Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hoá dầu Petrolimex

Chuyên đề được bố cục theo 3 phần sau: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doang nghiệp KD TMại. Phần II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Hoá dầu Petrolimex. Phần III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Hoá dầu Petrolimex. Phần I: Những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh Thương Mại. I.Vị trí của nhập khẩu và nhiệm vụ hạch toán: 1. Khái niệm, vị trí và điều kiện nhập khẩu hàng hoá: * Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá nước ta mua của nước ngoài theo hợp đồng kí kết giữa các thương nhân trong nước với nước ngoài. Hàng nhập khẩu thường nguyên đai nguyên kiện, nguyên toa, nguyên tàu, bên ngoài ghi rõ các ký hiệu để tiện cho việc giao nhận, vận chuyển. Hàng được coi là đ• nhập khẩu khi có xác nhận của Hải quan biên giới ( Cảng, ga, sân bay, cửa khẩu). - Hàng mua của các tổ chức kinh tế nước ngoài theo các hợp đồng mua bán ngoại thương đ• kí kết. - Hàng nhận của nước ngoài viện trợ cho nước ta trên cơ sở các hiệp định, nghị định thư của Chính phủ nước ta kí với các nước giao cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện. - Hàng ở nước ngoài đưa vào triển l•m hội chợ ở nước ta sau đó được các tổ chức kinh tế trong nước mua và thanh toán bằng ngoại tệ. Thời điểm xác định nhập : Được hiểu là thời điểm doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá đó. Thời điểm này là tuỳ thuộc vào phương thức giao hàng và phương thức vận chuyển, cụ thể như sau: - Nếu vận chuyển bằng đường biển thì được tính là hàng nhập khẩu kể từ ngày hải quan kí xác nhận vào tờ khai hàng hoá nhập khẩu. - Nếu vận chuyển bằng đường bộ thì tính từ ngày hàng hoá được vận chuyển đến ga, biên giứi theo quy định của hải quan. - Nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì được coi là hàng nhập khẩu kể từ ngày hàng hoá được vận chuyển đến sân bay của nước ta theo xác nhận của hải quan hàng không. - Thời điểm ghi chép hàng nhập khẩu được hiểu là thời điểm người nhập khẩu ( người mua ) nhận được bộ chứng từ về hàng hoá đó. * Điều kiện kinh doanh Nhập khẩu hàng hoá: - Quyền kinh doanh Nhập khẩu hàng hoá: Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được quyền Nhập khẩu hàng hoá theo ngành, nghề đ• ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đ• đăng ký m• số tại Cục hải quan tỉnh, thành phố theo quy định. - Quyền được uỷ thác Nhập khẩu: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đ• đăng ký m• số doanh nghiệp XNK được quyền uỷ thác Nhập khẩu hàng hoá Nhập khẩu phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ thương mại, thương nhân chỉ được uỷ thác Nhập khẩu trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ thương mại. - Quyền được nhận uỷ thác Nhập khẩu: Thương nhân đ• đăng ký m• số doanh nghiệp kinh doanh XNK có quyền được nhận uỷ thác Nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá có giấy phép của Bộ thương mại, thương nhân chỉ được nhận uỷ thác Nhập khẩu trong phạm vi, số lượng và giá trị ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy phép của Bộ thương mại. Thương nhân nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép của Bộ thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác nhập khẩu. - Quyền được nhận gia công cho thương nhân nước ngoài:Thương nhân Việt nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho thương nhân nước ngoài không hạn chế về số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với các mặt hàng gia công thuộc danh mục hàng hoá cấm XNK và tạm ngừng XNK, thương nhân chỉ được ký hợp đồng khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ thương mại. - Quyền được đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài: Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hoá đ• được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo qui định của pháp luật. - Quyền được làm đại lý mua hàng hoá của nước ngoài: Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với mặt hàng đại lý, có hoặc không có đăng ký m• số doanh nghiệp kinh doanh NK được quyền làm đại lý mua hàng của thương nhân nước ngoài; được trực tiếp nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng đại lý mua của thương nhân nước ngoài những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay tạm ngừng nhập khẩu. Đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, thương nhân Việt Nam chỉ được mua trong phạm vi số lượng hoặc trị giá ghi tại văn bản phân bổ hạn mức hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. 2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh tế tương đối phức tạp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu người mua và người bán thuộc các quốc gia khác nhau có trình độ quản lý phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương ở mỗi quốc gia khác nhau. - Kinh doanh nhập khẩu có thị trường rộng lớn cả trong và ngoài nước chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển sản xuất thị trường trong và ngoài nước. - Thời gian một vòng lưu chuyển hàng hoá dài hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước, các điều kiện địa lý, phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán có ảnh hưởng không ít đến quá trình kinh doanh làm cho thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách xa. - Phương thức thanh toán, giao nhận đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào những điều khoản đ• kí kết trong hợp đồng và phải phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế. 3, Vai trò của nhập khẩu: Hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động của công cuộc hội nhập nền kinh tế các quốc gia. Đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, nhập khẩu có vai trò quan trọng và là một trong những mục tiêu để tăng trưởng xuất khẩu và dịch vụ trong những năm tới. Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại và nó cung cấp nguyên vật liệu cho nền kinh tế. Với lượng xăng dầu phụ tùng xe máy ô tô…. nhập hàng năm đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh trong nước. Trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001- 2010 của Thủ tướng Chính phủ chỉ thị số 22/ CT- TTg thì nhập khẩu phải được định hướng chặt chẽ và tăng trưởng 14%/ năm. Nhập khẩu tác động mạnh mẽ đến sự đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cáu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước góp phần vào sự phát triển cân đối và ổn định kinh tế. Nhập khẩu là một bộ phận cấu thành cán cân thanh toán xuất nhập khẩu, thông qua cán cân thanh toán người ta đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một đất nước, một nền kinh tế được cho là ở trạng thái tốt nếu cán cân đó cân bằng hoặc xuất siêu. Nhập khẩu là hoạt động đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Đồng thời nhập khẩu có tác dụng tích cực thúc đẩy xuất khẩu vì nhập khẩu có thể là đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra nhập khẩu tác động kìm giữ giá cả, điều tiết quan hệ cung cầu về hàng hoá trên thị trường. Mặt khác nhập khẩu cũng tạo môi trường cạnh tranh kích thích sản xuất trong nước tự cải tiến và hoàn thiện sản phẩm của mình. 4. Các phương thức nhập khẩu: Nhập khẩu là một lĩnh vực phong phú và đa dạng được tiến hành theo nhiều phương thức và lĩnh vực khác nhau. Xét về phương thức, nhập khảu bao gồm 2 phương thức, nhập khẩu theo Nghị định thư và nhập khẩu ngoài Nghị định Thư ( còn gọi là phương thức tự cân đối). - Nhập khẩu theo định thư: là phương thức mà các doanh nghiệp phải tuân theo các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chính phủ đ• kí kết với Chính phủ các nước khác những nghị định thư hoặc Hiệp định thư về trao đổi hàng hoá giữa hai nước và giao cho một số đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thực hiện. Các đơn vị này có nhiệm vụ mua hàng ở nước ngoài về bán trong nước, đối với ngoại tệ thu được phải nộp vào quỹ tập trung của Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phương thức nhập khẩu theo nghị định thư rất ít trừ những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt.

doc87 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hoá dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan