MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH3
1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình3
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình7
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH12
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình12
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp13
2.1.1.1 Nội dung13
2.1.1.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng14
2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp20
2.1.2.1 Nội dung20
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng22
2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán22
2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung28
2.1.4.1 Nội dung28
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng29
2.1.4.3 Quy trình ghi sổ kế toán30
2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang35
2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang35
2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất36
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình41
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty41
2.2.2. Quy trình tính giá thành42
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KÉ TOÀN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH47
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện47
3.1.1. Ưu điểm48
3.1.2. Nhược điểm49
3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình51
KẾT LUẬN55
70 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và giá thành tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho những doanh nghiệp Việt Nam những vận hội mới để phát triển, đồng thời cũng phải đương đầu với không ít những khó khăn do nền kinh tế thị trường mang lại mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những của các doanh nghiệp trong nước mà còn của các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm giá thành sản xuất. Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu vô cùng quan trọng, được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm vì nó không chỉ là căn cứ lập giá mà còn là căn cứ để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, trên góc độ người sử dụng thông tin chi phí và giá thành giúp nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành… từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn, có thể nói là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán.
Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là doanh nghiệp sản xuất với số lượng sản phẩm lớn, đa dạng, có thương hiệu. Vì vậy, cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, Công ty rất quan tâm đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nhận thức được điều đó, trong quá trình thực tập tại Công ty, sau khi tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình ”.
Với mục đích vận dụng lý thuyết về kế toán vào nhu cầu thực tiễn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH nhà nước giầy Thượng Đình, từ đó phân tích những điểm còn tồn tại, đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.
Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề gồm ba chương :
Chương 1 : Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình
Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình
Chương 3 : Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã đi sâu vào tìm hiểu nhưng do thời gian, kiến thức thực tế có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong muốn và chân thành tiếp thu nhưng ý kiến đóng góp bổ xung để chuyên đề hoàn thiện và thiết thực hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, TS. Nguyễn Hữu Ánh cùng các cô, các chị phòng Kế toán – tài chính của công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
1.1 Đặc điểm sản phẩm của công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình
* Danh mục sản phẩm
Đã từ lâu thương hiệu giầy Thượng Đình trở nên quen thuộc với thị trường trong nước và đang dần khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Với chặng đường hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, sản phẩm của Công ty cũng không ngừng đổi mới cải tiến mọi măt. Do sản xuất kinh doanh mặt hàng thời trang nên Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và quy mô sản xuất cũng như tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường. Công ty đã chủ động đa dạng hóa sản phẩm bằng nhiều hình thức như tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho khâu đào tạo thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm... Do đó, từ chỗ sản phẩm chủ yếu là giầy vải, đến nay Công ty đã có thêm nhiều sản phẩm chất lượng được người tiêu dùng ưa chuộng như giầy thể thao, giầy da, dép sandal và các sản phẩm phụ liệu cho ngành da giầy. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp theo đó được mở rộng, phát triển.
Danh mục sản phẩm của Công ty:
Giầy vải
Đây là sản phẩm truyền thống tạo nên thương hiệu của Công ty, sản xuất dựa vào sử dụng từ hai chất liệu cơ bản là vải mỏng và da mềm, đế giầy bằng cao sư, nhựa tổng hợp cao su... Do vậy sản phẩm này có đặc tính nhẹ, thông thoáng tạo sự mát mẻ, ngày càng được ưa chuộng với sự thoải mái trẻ trung, năng động. Kiểu dáng cũng rất đa dạng, bắt mắt phù hợp với các mùa trong năm.
Giầy thể thao
Giầy thể thao chiếm một tỷ trọng khá lớn trong danh mục sản phẩm của Công ty. Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp từ nhiều loại NVL hơn sản phẩm giầy vải nên giá thành giầy thể thao thường cao hơn giầy vải. Giầy thể thao có đặc điểm nhẹ, êm chân, thông thoáng, mũ quai có thể co giãn được, có các lỗ khí đảm bảo khong bị ẩm ướt. Chất liệu sử dụng chủ yếu là các loại vải lưới, vải nhựa tổng hợp, da…Phần đế giầy có sử dụng đế lót bằng các loại mút mềm và êm, bề mặt phủ lớp vải cotton để hút ầm có tác dụng giảm xóc khi có lực tác động từ bên ngoài. Sản phẩm giầy thể thao của Công ty cũng đa dạng về kiểu dáng và màu sắc đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giầy trẻ em
Do đăc điểm đối tượng sử dụng, các sản phẩm giầy trẻ em thường có kiểu dáng độc đáo, màu sắc sặc sỡ với chất liệu vải mềm, nhẹ, đảm bảo độ ấm nhưng vẫn thông thoáng.
Dép sandal
Sản phẩm này chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong danh mục sản phẩm của Công ty. Đặc điểm sản phẩm là quai và đế được thiết kế từ các chất liệu dai, mềm dẻo, có đặc tính nhẹ, thông thoáng tạo sự mát mẻ thoải mái cho người sử dụng khi di chuyển. Dép sandal với kiểu dáng đơn giản, không cầu kỳ, dễ sử dụng phù hợp với mọi lứa tuổi.
Danh mục sản phẩm
Mã hiệu
Hình ảnh
1. Giầy vải
TD-003, KK2009-3, KK2009-1, HV-2009-3, ĐB-05, ĐB-06, NU-03, NU-04…
2. Giầy thể thao
WTTAS01, WTTAS03,WTTAS04,
WTT-03, WTT-01, tt12, t13, tt7, tt8, tt9, tt6, TT2, t2, t3…
tt8
3. Giầy trẻ em
te1, te2, te3, te4, te5, te6…..te36
te26
4. Dép sandal
XD1, XD2, XD3
XD3
Bảng 1: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước
một thành viên giầy Thượng Đình
Một số hình ảnh sản phẩm giầy bán chạy tiêu biểu:
* Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Sản phẩm của công ty có thế mạnh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chiếm thị phần lớn trong nước và xuất khẩu, từng bước chinh phục những khách hàng khó tính như Nga, Pháp, Nhật, Đức, Italy, Bungari.
Để nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm, bên cạnh mở rộng hoạt động sản xuất Công ty quan tâm nghiên cứu kỹ thuật, đầu tư máy móc công nghệ mới vào sản xuất. Công ty xây dựng và duy trì sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 8716 và tuân theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
Với mục tiêu luôn duy trì quản lý nghiêm ngặt theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN, liên tục được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996 đến 2008 ( do Người tiêu dùng bình chọn – Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức ). Đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các Hội chợ triễn lãm trong nước và quốc tế….
* Tính chất của sản phẩm
Có thể nói sản phẩm giầy dép có đặc tính tương đối phức tạp, được cấu tạo nên từ nhiều nguyên liệu, vật liệu khác nhau, tương ứng với nhiều công đoạn sản xuất.
Sản phẩm của Công ty lại thuộc lĩnh vực thời trang, do vậy rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc… để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản lượng sản xuất của Công ty lên tới 6 triệu đôi/ năm với mục đích phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành hai loại căn cứ vào phạm vi mặt hàng sản xuất, đó là sản phẩm giầy nội địa và sản phẩm giầy xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Mặt hàng giầy dép có các loại: giầy bata, giầy bộ đội, giầy basket, giầy thể thao…Trong đó, mặt hàng giầy thể thao chiếm 30% cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, 70% còn lại là các loại giầy vải cao cấp, giầy thể dục nhịp điệu, giầy leo núi, giầy đá bóng, giầy trẻ em, dép sandal.
* Loại hình sản xuất
Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, tập trung, sản phẩm được sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn theo thiết kế của Công ty hoặc theo các đơn đặt hàng.
* Thời gian sản xuất
Sản phẩm của Công ty được sản xuất với chu kỳ ngắn nhưng liên tục và ổn định.
* Đặc điểm sản phẩm dở dang
Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ hoàn thành một bộ phận của sản phẩm. Hai bộ phận chính cấu tạo nên sản phẩm chính giầy là mũ giầy và đế giầy. Mũ giầy, đế giầy được xem là các bán thành phẩm. Quá trình lắp ráp mũ giầy và đế giầy không hoàn thành sản phẩm trở thành sản phẩm dở dang.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình
* Quy trình công nghệ :
Các sản phẩm của Công ty được sản xuất theo một quy trình sản xuất công nghệ hiện đại khép kín qua nhiều khâu khác nhau, sản phẩm ở giai đoạn này được coi là đầu vào sản xuất cho các giai đoạn tiếp theo.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể được khái quát như sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải
* Cơ cấu tổ chức sản xuất :
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Các phân xưởng này có mối quan hệ với nhau trong quá trình giao bán thành phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây chuyền khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm. Quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay, công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính:
- Phân xưởng bồi cắt: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt. NVL của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các màu, vải lót, mút xốp, mếch, bìa catton…NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 180 – 2000 0 C và được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót và lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy.
- Phân xưởng may: nhận sản phẩm từ phân xưởng cắt và phụ liệu từ kho và sẽ may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải; các loại phụ liệu như: chỉ, ođê, dây trang trí, chun… Quá trình may ở công đoạn này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là mũ giầy.
- Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầy bằng cao su. NVL của phân xưởng là cao su, các hóa chất như Benzen, xăng công nghiệp, các loại bột màu… Bán thành phẩm ở công đoạn này là các đế giầy và được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy.
- Phân xưởng gò: Đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh. Mũ giầy và đế giầy được chuyển đến bộ phận quét keo, sau đó qua dàn nhiệt, công nhân phân xưởng gò sẽ gò hình giầy theo phom giầy. Tiếp đến là công đoạn dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ thích hợp khoảng 1300C trong vòng 3 – 4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giầy. Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói để xâu dây và đóng hộp.
Ngoài các phân xưởng chính trên, còn có một phân xưởng sản xuất phụ phục vụ sản xuất đó là phân xưởng cơ năng, chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp hơi nóng, áp lực.
1.3 Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình
Chi phí là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng vật tư lao động tiền vốn. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất là mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, công tác quản lý chi phí sản xuất là một khâu quan trong đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác về kết quả hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong việc ra quyết định quản lý, là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung.
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không. Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất thì quản lý chi phí sản xuất là vấn đề đáng để quan tâm.
Đối với Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình mặc dù chưa có bộ phận kế toán quản trị, hay hệ thống kiểm soát nội bộ chi phí riêng nhưng công tác quản lý chi phí sản xuất đã được xây dựng khá chặt chẽ dưới sự quản lý của Ban Giám Đốc thông qua hệ thống thông tin nội bộ.
- Kiểm soát quá trình mua - nhập kho nguyên vật liệu tại Công ty
Đối với vật tư mua ở trong nước, cung ứng vật tư thuộc bộ phận vật tư có quyền lựa chọn nhà cung cấp, lập đơn đặt hàng và viết giấy đề nghị tạm ứng mua vật tư sau đó mới chuyển sang phòng kinh doanh và Giám đốc xét duyệt. Vì vậy có thể xảy ra sai phạm nếu cung ứng vật tư thông đồng với nhà cung cấp để hưởng chênh lệch giá hoặc chiếm khoản chiết khấu thương mại. Trong quá trình mua vật tư, việc giao nhận vật tư chủ yếu dựa trên sự tin tưởng của hai bên nên không có một biên bản nào được lập để thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu đối với vật tư. Các hoá đơn đến cuối tháng nhà cung cấp mới lập trong đó thống kê tất cả các loại vật tư mà Công ty đã mua trong tháng.
Khi tiến hành nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập vào sổ nhập vật tư mà không có một biên bản hay chứng từ nào được lập để thể hiện sự chuyển giao trách nhiệm giữa cung ứng vật tư và thủ kho đối với vật tư đã nhập kho. Tất cả các phiếu nhập kho chỉ được kế toán vật tư in ra vào thời điểm cuối tháng khi bộ phận vật tư chuyển các hoá đơn mua hàng lên phòng kế toán. Vì vậy phiếu nhập kho chỉ có tác dụng để lưu chứ không có tác dụng kiểm soát.
- Kiểm soát quá trình xuất kho, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu tại Công ty
Giấy đề nghị cấp vật tư mặc dù có chữ ký xét duyệt của Giám đốc Công ty nhưng chỉ mang tính hình thức, nguyên vật liệu vẫn xuất kho trước khi có sự xét duyệt của Giám đốc hoặc uỷ quyền của Giám đốc. Hàng ngày, khi xuất kho vật tư thủ kho chỉ ghi lượng thực xuất vào sổ cấp vật tư mà không có một chứng từ nào được lập để chuyển giao trách nhiệm đối với vật tư xuất kho từ thủ kho sang người nhận. Vì vậy, khi xảy ra mất mát đối với vật tư không quy được trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân có liên quan. Cuối tháng, bộ phận vật tư chuyển sổ cấp vật tư lên phòng kế toán. Kế toán vật tư căn cứ vào sổ cấp vật tư nhập liệu vào máy tính và in ra các phiếu xuất kho nên phiếu xuất kho cũng chỉ có tác dụng để lưu chứ không có tác dụng để kiểm soát. Hiện tại, Công ty quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ nên đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư ta chỉ theo dõi được về mặt số lượng chứ không theo dõi được về mặt giá trị. Mặc dù nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 60 đến 70% tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Nhưng khi phát sinh chi phí, kế toán chỉ có nhiệm vụ nhập số liệu vào máy và in ra các loại chứng từ và sổ sách chứ chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích tìm nguyên nhân để có các biện pháp quản lý thích hợp.
- Các thủ tục kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Một số lao động được tuyển vào Công ty dựa trên các mối quan hệ cá nhân không qua kiểm tra trình độ tay nghề trước khi tiếp nhận. Mặc dù ở Công ty có hệ thống thẻ từ phải được quẹt vào máy chấm công khi ra vào cổng để theo dõi thời gian làm việc của công nhân nhưng sự kiểm soát này chưa chặt chẽ vì nhiều khi người này vẫn có thể quẹt thẻ thay cho người khác. Tuy Công ty đã xây dựng được một số thủ tục kiểm soát phù hợp với chế độ cũng như thực trạng của Công ty, nhưng chỉ dừng lại ở việc phản ánh chi phí này vào sổ sách liên quan mà chưa đi đến giai đoạn tiếp theo của quá trình kiểm soát là so sánh, phân tích với dự toán được lập, tìm nguyên nhân chênh lệch để từ đó có phương án hành động cụ thể.
- Các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tổng hợp và rất khó kiểm soát, tại Công ty chưa xây dựng được các thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất chung. Công ty không phân chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí nên sự biến động của khoản mục chi phí này chưa được đánh giá và có sự điều chỉnh hiệu quả. Công ty chưa đi vào đánh giá, so sánh, phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh với dự toán nên không phát hiện được các nhân tố ảnh hưởng làm tăng chi phí này và có biện pháp kiểm soát thích hợp.
Bên cạnh đó, Công ty còn sử dụng các định mức chi phí để quản lý chi phí sản xuất. Hàng tháng sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng hoặc thiết kế của phòng thiết kế, phòng kế hoạch lập kế hoạch giá thành đối với loạt sản phẩm định đưa vào sản xuất, đồng thời tiến hành lập định mức NVL và đơn giá tiền lương rồi chuyển toàn bộ số liệu sang phòng Kế toán – tài chính và các phòng ban liên quan để tiến hành công việc sản xuất. Phòng Kế toán – tài chính sử dụng số liệu do phòng Kế hoạch vật tư cung cấp ngoài việc lập các Báo cáo tài chính theo quy định còn lập thêm báo cáo quản trị trong đó có báo cáo về Chi phí nộp cho Ban Giám đốc phê duyệt. Các báo cáo này cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục, phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ.
Ban Giám đốc công ty sẽ dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương...do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá các khoản chi phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ. Bên cạnh đó, Ban Giám đốc hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, xác định chiến lược kiểm soát chi phí nhưng vẫn đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh...Khi xét thấy có vấn đề sẽ tìm biện pháp điều chỉnh. Điều chỉnh thông qua :
+ Xây dựng định mức chi phí khoa học
+ Quy định cụ thể việc phân loại chi phí
+ Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang.
+ Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch
Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp việc phân tích tình hình sử dụng chi phí sản xuất và thực hiện kế hoạch giảm giá thành sản phẩm sẽ đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm nâng ca