Chuyên đề của em gồm có các nội dung chính sau:
Phần I: Khái quát chung về công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Phần II: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí.
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
I.ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Công ty Đầu tư và Phát triển dầu khí có tên giao dịch quốc tế là “Petroleum Investment & Development Company ” viết tắt là PIDC, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng theo luật pháp Việt Nam, có tiền Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng trong, ngoài nước. Công ty chính thức được thành lập ngày28 tháng 12 năm 2000 theo quyết định số 2171/ QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 12 của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Công ty có trụ sở chính tại133 Thái Thịnh Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội
Tiền thân của công ty là công ty Petrovietnam – 1 ( PV- 1 ) đượng thành lập ngày 17 tháng 11 năm 1988 theo quyết định của Tổng cục Dầu khí Việt Nam với nhiệm vụ chính là giám sát các hợp đồng thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Phía Bắc và thu hút các công ty Dầu khí Quốc tế vào đầu tư, khai thác Dầu khí tại Việt Nam
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế khỷ XX với số lượng các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí được ký kết tăng cao ( lúc cao điểm lên tới 40 hợp đồng ). Để nâng cao hiệu quả quản lý giám sát số lượng các hợp đồng nói trên, Tháng 3 năm 1993 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên PV- 1 thành PVSC (Petro Vietnam PSC Supervising Co. ), Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm Dầu khí.
2.Đặc điểm kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Là một doanh nghiệp nhà nước Công ty thực hiện khá nhiều hoat động sản xuất kinh doanh:
•Triển khai thăm dò khai thác tại Việt Nam:
63 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty đầu tư và phát triển dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hạch toán kế toán giữ một vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh. hạch toán là công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý các hoạt động tính toán và kiểm tra việc sử dụng tài chính, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động mua bán, bảo quản, dự trữ, theo dõi vật tư hàng hóa tức là hoạt động mua bán và xác định kế quả kinh doanh. Do đó việc tổ chức đúng đắn, khoa học nghiệp vụ bán hàng có ý nghĩa quyết định đối với công tác kế toán tại doanh nghiệp thương mại giúp cho lãnh đạo xử lý nắm bắt các thong tin cần thiết, từ đó có quyết định quản lý chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung và Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí nói riêng. Được trang bị kiến thức tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thu Liên, cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí, sau một thời gian thực tập tại công ty em quyết định chọn đề tài:
“HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ ”
Chuyên đề của em gồm có các nội dung chính sau:
Phần I: Khái quát chung về công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Phần II: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí.
Kết luận
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Công ty Đầu tư và Phát triển dầu khí có tên giao dịch quốc tế là “Petroleum Investment & Development Company ” viết tắt là PIDC, là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng theo luật pháp Việt Nam, có tiền Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng trong, ngoài nước. Công ty chính thức được thành lập ngày28 tháng 12 năm 2000 theo quyết định số 2171/ QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 12 của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Công ty có trụ sở chính tại133 Thái Thịnh Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội
Tiền thân của công ty là công ty Petrovietnam – 1 ( PV- 1 ) đượng thành lập ngày 17 tháng 11 năm 1988 theo quyết định của Tổng cục Dầu khí Việt Nam với nhiệm vụ chính là giám sát các hợp đồng thăm dò dầu khí tại thềm lục địa Phía Bắc và thu hút các công ty Dầu khí Quốc tế vào đầu tư, khai thác Dầu khí tại Việt Nam
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế khỷ XX với số lượng các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí được ký kết tăng cao ( lúc cao điểm lên tới 40 hợp đồng ). Để nâng cao hiệu quả quản lý giám sát số lượng các hợp đồng nói trên, Tháng 3 năm 1993 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam quyết định đổi tên PV- 1 thành PVSC (Petro Vietnam PSC Supervising Co. ), Công ty Giám sát các hợp đồng chia sản phẩm Dầu khí.
Đặc điểm kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Là một doanh nghiệp nhà nước Công ty thực hiện khá nhiều hoat động sản xuất kinh doanh:
Triển khai thăm dò khai thác tại Việt Nam:
Tự điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên đất liền thuộc Miền Vọng Hà Nội và các khu vực khác có vọng trên thềm lục địa của Việt Nam.
Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí với các bên nước ngoài tại Việt Nam.
Quản lý công tác phát triển – khai thác và tham gia bán dầu ở các lô như một bên nhà thầu.
Thay mặt Tổng công ty Dầu khí Việt Nam quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí của các nhà thầu nước ngoài khi được uỷ quyền của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Triển khai hoạt động thăm dò khai thác tại nước ngoài:
Tự điều hành các hợp đồng dầu khí.
Tham gia điều hành chung các hợp đồng dầu khí.
Mua tài sản/ góp vốn đối với các hợp đồng dầu khí.
Với các hoạt động sản xuất kinh doanh như trên thì ta có thể thấy sản phẩm của Công ty là dầu thô và khí.
Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh sau:
TT
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
1
Tổng doanh thu
19.026.333.586
2
giá vốn hàng bán
3.107.580.599
3
giá thành dịch vụ nhỏ
6.701.269.728
4
Lợi nhuận gộp
9.217.483.259
5
Chi phí bán hàng
76.000.000
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.434.564.250
7
Lợi nhuận trước thuế
8.827.280.473
8
Nộp ngân sách nhà nước
2.471.638.532
9
Lợi nhuận sau thuế
6.355.641.941
Biểu 1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2005
TỔ CHỨC KẾ TOÁN, CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
Mô hình tổ chức của công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty đã xây dựng cho mình một mô hình tổ chức bộ máy một cách khoa học và hợp lý với ngành nghề của mình Trong cơ cấu này thì giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Các phòng ban là bộ phận, các đơn vị trực thuộc, các liên doanh tham mưu giúp ban giám đốc điều hành doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Mệnh lệnh từ ban giám đốc được truyền trực tiếp đến từng cơ sở, phòng ban trong công ty, đồng thời có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và thống nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh (xem biểu số 2 trang 5)
Biểu 2: sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Trong đó:
Ban giám đốc: có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với ban chấp hành Đảng uỷ và tổ chức Công đoàn triển khai nhiệm vụ của Đảng uỷ trong việc định hướng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, giải quyết khó khăn và đưa đơn vị vào thế ổn định.
Ban giám đốc gồm có một Giám đốc và 5 Phó giám đốc:
Giám đốc công ty: trực tiếp điều hành công tác cán bộ, tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính trong công ty.
Phó giám đốc phụ trách Kỹ thuật và Ngiên cức khoa học: giúp giám đốc và cùng điều hành các hoạt động về Khoa học, Kỹ thuật của Công ty.
Phó giám đốc phụ trách Kinh tế - Hợp đồng: giúp giám đốc và cùng giám đốc điều hành Công ty trong lĩnh vực tài chính, thực hiện thẩm định ký kết, điều hành các hợp đồng kinh tế của Công ty.
Phó giám đốc phụ trách dự án Algeria: giúp giám đốc và cùng điều hành mọi hoạt động về tài chính,tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí,… tại dự án Algeria.
Phó giám đốc phụ trách dự án Iraq: giúp giám đốc và cùng điều hành mọi hoạt động về tài chính, thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí ,… tại dự án Iraq.
Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm:
Phòng thăm dò: giúp giám đốc có những thông tin chính xác về công tác tìm kiếm thăn dò dầu khí ở các dự án để lên kế hoạch về việc khai thác khí
Phòng công nghệ mỏ và khai thác: giúp giám đốc trong việc nắm bắt tình hình công nghệ của công ty và trên thế giới để lên kế hoạch về sửa chữa mua bán công nghệ cho phù hợp với tình hình tìm kiếm thăm dò dầu khí của công ty
Phòng khoan, an toàn và môi trường: giúp giám đốc trong việc điều hành khoan, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Phòng công nghệ thông tin – lưu trữ: giúp giám đốc trong công tác lưu trữ hồ sơ, công nghệ thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
Phòng phát triển dự án: giúp giám đốc trong việc tìm kiếm, lên kế hoạch dự án và phát triển dự án.
Phòng quản lý dự án: giúp giám đốc trong việc điều hành, quản lý dự án
Phòng thương mại – hậu cần: giúp giám đốc trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường.
Phòng tài chính – kế toán: giúp giám đốc quản lý và thực hiện công tác tài chính, vốn và tài sản; kế toán hạch toán kinh doanh tập trung ở công ty; kiểm toán các dự án của công ty trong các hợp đồng dầu khí và các đơn vị trực thuộc công ty.
Phòng đào tạo: giúp giám đốc trong công tác đào tạo phát triển nhân lực và tuyển dụng của công ty.
Phòng kế hoạch: giúp giám đốc trong việc lên các kế hoạch dự án, kế hoạch mặt hàng và kế hoạch phát triển công ty trong tương lai.
Phòng hành chính: giúp giám đốc công việc tổ chức bộ máy quản lý các bộ phận, cơ sở vật chất phương tiện, tổ chức phục vụ của cán bộ và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên chức.
Tổ chức bộ máy kế toán
Căn cứ đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh, tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh, công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí tổ chức một phòng kế toán tập trung tại công ty chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trực tiếp tại công ty và tổng hợp số liệu của công ty (xem biểu số 3 trang 8)
Phòng kế toán có nhiệm vụ:
Thực hiện công tác tài chính, thu xếp vốn cho hoạt động của công ty và các dự án.
Quản lý, điều hành công tác kế toán, hạch toán, kiểm kê, thống nhất tập trung toàn công ty đối với hoạt động của công ty và các dự án trong, ngoài nước.
Quản lý và thực hiện công tác thanh toán, quyết toán các công trình, các dự án, các hoạt động của công ty; tham gia lập dự toán và chương trình đầu tư.
Lập báo cáo định kỳ theo tháng, quý, năm về công tác tài chính kế toán, vốn và tài sản, báo cáo quyết toán năm.
Hoạt động giám sát và hỗ trợ hoạt động tài chính, kế toán, vốn góp, thuế, tài sản, kiểm toán đối với các hợp đồng dầu khí và các đơn vị trực thuộc công ty.
Chủ trì theo dõi việc thực hiện công tác tài chính kế toán trong các hợp đồng dầu khí mà công ty tham gia hoặc được uỷ quyền hỗ trợ, giám sát; thực hiện thu thuế đối với các nhà thầu dầu khí khi được uỷ quyền.
Tham gia theo dõi thực hiện chương trình cộng tác với ngân sách, đàm phán hợp đồng, thoả thuận và thanh lý hợp đồng.
Quản lý và giám sát tiền vốn, tài sản cố định, vật tư và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Tham gia đấu thầu trong hợp đông thương mại của công ty.
Phòng tài chính – kế toán của công ty có 10 người. Triển khai công việc theo tong lĩnh vực chuyên môn và đơn vị phụ thuộc. Các bộ phận tương tự đơn vị trực thuộc là thành phần không thể tách rời, hoạt động thống nhất, tập trung theo sự chỉ đạo của Kế toán trưởng.
Biểu 3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Cơ cấu tổ chức bộ máy tài chính – kế toán của công ty:
Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng Tài chính – Kế toán, chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chung về hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính – kế toán.
Kế toán tổng hợp: kiêm phó phòng Tài chính - Kế toán, phụ trách việc lập phiếu thu, chi theo lệnh, từ đó căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi kèm theo các giấy tờ hợp lệ để nhập hoặc xuất quỹ, đối với các số dư trên sổ quỹ với số tiền thực có tại quỹ. Lập báo cáo kế toán, trợ lý cho kế toán trưởng nếu có yêu cầu và giúp đỡ các bộ phận khác khi cần thiết.
Kế toán dự án: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các dự án
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phải trả và thanh toán các khoản cho từng chủ nợ nhằm thực hiện tốt chế độ thanh toán tài chính.
Kế toán tiền mặt và ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, lập phiếu, phiếu chi và tình hình thu, chi, trả lãi ngân hàng của công ty.
Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ theo dõi tiền lương, các khoản phải trả công nhân viên, các khoản tạm ứng, các chế độ BHYT, BHXH, công đoàn, …
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi và bảo quản tiền của công ty.
Phân tích tài chính: có nhiệm vụ phân tích tình tài chính của công ty và các dự án.
Công ty Đầu tư và phát triển dầu khí áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Việc áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán này đảm bảo cho công tác kế toán được tiến hành một cách đầy đủ, kịp thời, thúc đẩy hạch toán kế toán nội bộ và sự quản lý thống nhất của toàn công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Niên độ kế toán của công ty trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Ghi chép bằng Đồng Việt Nam và chuyển đổi ngoại tệ theo phương pháp tỷ giá thực tế, cuối năm tài chinh tiến hành điều chỉnh chênh lệch.
Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính, hệ thống chứng từ ban hành theo QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 trên hệ thống sổ kế toán.
Phương pháp kế toán tài sản cố định: Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng ( khấu hao đều ).
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế.
- Hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ
Trình tự ghi sổ ( biểu số 4 trang 11)
Biểu 4: SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ hoặc căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra và phân loại để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt, rồi chuyển sang cho kế toán tổng hợp đăng ký vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ chỉ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ thì mới sử dụng để ghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sau khi phản ánh tất cả các Chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập “ Bảng cân đối tài khoản”
Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì Chứng từ kế toán, Bảng tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản.
Cuối tháng tiến hành cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu số liệu trên sổ cái của tài khoản đó. Các Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ để lập các Báo cáo Tài chính.
Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty thực hiện theo quy định của Bộ Tài Chính và Báo cáo quản trị gồm các báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; các báo cáo quản trị gồm như: Báo cáo sản lượng sản phẩm hoàn thành, Báo cáo chi tiết nguồn vốn, Báo cáo tình hình sử dụng Tài sản cố định, báo cáo tình hình hàng tồn kho .v.v
Công ty kết hợp kế toán thủ công với việc ứng dụng phần mềm kế toán Fast Accounting 2004 vào công việc kế toán giúp giải phóng sức lao động thủ công nên tuy phòng kế toán có ít người nhưng công việc vẫn được hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Trình tự công việc kế toán của công ty:
/
Biểu 5: Trình tự kế toán trên máy của công ty
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ
Đặc điểm của hàng hóa và thị trường tiêu thụ của Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí là một doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Với các xí nghiệp sản xuất chế biến của mình như: Xí nghiệp dầu khí Thái Bình, Vietgazprom thì sản phẩm của công ty đa dạng với các sản phẩm như: Dầu thô, khí, Gas và các sản phẩm phụ khác liên quan.
Với nhiệm vụ là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí còn có các hoạt động xuất, nhập khẩu Dầu khí: như gas, các phụ kiện phục vụ ngành dầu khí ( bình, bồn chưa, tàu chở dầu,..)
Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí Giảm giá hàng bán ngay trên hóa đơn bán hàng. Công ty đặt ra các mức giá cho người mua. Khách hàng mua hàng với số lượng càng lớn thì giá càng thấp. Khách hàng có thể được giảm giá trong trường hợp Công ty không thực hiện đúng hợp đồng như: giao hàng không đúng thời gian, địa điểm.
Do vậy mà công ty không sử dụng TK 532 – “giảm giá hàng bán” mà nó được hạch toán trực tiếp trên TK 511 – Doanh thu bán hàng.
Sản phẩm của công ty được sản xuất trên giây chuyền công nghệ hiện đại, được kiểm tra chặt trẽ và cũng do đặc thù sản phẩm của công ty là các sản phẩm dầu khí. Do đó công ty không có hàng bán bị trả lại, không có các khoản giảm trừ. Vì thế mà doanh thu bán hàng chính là doanh thu thuần.
Công ty có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước với nhiều đối tác lớn như : BP (Anh), TOTAL, SELL, PETRONAS (Công ty Dầu khí quốc gia Malaysia),
KNOC ( Nga),…
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo thẻ song song. Theo phương pháp này ở kho theo dõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi cả về số lượng và giá trị hàng hoá.
+ Ở kho: hàng ngày căn cứ và chứng từ xuất nhận được thủ kho tiến hành xuất theo số lượng ghi trên hoá đơn, ghi nhận số lượng thực nhập căn cứ vào số lượng nhập xuất thực kho ghi vào các cột tương ứng trên thẻ kho theo thứ tự thời gian.
+ Tại phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ xuất mà thủ kho gửi lên, phòng kinh doanh sẽ nhập vào máy theo thứ tự thời gian nghiệp vụ phát sinh. Trên máy đã cài sẵn các sổ cần thiết và mã hàng hoá. Khi nhập chứng từ phòng kinh doanh sẽ khai báo mã hàng hóa cho máy và nhập số chứng từ, ngày, tháng, nội dung, số lượng. Khi đó máy sẽ tự động gán mã hàng hoá sẵn có , cuối tháng cộng tổng số N-X-T. Sau khi vào chứng từ song, định kỳ gửi lên phòng kế toán để nhập đơn giá hạch toán cho từng mặt hàng.
Căn cứ vào phiếu xuất kho và phiếu nhập kho, thu kho tiến hành ghi thẻ kho, định kỳ chuyển lên phòng kế toán để phòng kế toán theo dõi giá trị hàng nhập xuất, đồng thời cũng căn cứ và thẻ kho do thủ khi chuyển lên, kế toán theo dõi trên sổ chứng từ kế toán nhập hàng và sổ chứng từ kế toán xuất hàng.
Trình tự hạch toán: (xem biểu 6 trang 16)
/
Biểu 6: Trình tự luân chuyển Phiếu xuất kho
Công ty chọn phương pháp thẻ song song để hạch toán hàng tồn kho đầu kỳ vì phương pháp này có ưu điểm: đơn giản, dễ kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết.
Để hạch toán giá vốn hàng bán, tại công ty có các chứng từ sau:
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn
Hóa đơn GTGT
Xét một mẫu xuất kho: căn cứ vào hóa đơn thuế GTGT số 03056 kế toán lập phiếu xuất kho:
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Mẫu số: 02 – VT
Công ty Đầu tư và Phát triển Dầu khí
Ban hành theo QĐ số 1141 – TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 1 tháng 2 năm 2006
Họ tên người nhận hàng:
Địa chỉ:
Lý do xuất kho: Bán hàng
Xuất tại kho: Thái Bình
STT
Tên hàng hóa
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Khí
m3
120.000
120.000
600
72.000.000
Cộng
120.000
120.000
72.000.000
Xuất, ngày tháng 2 năm 2006
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 7: Phiếu xuất kho hàng hóa của công ty
Căn cứ vào hóa đơn thuế giá trị gia tăng kế toán vào thẻ kho:
THẺ KHO KHÍ
Kho hàng: Thái Bình
Đơn vị tính: m3 Mã số : Tồn đầu kỳ:
Chứng từ
Diễn giải
Ngày N- X
Số lượng
Tồn
SH
NT
Nhập
Xuất
...
...
03052
2/2/2006
Nhập Khí từ mỏ Tiền Hải C
1/2/2006
400.000
03056
5/2/2006
Xuất Khí bán
5/2/2006
120.000
....
...