Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng, biểu
Lời mở đầu
Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY1THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)1
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Thông tin di động (VMS)4
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.8
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Thông tin di động.10
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động.10
1.4.2 Hệ thống chứng từ13
1.4.3 Chế độ tài khoản15
1.4.4 Hình thức ghi sổ:16
1.4.5 Báo cáo kế toán :17
1.4.6 Các phương pháp kế toán:18
Chương II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)19
2.1. Đặc điểm về chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại Công ty Thông tin di động (VMS).19
2.2. Kế toán chi phí20
2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán21
2.2.1.1 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh21
2.2.1.2 Giá vốn hàng hóa đã bán29
2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng32
2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN)36
2.2.4 Kế toán chi phí tài chính40
2.3 Kế toán doanh thu42
2.3.1 Kế toán doanh thu viễn thông43
2.3.1.1 Kế toán doanh thu cước dịch vụ thông tin di động43
2.3.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng hóa51
2.3.1.3 Kế toán doanh thu dịch vụ khác52
2.3.2 Kế toán doanh thu dịch vụ nội bộ53
2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu55
2.5 Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty.56
Chương III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)59
3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại Công ty Thông tin di động.59
3.1.1. Những ưu điểm59
3.1.1.1 Về hệ thống chứng từ59
3.1.1.2 Về hệ thống tài khoản59
3.1.1.3 Về hệ thống sổ kế toán60
3.1.1.4 Về hệ thống báo cáo kế toán61
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân62
3.1.2.1 Về hệ thống chứng từ62
3.1.2.2 Về hệ thống tài khoản sử dụng trong việc hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả.62
3.1.2.3 Về hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả.63
3.1.2.4 Về hệ thống báo cáo sử dụng trong kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả.63
3.1.2.5 Những tồn tại khác63
Về tổ chức bộ máy kế toán66
3.2 Hoàn thiện kế toán, chi phí doanh thu và xác định kết quả tại Công ty Thông tin di động (VMS).67
3.2.1. Kiến nghị về chứng từ kế toán.67
3.2.2 Kiến nghị về tài khoản68
3.2.3 Kiến nghị về sổ kế toán.68
3.2.4 Kiến nghị về báo cáo kế toán dưới góc độ kế toán quản trị69
3.2.5 Các kiến nghị khác73
3.2.5.1 Kiến nghị về công tác hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả.73
3.2.5.2 Kiến nghị về tổ chức bộ máy kế toán75
3.2.5.3 Kiến nghị về bộ máy kế toán quản trị76
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)
Tên đơn vị: Công ty Thông tin di động
Tên tiếng Anh: Viet Nam Mobile Telecom Services Company (VMS)
Địa chỉ: Số 216 Đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Vốn điều lệ: 55.953.000.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ chín trăm năm mươi ba triệu đồng)
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT).
Công ty được thành lập ngày 16/04/1993 theo Quyết định số 321/QĐ – TCCB – LĐ của Tổng Cục Bưu điện và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0106001032 ( số cũ 100128). Công ty là đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tại khoản tại Ngân hàng trong và ngoài nước, Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước.
Kể từ ngày đầu thành lập vào năm 1993 dưới sự lãnh đạo của giám đốc là ông Đinh Văn Phước đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển vượt bậc. Năm 1994, công ty thành lập hai trung tâm thông tin di động Khu vực I và II tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Công ty VMS được đánh dấu bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Co-Operation Contract) thời hạn 10 năm với tập đoàn Comvik/ Kinnevik của Thụy Điển và ngày 19/05/1995 được cấp phép theo giấy phép đầu tư số 1242/GP của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) nay là Bộ kế hoạch đầu tư (MPI). Đây được đánh giá là một trong số các hợp đồng hợp tác thành công nhất của Việt Nam nâng cao rõ rệt tiềm năng và vị thế của công ty Thông tin di động. Cũng vào năm này, công ty thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III tại Đà Nẵng. Đến năm 2005, Công ty ký thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Cũng trong năm nay, Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước. Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đến năm 2006, Công ty tiếp tục thành lập trung tâm thông tin di động khu vực IV tại thành phố Cần Thơ. Và năm 2008, Công ty thành lập trung tâm thông tin di động khu vực V tại thành phố Hải Phòng và trung tâm dịch vụ GTGT tại Hà Nội. Đây cũng là năm kỷ niêm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động. Khẳng định vị thế của mình sau 15 năm hoạt động, Công ty là một trong các mạng viễn thông đứng đầu về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam và 4 năm liền (2005 - 2008) được bình chọn là mạng thông tin di động có chất lượng tốt nhất Việt Nam.
Sự phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)
Trong những năm gần đây, ngành Viễn thông di động phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Cùng với nhịp độ phát triển đó, Công ty Thông tin di động với thương hiệu MobiFone là một trong những doanh nghiệp đi đầu. Sau đây là số liệu thống kê một số chỉ tiêu chính về tình hình kinh doanh và tài chính của Trung tâm trong 2 năm vừa qua:
100 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại công ty thông tin di động (vms), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (VMS)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)
Tên đơn vị: Công ty Thông tin di động
Tên tiếng Anh: Viet Nam Mobile Telecom Services Company (VMS)
Địa chỉ: Số 216 Đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Vốn điều lệ: 55.953.000.000 đồng (Năm mươi lăm tỷ chín trăm năm mươi ba triệu đồng)
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT).
Công ty được thành lập ngày 16/04/1993 theo Quyết định số 321/QĐ – TCCB – LĐ của Tổng Cục Bưu điện và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0106001032 ( số cũ 100128). Công ty là đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tại khoản tại Ngân hàng trong và ngoài nước, Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy hiệu quả nhất nguồn vốn của Nhà nước.
Kể từ ngày đầu thành lập vào năm 1993 dưới sự lãnh đạo của giám đốc là ông Đinh Văn Phước đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển vượt bậc. Năm 1994, công ty thành lập hai trung tâm thông tin di động Khu vực I và II tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Công ty VMS được đánh dấu bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Co-Operation Contract) thời hạn 10 năm với tập đoàn Comvik/ Kinnevik của Thụy Điển và ngày 19/05/1995 được cấp phép theo giấy phép đầu tư số 1242/GP của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) nay là Bộ kế hoạch đầu tư (MPI). Đây được đánh giá là một trong số các hợp đồng hợp tác thành công nhất của Việt Nam nâng cao rõ rệt tiềm năng và vị thế của công ty Thông tin di động. Cũng vào năm này, công ty thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III tại Đà Nẵng. Đến năm 2005, Công ty ký thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển). Cũng trong năm nay, Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động nhằm thu hút vốn đầu tư và nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước. Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, đến năm 2006, Công ty tiếp tục thành lập trung tâm thông tin di động khu vực IV tại thành phố Cần Thơ. Và năm 2008, Công ty thành lập trung tâm thông tin di động khu vực V tại thành phố Hải Phòng và trung tâm dịch vụ GTGT tại Hà Nội. Đây cũng là năm kỷ niêm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động. Khẳng định vị thế của mình sau 15 năm hoạt động, Công ty là một trong các mạng viễn thông đứng đầu về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam và 4 năm liền (2005 - 2008) được bình chọn là mạng thông tin di động có chất lượng tốt nhất Việt Nam.
Sự phát triển của công ty Thông tin di động (VMS)
Trong những năm gần đây, ngành Viễn thông di động phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Cùng với nhịp độ phát triển đó, Công ty Thông tin di động với thương hiệu MobiFone là một trong những doanh nghiệp đi đầu. Sau đây là số liệu thống kê một số chỉ tiêu chính về tình hình kinh doanh và tài chính của Trung tâm trong 2 năm vừa qua:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2007, 2008 tại Công ty Thông tin di động
Đơn vị tính: 1.000 đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
(sau kiểm toán)
(1)
Năm 2007
(sau kiểm toán)
(2)
Chênh lệch
±
(%)
1
Doanh thu
17.041.909.057
14.231.417.312
+ 2.810.491.745
+ 19,75
2
Lợi nhuận
3.600.589.023
3.029.012.476
+ 571.576.547
+ 18,87
3
Tổng Tài sản
14.058.966.967
9.412.156.480
+ 4.646.810.480
+ 49,37
4
Tài sản cố định
3.699.918.024
1.950.765.520
+ 1.749.152.504
+ 89,66
5
Vốn Chủ sở hữu
10.978.183.029
7.409.617.411
+ 3.568.565.609
+ 48,16
6
Nộp ngân sách
3.168.857.020
3.539.050.976
- 370.193.956
- 10,46
7
Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu
0,7809
0,7872
- 0,0063
- 0,81
( Theo số liệu trong báo cáo kế toán năm 2008 sau kiểm toán và năm 2007 sau kiểm toán của Công ty Thông tin di động)
Qua số liệu, ta có thể thấy được tốc độ phát triển của Công ty Thông tin di động tăng một cách đáng kể, doanh thu của Công ty năm 2008 đã tăng +19,75% so với năm 2007 (tức là tăng +2.810.491.745.000 đồng). Điều này có ý nghĩa đối với Công ty (góp phần tăng lợi nhuận) và đối với xã hội (góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội). Doanh thu tăng là một trong những nguyên nhân làm lợi nhuận của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng +571.576.547.000 đồng (tức là tăng + 18.87%). Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi nhuận lại nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này chứng tỏ tình hình tiết kiệm chi phí của Công ty năm 2008 đã có giảm so với năm 2007. Mức chênh lệch tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận là không nhiều nên chứng tỏ chi phí chưa bị sử dụng quá lãng phí. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn phải chú ý đến việc sử dụng lãng phí chi phí này và cần có biện pháp khắc phục để tăng cao hơn nữa lợi nhuận của Công ty. Tiết kiệm chi phí sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành. Đây là vấn đề cốt lõi để Công ty có thể mở rộng được thị trường và cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động khác bằng giá cả.
Năm 2008 số phải nộp Ngân sách Nhà nước giảm so với năm 2007, cụ thể khoản thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước của Công ty giảm -370.193.956.000 đồng (tức là giảm – 10,46%).
Để có được kết quả như vậy, Công ty luôn chú trọng đầu tư vào Tài sản cố định (cụ thể Tổng Tài sản tăng + 4.646.810.480.000 đồng, trong đó tài sản cố định tăng + 1.749.152.504.000 đồng tức là chiếm đến 37,64% của tổng Tài sản tăng). Điều này là phù hợp với ngành nghề hoạt động của Công ty là kinh doanh dịch vụ thông tin di động.
Năm 2008, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 1.749.152.504.000 đồng (tương đương + 48,16%), trong khi đó, tốc độ tăng của nguồn vồn (bằng tốc độ tăng của tổng Tài sản) là + 49,37%, tức là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng của Nguồn vốn. Như vậy, hệ số tài trợ Vốn chủ sỡ hữu năm 2008 đã giảm so với năm 2007 (- 0,003). Tuy nhiên, mức giảm là nhỏ không đáng kể, hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu cả hai năm đều ở mức cao nên không ảnh hưởng nhiều, doanh nghiệp vẫn đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động tài chính.
Đồng thời, năm 2008 là năm có tỷ lệ lạm phát rất cao, ở mức hai con số nhưng với các chỉ tiêu này ta có thể thấy, lợi nhuận Công ty tạo ra không những có thể bù đắp được lạm phát và còn tạo ra sự phát triển dương.
Với vị thế là một trong những nhà cung cấp đứng đầu thị trường thông tin di động hiện nay, Công ty đang cố gắng phát huy thế mạnh để mở rộng hơn nữa khách hàng, thị trường và giữ chân các khách hàng truyền thống nhằm duy trì và phát huy vị thế hiện có.
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Thông tin di động (VMS)
Bộ máy tổ chức tại Công ty Thông tin di động được thể hiện qua sơ đồ (sơ đồ 1.1.)
Mỗi bộ phận, phòng ban trong bộ máy quản lý thực hiện những nhiệm vụ, chức năng khác nhau:
Giám đốc công ty – Ông Lê Ngọc Minh: là người có nhiệm vụ điều hành, chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của công ty, người chủ tài khoản có quyền quyết định các vấn đề của công ty. Ngoài Giám đốc còn có Phó Giám đốc phụ trách những vấn đề liên quan đến các mảng hoạt động cụ thể: Tài chính, đầu tư kỹ thuật, Kinh doanh và các phó giám đốc kiêm giám đốc các Trung tâm khu vực I, III
Trung tâm thông tin di động khu vực I: có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh).
Trung tâm Thông tin di động khu vực II: có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh).
Trung tâm Thông tin di động khu vực III: có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc).
Trung tâm Thông tin di động khu vực IV: có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Trung tâm Thông tin di động khu vực V: có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Trung tâm dịch vụ GTGT: có trụ sở tại Hà Nội, chịu tránh nhiệm kinh doanh, khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng thông tin di động MobiFone cả nước.
Xí nghiệp thiết kế : có trụ sở tại Hà Nội, có nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
Phòng tổ chức hành chính: là đơn vị tổng hợp hành chính, triển khai và tổ chức cán bộ, nhân sự, đào tạo, tiền lương, quản trị hành chính…
Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: là đơn vị tham mưu giúp giám đốc quản lý tài chính và tổ chức triển khai và thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính.
Phòng chăm sóc khách hàng: Triển khai và thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về dịch vụ viễn thông mà công ty cung cấp.
Phòng giá cước – Tiếp thị: Triển khai và thực hiện công tác marketing, giá cước và phát triển thương hiệu nhằm mục tiêu thu hút ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp.
Phòng Kế hoạch – bán hàng: Triển khai và thực hiện công tác kế hoạch, công tác bán hàng và triển khai phát triển kênh phân phối
Phòng Quản lý Đầu tư – Xây dựng: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về đầu tư xây dựng, giám sát công tác đầu tư xây dựng.
Phòng Công nghệ - Phát triển mạng: Triển khai và thực hiện công tác nghiên cứu phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho mạng thông tin di động và các dịch vụ nhằm mục tiêu cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chất lượng cao nhất.
Phòng quản lý kỹ thuật: điều hành và khai thác mạng lưới thông tin di động của Công ty, trực tiếp phụ trách các trạm thu phát sóng đảm bảo cho mạng được hoạt động thông suốt.
Phòng xuất nhập khẩu: Triển khai và thực hiện công tác xuất nhập khẩu các thiết bị về thông tin di động, các vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng Tin học: Triển khai và thực hiện công tác quản lý các ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạng tin học phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Phòng thanh toán cước phí: Quản lý công tác thanh toán cước phí với khách hàng.
Phòng Xét thầu: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc quản lý, triển khai việc thực hiện xét và lựa chọn nhà thầu đối với các dự án thuộc nguồn vốn tái đầu tư của Công ty và các dự án được giao khác, đồng thời phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác.
Phòng Thẩm tra quyết toán: Triển khai và thực hiện công tác thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư.
Trung tâm tính cước và đối soát cước: Triển khai và thực hiện công tác quản lý, điều hành, vận hành khai thác hệ thống tính cước và quản lý khách hàng; hệ thống đối soát cước, hệ thống IN và các hệ thống thanh toán điện tử khác.
Ban quản lý dự án: Triển khai và thực hiện công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, công trình kiến trúc.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty thông tin di động là doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:
Lắp đặt và kinh doanh hệ thống thông tin di động Cellular kỹ thuật số và lắp đặt khai thác và kinh doanh hệ thống nhắn tin [Paging], lắp ráp và sản xuất thiết bị thông tin di động và nhắn tin. Sản phẩm chính: dịch vụ điện thoại di động và nhắn tin trên địa bàn cả nước.
Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới kinh doanh dịch vụ thông tin di động bao gồm cả nhắn tin; lắp ráp và sản xuất các thiết bị thông tin di động. Bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên ngành thông tin di động, viễn thông điện tử tin học và các trang thiết bị liên quan khác. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động. Xuất nhập khẩu kinh doanh vật tư thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị;
Vận hành, khai thác mạng lưới;
Kinh doanh dịch vụ thông tin di động bao gồm cả nhắn tin;
Lắp ráp và sản xuất các thiết bị thông tin di động;
Bảo trì và sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, viễn thông, điện tử tin học và các trang thiết bị liên quan khác;
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin di động, xuất khẩu, nhập khẩu;
Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị;
Để cung ứng dịch vụ viễn thông di động đến khách hàng, Công ty Thông tin di động đang sử dụng công nghệ GSM – một trong những công nghệ thông tin di động tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Sản phẩm thông tin di động công ty cung cấp hiện nay bao gồm: MobiGold, MobiCard, Mobi4U, MobiPlay, MobiEZ, MobiQ, Mobi365, Momo. Mỗi sản phẩm có những tiện ích riêng phù hợp với từng nhu cầu, sở thích của khách hàng. Các loại hình sản phẩm đó có thể được chia thành 2 loại. Cụ thể:
Dịch vụ thông tin di động trả sau – MobiGold: MobiGold là loại hình dịch vụ mà khách hàng không bị giới hạn về thời gian sử sụng, mức cước dịch vụ thoại rẻ, phạm vi phủ rộng, có khả năng liên lạc quốc tế hai chiều với trên 70 quốc gia trên thế giới. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải trả một mức cước cố định hàng tháng và cước thông tin tương ứng với thời gian, số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Cuối mỗi tháng, hệ thống tín cước sẽ cộng dồn để tính số cước phí phát sinh trong tháng đó của khách hàng.
Dịch vụ thông tin di động trả trước: (MobiCard, Mobi4U, MobiPlay, MobiEZ, MobiQ, Mobi365, Momo): các loại hình dịch vụ này phù hợp với từng nhóm khách hàng có nhu cầu riêng biệt. Các dịch vụ sử dụng phần mềm Intelligent Network và tính cước trực tuyến online. Mỗi lần khách hàng sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của Công ty thì hệ thống sẽ tự động kiểm tra. Nếu thấy đủ điều kiện (còn tiền và còn thời gian sử dụng dịch vụ ) thì sẽ kết nối với tổng đài. Đồng thời, hệ thống cũng tính toán trừ cước trực tiếp vào tài khoản của người sử dụng.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, Công ty còn mở rộng cung cấp thêm các dịch vụ GTGT. Hiện nay, số lượng dịch vụ GTGT mà Công ty cung cấp đã vượt quá con số 40 bao gồm hai loại:
Loại hình dịch vụ không có nội dung: là loại hình dịch vụ mà bản thân công nghệ GSM tự động đưa ra nội dung cho các thuê bao hoặc do thuê bao tự đưa ra như: hiển thị cuộc gọi đến, hộp thư thoại, MobiChat,…
Loại hình dịch vụ có nội dung: là loại hình dịch vụ mà bản thân Công ty phải đưa ra nội dung và chuyển tải xuống các thuê bao có nhu cầu như MobiFun, MobiScore, Wap, xem điểm thi đại học…
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Thông tin di động.
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động.
Bộ máy kế toán tại Công ty Thông tin di động được tổ chức theo sơ đồ 1.2
Trong đó:
Trưởng phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính: Là người đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thống kê thông tin kinh tế và hệ thống kinh tế trong Công ty, là người tham mưu, giúp cho giám đốc về quản lý, điều hành, theo dõi thực hiện công tác tài chính của Nhà nước tại đơn vị.
Phó phòng phụ trách kế toán thống kê: có nhiệm vụ thay mặt trưởng phòng giám sát các nghiệp vụ về chuyên môn kế toán, thống kê đảm bảo việc thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh.
Phó phòng phụ trách tài chính, chế độ, kiểm tra: có nhiệm vụ cùng với kế toán trưởng thực hiện công tác quyết toán cũng như thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của Công ty, kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính.
Kế toán thanh toán: bao gồm kế toán tiền mặt và kế toán TGNH
Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ có nhiệm vụ ghi chép hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ có liên quan đến việc thu chi tiền mặt của Công ty.
Kế toán TGNH: có nhiệm vụ theo dõi hạch toán các khoản thu chi bằng tiền gửi ngân hàng thông qua cá chứng từ như giấy báo Nợ, giấy báo Có, ủy nhiệm chi…của các ngân hàng như SeaBank, VietcomBank…
Kế toán vật tư: theo dõi tình hình thu mua hàng hóa như máy đầu cuối, simcard, phụ kiện…, nguyên vật liệu như thẻ sim, vật tư dự phòng…, theo dõi tình hình nhập - xuất – tồn vật tư và tính giá thành thực tế vật tư xuất trong kho Công ty.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tính toán xác định quỹ tiền lương của đơn vị, tính lương cho công nhân viên và theo dõi các khoản phải trả công nhân viên, thuế thu nhập cá nhân phải nộp, tính toán các khoản phải trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ.
Kế toán thuế kiêm kế toán XDCB: Hoàn thành báo cáo thuế nộp lên cơ quan chủ quản và cơ quan thuế dựa trên những tài liệu từ kế toán khác cung cấp. Kết hợp với các nhân viên kế toán phần hành khác để thực hiện thanh toán, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công trình đầu tư XDCB và tiến hành quyết toán theo công trình, hạng mục công trình và theo nhà thầu.
Kế toán TSCĐ: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có của toàn doanh nghiệp, cũng như của từng bộ phận sử dụng TSCĐ; tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chí phí quản lí theo mức độ hao mòn của TSCĐ và chế độ tài chính quy định.
Kế toán tổng hợp: Là kế toán có chức năng nhiêm vụ cơ bản là tổng hợp số liệu của Văn phòng Công ty và các trung tâm để vào các sổ tổng hợp, thực hiện các công tác kế toán cuối kỳ, lập các báo cáo nội bộ và cho bên ngoài theo định kỳ báo cáo.
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm trực về quỹ tiền mặt của Công ty; căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thực hiện nhập, xuất tiền mặt VND và các ngoại tệ khác, ngân phiếu của Công ty và vào Sổ quỹ, cuối ngày đối chiếu sổ Quỹ với số kế toán chi tiết tiền mặt.
Ngoài ra, tại phòng kế toán của Công ty còn có các chuyên viên thống kê mang tính chất đặc trưng của một Công ty cung cấp dịch vụ Viễn thông di động đó là: chuyên viên về đối soát và ăn chia cước, chuyên viên về thẻ trả trước, chuyên viên về thống kê, chuyên viên về tài chính và chuyên viên về chế độ và kiểm tra.
1.4.2 Hệ thống chứng từ
Với đặc thù kinh doanh dịch vụ Viễn thông di động nên công ty sử dụng nhiều loại chứng từ khác nhau, bao gồm cả hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn. Nói chung, Công ty vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/QĐ – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006.
Cụ thể, hệ thống chứng từ của Công ty bao gồm:
Chứng từ tiền mặt: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán, biên bản kiểm kê quỹ.
Chứng từ tiền gửi ngân hàng: giấy báo nợ, giấy báo Có, ủy nhiệm chi
Chứng từ tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, báo cáo làm thêm giờ, văn bản thỏa thuận làm thêm giờ, phiếu duyệt yêu cầu làm thêm giờ, sổ lương, thanh toán tiền lương hợp đồng thời vụ.
Chứng từ hàng hóa, vật tư: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa.
Chứng từ tài sản cố định: thẻ TSCĐ, tờ đề nghị thanh toán, quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, hợp đồng, biên bản nghiệm thu TSCĐ, Hóa đơn GTGT, Thanh lý hợp đồng…
Chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý…
Chứng từ thuế: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra…
Trong đó: Hóa đơn GTGT của Công ty tuân theo mẫu hóa đơn GTGT chung của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn tự in có ký hiệu là VA/2008T và số thứ tự xxxxxx (theo mẫu phụ lục số 1.1)
Ngoài ra, Công ty cũng có một số hóa đơn chứng từ mang tính đặc thù phù hợp với ngành nghề kinh doanh của đơn vị như: Biên bản xác nhận đối soát doanh thu đại lý, biên bản đối