MỤC LỤC
MỞ ĐẦU1
PHẦN I. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ YÊN THÁI3
1.1Khái quát chung về Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái3
1.1.1Lịch sử hình thành & phát triển của công ty:3
1.1.2. Đặc điểm tổ chức,quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư Yên Thái :6
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và bộ sổ kế toán tại Công ty10
1.2.Thực tế kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái17
1.2.1.Các chính sách của Công ty17
1.2.1.1.Các hình thức bán hàng tại Công ty:17
1.2.1.2.Chính sách giá cả:19
1.2.1.3.Phương pháp tính giá vốn bán thông thường:19
1.2.2.Kế toán tiêu thụ tại công ty23
1.2.1.1.Tài khoản sử dụng:23
1.2.2.2.Trình tự kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá tại Công ty:23
1.2.2.3Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu ở công ty36
1.2.3Kế toán chi phí bán hàng:45
1.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp48
1.2.5.Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá49
Phân tích tính hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty50
PHẦN 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ YÊN THÁI55
2.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ55
2.2.Nhận xét,đánh giá về kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái56
2.3.Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ58
KẾT LUẬN62
TÀI LIỆU THAM KHẢO63
72 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay thương mại đang được quan tâm như là một trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng của nền kinh tế hiện đại. Sự phát triển ngày càng gia tăng với nhịp độ cao của hoạt động thương mại trong nền kinh tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội lôi cuốn các tổ chức và các nhà kinh doanh tham gia vào những hoạt động kinh doanh thương mại nhằm mục đích kiếm lời và tìm cơ hội thăng tiến trong xã hội.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vấn đề cạnh tranh là tất yếu nhưng cũng đồng thời mở ra những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong mỗi công ty kinh doanh vì nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền, đảm bảo thu hồi vốn, có lãi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, lúc này doanh nghiệp mới thực sự thực hiện chức năng: "cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng".
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ là nghiệp vụ đặc trưng và cơ bản nhất chi phối mọi nghiệp vụ trong các chu kỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng khi các doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ, đó cũng là cơ sở tạo lợi nhuận mà lợi nhuận chính là mục tiêu sống còn của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhận thức tầm quan trọng tổ chức tiêu thụ nói chung và công tác hạch toán bán hàng nói riêng. Quá trình thực tập tại công ty cổ phần đầu tư Yên Thái, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.s Đinh Thế Hùng và phòng kế toán của công ty, em đi sâu vào nghiên cứu và thực hiện viết chuyên đề thực tập với đề tài "Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái ".
Mục tiêu của chuyên đề thực tập này là vận dụng lý luận về hạch toán tiêu thụ tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái , từ đó phân tích những vấn đề còn tồn tại nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Nội dung chuyên đề gồm 2 phần :
Phần I: Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái
Phần II: Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái
Sau đây em xin trình bày phần chuyên đề thực tập tại công ty cổ phần Đầu tư Yên Thái.
PHẦN I
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ YÊN THÁI
1.1Khái quát chung về Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái
1.1.1Lịch sử hình thành & phát triển của công ty:
*Quá trình phát triển của công ty
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện nay cũng như xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc tìm ra hướng đi đúng đắn, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, có lãi, tự chủ về tài chính là điều kiện tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận thức được vấn đề đó ngay từ bước đầu sản xuất kinh doanh, với sự phấn đấu của ban Lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên toàn Công ty, Công ty cổ phần Đầu tư Yên Thái đã khẳng định mình trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để đạt được trình độ quản lý như hiện nay và đạt được kết quả sản xuất như vừa qua. Công ty cổ phần Đầu tư Yên Thái là doanh nghiệp được thành lập Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 06 năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp.Công ty cổ phần Đầu tư Yên Thái được thành lập theo quyết định số: 10103004275 cấp ngày 20/9/2000 tại Phòng kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội. Công ty cổ phần đầu tư Yên Thái là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần, luật doanh nghiệp.
Tên đầy đủ của công ty là: Công ty Cổ phần đầu tư Yên Thái.
Tên giao dịch quốc tế : “Yen Thai Investment joint stock company”
Tên viết tắt : Yen Thai INVEST J.S.C
Trụ sở giao dịch đặt tại : A10 tổ 3A Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại : 84-4-2661187
Fax : 84-4-2183382
Với sự năng động của tập thể CNV công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của công ty trong những năm gần đây, công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước.
* Chức năng,nhiệm vụ của công ty:
*Nghành nghề kinh doanh:
+ Buôn bán tư liệu tiêu dùng chủ yếu là hàng mỹ phẩm, văn phòng phẩm, văn hoá phẩm, hàng tiểu thủ công mĩ nghệ...
+ Dịch vụ photocopy, thiết kế tạo mẫu in.
+ Dịch thuật.
+ Tư vấn du học, giáo dục.
* Chức năng
+ Công ty Cổ phần đầu tư Yên Thái được phép tổ chức mua và phát hành các loại sách, văn hóa phẩm, văn phòng phẩm trong nước và nhập ngoại, các loại giấy tờ chứng từ phục vụ công tác quản lý hành chính, kinh tế xã hội, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, vật phẩm văn hoá thông tin, dụng cụ học tập, các sản phẩm phục vụ thiếu nhi.
+Tổ chức các cửa hàng bán buôn,bán lẻ các loại hàng hoá nhập khẩu,được phép thu tiền mặt,ngoại tệ và tiền Việt Nam
+Công ty còn tiến hành công tác dịch thuật,tư vấn du học,giáo dục cho các đơn vị,tổ chức,tập thể,cá nhân.
+Được vay vốn kể cả vốn ngoại tệ tại ngân hàng Việt Nam dưới nhiều hình thức nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty
*Nhiệm vụ:
+Công ty được phép xuất và nhập khẩu các mặt hàng nói trên theo quy định hiện hành của nhà nước
+Được phép liên doanh liên kết với các đơn vị cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng khả năng kinh doanh
+Công ty quản lý trực tiếp toàn diện các đơn vị trực thuộc bao gồm: Các phòng ban, các cửa hàng các hiệu sách nhân dân nội ngoại thành theo đúng chế độ nguyên tắc và pháp luật hiện hành của Đảng và Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
* Tình hình kinh doanh của công ty:
Để hoàn thiện bộ máy tổ chức ngày càng gọn nhẹ,nâng cao hoạt động kinh doanh tạo sự năng động cho các phòng ban,năm 2000 công ty được thành lập với qui mô:
-Vốn đầu tư ban đầu:600000000VNĐ
-Vốn hiện tại:600000000VNĐ
-Thị trường kinh doanh:nội địa
Kết quả doanh thu trong 2 năm 2004,2005và 6 tháng đầu năm 2006
Năm
2004
2005
6 tháng đầu năm 2006
Doanh thu
4558470000
5080268700
2632048700
Chi phí
4372859200
4758446900
2372867100
Lợi nhuận
185610800
321821800
259181600
Tổng số lao động
28
32
40
Cơ cấu, nghành nghề
Kinh doanh,thương mại
Kinh doanh,thương mại
Kinh doanh,thương mại
Trình độ
Trung cấp,
cao đẳng, đại học
Trung cấp,
cao đẳng, đại học
Trung cấp ,cao đẳng,
đại học
Độ tuổi
>21
>21
>21
Từ bảng trên ta thấy doanh thu năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2006 cũng tăng lên,lợi nhuận của năm 2005 cũng tăng hơn so với 2004,6 tháng đầu năm 2006 cũng tăng hơn năm 2005 điều đó cho ta thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả .Số lượng lao động của công ty cũng tăng dần theo các năm chứng tỏ công ty không ngừng lớn mạnh,phát triển,mở rộng.Với độ tuổi trên 21,lực lượng lao động của công ty 57% ở trình độ đại học,43% ở trình độ trung cấp và cao đẳng là lực lượng nòng cốt của công ty,giúp công ty phát triển không ngừng.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức,quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư Yên Thái :
* Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh của công ty được tổ chức tập trung tại trụ sở chính của công ty
-Đặc điểm qui trình kinh doanh: Công ty tiếp nhận đơn đặt hàng sau đó đặt hàng với nhà cung ứng mua hàng hoá , nhận hàng mua, bằng phương tiện vận tải của mình hay thuê ngoài chuyển hàng đến giao cho bên mua ở một địa điểm theo hợp đồng bán thẳng đã thoả thuận
Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng sách và văn phòng phẩm vì vậy việc tiêu thụ hàng hoá tại Công ty được thực hiện dưới 3 phương thức bán hàng sau:
* Phương thức bán buôn:
Công ty thường áp dụng theo phương thức bán buôn qua kho , đôi khi cũng có áp dụng hình thức bán buôn chuyển thẳng với những khách hàng có mối quan hệ buôn bán lâu dài và tương đối ổn định.
* Phương thức bán lẻ:
Công ty có một cửa hàng ở Hà Nội, là đại diện để giao dịch với các khách hàng đồng thời cũng là nơi bán lẻ các sản phẩm hàng hóa của công ty. Các chi nhánh của công ty tự hạch toán, hàng quý và hàng năm báo cáo kết quả kinh doanh về công ty.
* Phương thức trao đổi hàng:
Ngoài việc cung cấp các loại sách của công ty ra thị trường, công ty cũng nhập thêm sách từ các công ty phát hành sách trên cả nước. Hình thức trao đổi sách được thực hiện theo hợp đồng cụ thể.
* Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
Công ty Cổ phần đầu tư Yên Thái thuộc loại hình công ty cổ phần được tổ chức và quản lý theo cơ cấu Chủ tịch công ty và giám đốc công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động của công ty là Chủ tịch Công ty Yên Thái.
Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức quản lý
- Chủ tịch Công ty: là người trực tiếp quản lý hoạt động của Công ty Yên Thái, có toàn quyền nhân danh công ty Yên Thái quyết định mọi vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu.
Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Công ty
Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên chủ sở hữu công ty.
Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận của công ty.
Kiến nghị các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty.
Kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty.
Kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ; việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của công ty.
- Giám đốc:
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty Yên Thái, là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của Công ty.
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong nội bộ Công ty theo quyết định uỷ quyền của Giám đốc Trung tâm.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty.
Phối hợp với Chủ tịch Công ty trình báo cáo xử lý quyết toán tài chính hàng năm lên Ban giám đốc Trung tâm phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.
Tuyển dụng lao động.
Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty.
- Phó Giám đốc phụ trách tổ chức nhân sự:
Tổ chức các hoạt động thi đua khen thưởng cho cán bộ và nhân viên của công ty.
Tuyển dụng nhân viên.
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh:
Là người điều hành chính các hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
Hàng tháng Phó Giám đốc có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, và kết quả kinh doanh với Giám đốc.
Lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động kinh doanh hàng tháng để trình lên Giám đốc.
- Các phòng ban:
a. Phòng kinh doanh:
Người điều hành phòng kinh doanh là Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
Phân phối sản phẩm cho các đơn vị hợp tác kinh doanh với Công ty.
Thực hiện các chiến lược kinh doanh, các chương trình khuyến mại để tiêu thụ sản phẩm, nâng cao doanh thu cho công ty.
Phân phối sách cho các chi nhánh của công ty.
Hàng tuần cập nhật sách mới ra để gửi cho hệ thống thư viện trên cả nước, các đối tác và các khách hàng để nhận phiếu đặt hàng.
Bổ sung các sách mới từ phía đối tác về công ty.
b. Cửa hàng phân phối lẻ:
Cửa hàng thực hiện bán hàng theo doanh thu hàng tháng.
Hàng ngày bổ sung sách và các loại văn phòng phẩm đã bán hết.
Cửa hàng có hệ thống phần mềm bán hàng được kết nối trực tiếp với phòng kế toán.
Phòng kế toán trực tiếp quản lý các cửa hàng bán lẻ của công ty.
Doanh thu hàng tháng của cửa hàng được phòng kế toán tính toán, sau đó trình lên Phó giám đốc và Giám đốc xét duyệt.
c. Phòng kế toán:
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư , tiền vốn, quá trình và kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của công ty và những qui định do nhà nước ban hành.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, lập báo cáo hàng tháng, hàng quý để trình lên Giám đốc.
Phối hợp với phòng kinh doanh để theo dõi công nợ của các đối tác, quản lý doanh thu của các cửa hàng bán lẻ.
1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và bộ sổ kế toán tại Công ty
*Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tài chính tại công ty
Phòng tài chính kế toán tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.
Toàn bộ công việc hạch toán trong công ty từ hạch toán ban đầu, xử lý thông tin, lên tổng hợp - chi tiết, đến lập báo cáo đều tiến hành tập trung tại phòng tài chính kế toán.
Sơ đồ2: Cơ cấu tổ chức Phòng tài chính kế toán
* Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán gồm 5 nhân viên
Trong công ty bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuát kinh doanh,theo dõi việc sử dụng và bảo quản sản xuất kinh doanh của công ty.Từ đó ta có thể xác định được chức năng,nhiệm vụ của kế toán:
Chức năng
+ Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác kế toán, tài chính và thống kê trong công ty và các đơn vị phụ thuộc theo đúng quy định và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch ngắn hạn và dài hạn về hoạt động kinh doanh của công ty, giúp giám đốc công ty hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra xét duyệt việc thực hiện kế hoạch được giao của đơn vị, cửa hàng.
+ Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, phản ánh thường xuyên hoặc định kỳ cho giám đốc có phương hướng, biện pháp chỉ đạo kịp thời. Tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch, quyết toán tài chính, phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị, cửa hàng trực thuộc.
+ Tham gia xây dựng nội dung các hợp đồng kinh tế của công ty với các chủ cửa hàng và các khách hàng. Có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký.
Nhiệm vụ
+ Phối hợp với phòng nghiệp vụ kinh doanh để xác định nhu cầu sử dụng ngoại tệ dùng nhập hàng trong thời kỳ, có kế hoạch mua ngoại tệ, đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời với khách hàng.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính, chịu trực tiếp tổng hợp kế hoạch toàn diện của công ty để triển khai thực hiện.
+ Xây dựng cơ chế, phương thức, các định mức chi phí đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả.
+ Theo dõi, xử lý hàng hoá bị ứ đọng và chậm luân chuyển.
+ Xây dựng hệ thống giá các loại hình kinh doanh của công ty, bao gồm: Giá bìa, giá vốn, chiết khấu chênh lệch giữa giá bìa và giá vốn, giá bán buôn, giá bán lẻ... trong toàn ngành và hoa hồng cho các đại lý.
+ Tổ chức ký kết các hợp đồng cung cấp các loại văn hoá phẩm thông tin cho các đơn vị trong và ngoài nước, đảm bảo chặt chẽ đúng pháp luật
+ Quản lý và sử dụng nguồn vốn hiện có trong kinh doanh và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật theo đúng chế độ của nhà nước, quy định của ngành và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
+ Quản lý và sử dụng tài sản hàng hoá kinh doanh của công ty giao kể cả tài sản vật tư khi thanh lý.
+ Chấp hành tốt pháp lệnh kế toán, thống kê, các quy định hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của cấp trên. Tiến hành quyết toán và báo cáo đầy đủ kịp thời, chính xác các hoạt động tài chính của đơn vị không để công nợ của khách hàng dây dưa, ứ đọng. Chấp hành nghiêm chỉnh các khoản thanh toán với Ngân sách nhà nước theo pháp luật quy định.
+ Đôn đốc quản lý chuyển nộp tiền bán tại các đơn vị, quản lý thu chi trên quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng theo đúng chế độ tài chính và những nguyên tắc quy định của ngành và của công ty.
+ Hướng dẫn các đơn vị kịp thời khi có sự thay đổi về chế độ tài chính kế toán cũng như các quy định của ngành và công ty. Tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo quy định của công ty chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình hoạt động và quản lý kinh doanh.
+ Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra và tổng hợp các báo cáo nhanh, các chỉ tiêu kinh tế tài chính báo cáo kiểm kê và quyết toán định kỳ theo quy định.
*Chi tiết về sơ đồ tổ chức của bộ máy kế toán:
1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên (kế toán tiêu thụ, công nợ, tiền lương BHXH ; kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá, tiền mặt ; kế toán Ngân hàng, vay tín dụng )và 1 thủ quỹ.
- Kế toán trưởng là người trực tiếp báo cáo lên Giám đốc và chịu trách nhiệm chủ yếu về các chứng từ liên quan đến tài chính của Công ty, mặt khác kế toán trưởng quản lý và theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các kế toán viên và thủ quỹ.
- Kế toán tiêu thụ, công nợ, tiền lương BHXH: có nhiệm vụ theo dõi tình hình xuất bán hàng hoá, công nợ với khách hàng, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản BHXH.
- Kế toán TSCĐ, vật tư hàng hoá, tiền mặt: có trách nhiệm quản lý sự biến động của các mặt hàng, kinh doanh cũng như TSCĐ của Công ty và các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt.
- Kế toán Ngân hàng, vay tín dụng: phụ trách các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến ngân hàng, các hoạt động tín dụng (vay - cho vay).
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và ngân phiếu.
Các kế toán viên đều chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản liên quan. Mỗi người chịu trách nhiệm ghi chép theo dõi tổng hợp trên một số khoản nhất định.
* Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
- Qui định chung
Đơn vị áp dụng theo chế độ kế toán mới,Quyết định số 15-QDTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20 tháng 3năm 2006
Hình thức ápdụng :Nhật kí chứng từ
Phương pháp hạch toán tổng hợp là Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp hạch toán chi tiết hàngtồn kho là Phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá xuất kho:Phương pháp nhập trước,xuất trước
Tính thuế giá trị gia tăng theo Phương pháp khấu trừ
Có áp dụng hệ thống kế toán máy từ năm 2005
- Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong công ty
Các loại chứng từ kế toán được sử dụng bao gồmcác loại do Nhà nước qui định.Ngoài ra doanh nghiệp còn tự xây dựng một số loại chứng từ như:phiếu xuất ,phiếu nhập ,phiếu thu, hoá đơn GTGT,hoá đơn bán hàng,phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,phiếu xuất kho gửi hàng đại lý,bảng kê nhận hàng và thanh toán,chứng từ kết chuyển giá trị hàng bán và các chứng từ khác có liên quan.
*Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
*Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
*Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo ph