Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty TNHH thép Nam Đô
Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất I. Sự cần thiết của của công tác hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm . 1.Quá trình tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý. 1.1.Thành phẩm và quá trình tiêu thụ thành phẩm 1.2.Tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong nền kinh tế thị trường 1.3.Yêu cầu quản lý hoạt động tiêu thụ 2. Xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất . 3.ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. II. Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. Phương pháp xác định giá xuất kho thành phẩm 2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 2.1. Một số đặc điểm của hoạt động tiêu thụ ?Các phương thức tiêu thụ thành phẩm ?Các phương thức thanh toán 2.2. Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm . 2.3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm. 2.3.1. Tài khoản sử dụng: 2.3.2. Hạch toán tiêu thụ: ?Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên ?Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ III. Tổ chức kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 1. Kế toán chi phí bán hàng 2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm VI. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 1. Hình thức Nhật ký chung 2. Hình thức Nhật ký -Sổ cái 3. Hình thức Chứng từ - Ghi sổ 4. Hình thức Nhật ký - Chứng từ chương II : Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Thép Nam Đô 1. Khái quát chung về công ty thép Nam Đô. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý 1.4. Tổ chức công tác kế toán 2. Kế toán xuất kho thành phẩm tại công ty TNHH thép Nam đô 3. Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty thép Nam Đô 3.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và phương thức thanh toán tại công ty TNHH thép Nam Đô 3.2. Chứng từ ,tài khoản và sổ sách kế toán sử dụng 3.3. Trình tự luân chuyển chứng từ và hạch toán doanh thu bán hàng 3.4. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng 3.5. Hạch toán thuế giá trị gia tăng 3.6. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu - Chiết khấu thương mại - Hàng bán bị trả lại 4.Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH thép Nam đô 4.1 Hạch toán chi phí bán hàng 4.2.Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 4.3.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty thép Nam Đô. 3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty Thép Nam Đô . 3.2.Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiêu thụ 3.2.1.Yêu cầu của việc hoàn thiện 3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiêu thụ tại công ty thép Nam Đô Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất I. Sự cần thiết của của công tác hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm . 1.Quá trình tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý. 1.1.Thành phẩm và quá trình tiêu thụ thành phẩm . Tiêu thụ là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích đem sản phẩm đi tiêu thụ trên thị trường để một mặt là tìm kiếm lợi nhận và mặt khác là đáp ứng được nhu cầu x• hội. Đối với những doanh nghiệp thương mại thì sản phẩm mang đi tiêu thụ là hàng hoá và dịch vụ mà họ đ• dùng vốn của mình mua của người cung ứngsau đó đem bán cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó sản phẩm mang đi tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất lại có thể là thành phẩm, lao vụ hoặc dịch vụ.được sản xuất ra từ việc mua các yếu tố đầu vào và đưa chúng vào quy trình công nghệ chế biến. Trong các doanh nghiệp sản xuất, thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm của doanh nghiệp Để xem xét quá trình tiêu thụ thành phẩm chúng ta không thể không đề cập đến khái niệm thành phẩm Thành phẩm là sản phẩm đ• trải qua giai đoạn chế biến cuối cùng của cả quy trình công nghệ, do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến và đ• được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định Thành phẩm tồn tại dưới dạng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang hoặc bán thành phẩm trước khi được mang đi nhập kho. Mục đích của mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một ngành nghề nào đó là thu về được lợi nhuận. Các doanh nghiệp sản xuất thực hiện chức năng sản xuất nghĩa là đưa các yếu tố đầu vào vào gia công chế biến ra sản phẩm mà phần lớn là thành phẩm sau đó đem bán trên thị trường. Chính vì vậy, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất không chỉ là tạo ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ chúng trên thị trường Như vậy, tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, là quá trình xuất giao hàng cho người mua với giá thoả thuận hoặc giá quy định hay nói cách khác tiêu thụ là quá trình chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Nhờ đó sản phẩm hàng hoá được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong x• hội, đảm bảo phục vụ cho các nhu của khách hàng. Thành phẩm được coi là tiêu thụ khi nó được chuyển giao cho người mua và người mua đ• trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Thực tế việc xuất hàng giao cho khách và việc thu tiền hàng xảy ra không đồng thời vì các doanh nghiệp áp dụng các hình thức thanh toán khác nhau. ứng với mỗi hình thức tiêu thụ và hình thức thanh toán khác nhau thì thời điểm xác định thành phẩm là tiêu thụ cũng khác nhau. Theo quy định thành phẩm được coi là tiêu thụ trong các trương hợp sau : -Thành phẩm đ• giao cho khách và doanh nghiệp đ• thu được tiền về. -Thành phẩm đ• giao cho khách và khách hàng chấp nhận trả tiền. -Người mua ứng trước tiền hàng và thời điểm xác định thành phẩm được tiêu thụ là khi doanh nghiệp giao thành phẩm cho khách hàng. 1.2.ý nghĩa của quá trình tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Như đ• nói ở trên, tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tiêu thụ này có thể thoả m•n nhu cầu của các đơn vị khác nhau hay của các tổ chức, cá nhân.và quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ từ đó làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh sau này. - Đối với bản thân các doanh nghiệp sản xuất, thực hiện tốt công tác tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp thu hồi được vốn nhanh chóng làm tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức vốn, giảm bớt vốn phải huy động từ bên ngoài do đó sẽ giảm chi phí về vốn. Doanh nghiệp có tiêu thụ được thành phẩm làm ra thì mới có doanh thu để bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Nói cách khác, tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi, thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất, qua đó tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế x• hội và nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng khác có liên quan và cao hơn nữa là thực hiện giá trị thặng dư, từ đó giúp cho các nhà quản trị l•nh đạo đặc biệt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình và đưa ra những quyết định phù hợp - Đối với người tiêu dùng, việc thực hiện tốt công tác tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất nghĩa là đ• góp phần thoả m•n nhu cầu, đáp ứng đòi hỏi của người mua. Hơn thế nữa, nhà sản xuất có thể tiếp cận được với khách hàng một cách trực tiếp hoặc thông qua các nhà phân phối, hiểu được nhu cầu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng của x• hội từ đó có những điều chỉnh kịp thời Đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp đóng vai trò là một đơn vị kinh tế cơ sở. Sự lớn mạnh của doanh nghiệp sẽ góp phần ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu chung của cả quốc gia. Sự lưu thông sản phẩm hàng hoá trên thị trường đồng nghĩa với việc x• hội thừa nhận kết quả lao động của doanh nghiệp và hơn thế nữa là doanh nghiệp đ• khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Thêm vào đó thực hiện tốt quá trình tiêu thụ là góp phần điều hoà giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và sản phẩm, giữa khả năng và nhu cầu và là điêu kiện đảm bảo sự phát triển cân đối trong nghành cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.3.Yêu cầu quản lý hoạt động tiêu thụ thành phẩm. Quản lý hoạt động tiêu thụ theo đúng kế hoạch tiêu thụ, có như vậy mới thực hiện được cân đối giữa cung và cầu, đảm bảo cân đối sản xuất trong từng nghành và trong nền kinh tế. Quản lý quá trình tiêu thụ phải bám sát các yêu cầu sau : -Về khối lượng thành phẩm tiêu thụ, phải nắm rõ được số lượng chính xác của từng loại thành phẩm tồn kho đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất tiêu thụ và lượng dự trữ cần thiết để có kế hoạch cung ứng kịp thời cho nhu cầu thị trường. Bộ phận quản lý thành phẩm xuất bán phải thường xuyên đối chiếu với thủ kho về khối lượng thành phẩm luân chuyển cũng như tồn kho. -Về giá vốn của hàng xuất kho : đây là toàn bộ chi phí thực tế cấu thành nên thành phẩm và là biểu hiện về mặt giá trị của chúng. Đó là cơ sở để xác định giá bán và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. -Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : đây là các khoản chi phí cùng với giá vốn hàng bán tạo nên trị giá vốn của hàng đ• bán. Loại chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy đối với những khoản chi phí có tính chất cố định cần xây dựng mức chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, lập dự toán cho từng loại, từng thời kỳ và tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số thành phảm đ• bán. - Về giá bán và doanh thu bán hàng : giá bán phải bù đắp được chi phí và có l•i đồng thời phải được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên việc xác định giá bán cần hết sức mềm dẻo linh hoạt. Ngoài việc căn cứ vào giá vốn hàng bán việc xác định giá không thể tách rời với quan hệ cung cầu trên thị trường. Do vậy phải xem xét, nghiên cứu kỹ thị trường trước khi đưa ra các quyết định về giá, tránh trường hợp giá cả biến động bất thường gây mất uy tín của sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp cần sử dụng giá như một công cụ tác động vào cầu, kích thích tăng cầu về sản phẩm của người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh doanh thu bán hàng.Trong những trường hợp đặc biệt có thể sử dụng giá bán ưu đ•i để tăng khối lượng tiêu thụ tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá. Do đó bộ phận quản lý tiêu thụ cần cung cấp chính xác kịp thời các thông tin vè giá cả từ đó có được sự xử lý và phân tích thông tin đúng đắn nhằm đưa ra các quyết định hiệu quả, kịp thời. - Về phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán : bộ phận quản lý tiêu thụ phải tuỳ theo từng khách hàng mà thoả thuận các phương thức và thời hạn hợp lý : có thể là thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản hay hàng đổi hàng. Việc áp dụng thanh toán nhanh là điều kiện để doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ thanh toán, thu hồi được vốn để trang trải chi phí và đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Muốn vậy bộ phận quản ký bán hàng phải hiểu rõ khách hàng của mình là thường xuyên hay không thường xuyên, thanh toán sòng phẳng hay không . -Về thuế liên quan đến bán hàng bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Để quản lý tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước một cách đầy đủ chặt chẽ, phải xác định chính xác doanh thu bán hàngtrong kỳ làm cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Có thể nói việc quản lý công tác tiêu thụ có vị trí cực kỳ quan trọng, nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Thực hiện tốt các yêu cầu trên sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn.