Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Z133 - TCKT- BỘ QUỐC PHÒNG3 1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY Z1333 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển3 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh4 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý5 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất9 2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY Z133 – TCKT - BỘ QUỐC PHÒNG12 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán12 2.2.Hình thức ghi sổ kế toán14 2.3 . Chính sách kế toán áp dụng tại nhà máy Z13315 2.3.1. Chính sách kế toán áp dụng tại nhà máy.15 2.3.2. Hệ thống chứng từ và sổ kế toán ở nhà máy Z13320 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z133- TCKT BỘ QUỐC PHÒNG24 1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z13324 2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z13341 2.1. Hạch toán chi phí bán hàng41 2.2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp42 2.3. Hạch toán kết quả tiêu thụ44 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z133 - TCKT - BỘ QUỐC PHÒNG54 1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z13354 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY Z13356 2.1. Lập bảng kê số 857 2.2. Lập bảng kê số 1159 2.3. Mở tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán61 2.4. Những điều kiện để cho việc hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.61 KẾT LUẬN62

docx74 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới sâu sắc, toàn diện của đất nước, của cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những bước đổi mới, tiến bộ và đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế . Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kế toán đã khẳng định được vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống kinh tế tài chính của đơn vị cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là công cụ chủ yếu để quản lý nền kinh tế. Như chúng ta đều biết, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề sống còn của một doanh nghiệp sản xuất vật chất gắn liền với việc trả lời câu hỏi:“ Sản phẩm sản xuất ra được bán cho ai? Và bán như thế nào?”. Chính vì vậy bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng thì thị trường để tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Qua tiêu thụ sản phẩm đã thu về cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá trị thực tế của sản phẩm. Sau đó xác định được kết quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu hồi vốn để tổ chức sản xuất tiếp theo, để trang trải cho mọi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, cân đối tiền hàng đồng thời nó phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong công tác quản lý, nhằm nâng cao năng xuất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thức được điều này nhà máy Z133 đã và đang sản xuất kinh doanh, đưa ra những mặt hàng được thị trường chấp nhận. Nhờ đó mà nhà máy đã đảm bảo bù đắp được chi phí và có lãi. Có được điều này nhà máy đã làm tốt việc quản lý, giám đốc tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn… đặc biệt là tập chung làm tốt khâu kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tình hình công tác tổ chức hạch toán kế toán tại nhà máy Z133 em nhận thấy vấn đề kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là một vấn đề quan trọng. Em đã nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng”. Nội dung của Chuyên Đề Thực Tập ngoài mở đầu và kết luận, gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng. Chương 3: Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại nhà máy Z133 - TCKT- Bộ Quốc Phòng. Mặc dù đã cố gắng hết sức song do kiến thức còn hạn chế nên em không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em mong sẽ nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của thầy giáo thạc sĩ Trương Anh Dũng và các cô chú trong phòng tài chính của nhà máy Z133. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY Z133 - TCKT- BỘ QUỐC PHÒNG 1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY Z133 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy Z133 – TCKT- Bộ Quốc Phòng được thành lập ngày 01- 01- 1969 tại phường Ngọc Thụy- Long Biên- Hà Nội. Điện thoại: 04.8271605 Fax: 8271677 Với tổng diện tích là 24,5 ha trong đó: 16 ha dành cho khu sản xuất. 8,5 ha dành cho khu sinh hoạt. Tổng quân số là 700 người trong đó: Lao động trực tiếp: 550 người Lao động gián tiếp: 150 người Từ năm 1969 - 1975: Nhiệm vụ chính của nhà máy là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng để lắp đặt dây chuyền sản xuất và sửa chữa mới do Liên Xô (cũ) giúp đỡ đồng thời vẫn phải đảm bảo công tác sửa chữa kịp thời cho bộ đội chiến đấu. Bên cạnh đó nhà máy còn đào tạo cho đội ngũ công nhân có đủ trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ để sử dụng dây chuyền sản xuất mới. Kết quả giai đoạn này đã đưa vào sử dụng: + Khối sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự. + Khối sản xuất phụ tùng thay thế. + Khối phục vụ bổ trợ cho dây chyền sản xuất. Từ năm 1976 - 1985: Nhiêm vụ của nhà máy là tiếp tục hoàn thiện dây chuyền sản xuất, sửa chữa, khai thác mọi tiềm năng thiết bị sẵn có để ổn định sản xuất và tiếp quản các công trình ở miền Nam sau ngày giải phóng. Kết quả giai đoạn này đã làm được: + Đào tạo 250 cán bộ có đủ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao điều vào miền Nam tiếp quản trang thiết bị kỹ thuật quân sự của Mỹ. + Hoàn chỉnh đồng bộ dây chuyền sản xuất. + Hoàn thành công trình lắp ráp và sửa chữa cơ điện. + Hoàn chỉnh đồng bộ dây chuyền sửa chữa. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: Do điều kiện kinh phí quốc phòng hạn hẹp đòi hỏi phải quản lý, khai thác triệt để mọi tiềm năng công nghiệp quốc phòng nhằm không ngừng xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. Từ nhiệm vụ chính là sản xuất phụ tùng thay thế, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho quân đội, nhà máy được Bộ Quốc Phòng cho phép sử dụng lao động, máy móc thiết bị và các nguồn lực khác vào làm các mặt hàng kinh tế để tăng nguồn thu nhập. Kết quả ở giai đoạn này đã đạt được khối lượng sản xuất sửa chữa như sau: + Khối lượng sửa chữa các loại tăng từ 2.421 tấn lên đến 61.712 tấn. + Sản xuất chi tiết thay thế: 1.890 tấn. + Sản xuất hòm hộp các loại: 100.503 cái. + Tổ chức được 52 đoàn công tác sửa chữa cơ động với 514 lượt hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn, hiệu quả. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Nhà máy là doanh nghiệp quốc phòng, hàng năm được Bộ Quốc Phòng nâng cấp đầu tư năng lực sản xuất cho nhà máy. Nguồn vốn chủ yếu của nhà máy là do ngân sách nhà nước cung cấp và bổ sung một phần nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, nhà máy luôn bảo toàn và phát triển được nguồn vốn. Bên cạnh đó nhà máy còn huy động mọi nguồn vốn để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất phụ tùng thay thế và sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự, chủ yếu là trung đại tu thiết bị, vũ khí hư hỏng từ các đơn vị đưa về. Mặt khác nhà máy còn có nhiệm vụ sửa chữa cơ động theo kế hoạch của cấp trên giao. Ngoài ra nhà máy còn tận dụng năng lực và thiết bị sản xuất một số mặt hàng kinh tế để cải thiện đời sống kinh tế của cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy. Sản phẩm của nhà máy có kết cấu phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao nhưng quá trình sản xuất trên dây chuyền máy móc thiết bị của Liên Xô viện trợ từ những năm 1970 đã quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật và độ chính xác không cao do đó nhà máy đã từng bước nâng cấp hiện đại hóa máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, phù hợp với cơ chế thị trường. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy Z133 được thể hiện thông qua bảng sau: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của nhà máy TT  Chỉ tiêu  Đơn vị tính  2003  2004  2005   1  Lao động  Người  675  687  700   2  Tổng số vốn  Triệu đồng  18.790  19.362  21.098   3  Vốn cố định  Triệu đồng  15.850  16.422  17.958   4  Vốn lưu động  Triệu đồng  2.940  2.940  3.140   5  Doanh số  Triệu đồng  12.303  13.110  14.447   6  Lợi nhuận  Triệu đồng  1.045  1.161  1.233   7  Thu nhập bình quân  Triệu đồng  1,2  1,3  1,6   Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành nhà máy Z133 từng bước khắc phục những khó khăn, thử thách để hoàn thành kế hoạch được giao đồng thời nhà máy còn làm tăng thêm nguồn thu nhập cho cán bộ công nhân viên thông qua việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiện nay nhà máy thực hiện việc quản lý theo nguyên tắc tự chủ, chịu trách nhiệm và tự hoàn vốn được giao. Nhà máy áp dụng cơ chế quản lý thị trường, bộ máy điều hành hoạt động theo cơ chế của doanh nghiệp nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà máy xác định xây dựng và thực hiện phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao tay nghề và trình độ văn hóa của công nhân viên. Mở rộng quan hệ kinh tế với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. 1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Mọi hoạt động của nhà máy đều dưới sự chỉ huy của giám đốc và các phó giám đốc. Giám đốc nhà máy: Là người chỉ huy cao nhất và chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên và sự trưởng thành của nhà máy. Giám đốc là chủ tài khoản của doanh nghiệp, phê duyệt các các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, séc lĩnh tiền mặt, séc thanh toán mua hàng và các chứng từ đính kèm, phê duyệt các hóa đơn nhập kho, xuất kho, định mức vật tư… Chính ủy: Là người tổ chức triển khai công tác đảng, công tác chính trị của nhà máy, là người chịu trách nhiệm trước đảng ủy về công tác Đảng, công tác Chính trị. Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong nhà máy. Là người chỉ huy trực tiếp điều hành sản xuất theo kế hoạch sản xuất, sửa chữa. Có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán. Phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, ký duyệt biên bản giao nhận tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định, ký duyệt kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị sửa chữa lớn hoàn thành và tài sản cố định mới lắp đặt chạy thử đưa vào sử dụng. Ban giám đốc có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán. Mọi chứng từ kế toán phải qua chủ tài khoản phê duyệt. Khi giám đốc đi vắng có thể ủy quyền cho phó giám đốc kí thay. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của nhà máy được hình thành và có các nhiệm vụ sau: Phòng kế hoạch: Gồm 18 người có nhiệm vụ chính là xây dựng các phương án phát triển sản xuất, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, và kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ, về kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều hành kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch mua sắm vật tư bảo đảm kế hoạch sản xuất kinh doanh nhịp nhàng, cân đối, đều đặn, đúng số lượng, chất lượng theo thời gian quy định. Phòng kế hoạch có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp định mức đơn giá tiền lương, cung cấp kế hoạch sản xuất sản phẩm, phiếu xuất kho tiêu thụ sản phẩm hàng quốc phòng. Phòng tổ chức lao động: Gồm 7 người có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp lực lượng lao động, tổ chức bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tổ chức thi nâng bậc, nâng lương và các chế độ bảo hiểm xă hội khác. Có trách nhiệm ban hành quy chế trả lương đảm bảo đúng chế độ nhà nước quy định, phù hợp với thực tế của nhà máy. Phòng tổ chức lao động có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp cho phòng Tài chính danh sách nâng lương, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, chế độ trả lương và bảo hiểm xã hội . Phòng tài chính: Gồm 11 người có chức năng giúp giám đốc quản lý mọi hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy. Kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật nói chung và chỉ tiêu tài chính nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý và khai thác sử dụng các loại vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng nguyên tắc theo chế độ quy định, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nộp các khoản và nộp ngân sách cấp trên đầy đủ đúng thời hạn, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên đúng thời hạn, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên đúng nguyên tắc, đúng chế độ . Phân tích hoạt động kinh tế, phân tích thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của nhà máy kịp thời cho lãnh đạo chỉ huy để có biện pháp quản lý hiệu quả. Phòng kỹ thuật công nghệ: Gồm 10 người, là bộ phận có chức năng giúp giám đốc và các phó giám đốc kỹ thuật tổ chức và quản lý công tác khoa học công nghệ trong nhà máy, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, quy định kỹ thuật, tổ chức thiết kế, chế thử sản phẩm mới, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thông tin khoa học kỹ thuật. Phòng kỹ thuật công nghệ có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp các định mức kinh tế kỹ thuật, vật tư, các bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Phòng cơ điện: Gồm 8 người, là bộ phận có chức năng giúp giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật về công tác quản lý khai thác, sửa chữa máy móc thiết bị, năng lượng để phục vụ sản xuất. Nhiệm vụ lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý việc sử dụng máy móc thiết bị, năng lượng, phương tiện vận tải theo điều lệ chế độ kỹ thuật quy định. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi công nhân vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng chế độ, đảm bảo tốt, bền. Phòng cơ điện có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành của tài sản cố định, tình hình sử dụng điện năng trong nhà máy. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS): Gồm 6 người, là bộ phận kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy trình công nghệ quy định kỹ thuật của nhà máy. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng và số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong từng kỳ kế hoạch. Nhiệm vụ hướng dẫn cán bộ công nhân viên thực hiện đúng quy trình công nghệ , quy định kỹ thuật trong sản xuất và sửa chữa. Kiểm nhận toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng trong kỳ sản xuất sửa chữa. Kiểm tra vật tư, kỹ thuật phụ tùng nhập kho. Kiểm tra đề xuất các biện pháp chỉ đạo bảo đảm thực hiện điều lệ công tác chất lượng sản phẩm đạt kết quả tốt. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và vật tư hàng hóa mua về nhập kho . Phòng hành chính: Gồm 18 người, là bộ phận có chức năng giúp giám đốc trong lĩnh vực công tác văn thư, bảo mật, bảo vệ thông tin liên lạc. Phòng hậu cần: Gồm 25 người, là bộ phận chức năng giúp giám đốc về công tác tổ chức đời sống, sức khỏe, doanh trại, nuôi dậy trẻ khu sinh hoạt trong nhà máy. Có vai trò trong việc hình thành các chứng từ kế toán cung cấp hóa đơn nhập, xuất quân trang, thuốc quân y cho cán bộ công nhân viên. Phòng chính trị: Gồm 7 người là bộ phận chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị mà trực tiếp là Chính ủy. Không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt công tác của nhà máy . Phòng vật tư: Gồm 10 người, có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản và cấp phát các loại vật tư hàng hóa cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện đối chiếu, kiểm kê theo các chế độ tài chính quy định, chịu sự chỉ đạo của giám đốc, cung cấp phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu. ở nhà máy kế toán nguyên vật liệu sử dụng phương pháp thẻ song song, hàng tháng thủ kho vật tư đối chiếu với kế toán vật tư nhập xuất trong kỳ làm cơ sở cho việc hoạch toán nguyên vật liệu. Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại nhà máy Z133  1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sửa chữa của nhà máy là phân xưởng sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến do đó việc sản xuất một sản phẩm phải qua nhiều công đoạn và qua nhiều phân xưởng. Quy trình công nghệ hoạt động sản xuất gồm 10 phân xưởng phân theo các khối: Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ cung cấp điện nước, khí nén, sửa chữa trang thiết bị, lắp đặt máy móc thiết bị mới, vận hành chạy thử, bàn giao cho các phân xưởng sử dụng. Phân xưởng tạo phôi: có nhiệm vụ chuẩn bị phôi liệu ban đầu cho quá trình sản xuất như đúc, rèn, dập… Phân xưởng gia công cơ khí: có nhiệm vụ gia công các loại chi tiết cơ khí thay thế và các sản phẩm trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho quân đội. Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp rắp, hiệu chỉnh, đồng bộ thử nghiệm các bộ phận chi tiết thay thế. Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật quân sự. Trong nhịp độ phát triển của nhà máy quy trình kỹ thuật sản xuất, sửa chữa sản phẩm cũng được phát triển theo từ kỹ thuật sản xuất, sửa chữa ban đầu dựa vào các thiết bị nhỏ đến nay đã phát triển thành quy trình sản xuất, sữa chữa hoàn chỉnh. *) Quy trình công nghệ sản xuất: - Chuẩn bị tài liệu tham khảo, thiết kế bản vẽ, quy định kỹ thuật lập quy trình gia công. + Triển khai sản xuất theo quy trình đã lập. + Tạo phôi liệu sản xuất. + Xử lý bề mặt. + Kiểm tra chất lượng. + Bảo quản nhập kho. Sơ đồ số 2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.  *) Quy trình công nghệ sửa chữa - Kiểm định xác định mức hư hỏng. - Tháo dỡ, tẩy làm sạch bề mặt. - Sử lý bề mặt. - Lắp ráp. - Kiểm tra chất lượng. - Bảo quản,nhập kho. Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sửa chữa  Sơ đồ số 4: Hệ thống quản lý sản xuất ở nhà máy Z133  2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY Z133 – TCKT - BỘ QUỐC PHÒNG 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Nhà máy Z133 là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập do vậy bộ máy kế toán của nhà máy được sắp xếp phù hợp với doanh nghiệp lớn, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trong những năm gần đây, với sự đổi mới đường lối, chính sách về kinh tế đặc biệt là chế độ tài chính kế toán cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy quy mô của bộ máy kế toán của nhà máy cũng được thu hẹp lại cho nhỏ gọn, phù hợp hơn. Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung. Sơ đồ số 5: Tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh của nhà máy, số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nhu cầu cung cấp thông tin cho bộ máy quản lý, phòng kế toán tài chính của nhà máy gồm 11 người được biên chế như sau: Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Là người chỉ đạo về tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và tình hình hạch toán của nhà máy, phân tích hoạt động và kết quả kinh doanh. Phó phòng (Kế toán tổng hợp): Là người giúp việc cho trưởng phòng thực hiện các công tác kế toán, kiểm tra kế toán đồng thời kiêm kế toán tổng hợp, theo dõi tổng hợp các nguồn vốn, kết quả sản xuất, thanh toán với ngân sách. Kế toán tiền lương (1 người): Là người giúp kế toán trưởng quản lý toàn bộ quỹ lương thực tế và bảo hiểm xã hội, kiểm soát việc chấp hành và thực hiện chế độ chính sách về lao động và tiền lương. Kế toán vật liệu (3 người): Có chức năng giúp cho kế toán trưởng quản lý toàn bộ các loại vật tư, phân tích và phản ánh tình hình biến đổi kho vật tư cũng như giá cả vật tư, cùng các phòng liên quan đến tổ chức ghi chép theo dõi thực hiện kế hoạch đảm bảo vật tư. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Giúp cho kế toán trưởng theo dõi thực hiện toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành thực tế của sản phẩm, phân tích nguyên nhân tăng giảm giá thành. Kế toán tài sản cố định: Giúp cho kế toán trưởng theo dõi tổng hợp tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định. Kế toán tiêu thụ: Giúp cho kế toán trưởng theo dõi quản lý kho sản phẩm, doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất và tình hình thanh toán với người mua. Kế toán tài chính: Giúp kế toán trưởng quản lý toàn bộ vốn bằng tiền, các quỹ xí nghiệp, các khoản thu, phải trả cho cán bộ công nhân viên, giám đốc việc chấp hành chế độ chính sách hợp lý. Kế toán quỹ: Giúp cho kế toán trưởng và giám đốc quản lý toàn bộ tiền mặt, ngân phiếu. 2.2.Hình thức ghi sổ kế toán Căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính và có sửa đổi theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính (nhưng do đặc thù của nhà máy là doanh nghiệp Bộ Quốc Phòng, nên nhà máy chưa áp dụng ngay QĐ 15, đến đầu năm 2007 nhà máy mới chính thức áp dụng QĐ này). Nhà máy đã áp dụng hình thức ghi sổ Nhật Ký- Chứng Từ. Hình thức kế toán được sử dụng ở nhà máy rất phù hợp với đặc điểm và quy mô kinh doanh cũng như trình độ của nhân viên kế toán, nó rất hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành của Giám Đốc và Kế toán trưởng. Sơ đồ số 6: Trình tự ghi sổ hình thức Nhật ký- Chứng từ
Luận văn liên quan