Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế mà cũng phát triển nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày, từng giờ. Điều đó không chỉ có nghĩa khối lượng công việc của ngành XDCB tăng lên má kéo theo đó là chi phí đầu tư XDCB cũng gia tăng. Và chi phí sản xuất xây dựng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản chi của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý vốn một cách có hiệu quả, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (từ lập dự án, thi công đến nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành), thời gian thi công kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Chính vì lẽ đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần cơ bản, không thể thiếu trong công tác hạch toán kế toán. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

doc89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU. CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG………...3 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long……………....3 1.1.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long……………………………………………………………………………...3 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm....................................4 1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long……………………………………………………………………………..6 1.4. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long……...7 1.4.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất…………………………………...7 1.4.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty…………9 1.4.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí………………………………………………9 1.4.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty…………………….10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP CẦU 11 THĂNG LONG………………………………………………………………………….11 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long…………11 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………………………………..11 2.1.1.1. Các trường hợp sử dụng vật liệu cho sản xuất sản phẩm……………...11 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng và nội dung kế toán………………………………..12 2.1.1.3. Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………………………12 2.1.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……………………23 2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp…………………………….26 2.1.2.1. Đặc điểm lao động, cơ chế tiền lương tại Công ty. …………………...26 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng……………………………………………………..28 2.1.2.3. Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp……………………………28 2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp…………………………33 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công…………………………………..35 2.1.3.1. Hình thức tổ chức sử dụng máy thi công tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long……………………………………………………………………………35 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng……………………………………………………..36 2.1.3.3. Kế toán chi tiết chi phí sử dụng máy thi công………………………....36 2.1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công……………………….39 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung…………………………………………..45 2.1.4.1. Tài khoản sử dụng, nội dung kế toán………………………………….45 2.1.4.2. Kế toán chi phí sản xuất chung………………………………………..45 2.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long………………………………………………………….....55 2.1.5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất……………………………………………..55 2.1.5.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang……………………………..60 2.2. Tính giá thành sản phẩm………………………………………………...61 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành……………………………….61 2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm………………………………………62 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG………………………………………………………………………….67 3.1. Đánh giá khái quát công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long……………………………...67 3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty……………………………………………………..67 3.1.1.1. Những ưu điểm…………………………………………………...……67 3.1.1.2. Những nhược điểm…………………………………………………….68 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP cầu 11 Thăng Long……………………………………69 3.2.1. Cơ sở và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm………………………………………………..69 3.2.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty…………………………………………………70 3.2.2.1. Về bộ máy quản lý……………………………………………………..71 3.2.2.2. Về việc thực hiện chứng từ……………………………………………..71 3.2.2.3. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp………………………………71 3.2.2.4. Đối với hạch toán chi phí nhân công………………………………….72 3.2.2.5. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép………………………………73 3.2.2.6. Về tài sản cố định.......................................................................................84 3.2.2.7. Về việc trích lập dự phòng.....................................................................86 3.2.2.8. Hoàn thiện một số sổ kế toán.................................................................87 3.2.2.9. Về hình thức kế toán..............................................................................80 KẾT LUẬN. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP  Cổ phần   NVL, CCDC  Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ   TSCĐ  Tài sản cố định   XDCB  Xây dựng cơ bản   CNSX  Công nhân sản xuất   KPCĐ  Kinh phí công đoàn   BHYT  Bảo hiểm y tế   BHXH  Bảo hiểm xã hội   HĐ GTGT  Hoá đơn giá trị gia tăng   PNK,PXK  Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho   MTC  Máy thi công   KLXD  Khối lượng xây dựng   NVLTT  Nguyên vật liệu trực tiếp   NCTT  Nhân công trực tiếp   DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long…………………………………………………………...…5 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cụ thể các bước tiến hành hoạt động xây lắp………………….6 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí xây dựng và tính giá thành sản phẩm xây dựng.................................................................................................................................10 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2.01. Giấy đề nghị Tạm ứng…………………………………………...14 Biểu số 2.02. Phiếu chi…………………………………………………………15 Biểu số 2.03. Hoá đơn GTGT………………………………………………..…16 Biểu số 2.04. Biên bản kiểm nghiệm vật tư……………………………………17 Biểu số 2.05. Phiếu nhập kho…………………………………………………..18 Biểu số 2.06. Phiếu xuất kho…………………………………………………...20 Biểu số 2.07. Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ…………………21 Biểu số 2.08. Tờ kê chi tiết xuất vật tư…………………………………………22 Biểu số 2.09. Chứng từ ghi sổ số 650 ………………………………………….23 Biểu số 2.10. Sổ chi tiết TK 621……………………………………………….24 Biểu số 2.11. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ……………………………………...25 Biểu số 2.12. Sổ cái TK 621……………………………………………………26 Biểu số 2.13. Bảng chấm công…………………………………………………29 Biểu số 2.14. Bảng thanh toán tiền lương……………………………………...30 Biểu số 2.15. Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp……………………...31 Biểu số 2.16. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương……… ..32 Biểu số 2.17. Chứng từ ghi sổ số 524…………………………………………..33 Biểu số 2.18. Sổ chi tiết TK 622……………………………………………….34 Biểu số 2.19. Sổ cái TK 622……………………………………………………35 Biểu số 2.20. Tờ kê chi tiết xuất vật tư…………………………………………38 Biểu số 2.21. Bảng chi tiết tính khấu hao TSCĐ…………………………….....39 Biểu số 2.22. Sổ chi tiết TK 623……………………………………………….40 Biểu số 2.23. Chứng từ ghi sổ số 633…………………………………………..41 Biểu số 2.24. Chứng từ ghi sổ số 523…………………………………………..42 Biểu số 2.25. Chứng từ ghi sổ số 634…………………………………………..43 Biểu số 2.26. Sổ cái TK 632…………………………………………………....44 Biểu số 2.27. Chứng từ ghi sổ số 445…………………………………………..46 Biểu số 2.28. Chứng từ ghi sổ số 446…………………………………………..47 Biểu số 2.29. Chứng từ ghi sổ số 525…………………………………………..48 Biểu số 2.30. Chứng từ ghi sổ số 531…………………………………………..49 Biểu số 2.31. Bảng tính khấu hao TSCĐ……………………………………….50 Biểu số 2.32. Chứng từ ghi sổ số 532…………………………………………..52 Biểu số 2.33. Chứng từ ghi sổ số 537…………………………………………..53 Biểu số 2.34. Sổ cái TK 627……………………………………………………54 Biểu số 2.35. Sổ chi tiết TK 627……………………………………………….55 Biểu số 2.36. Chứng từ ghi sổ số 538…………………………………………..57 Biểu số 2.37. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng công trình Cầu Cừa – Hải Phòng…………………………………………………………………………...58 Biểu số 2.38. Bảng tổng hợp chi phí xây dựng………………………………...59 Biểu số 2.39. Sổ chi tiết TK 154……………………………………………….63 Biểu số 2.40. Chứng từ ghi sổ số 680…………………………………………..64 Biểu số 2.41. Sổ cái TK 154…………………………………………………....65 Biểu số 2.42. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình hoàn thành……………………………………………………………………………66 Biểu số 3.1. Mẫu sổ chi tiết TK 334……………………………………………73 Biểu số 3.2. Mẫu bảng tình hình tăng giảm TSCĐ…………………………….75 Biểu số 3.3. Mẫu sổ cái………………………………………………………...78 Biểu số 3.4. Mẫu sổ chi tiết TK……………………………………….………..79 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế mà cũng phát triển nhanh chóng, làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày, từng giờ. Điều đó không chỉ có nghĩa khối lượng công việc của ngành XDCB tăng lên má kéo theo đó là chi phí đầu tư XDCB cũng gia tăng. Và chi phí sản xuất xây dựng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản chi của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý vốn một cách có hiệu quả, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (từ lập dự án, thi công đến nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành), thời gian thi công kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Chính vì lẽ đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần cơ bản, không thể thiếu trong công tác hạch toán kế toán. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau. Việc phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm là một mục tiêu quan trọng không những của mọi doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Với các doanh nghiệp, thực hiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để kiểm tra, giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm năng, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn đứng vững trong cơ chế thị trường, luôn tồn tại cạnh tranh trong nền kinh tế nhiều rủi ro như hiện nay. Với Nhà nước, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp là cở sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư XDCB và kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã tiếp thu được tại trường cùng thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán tại Côngty CP Cầu 11 Thăng Long. Mặc dù chưa có kinh nghiệm trong công tác hạch toán kế toán nói chung và hoạt động xây lắp nói riêng nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, cùng các anh chị phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứư đề tài “ Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty CP Cầu 11 Thăng Long” Chuyên đề của em gồm 3 phần: Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 11 THĂNG LONG 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. 1.1.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Công ty Cầu 11 Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là: + Xây dựng các công trình vừa và nhỏ + Xây dựng các công trình cầu và đường + Sản xuất các cấu kiện bê tông + Vận chuyển hàng hoá + Nạo vét các cụm cảng. Theo sự phân công của Tổng công ty và quy chế hoạt động của ngành xây dựng, Công ty Cầu 11 Thăng Long có những nhiệm vụ cụ thể sau: + Tính toán và lập hồ sơ dự thầu phù hợp với điều kiện của Công ty + Trực tiếp tham gia đấu thầu các công trình + Lập kế hoạch mua sắm vật tư trong quý và năm kế hoạch + Nghiên cứu đề án thiết kế công trình + Thi công xây dựng các công trình giao thông cầu đường + Tham gia biên soạn tài liệu để hướng dẫn, giảng dạy về nghiệp vụ, thực hiện quy trình, quy tắc kỹ thuật đối với công tác máy thiết bị, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật chuyên ngành về máy thiết bị. Từ những ngày đầu mới thành lập Công ty đã được Tổng công ty giao cho xây dựng những cây cầu. Công ty Cầu 11 Thăng Long với bàn tay và khối óc, trí thông minh, sáng tạo đã kết tinh lên những cây cầu, những công trình dân dụng vĩnh cửu cho đất nước, cho những nẻo đường quê hương, từ miền núi đến đồng bằng, từ miền xuôi đến miềm ngược và cả trên nước bạn láng giềng. Trong thời gian qua, Công ty đã tập trung thi công được nhiều công trình đưa vào sử dụng, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đó là : Năm 2006: Cầu Hoà Bình, cầu Nậm Măng Lào Cai Cầu Cao Mỗ, cầu Vô Hối , cầu Bo Thái Bình Cầu Mây Thái Nguyên Cầu Phú Lâm II Tuyên Quang Năm 2007: CầuTrung Hà Hà Tây Cầu Phố Mới, cầu Làng Mạ Lào Cai Cầu Rợm Phú Thọ Năm 2008: Cầu Phong Quang Hà Giang Cầu Kiền Hải Phòng Cầu Nậm Mu Lào Cai Cầu B1 - 12 Nội Bài - Bắc Ninh Cầu Tri Lễ Nghệ An Cầu Trà Lý Thái Bình Hiện nay, ngoài việc hoàn thành tốt kế hoạch do Tổng công ty bàn giao cho, Công ty Cầu 11 Thăng Long còn mở rộng địa bàn hoạt động, tự tìm kiếm thị trường và khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng mới phục vụ cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quá trình để hoàn thành một sản phẩm xây dựng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng công trình, hạng mục công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Đối với một số công trình đặc biệt, Công ty được Tổng công ty chỉ định thầu, còn lại các công trình khác công ty tự thực hiện đấu thầu, sau đó công ty giao khoán cho các Đội sản xuất. Các Đội sản xuất này sẽ huy động máy móc, nhân công san lấp và giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho quá trình thi công. Từ các loại nguyên vật liệu như cát, đá, xi măng, gạch, phụ gia bê tông…dưới sự tác động của máy móc và bàn tay con người sau một thời gian tiến hành xây dựng tạo ra sản phẩm xây lắp thô. Sau đó qua giai đoạn hoàn thiện dưới sự tác động của sức lao động kết hợp với các loại máy móc như máy mài, máy cắt…sản phẩm xây lắp thô sẽ được hoàn thiện thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh. Trong quá trình thi công, Công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty về an toàn lao động và chất lượng công trình. Sau khi công trình đã hoàn thành sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư. Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long. Trong đó: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cụ thể các bước tiến hành hoạt động xây lắp Xây dựng là một ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các công ty xây dựng cũng có những đặc điểm khác biệt so với những công ty sản xuất: - Sản phẩm sản xuất là loại sản phẩm theo đơn đặt hàng, mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. - Sản xuất sản phẩm mang tính chất thời vụ, chịu tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên. - Sản xuất thi công sản phẩm được thực hiện trên các địa điểm cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như sản phẩm trong ngành sản xuất. 1.3. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long. - Sản xuất sản phẩm xây lắp diễn ra trong điều kiện ngoài trời nên gặp nhiều rủi ro gây ra những thiệt hại lớn, bất ngờ (như thiệt hại về ngừng sản xuất). Những khoản thiệt hại này được theo dõi một cách chặt chẽ và có phương pháp hạch toán phù hợp với những nguyên nhân gây ra. - Sản xuất sản phẩm xây lắp diễn ra trong thời gian dài, do vậy công việc sản xuất được tổ chức hợp lý nhằm đẩy mạnh tiến độ thi công. Đây là điều kiện quan trọng để tránh những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư kinh doanh. - Kế toán tập hợp chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí, từng công trình, hạng mục công trình cụ thể nhằm thường xuyên so sánh, kiểm tra việc dự toán chi phí. Qua đó xem xét nguyên nhân vượt kế hoạch, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh. - Đối tượng hạch toán chi phí là các công trình, hạng mục công trình, các đơn đặt hàng, các giai đoạn kỹ thuật quy ước… Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo từng công trình, hạng mục công tình. - Giá thành của công tình không bao gồm giá trị thiết bị do chủ đầu tư chuyển đến mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp tự bỏ ra có liên quan đến công trình đó. 1.4. Đặc điểm về chi phí sản xuất tại Công ty CP cầu 11 Thăng Long. 1.4.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất. Thực chất chi phí là quá trình dịch chuyển vốn, dịch chuyển các yếu tố sản xuất và đối tượng tính giá, nó gắn liền với khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một thời kỳ để sản xuất sản phẩm. Chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng cũng được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Ba yếu tố chi phí cơ bản bao gồm trong đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động tham gia vào quá trình sản xuất với các mức độ khác nhau hình thành nên các yếu tố tương ứng: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí máy thi công… Những yếu tố về chi phí trên chính là chi phí trong sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại, có nội dụng kinh tế và công dụng khác nhau. Để quản lý chi phí sản xuất có hiệu quả thì không đơn thuần dựa vào số liệu tổng hợp chi phí mà còn phải dựa vào những số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt. Do đó phân loại chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tại Công ty CP Cầu 11 Thăng Long, để phục vụ tốt cho công tác quản lý chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp, kế toán đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí. Bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621): + Chi phí nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt, thép, cát, đá…. + Chi phí nguyên vật liệu phụ: Xăng, dầu diezen, que hàn… + Các bán thành phẩm của các ngành sản xuất có liên quan. + Vật liệu kết cấu: tấm panel, kèo cột… + Vật liệu luân chuyển: Giàn giáo và các vật liệu khác. - Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622): + Tiền lương chính, lương phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất thuộc danh sách quản lý của Công ty. + Tiền công phải trả cho công nhân thuê ngoài theo hợp đồng ngắn hạn. - Chi phí sử dụng máy thi công (TK623): + Chi phí thiết bị, vật tư, nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công, chi phí thuê máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, tiền lương cho công nhân lái máy, dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho việc sử dụng máy thi công. - Chi phí sản xuất chung (TK627): + Tiền lương của nhân viên quản lý đội sản xuất, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân lái máy, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất tại các đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: tiền điện, nước, điện thoại,… tại các đội sản xuất. Dựa theo các khoản mục chi phí trên, Công ty Cầu 11 Thăng Long Sử dụng các tài khoản: Tài khoản 621, tài khoản 622, tài khoản 623, tài khoản 627 để tập hợp chi phí xây dựng. Đối với mỗi công trình, Công ty mở sổ chi tiết các tài khoản được đánh số thứ tự để dễ dàng cho việc hạch toán, kiểm tra, theo dõi,… Trong phạm vi chuyên đề này, e chỉ đưa ra trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tíng giá thành công trình Cầu Cừa – Hải Phòng làm ví dụ để khái quát công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty.
Luận văn liên quan