Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận nên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận càng được quan tâm. Kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt. Đứng trước tình hình trên các doanh nghiệp ra sức tìm kiếm chiến lược kinh doanh để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh thu hút người tiêu dùng trên thị trường. Để làm được điều đó thì một yếu tố không thể thiếu là quản lý kinh tế mà công tác kế toán lại đóng một vai trò quan trọng đặc là công tác kế toán NVL là một trong những yếu tố hàng đầu. Bởi vì NVL là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên liên tục vào quá trình sản xuất sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì vậy kế toán NVL là một đòi hỏi cấp thiết của công ty.
Xuất phát từ thực tế trên trong quá trình thự tập được tìm hiểu thực trạng sản xuất của công ty và sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phòng kế toán của công ty cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Kiều Thị Thu Hiền, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH đầu tư Nam Việt” để làm khoá luận tốt nghiệp này
Kết cấu koá luận gồm 3 chương
Chương 1: Những lý luận chung về kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH đầu tư Nam Việt.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH đầu tư Nam Việt.
96 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH đầu tư Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận nên mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận càng được quan tâm. Kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt. Đứng trước tình hình trên các doanh nghiệp ra sức tìm kiếm chiến lược kinh doanh để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh thu hút người tiêu dùng trên thị trường. Để làm được điều đó thì một yếu tố không thể thiếu là quản lý kinh tế mà công tác kế toán lại đóng một vai trò quan trọng đặc là công tác kế toán NVL là một trong những yếu tố hàng đầu. Bởi vì NVL là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên liên tục vào quá trình sản xuất sản phẩm, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì vậy kế toán NVL là một đòi hỏi cấp thiết của công ty.
Xuất phát từ thực tế trên trong quá trình thự tập được tìm hiểu thực trạng sản xuất của công ty và sự giúp đỡ của cán bộ nhân viên phòng kế toán của công ty cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Kiều Thị Thu Hiền, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH đầu tư Nam Việt” để làm khoá luận tốt nghiệp này
Kết cấu koá luận gồm 3 chương
Chương 1: Những lý luận chung về kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH đầu tư Nam Việt.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty TNHH đầu tư Nam Việt.
Mục đích của đề tài là đi sâu nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết vào kế toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty . Trên cơ sở đó phân tích những tồn tại nhằm giúp một phần nhỏ vào công tác kế toán của Công ty.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bản chuyên đề này không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy,cô giáo và các cán bộ trong phòng kế toán của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Kiều Thị Thu Hiền và lãnh đạo, cán bộ kế toán ở Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song
14
Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán chi tiết NVLtheo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
16
Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư
17
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký sổ cái
33
Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
34
Sơ đồ 6: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ
35
Sơ đồ 7: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ
37
Sơ đồ 8: Sơ đồ hình thức kế toán máy
39
Sơ đồ số 9: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất
43
Sơ đồ số10: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH đầu tư Nam Việt
44
Sơ đồ 11:Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
46
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
47
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 01: Hóa đơn giá trị gia tăng
54
Biểu 02: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
55
Biểu 03: Phiếu nhập kho
56
Biểu 04: Phiếu xuất kho
59
Biểu 05: Thẻ kho
63
Biểu 06: Sổ chi tiết nguyên vật liệu
66
Biểu 07: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
68
Biểu số 8: Nhật ký chứng từ số 5
72
Biểu số 9: Nhật ký chứng từ số 1
73
Biểu số 10: Nhật ký chứng từ số 2
74
Biểu số 11: Nhật ký chứng từ số 11
76
Biểu số 12: Bảng k ê số 4
77
Biểu số 13: Sổ cái tài khoản 152
78
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
* Khái niện
Nguyên vật liệu (NVL) là những hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đặc điểm chung của NVL là thời gian luân chuyển ngắn, thường trong vòng một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tuy nhiên mỗi loại lại có những công dụng, mục đích sử dụng và đặc điểm khác nhau.
NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giầy, vải trong doanh nghiệp may mặc,… NVL hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn,… được sử dụng cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.
* Đặc điểm
Đặc điểm của NVL là chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng cho công tác tổ chức kế toán NVL từ khâu tính giá, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
* Yêu cầu quản lý
NVL là những yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Gía trị NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, vì vậy quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng NVL là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và kế toán NVL trước hết các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL. Hệ thống danh điểm và số danh điểm của NVL phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách,chủng loại của NVL
Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh nghiệp phải có kế hoạch mua, dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý. Do vậy các doanh nghiệp phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Để quản lý tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho hàng, bến bãi đủ điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.
1.2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu
1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu.
Phân loại tài sản nói chung và phân loại NVL nói riêng là việc sắp xếp các laoij tài sản thành từng nhóm, từng loại và từng thứ tài sản theo những tiêu thức nhất định( theo công dụng, nguồn hình thành, theo sở hữu,… ) phục vụ cho yêu cầu quản lý. Mỗi một cách phân loại khác nhau đều có những tác dụng nhất định trong quản lý và hạch toán. Dưới đây là những tiêu thức phân loại phổ biến sử dụng trong kế toán NVL.
NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL.
Tron thực tế công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, NVL thường được phân loại theo cách thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, NVL ở các doanh nghiệp được phân ra các loại sau đây:
Nguyên liệu và vật liệu chính (NVLC): Là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Danh từ nguyên vật liệu ở đây dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp.
Vật liệu phụ (VLP) là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để bảo đảm cho lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, than bùn, củi, xăng, dầu, ga… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường.
Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ,
Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, , khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.
Vật liệu khác là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng, hoặc phế liệu thu hồi.
Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL. Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “sổ danh điểm vật liệu”. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL (theo mẫu sau).
Ký hiệu
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất NVL
Đơn vị tính
Đơn giá hạch toán
Ghi chú
Nhóm
Danh điểm
Ngoài ra căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng NVL được chia thành:
NVL trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh.
NVL dùng cho công tác quản lý.
NVL dùng cho các mục đích khác
Hoặc căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên liệu của doanh nghiệp được chia thành nguyên vật liệu mua ngoài và nguyên vật liệu tự chế biến, gia công…
1.2.2 Tính giá nguyên vật liệu
Tính giá NVL là một trong những công tác quan trọng trong việc tổ chức kế toán vật tư. Tính gía NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL. Việc tính giá NVL phải tuân thủ chuẩn mục kế toán số 02 – hàng tồn kho. Theo chuẩn mực này hàng tồn kho phải được đánh gía theo thực tể (giá gốc) và trong trường hợp gía trị thuần có thể thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra NVL.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của NVL là giá ước tính của NVL trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn hoàn chỉnh sản phẩm và và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2.1 Giá thực tế của NVL nhập kho
Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập
- Đối với NVL mua ngoài: Thì giá thực tế bao gồm: Gía mua ghi trên hoá đơn cộng (+) với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp ( nếu có), cộng (+) với chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, kho bãi… công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác liên trực tiếp đến việc thu mua NVL và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có):
+ Nếu NVL mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giá mua ghi trên hoá đơn là gía chưa có thuế GTGT đầu vào.
+ Nếu NVL mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án thì giá mua ghi trên hoá đơn là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
- Đối với NVL tự gia công chế biến: Thì giá thực tế bao gồm giá thực tế của NVL xuất chế biến cộng (+) với chi phí gia công chế biến.
- Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến: Thì giá thực tế bao gồm giá thực tế của NVL xuất thuê ngoài chế biến, cộng (+) chi phí vận chuyển từ doanh nghiệp đến nơi chế biến và ngược lại, cộng (+) với chi phí thuê gia công chế biến.
- Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết thì giá thực tế của NVL là giá trị NVL được các bên tham gia góp vốn thống nhất đánh giias chấp thuận.
- Đối với NVL vay, mượn tạm thời của các đơn vị khác thì gía thực tế nhập kho được tính theo giá thị trường tương đương của số NVL đó.
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thự tế được tính theo đánh giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường.
1.2.2.2 Gía thực tế của nguyên vật liệu xuất kho
Để xác định giá thực tế của NVL xuất kho trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập – xuất NVL yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, hệ thống kho tàng… có thể lựa chon và áp dụng một trong các phương pháp sau đây để tính giá thực tế NVL xuất kho.
- Phương pháp giá thực tế đích danh ( tính trực tiếp): Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng đơn chiếc hay từng lô NVL nhập kho. Vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính theo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của đơn chiếc hay từng lô NVL. Tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô NVL nhập kho.
- Phương pháp nhập trước – xuất trước (Fifo): Theo phương pháp này NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập ko trước sẽ được xuất dùng trước vì vậy lượng NVL xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời.
Nhược điểm của phương pháp nhập trước – xuất trước là phải tính giá theo từng danh điểm NVL và phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không đáp ứng kịp thời với giá cả thị trường của NVL. Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
- Phương pháp nhập sau xuất trước (Lifo): Theo phương pháp này NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô NVL nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dung trước, vì vậy việc tính giá xuất kho của NVL được làm ngược lại với phương phap nhập trước – xuất trước.
Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp nhập sau – xuất trước cũng giống như phương pháp nhập trước – xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập sau – xuất trước giúp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp với giá cả thị trường của NVL.
- Phương pháp giá đơn vị bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế của NVL xuất trong kỳ được xác định căn cứ vào giá thực tế bình quân của một đơn vị NVL và lượng NVL.
Giá thực tế của NVL xuất kho
=
Gía đơn vị bình quân của NVL
x
Số lượng từng loại NVL xuất kho
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong 3 cách tùy theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hang, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
+ Tính theo giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Theo cách này, đến cuối kỳ mới tính giá trị vốn của NVL xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hang tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng NVL tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:
Giá đơn vị
bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + giá trị NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + số lượng NVL nhập trong kỳ
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. Cách này tuy đơn giản, dễ lam nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung. Hơn nữa cách này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát ssinh nghiệp vụ.
+ Tính theo giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước: Theo cách này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng NVL xuất kho trong kỳ để kế toán xác định thực tế NVL xuất kho theo từng danh điểm.
Gía đơn vị bình quân cuối kỳ trước
Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước
= ____________________________________________________________
Số lượng thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trước
Cách này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán và khối lượng tính toán của kế toán được giảm nhẹ nhưng giá trị hang xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại. Vì vậy cách này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế. Trường hợp giá cả thị trường NVL có sự biến động lớn thì việc tính giá NVL xuất kho theo cách này có thể gây ra bất hợp lý (tồn kho âm)
+ Tính theo giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: Sau mỗi lần nhập NVL kế toán phải xác định lạị giá trị thực của hang tồn kho và giá đpn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất để tính giá xuất theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Giá trị thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
= ____________________________________________________________
Số lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Cách này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của cách trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do vậy cách này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hang tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít
+ Tính theo giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Với các cách tính trên, để xác định được giá thực tế NVLxuất kho đòi hỏi kế toán phải xác định được NVLxuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất. Tuy nhiên, trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVLvới mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng NVLtồn kho cuối kỳ trước, sau đó mới xác định được giá thực tế của NVLxuất kho trong kỳ:
Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
=
số lượng NVL tồn kho cuối kỳ
x
đơn giá thực tế NVL
nhập kho lần cuối
Giá trị thực tế NVL xuất kho
=
Giá trị thực tế NVL nhập kho trong kỳ
+
Giá trị thực tế NVL tồn kho đầu kỳ
+
Gía trị thực tế NVL tồn kho cuối kỳ
- Phương pháp giá hạch toán:
Đối với nhiều doanh nghiệp có nhiều loại NVL giá cả thường xuyên biến động, ngiệp vụ nhập – xuất vật liệu diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hang ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để kế toán nhập, xuất, tồn kho NVL trong khi chưa tính giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kê hoạch hoạc giá mua vật liệu ở một thời điểm nào đó hay giá NVL bình quân tháng trước để làm gia hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng công việc cho công tác kế toán nhập, xuất NVL hang ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toáncủa NVL cuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giá giữa giá thực tế và giá hạch toán.
Giá thực tế NVL
Xuất kho
=
Hệ số giá NVL
x
Giá hạch toán NVLxuất kho
Hệ số giá NVL
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
= ________________