là ngành dịch vụ có những nét đặc thù riêng, Công ty không sử dụng TK 621- chi phí NVL trực tiếp, và TK 622- chi phí NC trực tiếp trong hạch toán chi phí. Hệ thống sổ sách kế toán Doanh nghiệp sử dụng một hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo qui định. Các sổ kế toán tổng hợp có đầy đủ các yếu tố theo qui định của chế độ sổ kế toán. Các sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ quĩ tiền mặt Sổ kế toán chi tiết quĩ tiền mặt Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ TSCĐ Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ chi tiết bán hàng …. Các sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật kí chung Sổ nhật kí đặc biệt chi tiền Sổ nhật kí đặt biệt thu tiền Sổ nhật kí đặc biệt bán hàng Sổ Cái Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản. Trình tự ghi sổ Sơ đồ 1.5:Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty  Trên cơ sở các chứng từ gốc, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vào các phần hành kế toán liên quan của phần mềm bằng phần mềm kế toán FB. Từ đây, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp và lên các báo cáo bằng chương trình kế toán FB. Các phương pháp kế toán Phương pháp tính khấu hao: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi trả trước: Chi phí trả trước được vốn hoá để phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm những khoản chi phí : Chi phí thuê ngoài gia công Chi phí thanh toán tiền thuê văn phòng Chi phí mua công cụ dụng cụ không thuộc diện TSCĐ Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: theo đường thẳng Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Những khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kì là chi phí trích trước lương tháng 13, cơ sở để xác định giá trị của chi phí này là bảng thanh toán lương và mức lương hàng tháng của nhân viên . Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Chi phí thuế thu nhập hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất TNDN trong năm hiện hành. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP FAST 2.1. Đặc điểm về chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Với đặc thù của ngành nghề kinh doanh phần mềm máy tính và các dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ nói chung và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần phần mềm quản lí doanh nghiệp FAST nói riêng, nên kế toán chi phí- doanh thu- xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty có một số đặc điểm chính như sau: Sản phẩm của công ty phần lớn là dịch vụ và các phần mềm kế toán, không mang hình thái vật chất cụ thể như hàng hoá thông thường khác, quá trình sản xuất ra sản phẩm đồng thời là quá trình tiệu thụ, nghĩa là các dịch vụ được thực hiện trực tiếp với khách hàng như cài đặt chương trình kế toán, dịch vụ bảo trì, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ…do đó, công ty không sử dụng tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Là ngành dịch vụ có những đặc thù riêng, Công ty không sử dụng các tài khoản TK 622- chi phí nhân công trực tiếp, và TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong hạch toán chi phí. Với tình hình kinh doanh ngày càng phát triển, Công ty đã mở thêm hai chi nhánh tại TP HCM và Đà Nẵng, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Các bộ phận này có thể thực hiện hộ các hợp đồng cho nhau, do đó công ty sử dụng TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ chủ yếu để theo dõi các khoản thực hiện hộ hợp đồng giữa các bộ phận, cũng như chi tiết TK 623 thành 6329- giá vốn thuê nội bộ và TK 911 thành TK 9119- xác định kết quả kinh doanh nội bộ. Công ty chính FHN cuối năm lập báo cáo tài chính của riêng HN và tổng hợp với các quyết toán do chi nhánh FSG, FDN gửi ra để lên báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế. Các chi nhánh FSG và FĐN là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, báo cáo hàng tháng thuế đầu vào và đầu ra cho cơ quan thuế TP HCM.và TP Đà nẵng, quyết toán cuối năm doanh thu, chi phí và lãi lỗ để chuyển ra FHN báo cáo thuế toàn công ty. Bên cạnh bộ máy kế toán tài chính, công ty còn xây dựng cho mình bộ máy kế toán quản trị cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nhằm thoả mãn nhu cầu của nhà quản trị các cấp của công ty. Với yêu cầu chung là: Hạch toán được lợi nhuận cho từng bộ phận. Các bộ phận hạch toán lợi nhuận (Profit centers) gồm có : FHO,FCT,FRD – Bộ phận quản lý chung toàn công ty và FHN, FSG, FĐN – Các bộ phận kinh doanh. Các đơn vị cơ sở gồm FXHN,FYSG và FXDN. Hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh theo mã bộ phận để phục vụ hạch toán lỗ lãi theo bộ phận, phân chia lợi nhuận theo kết quả kinh doanh cho các bộ phận. Hạch toán chi phí theo nhân viên để theo dõi những khoản chi cho nhân viên cụ thể. Liên quan đến các hợp đồng phải chỉ rõ doanh thu, thu tiền và chi phí theo hợp đồng để phục vụ hạch toán lỗ lãi theo hợp đồng và đánh giá hiệu quả làm việc của các nhân viên. Hạch toán chi tiết chi theo các vụ việc đối với kỳ nghỉ, triển lãm… để phục vụ phân tích quản trị và lập ngân sách cho các năm tiếp theo. Hạch toán số liệu kịp thời để phục vụ báo cáo tuần, tháng, quý và năm. 2.2. Kế toán chi phí 2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 2.2.1.1.Tài khoản sử dụng TK 632- giá vốn hàng bán. Tại công ty Tài khoản này được dùng để theo dõi trị giá vốn liên quan đến lập trình phát triển sản phẩm (R&D) và thực hiện hợp đồng. TK 632 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau: 6321 – Giá vốn liên quan đến R&D 6322 – Giá vốn trực tiếp thực hiện hợp đồng 6323 – Giá vốn thuê ngoài thực hiện hợp đồng 6329 – Giá vốn thuê nội bộ thực hiện hợp đồng. Tài khoản này sử dụng tương ứng với tài
Luận văn liên quan