Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá ở Công ty TNHH Á Châu
Mục lục Lời mở đầu1 Chương I: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại DNTM2 I. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và nghiệp vụ kế toán2 1. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá2 1.1. Khái niệm2 1.2. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp3 1.3. Các phươg thức tiêu thụ hàng hoá.3 1.4. Giá bán hàng4 1.5. Phạm vi và thời điểm xác định là tiêu thụ hàng hoá4 1.6. Các phương thức thanh toán5 2. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và nhiệm vụ kế toán6 2.1. Nội dung yêu cầu quản lý nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá6 2.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.6 II. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp Thương mại6 1. Vai trò và yêu cầu của kế toán tiêu thụ hàng hoá6 2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp Thương mại theo chế độ kế toán hiện hành.7 2.1. Hạch toán ban đầu:7 2.2. Hạch toán tổng hợp:7 2.3. Trình tự hạch toán11 2.4. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán20 2.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán22 Chương II: Thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ tại Công ty TNHH máy tính á châu27 I. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán ở Công ty27 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty27 1.1. Vài nét về lịch sử phát triển27 1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty27 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý27 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty29 2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán29 2.2. Hình thức kế toán của Công ty30 II. Thực hiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty á Châu31 1. Tình hình tổ chức tiêu thụ và quản lý nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty31 2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty31 2.1. Chứng từ sử dụng31 2.3. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá38 2.4. Phương pháp tính giá vốn hàng bán ở Công ty40 2.5. Sổ kế toán phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.41 III. Đánh giá thực trạng kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty45 1. Những ưu điểm của Công ty45 1.1. Về công tác tổ chức kế toán của Công ty45 1.2. Về công tác tổ chức nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty46 2. Một số hạn chế cần khắc phục46 Chương III: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại Công ty NHHH á Châu48 I. Nội dung và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá.48 1. Nội dung của hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá48 2. Yêu cầu của hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá48 1. Về sử dụng chứng từ và luân chuyển chứng từ49 2. Về tài khoản sử dụng và hạch toán50 Kết luận54 Chương I Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại DNTM I. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và nghiệp vụ kế toán 1. Đặc điểm của nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá 1.1. Khái niệm Tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của DNTM là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ trong đó Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu về hàng hoá và dịch vụ cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền hay quyền đòi tiền. Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của DNTM thường đồng nghĩa với việc bán sản phẩm, hàng hoá ra khỏi Doanh nghiệp. Tuy nhiên ta không nên hiểu tiêu thụ hàng hoá chỉ đơn thuần là hành vi bán hàng. Thực ra bán hàng chỉ là hành vi cuối cùng nhất biểu hiện cho sự thay đổi về mặt hình thái giá trị cho quá trình tổ chức lưu chuyển hàng hoá. Vì vậy cần hiểu rõ bản chất của tiêu thụ hàng hoá dưới góc độ kinh tế và dưới góc độ kỹ thuật. - Về mặt kinh tế: Bản chất của tiêu thụ hàng hoá và sự thay đổi hình thái giá trị hàng hoá. Qua tiêu thụ hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và dòng chu chuyển vốn của DNTM được hình thành. Cũng qua hoạt động tiêu thụ hàng hoá, giá trị hàng hoá được thực hiện từng phần hoặc thực hiện từng phần hoặc hình thành tuỳ thuộc và tình hình và bản chất kinh doanh của Doanh nghiệp đồng thời giá trị của hàng hoá được thừa nhận. - Về mặt kỹ thuật, tiêu thụ hàng hoá là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến việc thực hiện trao đổi mua bán hàng hoá thông qua nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật, các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nghiệp vụ của Doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hoá thể hiện khả năng và trình độ của Doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của mình cũng như đáp ứng cho các nhu câù sản xuất và tiêu dùng x• hội. Doanh thu: Hàng hoá được tiêu thụ sẽ có doanh thu và theo chuẩn mực kế toán Việt nam thì doanh thu được hiểu là: Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. 1.2. Vai trò của tiêu thụ hàng hoá đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu thụ hàng hoá có tác dụng nhiều mặt dưới lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng x• hội. Đối với doanh nghiệp, có thực hiện tốt khâu tiêu thụ hoàn thành kế hoạch bán hàng thì doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi vốn bù đắp được chi phí và đảm bảo hoạt động kinh doanh. Quá trình tiêu thụ sẽ cung ứng hàng hoá cần thiết, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ thì tích hữu ích của hàng hoá mới được thực hiện, phản ánh sự phù hợp của hàng hoá với người tiêu dùng. 1.3. Các phươg thức tiêu thụ hàng hoá. 1.3.1. Phương thức bán buôn: Bán buôn hàng là phương thức bán hàng cho người mua với mục đích bán ra hoặc để gia công, chế biến rồi bán ra và hàng thường bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Đặc điểm của hình thức này là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng hoá. Phương thức thanh toán bán buôn gồm: * Bán buôn qua kho - Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp - Bán buôn qua kho theo phương thức chuyển hàng * Bán buôn vận chuyển thẳng - Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp - Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức vận chuyển thẳng. 1.3.2. Phương thức bán lẻ Bán lẻ là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất dùng nội bộ. Phương thức bán hàng có ưu điểm là thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện - Hình thức bán lẻ tập trung - Hình thức bán lẻ trực tiếp - Hình thức bán hàng tự phục vụ - Hình thức bán hàng trả góp 1.3.3. Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi hàng hoá Đây là phương thức bán hàng mà trong đó DNTM giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi các cơ sở này trực tiếp bàn hàng bên nhận đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của DNTM. Số hàng này được xác định là tiêu thụ khi DNTM nhận tiền do bên đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 1.4. Giá bán hàng Về nguyên tắc, giá bán hàng hoá là giá thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và bên mua được ghi nhận trên các hoá đơn và hợp đồng mua bán hàng hoá. Giá bán = Giá mua thực tế + Thặng số Thương mại Thặng số thương mại = Giá mua thực tế x Tỷ lệ % Thặng số Thương mại Trong đó: - Giá mua thực tế là giá mua trên hợp đồng cộng với các khoản chi phí thu mua ( nếu có) - Thặng số Thương mại là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua thực tế của hàng bán - Tỷ lệ thặng số thương mại được xác định cho từng mặt hàng và do Doanh nghiệp tự xác định Theo chế độ kế toán áp dụng 1/11/1999 thì nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp tích thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá bán là giá bán chưa có thuế còn đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tích thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá bán của hàng hoá là giá thanh toán - Về mặt bán, giá hàng hoá phải thoả m•n 3 điều kiện: + Phải bù đắp được nguồn vốn + Phải bù đắp được chi phí kinh doanh + Phải hoàn thành lợi nhuận cho Doanh nghiệp Giá bán là nhân tố quan trọng trong nhiều yếu tố tác động đến tốc độ tiêu thụ hàng hoá của DNTM. Nhận thức được vấn đề này, mỗi Doanh nghiệp tự tìm cách trang bị cho mình một chính sách giá riêng thật hợp lý và hiệu quả nhằm mục đích tiêu thụ được hàng hoá và tối đa hoá lợi nhuận 1.5. Phạm vi và thời điểm xác định là tiêu thụ hàng hoá Hàng hóa trong DNTM có thể được luân chuyển bên trong hay bên ngoài Doanh nghiệp với nhiều mục đích khác nhau. Hàng hoá được coi là hoàn thành tiêu thụ trong DNTM, được ghi nhận doanh thu bán hàng được thoả m•n các điều kiện nhất định sau: - Hàng hoá phải thông qua quá trình mua bán và thanh toán cho một phương thức mua bán nhất định, nó thể hiện phải có sự trao đổi có ích kinh tế, thể hiện các chứng từ kế toán có liên quan ( Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng) - Hàng hoá phải chuyển quyền sở hữu từ DNTM ( bên bán) sang bên mua và DNTM đ• thu được tiền hay một loại hàng hoá khác hoặc được người mua chấp nhận nợ - Hàng hoá tiêu thụ thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp mua hoặc sản xuất, chế biến - Hàng hoá xuất để đổi lấy hàng hoá khác - Hàng hoá xuất để thanh toán tiền lương, thưởng cho công nhân viên - Thanh toán thu nhập cho các thành viên của Doanh nghiệp - Hàng hoá xuất dùng nội bộ - Hàng hoá xuất hao hụt