Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty Rau quả VN
Lịch sử đ• chứng minh không một quốc gia nào, l•nh thổ nào trên thế giới có thể phát triển phồn vinh mà vẫn duy trì nền kinh tế đóng. Xuất phát từ đường lối đối ngoại muốn làm bạn với các nước trên thế giới, hợp tác lẫn nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi Việt Nam đ• chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Việc tăng nhanh xuất khẩu có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Sau 15 năm đổi mới, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đang đứng trước những bỡ ngỡ nhất thời trong việc tìm kiếm hiệu quả kinh doanh do tính phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực. Do vậy, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải quản lý được hoạt động kinh doanh của mình. Hạch toán kế toán đ• và luôn là công cụ hữu hiệu của quản lý kinh tế. Xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ có đặc thù riêng trong quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu. Nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 phần : Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu. Phần II: Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty rau quả. Phần III: Những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt nam. Phần I Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu . I.đặc điểm chung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế . Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này được bán cho quốc gia khác.Thực chất là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu của thương nhân Việt nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt nam với chính phủ nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá . Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra một nguồn thu ngoại tệ lớn nhất đồng thời tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp với trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn thô sơ, một nước công nghiệp chậm phát triển vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng, kích thích sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước có cơ hội phát triển thuận lợi. Xuất khẩu hàng hoá góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vào xuất khẩu nhiều ngành nghề trước đây chỉ được sản xuất với quy mô nhỏ đ• được mở rộng thành một ngành sản xuất với quy mô lớn. Thông qua xuất khẩu, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao phù hợp với yêu cầu chất lượng, mẫu m• đ• ghi trong hợp đồng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường thế giới. Xuất khẩu hàng hoá kéo theo sự phát triển của sản xuất, đây là nguồn thu hút lao động lớn với thu nhập ổn định góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao đời sống dân cư. Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều mong muốn tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác. Do đó, xuất khẩu hàng hoá làm cơ sở cho việc xích lại gần nhau giữa các quốc gia. Mỗi nước sẽ tiến hành sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng ưu thế của quốc gia mình và đây là một cơ sở quan trọng để hình thành phân công lao động quốc tế. Như vậy, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quỗc gia. 2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải được thực hiện thông qua hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các chủ thể thuộc các nước khác nhau và trụ sở của các bên nhất thiết phải nằm ở các nước khác nhau trừ trường hợp một bên trong hợp đồng có trụ sở thuộc khu chế xuất 100% vốn nước ngoài. Do vậy, hàng hoá khi xuất khẩu không nhất thiết phải rời khỏi biên giới Việt Nam mà có thể chuyển vào khu chế xuất 100% vốn nước ngoài hoặc được chuyển sang một đơn vị kinh doanh khác theo một hợp đồng ngoại thương khác. Ngược lại, không phải mọi hành vi đưa hàng hoá ra khỏi biên giới Việt Nam đều là hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đó là những hàng hoá được đưa đi hội chợ, triển l•m ở nước ngoài. Đồng tiền dùng trong quan hệ thanh toán có thể là ngoại tệ với một trong hai nước hoặc là ngoại tệ với cả hai. Thông thường người ta dùng ngoại tệ mạnh để thanh toán như: USD, DEM, FRF, EURO, JPY vv. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý trong nước mà còn phụ thuộc vào các quy tắc và thông lệ quốc tế như các quy trình của một phương thức giao dịch, trị giá hàng hoá xuất khẩu thường được căn cứ vào giá của mặt hàng đó ở sở giao dịch, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ trong từng điều kiện cơ sở giao hàng được quy định cụ thể trong Incoterms 2000. Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán thường cách nhau khá dài, việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu giải quyết các tranh chấp khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương và thanh toán. Mỗi đối tượng hàng hoá xuất khẩu khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau do đó ta phải tìm hiểu những đối tượng của hoạt động xuất khẩu. ? Đối tượng của hoạt động xuất khẩu. Ngày nay hoạt động xuất khẩu được thực hiện với hầu hết các mặt hàng. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì đối tượng này là khác nhau tuỳ thuộc vào lợi thế so sánh của mỗi nước, những hàng hoá nào mà giá trị thực hiện trên thị trường thế giới lớn hơn giá trị thực hiện trên thị trường nội địa thì đó là đối tượng của hoạt động xuất khẩu. Đối tượng xuất khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hàng hoá xuất khẩu là những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước Việt Nam với nền nông nghiệp lâu đời đ• tạo cho chúng ta có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và một số loại cây công nghiệp khác. Bên cạnh đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ với các làng nghề truyền thống như gốm sứ, mây tre đan vv. là một trong những thế mạnh và tiềm năng của nước ta. Tuy nhiên, do sự chậm phát triển về khoa hoạ kỹ thuật, các sản phẩm sản xuất ra thường có chất lượng không cao và giá thành sản phẩm lớn. Do vậy, Nhà nước ta đ• đề ra chủ trương “xuất khẩu để nhập khẩu” với nội dung xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu các máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật - công nghệ.