Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu intimex

Sau một thời gian thực hiện công cuộc đổi mới theo chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc được thế giới thừa nhận. Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên trở thành một trong những nước đang phát triển trên thế giới. Có được những thành tựu đấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực ngoại thương mà cụ thể là hoạt động xuất khẩu, đây cũng là một điểm sáng của nền kinh tế năm 2004, góp phần tăng thu nhập quốc dân và là nhân tố động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt và rủi ro trên thị trường quốc tế do phạm vi hoạt động vượt qua biên giới quốc gia nên việc bán hàng, đặc biệt là bán hàng xuất khẩu không tránh khỏi những bất cập so với yêu cầu phát triển thực tế. Nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế nước ta hiện nay và qua tiếp cận thực tiễn trong công tác tổ chức hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ở Công ty XNK INTIMEX, em xin trình bày: “Báo cáo thực tập về Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty XNK INTIMEX”. Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần với bố cục như sau: - Phần I. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX - Phần II. Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX - Phần III. Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRường đại học quản lý và kinh doanh hà nội Khoa tài chính - kế toán --- ›­ --- BÁO CÁO THỰC TẬP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX Giáo viên hướng dẫn: Thầy giáo Nguyễn Văn Đức Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Hiền Mã sinh viên : 2002A740 Lớp : 601 Hà Nội, 2005 Mục lục ¯ ¯ ¯ Lời nói đầu I. giới thiệu chung về công ty xnk intimex 1 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty1 2. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty 2 Ii. Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xnk INTIMEX3 1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của Công ty3 2. Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khâủ của Công ty4 2.1. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp4 2.2. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác8 3. Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ11 III. Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX12 1. Nhận xét về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của công ty 12 2. Một số ý kiến đề xuất đối với việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX14 kết luận các phụ lục Lời nói đầu ¯ ¯ ¯ Sau một thời gian thực hiện công cuộc đổi mới theo chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc được thế giới thừa nhận. Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đã vươn lên trở thành một trong những nước đang phát triển trên thế giới. Có được những thành tựu đấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực ngoại thương mà cụ thể là hoạt động xuất khẩu, đây cũng là một điểm sáng của nền kinh tế năm 2004, góp phần tăng thu nhập quốc dân và là nhân tố động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt và rủi ro trên thị trường quốc tế do phạm vi hoạt động vượt qua biên giới quốc gia nên việc bán hàng, đặc biệt là bán hàng xuất khẩu không tránh khỏi những bất cập so với yêu cầu phát triển thực tế. Nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế nước ta hiện nay và qua tiếp cận thực tiễn trong công tác tổ chức hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa ở Công ty XNK INTIMEX, em xin trình bày: “Báo cáo thực tập về Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty XNK INTIMEX”. Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần với bố cục như sau: - Phần I. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX - Phần II. Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX - Phần III. Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX Phần I. Giới thiệu chung về Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một doanh nghiệp Nhà nước, có quy mô vừa, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về mặt tài chính, có đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nước quy định. Công ty chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các mặt hoạt động và tài sản của mình. Công ty hoạt động theo pháp luật Nhà nước và Luật Doanh nghiệp. Tên gọi đầy đủ của công ty: Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX Tên giao dịch nước ngoài: Foreign trade enterprise Intimex Tên viết tắt: INTIMEX Trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Ngày 10/ 80/ 1979, Công ty XNK nội thương và hợp tác xã chính thức được thành lập, gọi tắt là Công ty XNK nội thương. - Ngày 22/ 10/ 1985, do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh thuộc Bộ Nội thương thông qua Nghị định số 255/HĐBT đã chuyển Công ty XNK nội thương và hợp tác xã trực thuộc Bộ Nội thương thành Tổng công ty XNK nội thương và HTX. - Ngày 8/ 3/ 1993, căn cứ Nghị định 387/HĐBT và theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng công ty XNK nội thương và HTX, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ra quyết định tổ chức lại Công ty thành hai công ty trực thuộc Bộ + Công ty XNK nội thương và HTX Hà Nội. + Công ty XNK nội thương và HTX thành phố Hồ Chí Minh. - Ngày 20/ 3/ 1995, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định hợp nhất Công ty Thương mại dịch vụ phục vụ việt kiều và Công ty XNK nội thương và HTX Hà Nội thành Công ty XNK nội thương và HTX Hà nội trực thuộc Bộ. - Ngày 24/ 6/ 1995, Bộ trưởng Bộ Thương Mại ra quyết định phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty XNK - Dịch vụ - Thương mại, công nhận Công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại. 2. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Công ty INTIMEX là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa, bao gồm 09 đơn vị trực thuộc và 08 phòng ban với tổng số lao động là 600 người. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty như sau (phụ lục số 1): - Ban Giám đốc: Gồm 4 người: Giám đốc và 3 Phó giám đốc - Phòng Tài chính - Kế toán: Đây là một bộ phận quan trọng có nhiệm vụ quản lý tình hình tài chính của công ty, là tham mưu cho Ban giám đốc đưa ra các chiến lược kinh doanh. Phòng được tổ chức như trong Phụ lục số 2. - Phòng Kinh tế tổng hợp - Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng quản trị - Phòng nghiệp vụ XNK … Các phòng ban được Giám đốc quy định nhiệm vụ, chức năng cụ thể như sau: - Phòng Kinh tế tổng hợp: có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ chung của Công ty, có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu. - Phòng Tài chính - Kế toán: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. - Phòng Hành chính quản trị và phòng tổ chức lao động tiền lương: quản lý các loại công văn, giấy tờ, hồ sơ của Công ty và cán bộ công nhân viên, quản lý thủ tục hành chính văn phòng, công văn đi, công văn đến, con dấu của Công ty, quản lý tài sản, đồ dùng văn phòng của Công ty, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giải quyết chính sách về lương, về đào tạo cán bộ. - Phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của Công ty. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ cho phòng kế toán để kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kế toán nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty. Phần II. Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của Công ty INTIMEX Đối tượng chủ yếu của Công ty là các mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản, hàng may mặc thuộc thế mạnh trong nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nước ngoài. Công ty chủ yếu tiến hành xuất khẩu theo 2 phương thức là xuất khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu của Công ty thường theo giá FOB. Việc thanh toán thường thông qua phương thức tín dụng chứng từ hoặc phương thức thanh toán nhờ thu, ngoại tệ trong thanh toán chủ yếu bằng USD. Các phòng nghiệp vụ cử nhân viên đi khảo sát thị trường nước ngoài, đồng thời tìm kiếm các đối tác để ký kết hợp đồng. Sau khi hợp đồng được ký kết và được Bộ Thương Mại xác nhận, cùng với giấy phép xuất khẩu, những giấy tờ này sẽ được nhân viên kế toán mang ra Ngân hàng tiến hành các thủ tục đề nghị đối tác mở thư tín dụng và kiểm tra thư tín dụng xem có phù hợp với các điều kiện trong hợp đồng hay không. Tùy theo hợp đồng mà Công ty có thể thuê phương tiện vận tải, đồng thời việc mua bảo hiểm cho hàng hóa cũng thường được thực hiện ở Công ty do muốn bảo đảm sự an toàn cho hàng hóa. Trong vấn đề thanh toán, số tiền Công ty nhận được là số tiền ghi trong hợp đồng sau khi đã trừ đi một khoản phí nhất định của Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng trong nước. Phương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khâủ của Công ty INTIMEX Hiện nay, Công ty đang tiến hành xuất khẩu theo 2 phương thức: - Phương thức xuất khẩu trực tiếp - Phương thức xuất khẩu ủy thác Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp 2.1.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng Để hạch toán ban đầu hàng hóa xuất khẩu, kế toán phải tập hợp các chứng từ liên quan như: Phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có, bộ chứng từ thanh toán… Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa, kế toán sử dụng tài khoản theo đúng quy định của Bộ Tài chính như sau: - Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng (được mở chi tiết thành 2 tiểu khoản) - Tài khoản 641: Chi phí bán hàng: Công ty dùng để tổng hợp các khoản chi phí trong hoạt động xuất khẩu Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: Tài khoản 632, tài khoản 156 (được mở chi tiết cho từng mặt hàng), tài khoản 632, tài khoản 515, tài khoản 911… 2.1.2. Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của Công ty Ngày 11/ 01/ 2005, Công ty INTIMEX (Bên A) đã ký hợp đồng với Công ty FIRMA HANDLOWA ACOR - Ba Lan (Bên B) hợp đồng số 291K - HP về việc xuất khẩu cà phê với số lượng 115,047 tấn với đơn giá là 670 USD/ tấn. Tổng trị giá lô hàng là 77.081,49 USD. Chi phí vận chuyển, phí quota… là 4.200.000 VND, đã thanh toán bằng tiền mặt, thuế GTGT 10%. Phương thức thanh toán nhờ thu qua Ngân hàng, thuế xuất khẩu 0%, hàng xuất khẩu theo giá FOB, Hải Phòng. - Ngày 18/ 01/ 2005, hàng hóa được giao tại cảng Hải phòng. TGHĐ trong ngày là 15.780 VND/USD - Ngày 01/ 02/ 2005, Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng VIETCOMBANK thông báo Bên B đã thanh toán 49.286,13 USD tiền hàng của lô hàng trên. TGHĐ trong ngày là 15.795 VND/USD. - Ngày 17/ 02/ 2005, Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng VIETCOMBANK thông báo Bên B đã thanh toán 27.795,36 USD tiền hàng của lô hàng trên. TGHĐ trong ngày là 15.786 VND/USD. - Công ty INTIMEX đã mua lô hàng trên của công ty TNHH Nhuận Phát với tổng trị giá là 1.195.776.000 VND, thuế GTGT 5%, hàng được chuyển bán thẳng. Trình tự hạch toán: - Ngày 18/ 01/ 2005, hàng xác định là tiêu thụ, kế toán ghi: Nợ TK 131.1: 1.126.345.912 VND (77.081,49 USD * 15.780) Có TK 511 (511.1): 1.126.345.912 VND + Đồng thời phản ánh giá vốn hàng mua chuyển thẳng xuất khẩu Nợ TK 632 (632.1): 1.195.776.000 VND Có TK 331: 1.195.776.000 VND - Chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho đến cảng, phí quota và các chi phí khác liên quan đến quá trình tiêu thụ, căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, kế toán phản ánh vào các khoản chi phí phát sinh: Nợ TK 641: 4.200.000 Nợ TK 133: 420.000 Có TK 111 (111.1): 4.620.000 - Ngày 01/ 02/ 2005, Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về tiền hàng xuất khẩu, căn cứ vào giấy báo Có số 20, kế toán ghi: Nợ TK 112 (112.2): 778.474.423 VND Có TK 131 (131.1): 778.474.423 VND - Ngày 17/ 02/ 2005, Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về tiền hàng xuất khẩu, căn cứ vào giấy báo Có số 28, kế toán ghi: Nợ TK 112 (112.2): 438.777.553 VND Có TK 131 (131.1): 438.777.553 VND - Phần chênh lệch TGHĐ, kế toán hạch toán ngày 17/ 2/ 2005 Nợ TK 131: 960.064 VND Có TK 515: 960.064 VND - Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển + Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511 (511.1): 1.126.345.912 VND Có TK 911: 1.126.345.912 VND + Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911: 1.195.776.000 VND Có TK 632: 1.195.776.000 VND + Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: 4.200.000 VND Có TK 641: 4.200.000 VND Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu ủy thác Hoạt động xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hoạt động xuất khẩu trực tiếp, tuy nhiên Công ty còn tiến hành một số thương vụ xuất khẩu ủy thác mà Công ty thường là bên nhận ủy thác. 2.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng Khi thực hiện xong dịch vụ xuất khẩu, bên nhận ủy thác phải chuyển cho bên ủy thác các chứng từ gồm: Một bộ chứng từ xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp kèm theo bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu. Các tài khoản kế toán sử dụng ở Công ty như: Tài khoản 138.8, tài khoản 331, tài khoản 131, tài khoản 511.3, tài khoản 111, tài khoản 112, … 2.2.2. Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của Công ty Ngày 02/ 12/ 2004, Công ty XNK INTIMEX (Bên A) đã ký kết hợp đồng ủy thác số 2004-4/VNT-TH với Ông Trần Huy Hoàng (Bên B) về việc Công ty nhận xuất khẩu ủy thác cho ông số hàng hóa như sau: Tên hàng Số lượng (chiếc) Đơn giá (VND)/chiếc Trị giá (VND) Hàng hóa A 6.000 62.480 VND 374.880.00 - Công ty XNK INTIMEX đã ký hợp đồng xuất khẩu lô hàng trên với Công SUCAFINA S.A. - Switzerland, thuế xuất khẩu hàng hóa A là 0%, hàng xuất khẩu theo giá FOB - Hải Phòng, phương thức thanh toán L/C. - Ngày 30/ 12/ 2004, Công ty INTIMEX chi trả hộ cho bên B phí Ngân hàng về thông báo L/C số tiền 156.490 VND - Ngày 31/ 12/ 2004, Bên B thanh toán cho Công ty khoản chi hộ ngày 30/ 12/ 2004. - Ngày 02/ 01/ 2005, Công ty tiến hành giao hàng từ kho của bên giao ủy thác lên tàu chuyển hàng cho Công ty SUCAFINA S.A. - Switzerland - Ngày 14/ 01/ 2005, Công ty thanh toán hộ bên B các khoản sau: + Phí vận chuyển: 1.202.000 VND, thuế 10% + Phí bốc xếp: 45.455 VND, thuế 10% + Phí giám định hải quan: 100.000 VND + Các phí khác: 90.909VND, thuế 10% - Ngày 15/ 01/ 2005, Công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng thông báo bên nhập khẩu đã thanh toán đủ tiền hàng là 376.080.000 VND, đồng thời Công ty chi hộ phí Ngân hàng là 2.977.300 VND - Ngày 10/ 02/ 2005, thanh lý hợp đồng xuất khẩu ủy thác với ông Trần Huy Hoàng, ông Hoàng đã thanh toán khoản chi hộ cho Công ty là 4.804.091 VND Trình tự hạch toán: - Ngày 30/ 12/ 2004, Công ty trả hộ phí Ngân hàng thông báo L/C. Căn cứ vào UNC số 208, kế toán ghi: Nợ TK 138.8: 156.490 VND Nợ TK 133: 15.649 VND Có TK 112.2: 172.139 VND - Ngày 31/ 12/ 2004, Bên B thanh toán khoản chi hộ ngày 30/ 12/ 2004, căn cứ chứng từ số 7/BTHX, kế toán phản ánh: Nợ TK 331: 156.490 VND Có TK 138.8: 156.490 VND - Ngày 02/ 01/ 2005, hàng xuất khẩu ủy thác được giao lên tàu chuyển cho người nhập khẩu, kế toán phản ánh số tiền ủy thác xuất khẩu phải thu hộ bên B: Nợ TK 131: 374.880.000 VND Có TK 331: 374.880.000 VND - Ngày 14/ 01/ 2005, Công ty thanh toán các khoản chi hộ bên B, căn cứ vào phiếu chi số 168, kế toán ghi: + Chi phí vận chuyển Nợ TK 138.8: 1.202.000 VND Nợ TK 133: 120.200 VND Có 111.1: 1.322.200 VND + Chi phí bốc dỡ: Nợ TK 138.8: 45.455 VND Nợ TK 133: 4.545 VND Có 111.1: 50.000 VND + Phí giám định hải quan: Nợ TK 138.8: 100.000 VND Có TK 111.1: 100.000 VND + Các chi phí khác: Nợ TK 138.8: 90.909 VND Nợ TK 133: 9.091 VND Có 111.1: 100.000 VND - Ngày 15/ 1/ 2005, nhận được giấy báo Có của Ngân hàng thông báo người nhập khẩu đã thanh toán đủ tiền hàng, căn cứ vào giấy báo Có, kế toán phản ánh: Nợ TK 112.2: 376.080.000 VND Có TK 131: 376.080.000 VND + Căn cứ UNC số 10, kế toán phản ánh số chi hộ trả phí Ngân hàng: Nợ TK 138.8: 2.977.300 VND Có TK 112.2: 2.977.300 VND - Ngày 10/ 02/ 2005, căn cứ vào bản thanh lý hợp đồng xuất khẩu ủy thác với ông Trần Huy Hoàng, kế toán phản ánh hợp đồng ủy thác xuất khẩu được hưởng: Nợ TK 331: 3.309.504 VND Có TK 511.3: 3.008.640 VND Có TK 333.1: 300.864 VND + Bên B thanh toán các khoản chi hộ, kế toán ghi: Nợ TK 331: 5.284.500 VND Có TK 138.8: 4.804.091 VND Có TK 333.1: 480.409 VND + Kết chuyển chênh lệch tỷ giá cho Bên B, kế toán ghi: Nợ TK 131: 1.200.000 VND (376.080.000 - 374.880.000) Có TK 331: 1.200.000 VND + Điều chỉnh bù trừ các khoản chi hộ: * Tập hợp chi phí chi hộ cho Bên B Tổng số chi hộ = 1.202.000 + 45.455 + 100.000 + 90.909 + 2.977.300 = 4.415.664 VND * Kế toán phản ánh Nợ TK 138.8: 388.427 VND (4.804.091 - 4.415.664) Có TK 331: 388.427 VND - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoa hồng về tài khoản xác định KQKD Nợ TK 511.3: 3.008.091 VND Có TK 911: 3.008.091 VND Tìm hiểu quy trình luân chuyển chứng từ Hiện nay, Công ty thường thương lượng với khách hàng để sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) hoặc phương thức nhờ thu. Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ qua hình thức chuyển tiền thì khi giao hàng xong, Công ty phải gửi cho bên mua Bộ chứng từ thường gồm: Hợp đồng ngoại, vận đơn, hóa đơn thương mại, bảng kê đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, phẩm chất, kiểm dịch, vệ sinh… Bộ chứng từ này được quy định rõ trong L/C và được các cán bộ phòng nghiệp vụ kinh doanh lập theo mẫu quy định của Nhà nước. Trình tự luân chuyển của bộ chứng từ này như sau: - Một bộ giao cho Ngân hàng để làm thủ tục thanh toán thu tiền hàng, sau đó Ngân hàng sẽ giao lại bộ chứng từ này cho người nhập khẩu. - Một bộ giao cho phòng kế toán để ghi chép hàng xuất khẩu. - Một bộ giao cho người mua. - Một bộ dùng để lưu lại đơn vị. Các chứng từ này phân loại theo từng hợp đồng, từng phòng nghiệp vụ và chuyển cho nhân viên kế toán phòng xuất khẩu. Phần III. Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 1. Nhận xét về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của công ty 1.1. Ưu điểm Công ty INTIMEX hoạt động với quy mô tương đối lớn trên địa bàn rộng, lại sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng nên Công ty đã lựa chọn hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Mô hình này hoàn toàn phù hợp với quy mô kinh doanh và phân cấp quản lý kinh tế của ngành. - Về bộ máy kế toán của Công ty: Có sự tiến hành phân công hợp lý, rõ ràng và khoa học công việc cho từng kế toán viên. Mỗi kế toán viên có trình độ chuyên môn cao, năng động, nhiệt tình phụ trách một mảng riêng, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của họ và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận kế toán khác. - Về công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Công ty đã áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ kết hợp với việc đưa kế toán máy vào công tác quản lý tài chính đã làm đơn giản hóa công tác kế toán, thuận tiện cho quá trình đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán. Các máy vi tính trong phòng kế toán được kết nối với nhau, giúp cho việc theo dõi, kiểm tra công tác kế toán được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian. - Về công tác hạch toán ban đầu: Các chứng từ liên quan đến quá trình xuất khẩu hàng hóa được thu thập, lưu trữ và bảo quản tốt, được sắp xếp thành từng bộ phận hoàn chỉnh theo thời gian phát sinh, thuận tiện cho việc kiểm tra, theo dõi. Chứng từ sau khi được lập sẽ được chuyển tới ngay phòng kế toán để đảm bảo theo dõi và phản ánh kịp thời sự biến động tăng, giảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa. Các chứng từ được lập theo mẫu biểu do Bộ Tài chính ban hành và theo thông lệ quốc tế, giúp cho công tác giao hàng được thuận lợi, tránh được rủi ro trong kinh doanh. - Về hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính, đồng thời Công ty đã chia các tài khoản thành các tiểu khoản cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.2. Những tồn tại cần khắc phục Trong tình hình phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay, khi quan hệ mua bán với người nước ngoài phát triển mạnh thì việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán xuất khẩu là một yếu tố khách quan đồng thời cũng là một yêu cầu bức thiết. Một bộ máy kế toán tồn tại và hoạt động thì không thể tránh khỏi những sai sót. Sau đây là một số tồn tại cần được xem xét và sửa đổi. - Về phương thức bán hàng: Trong quá trình bán hàng xuất khẩu, Công ty chỉ thực hiện theo phương thức thương mại truyền thống, còn giao dịch bán hàng theo phương thức thương mại điện tử thì chưa được thực hiện. - Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu khi hàng vừa lên phương tiện để chuyển cho người bán hoặc khi nhận được giấy báo chấp nhận thanh toán của người mua mà không dựa vào 5 điều kiện ghi nhận doanh thu mà chuẩn mực kế toán 14 đã ban hành. - Về khâu tổ chức, xử lý, luân chuyển chứng từ: Các chứng từ sau khi lập được luân chuyển đến bộ phận nào là tuỳ thuộc vào thói quen của kế toán, dẫn đến nhiều chứng từ bị luân chuyển một cách tuỳ tiện, làm ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin và thực hiện nghiệp vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp. - Về tài khoản sử dụng: Đối với lô hàng mang đi xuất khẩu, Công ty vẫn theo d
Luận văn liên quan