Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế - tài chính, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, góp phần tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, nó cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức. Hiện nay, Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó các ngành nghề trong nước ngày một phát triển đa dạng và phong phú.
Và ngành xây dựng là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá nhanh, đây là một ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy nên, sản phẩm của ngành xây dựng được rất nhiều đối tượng quan tâm. Để thu hút được vốn đầu tư các nhà quản lý phải quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vì chỉ có quản lý tốt công tác này thì mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toán quan trọng trong tất các doanh nghiệp nói chung cũng như trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán này sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các phương án tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm không đổi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và ngày càng thu hút được các nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nên trong thời gian thực tập tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long để có thể hiểu sâu hơn về thực tế của công tác kế toán này em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long”.
Trong thời gian thực tập em có thể tiếp cận với thực tế và có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành để từ đó có cơ hội quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm và nâng cao nhận thức về thực tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay.
Nội dung cơ bản của chuyên đề thực tập chuyên ngành của em gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CPXD số 4 Thăng Long.
Chương 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.
107 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế - tài chính, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế - tài chính, góp phần tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế, nó cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức. Hiện nay, Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó các ngành nghề trong nước ngày một phát triển đa dạng và phong phú.
Và ngành xây dựng là một trong những ngành có tốc độ phát triển khá nhanh, đây là một ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy nên, sản phẩm của ngành xây dựng được rất nhiều đối tượng quan tâm. Để thu hút được vốn đầu tư các nhà quản lý phải quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vì chỉ có quản lý tốt công tác này thì mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toán quan trọng trong tất các doanh nghiệp nói chung cũng như trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán này sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các phương án tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm không đổi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và ngày càng thu hút được các nhà đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nên trong thời gian thực tập tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long để có thể hiểu sâu hơn về thực tế của công tác kế toán này em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long”.
Trong thời gian thực tập em có thể tiếp cận với thực tế và có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành để từ đó có cơ hội quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm và nâng cao nhận thức về thực tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay.
Nội dung cơ bản của chuyên đề thực tập chuyên ngành của em gồm 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CPXD số 4 Thăng Long.
Chương 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG
1.1- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:
1.1.1- Quá trình Phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long được thành lập từ tháng 10/1973 thuộc Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long. Khi đó Công ty mang tên: Công ty Vật liệu và xây dựng.
Ngày 21/07/1976, Bộ GTVT ra Quyết định số 2832 - TCCB sát nhập hai Công ty: Công ty Vật tư - thiết bị và Công ty Vật liệu và xây dựng thành: Công ty Vật tư. Nhiệm vụ chính của Công ty Vật tư lúc này là cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ xây dựng cầu Thăng Long.
Ngày 19/12/1984, Bộ GTVT đã đổi tên Công ty Vật tư thành: Xí nghiệp cung ứng Vật tư - thiết bị Thăng Long, thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng cầu Thăng Long theo Quyết định số 2864/QĐ-TCCB.
Ngày 03/07/1995, Xí nghiệp cung ứng Vật tư - thiết bị Thăng Long lại được đổi tên thành: Công ty Xây dựng công trình Thăng Long, thuộc Tổng công ty Xây dựng cầu Thăng Long theo Quyết định số 3376/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ GTVT.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2750/2000/QĐ - BGTVT ngày 20/09/2000 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi: Công ty Xây dựng công trình Thăng Long thành Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.Với cơ cấu vốn điều lệ của công ty như sau:
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần: 6.810.400.000đ + Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 36,2% vốn điều lệ. + Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 60,9% vốn điều lệ. + Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp: 2,9% vốn điều lệ.
- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long.
- Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG N04 CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
- Tên gọi tắt: THANGLONGN04CONSTJ.STOCKCO.
- Trụ sở giao dịch: Đường Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh - Từ Liêm – Hà Nội.
1.1.2- Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty CPXD số 4 Thăng Long
Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn, dưới nước
Xây dựng công trình thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các loại nền móng công trình.
Gia công, lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải, kinh doanh vật liệu xây dựng, cho thuê kho bãi.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dân cư đô thị, hệ thống điện dưới 35 KVA, hệ thống nước sinh hoạt.
Sửa chữa thiết bị thi công.
Sản xuất thủ công nghiệp.
Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy và các sản phẩm cơ khí khác.
Đại lý bán lẻ xăng dầu.
Buôn bán vật tư, thiết bị, máy móc các loại phương tiện vận tải hàng tiêu dùng.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị và khu công nghiệp.
Dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh nhà.
Dịch vụ đất
1.1.3- Tình hình tài chính của Công ty CPXD số 4 Thăng Long những năm gần đây:
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2007 so với 2006
Năm 2008 so với 2007
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1.Doanh thu
101.442.287.292
102.857.252.576
130.441.077.090
1.414.965.284
1,39
27.583.824.514
26,82
2.Chi phí
92.909.553.703
95.352.994.386
120.449.850.082
2.443.440.683
2,63
25.096.855.696
26,32
3.Thuế TNDN
134.756.192
332.683.484
397.516.368
197.927.292
146,88
64.832.884
19,49
4.LN sau thuế
827.788.041
855.473.482
1.022.184.932
27.685.441
3,34
166.711.450
19,49
5.Tổng tài sản
120.869.027.729
131.258.347.514
155.219.247.325
10.893.319.785
8,60
23.960.899.811
18,25
6.Vốn CSH
8.853.131.311
9.020.988.793
8.684.905.259
155.441.633
1,77
-336.083.534
-3,73
Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2008 so với 2007 là 27.583.824.514VND( 26.82%) tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ năm 2007 so với 2006 . Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty là rất khả quan, khả năng kinh doanh của Công ty là khá tốt, điều này sẽ thu hút được các nhà đầu tư.
Mặc dù, Chi phí của Công ty năm 2008 so với 2007 tăng 25.096.855.696 VNĐ (26,32%) nhưng tỷ lệ tăng Doanh thu của Công ty vẫn cao hơn tỷ lệ tăng chí phí, điều đó chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, công trình.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty năm 2008 so với 2007 tăng 64.832.884VNĐ (19,49%) nguyên nhân là do doanh thu của Công ty tăng lên do vậy điều này cũng không có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Công ty.
Tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 23.960.899.811VNĐ (18,25%) điều này cho thấy Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tìm kiếm nhà đầu tư. Tuy nhiên, Vốn chủ sở hữu lại giảm 336.083.534 VNĐ (-3,37%) điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 là không hiệu quả bằng năm 2007.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là khả quan, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt, thu hút các nhà đầu tư. Các chỉ tiêu Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của CBCNV đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.
1.2- ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG
1.2.1- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty:
Hơn 30 năm hoạt động Công ty đã hoàn thành rất nhiều những công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp lớn, đưa vào sử dụng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Một số công trình quan trọng Công ty đã và đang thi công như: Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Vinh, Đường dẫn và cầu sông Đáy đường Láng - Hoà Lạc, cầu Tân Hà - Tuyên Quang, công trình thuỷ điện sông Chừng - Hà Giang, Đường Nội Bài - Bắc Ninh, tuyến N2 - Long An, Cầu Kiến Hưng - Hà Tây…
Để phát huy truyền thống ngành nghề đang thực hiện, Công ty phát huy thị trường truyền thống: Lào cai, Hà Giang, Hoà Bình, Hà Tây, Tuyên Quang…
Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới:
+ Phát huy truyền thống của ngành nghề và mở rộng thị trường truyền thống.
+ Định biên các phòng ban, đội, xưởng đủ về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc đề ra. Hoàn thiện Hệ thống quản lý để đảm bảo phát triển bền vững của Công ty.
+ Tuyển dụng và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Tiến hành các thủ tục để thành lập các xí nghiệp, các công ty con. Công ty từng bước chuyển đổi từ nhà thầu thi công sang nhà thầu quản lý Dự án.
+ Tập trung sửa đổi và xây dựng thêm các Quy chế mới phù hợp với tình hình và điều kiện hiện nay. HĐQT quản lý công ty bằng luật, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các Quy chế.
+ Đổi mới công nghệ, tập trung ổn định và phát triển sản xuất cho khối công nghiệp và khối thi công xây lắp, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho CBCNV trong toàn Công ty.
1.2.2- Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty:
Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG
Khi chủ đầu tư mời thầu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình…Công ty xác nhận lại nguồn thông tin đó, nếu đúng Công ty tham gia mua Hồ sơ dự thầu để biết các thông tin chi tiết như quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, dự toán và hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình.
Sau khi mua Hồ sơ dự thầu Công ty bắt đầu lập dự toán và thiết kế tổ chức thi công để mang đi đấu thầu.
Nếu Công ty thắng thầu thì sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư theo dự toán và thiết kế trong Hồ sơ dự thầu. Sau đó, Công ty có thể giao khoán cho các Đội hoặc tự tổ chức thi công. Trong quá trình thi công Công ty sẽ tổ chức nghiệm thu, thanh toán theo từng giai đoạn. Khi đã hoàn tất các giai đoạn Công ty tiến hành nghiệm thu tổng thể công trình và bàn giao cho chủ đầu tư.
1.2.3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hoạt động liên tục và có hiệu quả Công ty đã phân chia thành nhiều đội, phân xưởng, đó là: Đội điện máy, Đội cầu I, Đội cầu II, Đội đường I, Đội đường II, Đội đường III, Đội công trinh 2, xưởng BT 1, Xưởng BT 2, xưởng BT 3, xưởng BT 4, xưởng BT 5, và Trung tâm thí nghiệm.
1.3 - ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:
1.3.1- Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý trong Công ty:
Để Bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả, đảm bảo quản lý chặt chẽ trên tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tổ chức Bộ máy quản lý theo mô hình trực tiếp tham mưu và theo cơ cấu của Công ty cổ phần, có sự hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn.
Công ty có Bộ máy quản lý tương đối linh hoạt, các phòng ban chức năng làm việc có hiệu quả giúp cho lãnh đạo giám sát chặt chẽ quá trình thi công, quản lý tổ chức HTKT được tiến hành hợp lý, khoa học.
Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG
1.3.2- Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tham mưu nghiệp vụ, các Đội, Xưởng sản xuất thuộc Công ty CPXD số 4 Thăng Long:
* Phòng Kinh tế - kế hoạch:
+ Chức năng của Phòng Kinh tế - kế hoạch:
Tìm hiểu nghiên cứu thị trường và các dự án, lập hồ sơ đấu thầu và theo dõi kết quả.
Tham mưu cho Ban giám đốc về việc: Giao nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh cho các Đơn vị, Đội, Xưởng.
Lập và điều chỉnh kế hoạch Sản xuất - kinh doanh.
Thương thảo và lập các hợp đồng kinh tế.
Lập bảng giao khoán và thanh quyết toán cho các đơn vị.
Tổng hợp kế hoạch các bộ phận và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phối hợp cùng phòng Vật tư - thiết bị lập kế hoạch đầu tư toàn Công ty.
+ Nhiệm vụ của phòng Kinh tế - kế hoạch:
Hàng tháng phối hợp với các Phòng ban, Đội, Xưởng lập kế hoạch sản xuất-kinh doanh cho các đơn vị.
Căn cứ Hợp đồng kinh tế đã ký kết, cân đối khối lượng và năng lực sản xuất của từng đơn vị để phân giao nhiệm vụ cho đơn vị về mặt khối lượng.
Phối kết hợp với Phòng Kỹ thuật - thi công lên tiến độ tổng hợp để tổ chức thi công các dự án (Phòng Kỹ thuật thi công giữ vai trò chính).
Phối hợp với phòng Kỹ thuật - thi công xác định khối lưọng, chất lượng thực tế hoàn thành của các đơn vị (Phòng kỹ thuật thi công giữ vai trò chính) làm cơ sở thanh quyết toán.
Quan hệ với các cơ quan hữu quan để giải quyết các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và các vướng mắc khác, tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai thi công đúng tiến độ.
Xây dựng các định mức chi phí sản xuất.
Thực hiện đầy đủ, đúng chế độ báo cáo thống kê kế hoạch theo quy định hiện hành.
Quan hệ với Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư để tìn dự án, phân tích dự án trên cơ sở đó đề xuất để Giám đốc quyết định tham gia dự án.
Mua, lập hồ sơ dự thầu, nắm thông tin để tham mưu cho Giám đốc quyết định giá bỏ thầu.
Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mỗi dự án để rút ra bài học kinh nghiệm, giúp cho việc làm các dự án sau tốt hơn.
Căn cứ vào kết quả trúng thầu tiến hành thương thảo hợp đồng và làm thủ tục cần thiết để tổ chức cho Giám đốc ký hợp đồng với chủ đầu tư (hoặc với tổng B) và thanh lý hợp đồng.
Căn cứ vào khối lượng mà Phòng Kỹ thuật - thi công đã lập để giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công, tiến hành hạch toán chi phí sản xuất để lập bản giao khoán cho các đơn vị thi công về mặt giá trị.
Cùng các phòng ban liên quan xác định giá trị sản lượng hoàn thành để thanh toán cho các đơn vị thi công.
Tập hợp hệ số năng suất hàng tháng của các phòng ban để trình Giám đốc duyệt.
Phối hợp Phòng Tài chính - Kế toán thẩm định giá cả và các chi phí mua sắm vật tư, thiết bị nguyên - nhiên vật liệu để tham mưu cho Giám đốc ký hợp đồng mua sắm.
Quản lý tất cả các hồ sơ có liên quan đến Hợp đồng kinh tế.
Tổng hợp, phân tích, lập báo cáo gửi Giám đốc kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh (lỗ - lãi) của Công ty theo qui định.
* Phòng Kỹ thuật - thi công
+ Chức năng của Phòng Kỹ thuật - thi công:
Quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất.
Đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.
+ Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - thi công:
Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHKT - CN vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Phối hợp với Phòng Kinh tế - Kế hoạch bóc tách, tính toán khối lượng, lập hồ sơ đấu thầu.
Lập biện pháp tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động của các công trình, trình Giám đốc duyệt trước khi cho triển khai thi công. Đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
Lập phiếu nghiệm thu sản phẩm hoàn thành làm cơ sở cho Phòng Kinh tế - kế hoạch xác nhận khối lượng thực hiện và làm cơ sở đề phòng Kinh tế - Kế hoạch và phòng Vật tư - Thiết bị thanh quyết toán.
Tham mưu cho Giám đốc về thẩm định chất lượng xe máy - thiết bị của Công ty.
Tiếp nhận, quản lý, sử dụng toàn bộ hồ sơ kỹ thuật các dự án, các hồ sơ hoàn công, các chứng chỉ liên quan đến chất lượng công trình.
Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức thi công về góc độ kỹ thuật trên các công trình do Công ty quản lý.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và luật pháp nhà nước về quản lý chất lượng công trình, sản phẩm của Công ty.
Theo dõi, giám sát, đôn đốc và tổng hợp việc thực hiện kế hoạch đề ra.
Lập luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Tổng hợp toàn bộ kế hoạch đầu tư trong Công ty và đôn đốc giám sát việc thực hiện.
* Phòng Tài chính - kế toán:
+ Chức năng của Phòng Tài chính - kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính của Công ty.
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp, phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế toán:
Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện theo đúng pháp lệnh kế toán và thống kê của nhà nước ban hành như: Hệ thống các chứng từ ghi chép ban đầu, Hệ thống tài khoản và sổ sách, Hệ thống biểu mẫu báo cáo, hệ thống và tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất - kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy và công tác kế toán thông kê.
Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh và sử dụng kinh phí của Công ty.
Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trong Công ty có liên quan đến công tác hạch toán kế toán, thống kê.
Kiểm tra, kiểm soát việc tiến hành các cuộc kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng chủ trương và chế độ của Nhà nước. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, hạng mục công trình, sảm phẩm, dịch vụ kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty, phát hiện ra những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những trì trệ trong sản xuất - kinh doanh, đồng thời đề ra biện pháp khắc phục để đảm bảo hoạt đông sản xuất - kinh doanh có hiệu quả hơn.
Lập đầy đủ và gửi đúng kỳ các Báo cáo tài chính, thống kê theo chế độ qui định.
Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán Nhà nước qui định của cấp trên về thống kê thông tin kinh tế cho các đơn vị, cá nhân có liên quan trong Công ty.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà nước.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về tính chính xác, đúng đắn số liệu tài chính của Công ty.
Vận dụng chế độ, chính sách Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính và hạch toán kế toán vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty sao cho phù hợp và ra các qui định hướng dẫn cụ thể.
* Phòng Vật tư - thiết bị:
+ Chức năng của phòng vật tư - thiết bị:
Tham mưu cho việc cung ứng mua sắm, quản lý và thanh lý vật tư. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng vật tư cho các công trình theo kế hoạch.
Kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm vật tư, nhiên liệu.
Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch đầu tư, mua sắm, quản lý thiết bị, kế hoạch nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, thanh lý các thiết bị.
+ Nhiệm vụ của phòng vật tư - thiết bị:
Trực tiếp cung ứng vật tư - thiết bị cho các đơn vị trong toàn Công ty. Cùng các phòng liên quan lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của Công ty.
Khảo sát thị trường, giá cả, chủng loại, tính năng kỹ thuật, chất lượng, đề xuất làm hợp đồng mua máy, thiết bị. Quản lý chủng loại, số lượng, tính năng tác dụng, chất lượng máy, thiết bị hiện có.
Lập kế hoạch quản lý, bố trí sử dụng.